Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Khổ 5: nỗi nhớ bờ của sóng và nỗi nhớ anh của em

Con sóng dưới lòng sâu


Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Cả trong mơ còn thức
1. Nỗi nhớ bờ của sóng( 4 câu thơ đầu)
Điệp cấu trúc” Con sóng…” tiểu đối dưới>< trên: cộng hưởng chiều kích của không
gian vô tận; khiến nỗi nhớ phủ ngập; dù”dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước” thì đều
hòa tụ thành “con sóng nhớ bờ”.
Bp nhân hóa: Thể hiện nỗi nhớ da diết của biển với bờ.
Thán từ: Ôi: Gợi sự da diết, day đi trở lại, ở rất lâu, rất sâu dồn nén trong chủ thế và
trong một khoảnh khắc cao trào, nó bật thốt thành lời.
Trạng thái: Ngày đêm không ngủ được
Ngày-đêm: Mở ra biên độ nhớ ở chiều không gian; đối lập nhưng cộng hưởng, thể
hiện chiều dài, sự xuyên suốt đằng đẵng của thời gian, những khắc khoải ôm trọn từng
khoảnh khắc nơi tâm hồn con người.
không ngủ được: một phủ định đơn giản , diễn tả chính xác trạng thái thường trực
trong tình yêu: thao thức, xáo động, không yên trong tâm hồn.
=> Trong 4 câu đầu, nỗi nhớ được cảm nhận ở không gian và thời gian. Con sóng đã
tạo lập một vũ trụ nhớ- da diết, khắc khoải, thường trực tuôn trào từng chữ thơ. Cứ
ngỡ dựng nên một vũ trụ nhớ đã là tuyệt đối, nhưng đến 2 câu thơ tiếp- vô cùng ngắn
gọn và bằng hình thức khổ duy nhất gồm 6 câu , Xuân Quỳnh đã mở ra giác ngộ thế
nào mới là nỗi nhớ của tình yêu.
2. Nỗi nhớ anh của em.
Lòng em: cách diễn đạt gợi sự mênh mông, tương hợp với tính chất của không gian,
hình ảnh ẩn dụ sóng-biển mênh mông vô tận.
Trạng thái: mơ còn thức
Nghịch lý của ngôn từ đã mở ra chân lý của tình yêu, chỉ xảy ra trong tâm hồn con
người. Định hình những chiều kích mới của nỗi nhớ vượt qua mọi logic thông thường,
đến một cõi giới đặc biệt của yêu, của nhớ. Đó là mơ- sâu thẳm trong vô thức, tâm tư
của con người.
-> Khắc sau trạng thái thường trực, da diết: nỗi nhớ nằm rất sâu bên trong, không thể
biểu đạt gián tiếp, phải biểu lộ, tỏ bày trực tiếp, đưa hết những gì sâu thẳm nhất của
giấc mơ để bộc tỏa. Nhớ vốn là linh hồn, hạt nhân cốt lõi của tình yêu. Xuân Quỳnh
quả thực đã bút họa nên một sắc thái riêng- nhớ thấm tan trong vô thức, bao bọc toàn
tâm toàn trí, đắm chìm bởi người phụ nữ ấy luôn “ yêu đến hết và yêu đến chết”
Hình thức bất thường: kéo dài, thể hiện cảm xúc nhớ nhung đã vượt qua, phá vỡ hình
thức, khuôn khổ câu từ để mở ra cái vô hạn của lòng người.
Khổ 6: Em- Sóng hòa nhập là một, biểu đạt sự chung thủy
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Điệp: “dẫu… về phương” gắn với tương phản xuôi>< ngược, phương bắc>< phương
nam: gợi hành trình dài miên man, không có hồi kết, trắc trở, gian nan.
nghĩ xuất hiện lần thứ 3. Ở trên (Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn) thiên về lý
tính, trí tuệ, muốn lý giải nguồn gốc của tình yêu thì ở đây “nghĩ” là lý trí trong trái
tim của người con gái đang yêu.
Hướng về anh- một phương:
Dấu(-) xác lập một phương mới- phương anh, chỉ xuất hiện và để định vị trong thế
giới tình yêu.
một phương: khẳng định sự thủy chung, trước sau như một.
Hai câu thơ đậm đà cảm quan hiện thực: thủy chung được đặt trong nghịch cảnh, từ đó
bật lên sắc thái của sự kiên định, bền bỉ, vĩnh cửu.

You might also like