Tiết 23 thoa

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tiết 23-24 BÀI VIẾT SỐ 2

I. Mục tiêu kiểm tra

1.Về kiến thức: kiểm tra học sinh về kĩ năng đọc - hiểu văn bản và kĩ năng làm
bài phân tích một đoạn văn tế trung đại

2.Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phát hiện các biện pháp tu từ được sử dụng trong một
đoạn thơ và hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp đó .

- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận phân tích một đoạn văn tế trung đại, cách
trình bày một bài vặn nghi luận hoàn chỉnh.

3.Về thái độ: giáo dục học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp khí thế đánh giặc anh
hùng của người nghĩa sĩ Nam Bộ trong buổi đầu chống Pháp.

II. Hình thức kiểm tra: tự luận

III. Lập ma trận đề


Tổng cộng
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
điểm

- Hiểu được ý nghĩa


- Phương thức biểu ND tình cảm trong một
I.Đọc - đạt đoạn thơ.
hiểu 2,5đ
VB - Biện pháp tu từ - Hiệu quả của biện
được sử dụng. pháp tu từ được sử
dụng trong đoạn VB.

Kĩ năng viết một bài


văn nghị luận VH với
Đoạn văn thể hiện tình
cách trình bày, diễn
cảm tự hào kính trọng,
đạt trong sáng, mạch
II.Tập ngợi ca tinh thần chiến
Phân tích một đoạn lạc, rõ ràng đúng quy
làm đấu hi sinh anh dũng 7,5đ
văn tế thời trung đại cách với những đoạn
văn của ngưỡi nghĩa sĩ Nam
văn có luận điểm cụ
Bộ trong buổi đầu
thể; phải chú ý nghệ
chống Pháp.
thuật để làm bật ND
của từng luận điểm.

10đ
IV.Đề bài

Phần đọc - hiểu văn bản (2,5đ): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương ơi, mấy năm trời xa cách
Đêm nay ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc…
Cớ sao lòng lại xót đau
Ta muốn về quê nội
Ta muốn trở laị tuổi thơ
Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha
( trích Nhớ quê hương – Lê Anh Xuân )

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ (0,25 đ)
2. Theo em, vì sao khi “ Nằm nghe mưa rơi”, “Nghe tiếng trời gầm xa lắc”. nhân vật
trữ tình lại thấy lòng mình xót đau? (0.75 đ)
3. Xác định các dạng của phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó
(1,5 đ)
Phần làm văn (7,5 đ): Cảm nghỉ của em về doạn văn sau:
“ Mười tám ban võ nghệ nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư
không chờ bày bố.
Ngoài cật có một mảnh áo vải nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong
tay cầm một ngọn tầm vông chi nài sấm dao tu nón gõ
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đâọ kia;
gươm đeo dung bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục đạp rào lướt tới coi
giặc cũng như không;náo sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa
xông vào liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho mã-tà ma-ní hồn kinh;
bọn hò trước, lũ ó sau trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”
( Trích văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc-Nguyễn Đình Chiểu)
V. Xây dựng đáp án và thang điểm:
Phần đọc - hiểu văn bản (2,5đ)
1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm (0,25đ)
2. Tác giả viết: “ Nằm nghe mưa rơi”, “Nghe tiếng trời gầm xa lắc”. nhân vật trữ tình
lại thấy lòng mình xót đau vì nhân vật trữ tình lo cho quê hương miền Nam thân yêu của
mình đang còn nằm trong ách xâm lược đàn áp của kẻ thù.
3. Các dạng của phép điệp trong đoạn thơ:
- Điệp từ: nghe, ta muốn.
- Điệp kiểu câu là ba câu cuối của đoạn thơ.
Tác dụng của phép điệp: nhân vật trữ tình thể hiện sự mong nhớ miền Nam và
khẳng định mạnh mẽ mình sẽ trở về quê hương miền Nam yêu dấu.
Phần tập làm văn (7,5đ)
1. Mở bài: (1,0đ): - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và bài văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Dẫn đoạn văn vào bài: “ Mười tám ban…súng nổ ”
2. Thân bài: (5,5đ): * Về nội dung:
- Tinh thần tự nguyện đánh giặc để bảo vệ quê hương của người nghĩa sĩ:
+ Tự tập luyện võ nghệ để chiến đấu
+ Chiến đấu bằng vũ khí tự tạo nhưng vẫn lập được chiến công lớn:
- Phút công đồn tả xung hữu đột, mạnh mẽ, khẩn trương, quyết liệt anh hùng của
người nghĩa sĩ.
* Về nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối: đối từ, đối ý, đối thanh.
- Nhịp điệu câu văn nhanh, mạnh.
- Từ ngữ: sử dụng nhiều động từ nhanh, mạnh liên tiếp nhau.
3. Kết bài: (1,0đ): - Khẳng định một lần nữa ý nghĩa nội dung đoạn văn.
- Bài học và liên hệ bản thân phù hợp.

You might also like