Ngân Hàng Quốc Tế

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 256

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG – TS. LÊ THỊ THÚY HẰNG

GIÁO TRÌNH

NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 1

Năm 2020
LỜI GIỚI THIỆU

Trong xu thế kinh tế thế giới được quốc tế hóa, việc buôn bán và trao đổi hàng
hóa giữa các nước trên thế giới ngày càng đa dạng phong phú. Các quốc gia thực
hiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập với các quốc gia
khác. Chính phủ luôn có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngoài góp phần tăng thu ngoại tệ và hợp tác quốc tế. Chính
sách ngoại thương đúng đắn sẽ giúp cân đối cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu, cân
bằng cán cân thanh toán. Vì vậy, hoạt động ngoại thương thực hiện thông qua hệ
thống ngân hàng trên phạm vi quốc tế đóng vai trò ngày càng quan trọng. Ngân
hàng quốc tế được tổ chức hiệu quả giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập
khẩu; các ngân hàng có nguồn thu nhập, thương hiệu được khẳng định; gia tăng cán
cân thương mại, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

Ngân hàng quốc tế là các hoạt động liên quan đến kinh doanh ngoại hối, thanh
toán quốc tế, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế và tư vấn tài chính quốc tế… được
tiến hành và thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng với phạm vi ngoài lãnh thổ
một quốc gia. Hoạt động ngân hàng quốc tế diễn ra với sự tham gia của các ngân
hàng, các tổ chức tín dụng khác, các khách hàng của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu
cầu của ngân hàng, đối tác và khách hàng của ngân hàng. Các nội dung kinh doanh
ngoại hối, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế và tư vấn tài chính quốc tế… đã được
trình bày trong các giáo trình Kinh doanh ngoại hối, Tài chính quốc tế. Vì vậy,
trong phạm vi của giáo trình này chỉ trình bày đến nội dung hoạt động thanh toán
quốc tế.

Giáo trình “Ngân hàng quốc tế 1” nhằm giới thiệu đến người đọc các phương
thức thanh toán quốc tế quan trọng như: Phương thức chuyển tiền, phương thức
thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, … Giáo trình với kết
cấu 6 chương do các giảng viên của Trường Đại học Tài chính-Marketing biên soạn
như sau:

- Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế - Th.s Nguyễn Vũ Thân biên soạn
- Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế - PGS.TS Trần Huy Hoàng
biên soạn

- Chương 3: Phương thức chuyển tiền – TS. Phạm Quốc Việt, TS. Cao Tấn
Huy biên soạn

- Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu – TS. Phan Thị Hằng Nga, TS.
Huỳnh Thế Nguyễn biên soạn

- Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - TS. Lê Thị Thúy
Hằng biên soạn

- Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác – PGS.TS Trần Huy
Hoàng, TS. Lê Thị Thúy Hằng biên soạn.

Nhóm tác giả đã cố gắng biên soạn với nội dung các chương thật đầy đủ và hữu
ích nhất, tuy nhiên cũng không thể không có thiếu sót. Rất mong bạn đọc đóng góp
ý kiến để nhóm tác giả hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.

