Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Kết cấu của ý thức

• Để nhận thức được sâu sắc về ý thức, cần xem xét nắm vững tổ chức kết
cấu của nó
• Tiếp cận từ các góc độ khác nhau sẽ đem lại những tri thức nhiều mặt về
cấu trúc, hoặc cấp độ của ý thức
a) Theo các yếu tố hợp thành
Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm
và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao
gồm các yếu tố khác như niềm tin, lí trí,…

Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận
thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại
ngôn ngữ.
Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu
hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của
ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển.

Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự
nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận
thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh
nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,…

Theo C. Mác, “Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức
là tri thức... Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái
đó

Cùng với quá trình nhận thức sự vật, trong ý thức còn nảy sinh thái độ của con người
đối với đối tượng phản ánh.

Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa
người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan.

Tình cảm tham gia và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động
con người.

Sự hòa quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn đã tạo nên tính bền
vững của niềm tin thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh
Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một
yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi
chân lý”;
không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô
sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng.
Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó
trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo
đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…

Nhận thức không phải là một quá trình dễ dàng, phẳng lặng mà là một quá trình phản
ánh những khó khăn, gian khổ thường gặp phải trên mỗi bước đường đi tới chân lý.
Muốn vượt qua khó khăn để đạt tới mục đích, chủ thể nhận thức phải có ý chí, quyết tâm
cao.

Ý chí
Là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào
hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại, đạt mục đích đề ra.
Nhận rõ vị trí, vai trò của các nhân tố cấu thành ý thức và mối quan hệ giữa các yếu tố
đó, đòi hỏi mỗi chủ thể phải luôn tích cực học tập, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tri thức,
tình cảm, niềm tin, ý chí trong nhận thức và cải tạo thế giới.
nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự
giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong
hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà
chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến.
Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của
hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải
phóng nhân loại.

Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức
là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố
định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố
khác

Các cấp độ của ý thức


Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận
thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức... Tất cả những yếu tố đó
cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú,
nhiều vẻ của đời sống tinh thần của con người

- Tự ý thức
Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận
thức bản thân mình. Đó chính là tự ý thức.
Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức
về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm
giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội.

Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ vai trò
quan trọng trong việc hình thành tự ý thức. Con người chỉ tự ý thức được bản thân
mình trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới.
Chính trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình
để nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà
xã hội đề ra.

Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, của
một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những
quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã hội mình, của giai cấp
mình, hay của tầng lớp mình.
– Tiềm thức:

Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song
lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của
chủ thể ấy.
Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như
trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng
tiềm tàng.
Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ
thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng cả
trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả trong tư duy khoa học.
Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với
các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần.
ở đây tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn
các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ
chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
+) Cho đến thời hiện đại,
con người ý thức được rằng
cuộc sống không chỉ có ăn
no mặc ấm mà còn phải ăn
ngon mặc
đẹp. Vì vậy, những thứ vật
chất cao cấp hơn đã xuất
hiện nhờ vào lao động sáng
tạo của con người
Câu 3 : Từ nguồn gốc tự
nhiên của ý thức, hãy chỉ ra
khẳng định của chủ nghĩa
duy vật biện chứng trong
mặt thứ nhất của
vấn đề cơ bản của triết học
- Chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định: Vật chất
có trước, ý thức có sau, vật
chất là nguồn gốc của ý
thức, quyết
định ý thức vì:
 Ý thức là sản phẩm của
một dạng vật chất có tổ
chức cao là bộ óc người
nên chỉ khi có con người
mới có ý thức.
Trong mối quan hệ giữa
con người với thế giới vật
chất thì con người là kết
quả quá trình phát triển lâu
dài của thế
giới vật chất, là sản phẩm
của thế giới vật chất. Kết
luận này đã được chứng
minh bởi sự phát triển hết
sức lâu dài
của khoa học về giới tự
nhiên; nó là một bằng
chứng khoa học chứng
minh quan điểm: vật chất
có trước, ý thức có
Sau
- Trong định nghĩa vật
chất của Lênin: “Vật chất
là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem
lại cho con người trong
cảm giác”, tức là vật chất
có trước, thực tại khách
quan này nó phải có trước
thì nó mới có
thể tác động đến các giác
quan của con người. Vật
chất phải có trước thì thực
tại khách quan mới có
trước tác động
lên giác quan con người.
Nếu không có vật chất thì
sẽ không có sự tác động lên
giác quan và không thể gây
ra được
cảm giác. Phải có sự vật,
hiện tượng tác động lên
giác quan thì mới có cảm
giác
 Ví dụ : Vi khuẩn đã tồn
tại hàng nghìn năm nhưng
vì tác động của nó lên thị
giác chưa đủ để biến đổi
gây ra cảm
giác nên ta không thể biết
về nó. Sau này khi khoa
học công nghệ phát triển,
chúng ta dùng kính hiển vi
mới có
hình ảnh của vi khuẩn tác
động lên thị giác thì lúc đó
ta mới có cảm giác về vi
khuẩn
- Theo định nghĩa của Lê
– nin thì vật chất được cảm
giác của chúng ta chép
lại ,chụp lại phản ánh, tồn
tại không lệ
thuộc vào cảm giác. Cảm
giác sau khi hình thành tồn
tại có tính độc lập tương
đối, không còn phụ thuộc
vào yếu tố đã
tạo ra nó.
 Ví dụ: Ớt thường có
màu xanh, đỏ sặc sỡ khi ăn
vào ta có cảm giác cay,
nóng, hăng.Còn ớt chuông
cũng có màu
sắc xanh đỏ sặc sỡ, có mùi
vị giống như vậy, nếu ta
chưa ăn thì sẽ nghĩ cũng
cay như ớt ta đã ăn trước
đó, nhưng
nó lại không cay
- Theo Lênin vật chất có
trước , ý thức có sau , vật
chất quyết định ý thức.Vậy
từ nào trong định nghĩa
khẳng định điều
đó? Đó là thực tại khách
quan được đem lại cho con
người trong cảm giác , và
một lẽ nữa là tồn tại không
lệ thuộc
vào cảm giác . Vậy với
khẳng định thứ nhất, Lênin
đứng lên lập trường nhất
nguyên duy vật rồi khẳng
định vật chất
có trước, vậy với khẳng
định đó thì Lênin chống lại
và phê phán cái gì ? Phê
phán chủ nghĩa duy tâm,
chủ nghĩa duy
tâm chủ quan cho rằng ý
thức con người có trước
cảm giác, có tác động , phê
phán chủ nghĩa duy tâm
khách quan
luôn cho ý thức có trước ,
lực lượng tinh thần có
trước nhưng ở đây thì
khẳng định vật chất có
trước mà chống luôn
lại Thuyết Nhị
Nguyên.Thuyết Nhị
Nguyên cho rằng vật chất
và ý thức tồn tại độc lập ,
song song. Đấy là mặt thứ
nhất khẳng định vật chất
với tư cách là một phạm trù
triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan thì rõ ràng
Lênin đã
khắc phục luôn được hạn
chế của chủ nghĩa duy vật
trước đó về phạm trù vật
chất, đồng nhất vật chất với
khối lượng,
nguyên tử, lửa, nước,
không khí, về vật chất đây
là thực tại khách quan
 Ví dụ : Theo bạn vật
chất và ý thức, cái nào
quan trọng hơn? Cụ thể
hóa, trong nạn đói năm
1945, người dân đứng
giữa tình thế “ngàn cân treo
sợi tóc”, phải đối mặt giữa
ranh giới sự sống và cái
chết thì theo bạn, những
người
dân trong giai đoạn này cần
một chén cơm để no bụng
hay là cần một lời động
viên từ những người xung
quanh?
Tất nhiên phải chọn một
chén cơm. Điều đó cho
thấy tầm quan trọng của vật
chất trong cuộc sống. Vật
chất là nền
tảng cơ bản để con người
tồn tại và yếu tố tinh thần
chính là thức yếu giúp cho
cuộc sống trở nên đa dạng

phong phú. Nếu muốn ăn
ngon mặc đẹp, trước hết
phải ăn no, mặc đủ, muốn
cuộc sống thoải mái, ta
phải tồn tại
và sống đủ

You might also like