Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

12/26/2019

Chương 4: Thiết bị bảo vệ chống sét

4.1. Khái niệm chung

4.2. Khe hở phóng điện

4.3. Chống sét ống

4.4. Chống sét van

4.5. Lắp đặt chống sét van

4.1. Khái niệm chung


4.1.1. Định nghĩa

 Thiết bị chống sét là khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị điện, tránh
được các hư hỏng cách điện do quá điện áp cao từ khí quyển (do sét)
tác động vào.

 Muốn dẫn được xung điện áp cao do sét gây nên xuống đất, một đầu
thiết bị chống sét được nối với đường dây, đầu kia nối đất.

1
12/26/2019

4.1. Khái niệm chung


4.1.1. Định nghĩa

 Thiết bị chống sét là thiết bị được ghép song song với thiết bị điện để
bảo vệ chống quá điện áp khí quyển

 Khi xuất hiện quá điện áp: phóng điện, giảm trị số quá điện áp đặt lên
cách điện của thiết bị

 Khi hết quá điện áp: tự động dập tắt hồ quang của dòng điện xoay chiều,
khôi phục trạng thái làm việc bình thường cho thiết bị và chính nó

4.1. Khái niệm chung


4.1.2. Các yêu cầu chính đối với thiết bị chống sét

 Có đường đặc tính V-S nằm thấp hơn đường đặc tính V-S của cách điện
thiết bị cần bảo vệ.

 Có khả năng tự dập tắt nhanh chóng hồ quang điện do dòng điện ngắn
mạch chạm đất tạo ra, từ đó khôi phục lại trạng thái làm việc bình
thường cho hệ thống điện

 Có mức điện áp dư sau khi chống sét tác động phải thấp hơn so với
mức cách điện của thiết bị mà nó cần bảo vệ (U ư = I . R )

 Thiết bị chống sét không được làm việc (phóng điện) khi có quá điện áp
nội bộ

 Có tuổi thọ (số lần đóng cắt) cao.

2
12/26/2019

4.1. Khái niệm chung


4.1.3. Chọn chống sét

 Điện áp định mức của chống sét phải bằng điện áp định mức của lưới

 Chống sét điện áp DC và chống sét điện áp AC

 Dòng điện ngắn mạch của lưới tại điểm đặt chống sét phải nhỏ hơn
dòng ngắn mạch mà chống sét có thể chịu được

4.1. Khái niệm chung


4.1.4. Phân loại thiết bị chống sét

 Theo cấu tạo và nguyên lý làm việc, từ đơn giản đến phức tạp, có thể
chia thành 4 loại thiết bị chống sét:
• Khe hở phóng điện
• Chống sét ống (CSO)
• Chống sét van (CSV) có khe hở
• Chống sét van (CSV) không khe hở (hay thiết bị hạn chế quá điện áp)

3
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.1. Khe hở phóng điện

1. Cấu tạo:

 Khe hở không khí giữa các điện cực dạng thanh, sừng, hình xuyến, hình
cầu… là loại thiết bị chống sét đơn giản nhất.

 Được đấu song song với thiết bị cần bảo vệ: một cực nối với dây dẫn
hoặc đầu vào của thiết bị, còn cực kia nối đất

Khe hở kiểu thanh Khe hở kiểu sừng

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.1. Khe hở phóng điện

2. Nguyên lý làm việc:

 Khi làm việc bình thường, khe hở cách ly những phần tử mang điện với
đất.

 Khi có sóng quá điện áp chạy trên đường dây, khe hở sẽ phóng điện và
truyền xuống đất.

4
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.1. Khe hở phóng điện

3. Đặc điểm:

 Cấu tạo đơn giản và rẻ tiền nhưng không đáp ứng được phần lớn các
yêu cầu kỹ thuật:
• Đặc tính V-S của khe hở rất dốc trong phạm vi thời gian nhỏ
• Khe hở phóng điện không có khả năng tự dập hồ quang
• Khe hở phóng điện có trị số điện áp phóng điện thay đổi theo sự thay đổi của
điều kiện khí tượng (điện áp phóng điện tản mạn)

1. Cách điện được bảo vệ


2. Khe hở

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.1. Khe hở phóng điện

4. Ứng dụng:

 Khe hở phóng điện không được dùng để bảo vệ cách điện trong các
thiết bị trong trạm

 Dùng để bảo vệ cách điện đường dây, cách điện ngoài của thiết bị, ở
những nơi cách điện yếu trong hệ thống có dòng ngắn mạch chạm đất
bé hoặc khi phối hợp với các thiết bị tự đóng lại để bảo đảm cung cấp
điện liên tục.

