Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Bài tập Hóa lý – Phần Hấp phụ - Hóa keo

Câu 1: Ở 20oC hãy xác định sự chênh lệch độ dâng của nước trong 2 mao quản bằng thủy
tinh có bán kính bằng 0,1mm và 0,001mm. Biết ở 20oC sức căng bề mặt và khối lượng
riêng của nước bằng 73 mN/m và 1g/cm3. Coi nước thấm ướt hoàn toàn thành mao quản.
Câu 2: Hãy tính áp suất hơi ở 25oC trên bề mặt giọt nước có bán kính là 20 Å. Biết rằng
áp suất hơi trên bề mặt phẳng của nước ở 25oC bằng 23,76mmHg.
Câu 3: Tính độ hấp phụ (tính bằng mol/m2) trên bề mặt phân chia pha lỏng - khí của dung
dịch C4H9OH 0,15M ở 5oC, biết sức căng bề mặt của dung dịch phụ thuộc vào nồng độ
theo phương trình:
 = 72,5.10-3 - 16,7.103.ln(1 + 21,5.C) N/m.
Và cho biết ảnh hưởng của nồng độ C4H9OH đến sức căng bề mặt của dung dịch, (giải
thích).
Câu 4: Cho 1g than hoạt tính vào 25ml dung dịch C4H9OH 0,1M, khi hấp phụ đạt cân
bằng, nồng độ cân bằng Ccb = 0,04M. Cho 1g than hoạt tính vào 25ml dung dịch C4H9OH
0,2M, khi hấp phụ đạt cân bằng, nồng độ cân bằng Ccb = 0,10M. Hỏi cho 1g than hoạt tính
vào 25 ml C4H9OH 0,3M thì nồng độ cân bằng là bao nhiêu?
Câu 5: Tính năng lượng giải phóng khi một số hạt nước có bán kính 10-8m kết tụ thành
một giọt nước có bán kính 1 mm, trong không khí. Biết sức căng bề mặt của nước là 72,75
N/m.
Câu 6: Tính hệ số khuếch tán của hạt thủy ngân trong không khí ở nhiệt độ 283o K biết
bán kính hạt r = 2. 10-6 m, độ nhớt của không khí = 1,76 . 10-5 N.s /m2.
Câu 7: Tính bán kính r của keo hiđroxit sắt ba ở 293K, biết sau 4s xác định được
độ dịch chuyển bình phương trung bình ∆x = 1,22.10-5m, độ nhớt hệ keo
=10-3N.s/m2.
Câu 8: Tính tốc độ sa lắng của các hạt cao lanh (có dạng hình cầu) của huyền phù cao lanh
trong nước ở 288oK. Bán kính hạt bằng 2.10-6 m, khối lượng riêng của cao lanh bằng 2,5.103
kg/m3, độ nhớt của nước bằng 1,14.10-3 N.s/m2.
Câu 9: Một keo vàng trong nước gồm các hạt vàng có bán kính 100nm, khối lượng riêng
của vàng là 19,3 g/cm3. Ở 25oC, trên độ cao h bằng bao nhiêu mật độ hạt keo giảm đi còn
một nửa? Giả thiết khối lượng riêng của hệ keo là 1 g/cm3.
Câu 10: Người ta điều chế keo As2S3 từ phản ứng 2H3AsO3 + 3H2S = As2S3  + 6H2O
a) Viết sơ đồ mixen keo thu được khi cho dư H2S.
b) Viết sơ đồ mixen keo thu được khi cho dư H3AsO3.Các keo thu được sẽ dịch chuyển
về điện cực nào nếu đặt hệ vào điện trường? Vì sao?
c) Tính thể tích dung dịch Al2(SO4)3 0,01M cần để keo tụ keo tụ 100ml hệ keo trên,
biết ngưỡng keo tụ của Al2(SO4)3 đối với keo trên là  = 96.10-6mol/l.

d) Tính ngưỡng keo tụ nếu thay chất điện ly Al2(SO4)3 bằng NaCl .
Câu 11: Tính độ hấp phụ (tính bằng mol/m2) trên bề mặt phân chia pha lỏng - khí của dung
dịch C4H9OH 0,15M ở 5oC, biết sức căng bề mặt của dung dịch phụ thuộc vào nồng độ
theo phương trình:
 = 72,5.10-3 - 16,7.103.ln(1 + 21,5.C) N/m.
Cho biết ảnh hưởng của nồng độ C4H9OH đến sức căng bề mặt của dung dịch, (giải thích).
Câu 12: Nêu khái niệm sức căng bề mặt, năng lượng tự do bề mặt. Tính công của quá trình
hợp thành một giọt nước có bán kính R = 1mm từ các hạt nhỏ có bán kính r = 10-3mm. Biết
ở 25oC, nước có scbm  =72,75 dyn/cm. (1dyn = 10-5N)
Câu 13:. Than gỗ hấp phụ chất tan trong dung dịch theo phương trình đẳng nhiệt Langmuir
với các hằng số: m = 4,2.10-3 mol/g, K = 2,8 l/mol. Xác định nồng độ sau hấp phụ khi cho
5 gam than vào 200ml dung dịch 0,2M.
Câu 14:
a) Giải thích quá trình hình thành và viết sơ đồ của mixen keo thu được khi cho từ từ
H3AsO3 vào dung dịch H2S dư biết phản ứng xảy ra là H3AsO3 + H2S  As2S3 + 6H2O.
b) Khi đặt hệ vào điện trường các hạt keo sẽ di chuyển về điện cực nào? Ngưỡng keo tụ
của Al2(SO4)3 đối với keo As2S3 là  = 0,96.10-6 mol/l; hỏi cần bao nhiêu ml dung dịch
Al2(SO4)3 0,01 mol/l để gây keo tụ 100 ml hệ keo As2S3 trên.
c) Nếu thay Al2(SO4)3 bằng FeSO4 thì ngưỡng keo tụ thay đổi như thế nào?

You might also like