Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TIN 10 – BÀI 11

3. Quyền tác giả và bản quyền

a) Quyền tác giả

- Quyền tác giả là quyền tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu.

- Trong Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội ban hành 25/6/2019, quy định quyền
tác giả với tác phẩm gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

+ Quyền nhân thân gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút
danh trên tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa
chữ, cắt xén gây phương hại đến danh dự của tác giả, …

+ Quyền tài sản gồm quyền: Làm tác phẩm phái sinh; Sao chép tác phẩm; Cho
thuê bản gốc hoặc bản sao, chương trình máy tính, …

b) Vi phạm bản quyền đối với tác phẩm tin học

Vi phạm quyền tài sản hay quyền nhân thân đều là vi phạm bản quyền. Sau đây là
một số hành vi vi phạm bản quyền đối với tác phẩm số.

- Mạo danh tác giả.

- Công bố mà không được phép.

- Sửa chữa, chuyển thể phần mềm, dữ liệu mà không được phép của tác giả.

- Sử dụng phần mềm lậu, không mua quyền sử dụng phần mềm đối với các phần
mềm phải trả tiền.

- Phá khóa phần mềm, vô hiệu quá các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác
giả thiết lập.

- Làm bản phái sinh, phân phối phần mềm, kể cả bản phái sinh mà không được
phép.

- Chiếm đoạt mã phần mềm.


- Đăng tải các tác phẩm, kể cả bản phái sinh không được phép của chủ sở hữu.

c) Tôn trọng bản quyền trong tin học

- Vi phạm quyền tài sản sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
các chủ sở hữu và gián tiếp đến toàn bộ ngành hoạt động đó.

- Trong lĩnh vực tin học, vi phạm bản quyền có thể gây thiệt hại rất lớn cho người
đầu tư vì sản phẩm số có đặc tính:

+ Dễ sao chép với chi phí rất thấp. Một công ty mất rất nhiều thời gian, tiền bạc,
công

sức để làm ra một phần mềm nhưng kẻ cắp thì chỉ mất một vài phút để sao chép.

+ Dễ phát tán trên quy mô lớn. Nếu phần mềm bị phát tán thì Công ty không thể
bản được và có thể mất hết đầu tư.

- Nhà nước Việt Nam đã có các quy định rất rõ ràng về những hành vi vi phạm
quyền tác giả.

*CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT – THIỆT HẠI DO NHỮNG PHẦN MỀM LẬU
GÂY RA

*Thiệt hại do các phần mềm lậu gây ra

- Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mức thiệt hại dự báo là 39 tỷ USD. Con số
này lên tới 129 tỷ USD nếu chi phí dành cho việc khôi phục dữ liệu bị mất được
đưa vào xem xét. Người tiêu dùng cũng là đối tượng bị mã độc tấn công. Theo
nghiên cứu IDC, khách hàng trên toàn cầu dành khoảng 1,5 tỷ giờ và 22 tỷ USD để
xác định, sửa chữa và phục hồi dữ liệu.

Nghiên cứu toàn cầu mới do IDC thực hiện về tác động của mã độc trong các phần
mềm vi phạm bản quyền chỉ ra rằng, nguy cơ lây nhiễm từ các mã độc không
lường trước chiếm tới 33% với người tiêu dùng và khoảng 30% doanh nghiệp.

Nghiên cứu đã phân tích 270 trang web và mạng ngang hàng (P2P), 108 phần mềm
và 155 đĩa CD/DVD. IDC cũng đã phỏng vấn 2.077 người dùng, 258 cán bộ và các
lãnh đạo quản lý CNTT tại Brazil, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Mexico, Ba Lan,
Nga, Thái Lan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Theo nghiên cứu, các phần mềm sao chép bất hợp pháp mà không đi kèm máy
tính, 45% là được tải về từ Internet. Trong số này, 78% được tải về từ các trang
web hoặc mạng P2P có ẩn chứa phần mềm gián điệp và 36% chứa Trojan hoặc
phần mềm quảng cáo chứa nội dung độc hại

- Tại Việt Nam, tình trạng sử dụng phần mềm lậu diễn ra rất phổ biến: Các trang
Web cung cấp phần mềm lậu dựa vào tính ẩn danh trên không gian mạng hoạt động
ngang nhiên, khó kiểm soát. Cụ thể, theo thống kê năm 2017 của BSA, Việt Nam
có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là 74%, gây thiệt hại ước tính $492 triệu.
*Tác hại của những phần mềm lậu
- Việc sử dụng những phần mềm lậu luôn ẩn chứa nhiều mối hiểm họa cho máy
tính, chúng luôn chứa đựng những đoạn mã độc, chỉ chờ người dùng ấn vào thì sẽ
tự động phát tán. Chúng có thể xóa sổ dữ liệu, ăn cắp thông tin người dùng, gây
phiền nhiễu, giảm năng suất của máy tính,…
- Đồng thời, các phần mềm lậu miễn phí luôn hấp dẫn hơn chính những phần mềm
hợp pháp do các công ty chính chủ làm ra, khiến cho họ mất một số tiền lớn vào
tay những kẻ đạo nhái phi pháp

* Sau đây là những điểm nổi bật từ cuộc khảo sát người tiêu dùng (tính đến năm
2013):

• 62% số người được hỏi biết một người đã sử dụng phần mềm lậu và gặp các vấn
đề về an ninh

• 55% chia sẻ, phần mềm giả làm chậm máy tính của họ và phải gỡ bỏ cài đặt

• 50% số người được hỏi nói rằng họ ngại mất dữ liệu nhất khi dùng phần mềm lậu

• 30% quan tâm nhất với hành vi trộm cắp danh tính .
+ Nhúng mã độc vào phần mềm giả mạo là một phương pháp mới để tội phạm đẩy
người dùng máy tính không nhận thức vào sự nguy hiểm tiềm năng.

+ Một nghiên cứu khác cho khu vực Đông Nam Á tháng 2/2013 đã kiểm tra các
máy tính thương hiệu, bị cài đặt phần mềm vi phạm bản quyền và đĩa DVD sao
chép bất hợp pháp, phát hiện ra tỷ lệ lây nhiễm mã độc trung bình 69%. Khi kiểm
tra 282 máy tính và DVD từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines Việt Nam
đã thấy 5.601 mã độc thuộc 1.131 loại mã độc và virus khác biệt.

d) Những điều người dung nên làm để tránh vi phạm bản quyền Tin học
- Luôn sử dụng những phần mềm của các công ty đáng tin cậy, không nên sử dụng
những phần mềm miễn phí được bẻ khóa, vì chúng tiềm ẩn nguy cơ chứa mã độc,
đồng thời làm lỗ vốn cho những doanh nghiệp làm ăn chính đáng
- Không lan truyền, phát tán những phần mềm crack trên mạng
- Nên đánh dấu bản quyền các sản phẩm tin học của mình để tránh việc đạo nhái
- Chỉ được đăng tải, chia sẻ rộng rãi những sản phẩm (bài hát, bài viết điện tử, trò
chơi, phần mềm,…) khi có sự cho phép của nhà sáng lập
- Luôn đề phòng những đường link, trang web, file, ứng dụng khả nghi, không nên
truy cập vào ngay; hãy tải các phần mềm truy quét và tiêu diệt virus để phòng ngừa
những trường hợp xấu nhất

You might also like