Nhóm tác giả


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THANH TOÁN QUỐC TẾ .................................... 1
MỤC TIÊU CHƯƠNG......................................................................................... 1
1.1 Khái niệm, vai trò thanh toán quốc tế ......................................................... 2
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 2
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế ................................................................... 3
1.2 Nguồn luật điều chỉnh .................................................................................... 7
1.2.1 Luật và Công ước quốc tế.......................................................................... 7
1.2.2 Các nguồn luật quốc gia ............................................................................ 8
1.2.3 Thông lệ và tập quán quốc tế ..................................................................... 9
1.3 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý ......................................................................... 10
1.3.1 Ngân hàng đại lý ...................................................................................... 10
1.3.2 Truyền tin và thanh toán giữa ngân hàng đại lý ...................................... 12
1.4 Rủi ro trong thanh toán quốc tế .................................................................. 14
1.4.1 Rủi ro thương mại.................................................................................... 15
1.4.2 Rủi ro chính trị......................................................................................... 16
1.4.3 Rủi ro đặc thù .......................................................................................... 17
1.5 Hợp đồng thương mại quốc tế và Incoterms.............................................. 18
1.5.1 Hợp đồng thương mại quốc tế ................................................................. 18
1.5.2 Incoterms ................................................................................................. 21
TÓM TẮT CHƯƠNG ........................................................................................ 25
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 26
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .............................................................................. 27
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ .............. 24
MỤC TIÊU CHƯƠNG....................................................................................... 24
2.1 Chứng từ tài chính ........................................................................................ 25
2.1.1 Hối phiếu ................................................................................................. 25
2.1.2 Kỳ Phiếu .................................................................................................. 35
2.1.3 Séc - Cheque, Check................................................................................ 36
2.2 Chứng từ thương mại ................................................................................... 40
2.2.1 Chứng từ vận tải ...................................................................................... 40
2.2.2 Chứng từ hàng hóa .................................................................................. 52
2.2.3 Chứng từ bảo hiểm .................................................................................. 57
TÓM TẮT CHƯƠNG ........................................................................................ 59
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 60
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .............................................................................. 61
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 64
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN............................................... 66
MỤC TIÊU CHƯƠNG....................................................................................... 66
3.1 Khái niệm và đặc điểm ................................................................................. 68
3.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 68
3.1.2 Đặc điểm .................................................................................................. 70
3.2 Các bên tham gia .......................................................................................... 70
3.3 Quy trình nghiệp vụ giao dịch chuyển tiền ................................................ 71
3.4 Nhận xét và trường hợp vận dụng .............................................................. 76
3.4.1 Nhận xét ................................................................................................... 76
3.4.2 Trường hợp vận dụng .............................................................................. 77
TÓM TẮT CHƯƠNG ........................................................................................ 79
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 80
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .............................................................................. 81
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 85
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU............................ 87
MỤC TIÊU CHƯƠNG....................................................................................... 87
4.1 Khái niệm và đặc điểm ................................................................................. 88
4.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 88
4.1.2 Đặc điểm .................................................................................................. 88
4.2 Các bên tham gia .......................................................................................... 89
4.2.1 Người ủy thác thu/ Người nhờ thu (Principal) ........................................ 89
4.2.2 Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank, Sending Bank)............................. 89
4.2.3 Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) ....................................................... 89
4.2.4 Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank) ................................................. 89
4.2.5 Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee) ............................................. 89
4.3 Phân loại nhờ thu và điều kiện nhờ thu ..................................................... 89
4.3.1 Phân loại nhờ thu .................................................................................... 89
4.3.2 Văn bản điều chỉnh nhờ thu ..................................................................... 91
4.3.3 Điều kiện nhờ thu .................................................................................... 92
4.4 Quy trình nhờ thu ......................................................................................... 96
4.4.1 Quy trình nhờ thu trơn ............................................................................. 96
4.4.2 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ ............................................................. 98
4.4.3 Quy trình thanh toán trả ngay-D/P ........................................................ 100
4.4.3 Quy trình thanh toán trả chậm-D/A ....................................................... 101
4.5 Nhận xét và trường hợp vận dụng ............................................................ 102
4.5.1 Phương thức nhờ thu trơn ...................................................................... 102
4.5.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ ...................................................... 103
TÓM TẮT CHƯƠNG ...................................................................................... 105
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 106
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ............................................................................ 107
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 110
CHƯƠNG 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ . 111
MỤC TIÊU CHƯƠNG..................................................................................... 111
5.1 Khái niệm và đặc điểm ............................................................................... 112
5.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 112
5.1.2 Đặc điểm ................................................................................................ 113
5.2 Các bên tham gia ........................................................................................ 115
5.2.1 Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C).......................................... 115
5.2.2 Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C) .......................................... 116
5.2.3 Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) .................................................... 117
5.2.4 Ngân hàng thông báo (Advising Bank) ................................................. 118
5.2.5 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) .............................................. 119
5.2.6 Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)........................................ 121
5.2.7 Người giao nhận hàng hoá (Freight forwarders) ................................... 122
5.3 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ .................................................. 122
5.3.1 Trách nhiệm của ngân hàng ................................................................... 122
5.3.2 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ ................................................ 124
5.4 Thư tín dụng................................................................................................ 126
5.4.1 Tính chuẩn mực của thư tín dụng .......................................................... 126
5.4.2 Các nội dung chính của thư tín dụng ..................................................... 127
5.5 Các hình thức tín dụng chứng từ .............................................................. 131
5.5.1 L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C)................................................. 132
5.5.2 L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) ......................................... 132
5.5.3 L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) ........ 134
5.5.5 L/C giáp lưng (Back to Back L/C) ........................................................ 136
5.5.6 L/C tuần hoàn (Revolving L/C) ............................................................. 137
5.5.7 L/C dự phòng (Standby L/C) ................................................................. 139
5.5.8 L/C đối ứng (Reciprocal L/C) ............................................................... 140
5.5.9 L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) .................................................... 140
5.6 Nhận xét và trường hợp vận dụng ............................................................ 142
TÓM TẮT CHƯƠNG ...................................................................................... 144
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 145
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ............................................................................ 146
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ................................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 149
CHƯƠNG 6: CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ KHÁC ... 151
MỤC TIÊU CHƯƠNG..................................................................................... 151
6.1 GHI SỔ (OPEN ACCOUNT) .................................................................... 152
6.1.1 Khái niệm ............................................................................................. 152
6.1.2 Quy trình thanh toán ............................................................................. 153
6.1.3 Nhận xét và trường hợp vận dụng ........................................................ 154
6.2 Thanh toán đổi chứng từ (CAD) ............................................................... 156
6.2.1 Khái niệm .............................................................................................. 156
6.2.2 Qui trình thanh toán ............................................................................... 157
6.2.3 Nhận xét và trường hợp vận dụng ......................................................... 158
6.3 Thanh toán biên mậu ................................................................................. 159
6.3.1 Khái niệm .............................................................................................. 159
6.3.2 Quy trình thanh toán .............................................................................. 160
6.3.3 Nhận xét và trường hợp vận dụng ......................................................... 161
6.4 Thanh toán hàng hoá phi mậu dịch .......................................................... 163
6.4.1 Khái niệm .............................................................................................. 163
6.4.2 Qui trình thanh toán ............................................................................... 163
6.4.3 Nhận xét và trường hợp vận dụng ......................................................... 164
TÓM TẮT CHƯƠNG ...................................................................................... 165
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 166
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ............................................................................ 167
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ................................................................................. 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 170
PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ............ 171
PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH VÀ CHỨNG TỪ
THƯƠNG MẠI ................................................................................................. 176
PHỤC LỤC CHƯƠNG 3: CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC
CHUYỂN TIỀN ................................................................................................ 182
PHỤ LỤC CHƯƠNG 4: CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN NHỜ THU ............................................................................................. 193
PHỤ LỤC CHƯƠNG 5: THƯ TÍN DỤNG .................................................... 209
PHỤ LỤC CHƯƠNG 6: CHỨNG TỪ PHI MẬU DỊCH ............................. 238
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Các nội dung của hối phiếu ------------------------------------------------- 28


