Khởi tố VAHS - TTHS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình TTHS trong đó, các co quan
có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để
ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự nhằm
làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Câu 1: Nêu căn cứ khởi tố vụ án hình sự.


- Quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến thẩm quyền tiến hành các hoạt động
điều tra và ảnh hưởng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
pháp nhân nên LTTHS quy định chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng căn cứ Quyết định khởi tố
vụ án hình sự. Căn cứ Điều 143 BLTTHS 2015:
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.”
- Căn cứ của Quyết định khởi tố vụ án là dấu hiệu tội phạm sau khi cơ sở khởi tố
được cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án kiểm tra, xác định bằng các biện pháp và
tuân thủ theo thủ tục quy định của LTTHS.
- Không phải mọi trường hợp thỏa mãn quy định tại Điều 143, 144 (Tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố) BLTTHS 2015 cơ quan có thẩm quyền cũng ra Quyết
định khởi tố vụ án hình sự mà trong một số trường hợp còn đòi hỏi phải có yêu cầu
của bị hại. Căn cứ Điều 155 BLTTHS: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm
quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ
luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới
18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
- Yêu cầu khởi tố của người bị hại có thể rút ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình giải
quyết vụ án cho đến trước khi mở phiên tòa xét xử. Trường hợp người đã yêu cầu
khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ. Trường hợp có căn cứ xác dịnh họ
đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức; khi
đó dù đã rút yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến
hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại (trừ
trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức)
=> Việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự dựa vào hai căn cứ:
1. Có dấu hiệu tội phạm (phản ánh ở các cơ sở quy định tại Điều 143, 144
BLTTHS)
2. Có yêu cầu của bị hại trong các trường hợp tại Điều 155 BLTTH 2015.

Câu 2: Nêu cơ sở khởi tố vụ án hình sự.


“Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu
tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm
6. Người phạm tội tự thú.”
● Điều 143 và 144 BLTTHS 2015 quy định việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên
những cơ sở sau:
1. Tố giác về tội phạm:
- Là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có
thẩm quyền.
- Bất kỳ ai phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm ở cá nhân hoặc pháp nhân và tố cáo với
cơ quan có thẩm quyền thông qua việc trình bày trực tiếp hoặc bằng văn bản
hoặc bằng cả 2 hình thức.
2. Tin báo về tội phạm:
- Là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông
báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên các phương tiện
đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố:
- Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo
chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền
xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện tội phạm :
- Thông qua hoạt động của mình, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện
tội phạm .
5. Người phạm tội tự thú:
- Người sau khi thực hiện tội phạm chưa bị phát hiện đã đến cơ quan có thẩm quyền
khai báo về HVPT của mình.
● Tố giác và báo tin về tội phạm với cơ quan có thẩm quyền là quyền và nghĩa vụ của
công dân, cơ quan, tổ chức. Hành vi cố ý che giấu, không tố giác tội phạm hoặc cố ý
tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý
kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu TNHS theo quy định của pháp
luật.
● Quyết định khởi tố được quy định tại Điều 154 BLTTHS 2015:
- Phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của BLHS được áp dụng và các nội dung
quy định tại khoản 2 Điều 132 về văn bản tố tụng của BLTTHS 2015
- Trong thời hạn 24h kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát
phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra
- Trong thời hạn 24h kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra,
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết
định kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc
khởi tố.
- Trong thời hạn 24h kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi
quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp

Câu 3: Nêu căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.