10

5
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.2. Chống sét ống

1. Cấu tạo

 S1: khe hở trong hay khe hở dập hồ quang

 S2: khe hở ngoài, có tác dụng cách ly thân ống với đường dây

11

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.2. Chống sét ống

2. Nguyên lý làm việc

 Khi có quá điện áp, cả hai khe hở sẽ phóng điện, dòng điện sét được
tháo xuống hệ thống nối đất

 Sau khi hết dòng điện xung kích sẽ có dòng điện ngắn mạch chạm đất đi
qua chống sét ống

 Dòng ngắn mạch ở điện áp của mạng điện sẽ được cắt nhờ áp suất cao
trong chống sét ống do vật liệu tự sinh khí tạo ra, thổi hồ quang về phía
đầu hở của chống sét ống

12

6
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.2. Chống sét ống

3. Đặc điểm
 Sự biến thiên của điện áp khi chống sét làm việc:
• (1) - Đặc tính V-S
• (2) - Điện áp dư trên CSO
• (3) - Sóng tới

 Độ dài của khe hở ngoài S2 được chọn bởi điều kiện phối hợp cách điện
 Khe hở trong quyết định khả năng dập hồ quang.
 Giới hạn dưới: trong ống cần đủ áp suất khí, nghĩa là dòng điện phải lớn
hơn một giá trị nào đó
 Giới hạn trên: không gây áp suất cao làm hỏng ống, nghĩa là dòng điện
phải nhỏ hơn một giá trị nào đó

13

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.2. Chống sét ống

3. Đặc điểm

 Khi chống sét làm việc nhiều lần, chất sinh khí
bị hao mòn, thân ống sẽ rỗng hơn, lượng khí
sinh ra sẽ không đủ dập tắt được hồ quang

 Do đó, người ta quy định, nếu đường kính


trong của ống tang quá 20÷25% so với ban
đầu thì chống sét xem như mất tác dụng

 Trong thực tế có hai loại chống sét ống:


• Phibrô-bakêlit, có buồng dự trữ khí
• Chất dẻo viniplast, có khả năng sinh khí tốt hơn
nên không cần buồng dự trữ khí

14

7
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.2. Chống sét ống

4. Ứng dụng

 Chống sét ống được dùng chủ yếu để bảo vệ chống sét cho đường dây
tải trên không, cấp điện áp từ 35kV trở xuống (không treo dây chống sét)

 Việc xác định dòng điện ngắn mạch tại chỗ đặt chống sét rất khó khăn
do chế độ vận hành của hệ thống điện luôn thay đổi, nên hiện nay người
ta thường thay thế chống sét ống bằng khe hở bảo vệ phối hợp với thiết
bị tự động đóng lặp lại (TĐL)

15

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.3. Chống sét van có khe hở

1. Cấu tạo

 Phần chính là chuỗi khe hở phóng điện ghép nối tiếp với các tấm điện
trở làm việc (điện trở phi tuyến)

16

8
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.3. Chống sét van có khe hở

1. Cấu tạo

 1- Cực bắt dây nối nguồn

 2. Nắp và đệm trên

 3. Lò xo

 4. Khe hở phóng hồ quang

 5. Điện trở vi lít

 6. Vỏ sứ

 7. Nắp và đệm dưới

 8.Cực bắt dây nối đất; 9. Bách bắt xà

17

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.3. Chống sét van có khe hở

1. Cấu tạo

 Điện trở không đường thẳng:

 Chế tạo bằng vật liệu vilit có thể duy trì được mức điện áp đư tương đối
ổn định khi dòng điện tăng

 Chế tạo từ loại bột SiC, mặt ngoài hạt có màng mỏng SiO2. Điện trở của
màng mỏng phụ thuộc vào E. Khi E nhỏ, điện trở suất của màng mỏng
khoảng 10 ÷ 10 Ω. nhưng khi E tăng, điện trở tổng của vilit giảm tới
mức điện trở của hạt SiC.