Hình 2.2 Thời hạn thanh toán của hối phiếu ---------------------------------------- 30
Hình 2.3 Các nội dung của kỳ phiếu ------------------------------------------------- 36
Hình 2.4 Các nội dung của vận đơn đường biển ------------------------------------ 46
Hình 2.5 Các nội dung vận đơn hàng không ---------------------------------------- 51
Hình 2.6 Các nội dung của hoá đơn thương mại ------------------------------------ 53
Hình 2.7 Các nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ------------------ 56
Hình 3.1 Quy trình chuyển tiền trong cùng một ngân hàng ----------------------- 72
Hình 3.2 Quy trình chuyển tiền thông qua hai ngân hàng ------------------------- 74
Hình 3.3 Quy trình chuyển tiền trước khi giao hàng ------------------------------- 75
Hình 3.4 Quy trình chuyển tiền sau khi giao hàng --------------------------------- 75
Hình 4.1 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn ----------------------------------------- 96
Hình 4.2 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn ----------------------------------------- 98
Hình 4.3 Quy trình thanh toán D/P ------------------------------------------------- 100
Hình 4.4 Quy trình thanh toán D/A ------------------------------------------------- 101
Hình 5.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ -------------------------------- 124
Hình 6.1 Quy trình thanh toán phương thức ghi sổ ------------------------------- 153
Hình 6.2 Quy trình thanh toán phương thức thanh toán đổi chứng từ --------- 157
Hình 6.3 Quy trình thanh toán phương thức thanh toán biên mậu ------------- 160
Hình 6.4 Quy trình thanh toán phương thức thanh phi mậu dịch --------------- 163
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN THANH TOÁN QUỐC TẾ