● Khi cơ quan có thẩm quyền xác định không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ không khởi tố
vụ án và phải ra Quyết định không khởi tố vụ án làm cơ sở khẳng định không có tội
phạm xảy ra.
● Quyết định này cần được thông báo cho các chủ thể liên quan (nhất là cá nhân, cơ
quan, tổ chức đã cung cấp thông tin về tội phạm - tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố).
● Quyết định không khởi tố phải dựa trên các căn cứ khách quan quy định bởi LTTHS.
Các căn cứ Quyết định không khởi tố vụ án một mặt bảo đảm cho việc khởi tố vụ án
hình sự chính xác, khách quan tránh bỏ lọt tội phạm , đồng thời góp phần bảo vệ
quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân trong quá trình giải
quyết vụ án.
● Các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự (Điều 157 BLTTHS 2015):
1. Không có sự việc phạm tội (3 trường hợp):
- Trên thực tế, không có tội phạm xảy ra - không có hành vi nguy hiểm cho xã hội
thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm được quy định bởi luật hình sự.
- Bao gồm cả trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội không đáng kể nên luật hình sự không coi là tội phạm .
- Có hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức được coi là tội phạm và có thể đã gây ra
hậu quả về hình sự nhưng thuộc các trường hợp loại trừ TNHS (hành vi nguy
hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người không có năng lực trách nhiệm hình
sự, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết… (Điều 20-26
BLHS).
=> Không có sự kiện phạm tội là không có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, hoặc
có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm
được quy định trong LHS và những trường hợp được LHS quy định loại trừ TNHS.
2. Hành vi không cấu thành tội phạm
- Hành vi không cấu thành tội phạm là căn cứ để Quyết định không khởi tố vụ án
hình sự.
- Hành vi không cấu thành tội phạm nghĩa là hành vi không thỏa mãn các dấu hiệu
của tội phạm (có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng hành vi đó không được quy
định trong BLHS; hành vi nguy hiểm do người không có năng lực TNHS thực
hiện; hành vi có những tình tiết loại trừ TNHS được quy định trong LHS)
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu TNHS
- Người đó chưa đủ tuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS 2015.
+ Người chưa đủ 14 tuổi: không phải chịu TNHS
+ Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi: chịu TNHS về những tội tại khoản 2 Điều 12
BLHS
+ Người từ đủ 16 tuổi: chịu TNHS về mọi tội phạm (trừ những tội phạm mà BLHS
2015 có quy định khác)
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án đã có hiệu lực pháp luật:
- Dựa trên nguyên tắc không bị xử lý hai lần về một hành vi phạm tội.
- Hành vi phạm tội của một người mà đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án
đã có hiệu lực pháp luật là căn cứ ra Quyết định không khởi tố vụ án của BLTTHS
2015
- Người đã có bản án và bản án đã có hiệu lực: người đã được đưa ra xét xử tại
phiên tòa theo tội phạm mà người đó đã thực hiện.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã có quyết định đình chỉ vụ án về
hành vi người đó đã thực hiện: hành vi nguy hiểm của người đó đã bị khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử nhưng có một trong những tình tiết được quy định tại các Điều
230, 248, 281 BLTTHS nên các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ
điều tra, đình chỉ vụ án và đã có hiệu lực pháp luật.
5. Đã hết thời hạn truy cứu TNHS
- Là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm , nhưng tội phạm đó đã đủ
những điều kiện được quy định tại Điều 27, Điều 28 BLHS 2015 về thời hiệu truy
cứu TNHS => không cần thiết phải truy cứu TNHS tội phạm mà người đó đã
phạm.
6. Tội phạm được đại xá
- Tội phạm mà người đó thực hiện đã có văn bản đại xá của cơ quan quyền lực cao
nhất (Quốc hội) nên không xử lý tội phạm đã có quyết định đại xá.
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối
với người khác.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết thì không cần phải áp dụng
hình phạt đối với họ vì không đạt được mục đích của hình phạt.
- LHS không truy cứu TNHS đối với người phạm tội đã chết => không khởi tố.
- Trong trường hợp để làm rõ và để có biện pháp xử lý đối với người đang sống có
liên quan đến hành vi phạm tội của người đã chết thì hành vi phạm tội này vẫn
được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét để làm rõ hành vi phạm tội của
người khác đang sống.
8. Không có yêu cầu của bị hại đối với các tội phạm được quy định tại Điều 155
BLTTHS 2015
- Các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143,
155, 156 BLHS 2015 mà bị hại hoặc người đại diện không yêu cầu khởi tố.

You might also like