 Trong các tấm vilit, hạt bột được dính bằng keo thủy tinh lỏng sau đó
được nung nóng ở vài trăm độ.

18

9
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.3. Chống sét van có khe hở

1. Cấu tạo

 Khe hở phóng điện:

 Sự làm việc của CSV bắt đầu từ việc chọc thủng các khe hở phóng điện
và kết thúc bằng việc dập tắt hồ quang của dòng điện kế tục ngay tại các
khe hở này.

 Dùng chuỗi gồm nhiều khe hở ghép nối tiếp nhau để tăng tính đồng nhất
và khả năng dập hồ quang

 Khi có điện áp, trong khe khí giữa điện cực và lớp mica có trường tang,
nên quá trình ion hóa xuất hiện, cung cấp E

 Vòng đệm mica dùng để kích thích phóng điện (E lớn) nên đặc tính V-S
phẳng

19

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.3. Chống sét van có khe hở

2. Nguyên lý làm việc

 Khi có quá điện áp sét, chuỗi khe hở phóng điện, vật liệu vilít giảm điện
trở xuống rất nhỏ khi có điện áp lớn, do đó dòng điện sét dễ dàng tản rất
nhanh xuống đất

 Sau khi tản dòng điện sét sẽ có dòng ngắn mạch xoay chiều đi qua CSV,
dòng điện này gọi là dòng điện kế tục

 Do điện áp đặt trên CSV giảm nên điện trở vilít tăng lên đến giá trị rất
lớn, hạn chế dòng điện kế tục, tạo điều kiện cho việc dập tắt hồ quang
được dễ dàng

20

10
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.3. Chống sét van có khe hở

3. Đặc điểm

 Giá trị điện áp cực đại ở tần số công nghiệp mà chống sét van có thể
dập tắt hồ quang của dòng điện kế tục gọi là điện áp hồ quang

 Để tăng cường khả năng tản dòng điện sét, người ta dùng biện pháp
tăng đường kính tấm điện trở

 Sự làm việc của chống sét van bắt đầu từ việc chọc thủng các khe hở
phóng điện và kết thúc bằng việc dập tắt hồ quang của dòng điện kế tục
ngay tại khe hở

 Để đặc tính V-S của chống sét van được bằng phẳng hơn người ta dùng
nhiều khe hở ghép nối tiếp nhau

21

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.3. Chống sét van có khe hở

4. Ứng dụng

 Chống sét van dùng để bảo vệ chống sóng quá điện áp truyền vào trạm
hoặc nhà máy điện

 Có hai loại chống sét van:


• Chống sét van thường:
• Loại (PBC, PBΠ): dùng bảo vệ cho trạm biến áp đến 35kV
• Loại (PBBM): dùng bảo vệ cho máy phát điện (do có điện áp dư nhỏ hơn 2 loại trên)

• Chống sét van từ (PBMT, PBM):


• dùng cho cấp điện áp cao hơn
• dập tắt hồ quang nhờ tác dụng của từ trường

22

11
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.4. Chống sét van không khe hở

1. Hạn chế của CSV có khe hở

 Sử dụng R phi tuyến cấu tạo từ SiC, bắt buộc có khe hở

 Khe hở phóng điện, dòng xoay chiều có trị số có thể dập tắt hồ quang +
đặc tính V-S bằng phẳng

2. Khắc phục

 Sử dụng ZnO
• V-A dốc trong phạm vi bé, bằng phẳng phạm vi rộng khi I lớn
• Có thể loại bỏ khe hở
• Bảo vệ chống QĐA khí quyển + QĐA nội bộ

23

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.4. Chống sét van không khe hở

3. Đặc điểm

 Cấu tạo của nó chiếm 99,9% ZnO; 0,05Bi2O và MnO2

 Đặc tính V-S là: = .

 Trong đó:
• CSV có khe hở, = 0,18 ÷ 0,24
• CSV không có khe hở, = 0,02 ÷ 0,03
• A phụ thuộc vào điện áp của hệ thống
• Bình thường ở điện áp định mức, ≤
• Có thể nối thẳng vào hệ thống để gọn nhẹ, đơn giản trong chế tạo.

24

12
12/26/2019

4.2. Thiết bị chống sét


4.2.4. Chống sét van không khe hở

25

13

You might also like