MỤC TIÊU CHƯƠNG

Chương này sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến: Khái niệm, vai trò thanh
toán quốc tế; Nguồn luật điều chỉnh: URC, UCP, ISBP, eUCP, URR,
INCOTERMS; Nghiệp vụ ngân hàng đại lý; Rủi ro trong thanh toán quốc tế. Qua
đó, giúp bạn đọc có thể:

- Am hiểu tổng quan về thanh toán quốc tế gồm: khái niệm, vai trò thanh toán
quốc tế; Nguồn luật hiệu chỉnh;

- Hiểu và phân tích được cách truyền tin và thanh toán giữa ngân hàng đại lý;

- Đọc hiểu được hoạt động thanh toán quốc tế và phân tích được những rủi ro và
tổn thất phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc tế.

1
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1 Khái niệm, vai trò thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm

Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực: như kinh tế, chính trị,
ngoại giao, văn hóa, khoa học, kỹ thuật ... trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí chủ
đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành
các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở
các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương, mục đích
chính của hoạt động thanh toán quốc tế là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu giữa các nước diễn ra trôi chảy, hiệu quả. Hơn nữa, hoạt động ngoại
thương và hoạt động thanh toán quốc tế liên quan, gắn liền với nhiều lĩnh vực hoạt
động khác trong kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nói riêng và trên qui mô toàn
thế giới nói chung. Tuy nhiên, thanh toán quốc tế là khâu có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, quyết định đến hiệu quả và tăng trưởng ngoại thương, bởi vì chỉ khi hoạt
động thanh toán an toàn, trôi chảy thì người bán mới thu được tiền và người mua
mới trả được tiền. Đây lại là cơ sở nền tảng bậc nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu
tồn tại phát triển.

Vì vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế; giữa
các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác; hay giữa một quốc
gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên
quan.

Thuật ngữ “thanh toán quốc tế” cho thấy các nghiệp vụ thanh toán có liên quan
được thực hiện trên thế giới, điều này chỉ đúng một phần. Các nghiệp vụ ngân hàng
quốc tế được khởi tạo trong một nước và sẽ kết thúc tại một nước khác (nước đối
tác). Các nghiệp vụ này cũng có thể được thực hiện trong cùng một nước. Điều này
có vẻ mâu thuẫn với quy tắc quản lý ngoại hối thường được áp dụng trên thế giới là
chỉ sử dụng một đồng tiền thanh toán duy nhất trong một vùng lãnh thổ. Trụ sở của
các cơ quan ngoại giao, các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế được phép
2
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

dùng đồng bản tệ hay một ngoại tệ trong thanh toán chi tiêu, do quyền miễn trừ của
họ. Ngoài ra, trong một nước có thể có các đặc khu hành chính, kinh tế. Tại Việt
Nam có các khu chế xuất, một vùng đất do nước ngoài thuê dài hạn để lập thành
khu công nghiệp tập trung. Ở Trung Quốc, có các đặc khu tự trị Hồng Kông, Ma
Cau, Thẩm Quyến. Việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng này với phần lãnh thổ còn
lại được xem là xuất nhập khẩu, thuộc đối tượng phục vụ của các nghiệp vụ ngân
hàng quốc tế.

Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được khởi tạo tại một nước và kết thúc tại một
nước khác. Có nhiều ngân hàng độc lập cùng tham gia thực hiện chung một quy
trình theo một hành lang pháp lý được vạch sẵn. Các ngân hàng này vốn khác nhau
ở nhiều mặt, nhưng thống nhất được với nhau trong cách hiểu và thực hiện nghiệp
vụ nhằm thúc đẩy không ngừng nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước
sở tại. Dù không có tổ chức nào trực tiếp điều hành chung, các ngân hàng được chỉ
định vẫn hành động phối kết hợp với trách nhiệm cao nhất. Ví dụ: một ngân hàng
phát hành một L/C để nhập hàng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, nhưng lại không
có quan hệ đại lý với ngân hàng của nhà xuất khẩu nên phải nhờ một hay hai ngân
hàng trung gian để chuyển tiếp L/C. Các ngân hàng trung gian này, dù không liên
quan đến hợp đồng ngoại thương, vẫn tiếp chuyển L/C đến đích. Ngân hàng thông
báo nhanh chóng xác thực L/C vừa tiếp nhận nghĩa là ký tên đảm bảo L/C do một
ngân hàng có thực phát hành và trao cho nhà xuất khẩu để họ yên tâm giao hàng kịp
thời hạn. Trong thực tế, sau nhiều thập niên ứng dụng, doanh số thanh toán theo
phương thức tín dụng chứng từ trên toàn thế giới vẫn không ngừng tăng lên qua
từng năm, và phương thức này tiếp tục tỏ rõ thế ưu việt của nó khi chưa có phương
thức nào khác thay thế.

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.1.2.1 Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh
tế quốc dân. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng
hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán

3
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của
quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế.
Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho
quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy,
hiệu quả hơn.

Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế
giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng
quốc tế khác. Thanh toán quốc tế còn giúp chính phủ tập trung và quản lý nguồn
ngoại tệ trong nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu.

Xét hoạt động thanh toán quốc tế của một nước đang phát triển như Việt Nam,
kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa vào cuối những năm 1980 đã có những thay
đổi đáng kể trong mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Khối lượng
thương mại quốc tế của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ngoạn mục. Lượng vốn
đầu tư đổ vào Việt Nam cũng gia tăng mạnh. Hoạt động thanh toán của Việt Nam
đã từng bước hình thành, phát triển và đang cố gắng bắt nhịp với sự phát triển
chung của thị trường thanh toán quốc tế để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới,
đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của nền kinh tế.

1.1.2.2 Thanh toán quốc tế với ngân hàng thương mại

Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của
ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu
đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế.
Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo
dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô
hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế
thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà
còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác
của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt
động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh

4
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc
tế khác…

Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn
vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế
với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.

Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các
ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được
thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở
rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng.

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân
hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai
thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường
tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Ngoài ra hoạt động
thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập cho ngân hàng, đa dạng hóa dịch vụ
mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế.

1.1.2.3 Thanh toán quốc tế đối với khách hàng

Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM góp phần thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền ngoại thương nói
chung. Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những lĩnh vực tăng trưởng năng
động nhất của nghiệp vụ ngân hàng thương mại trên toàn cầu trong những năm gần
đây với những vai trò cụ thể như: đáp ứng nhu cầu khách hàng là nhà xuất khẩu hay
nhập khẩu, giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài
chính quốc tế khác từ quốc gia này sang quốc gia khác. Thông qua hoạt động thanh
toán quốc tế, mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan
theo quy luật cung cầu của thị trường.

5
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thông qua các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, một công ty nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán cho đối tác; hoặc là
nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ thành nội tệ.

Trong mậu dịch, khi phát sinh một luồng dịch chuyển về hàng hóa hay dịch vụ,
luôn luôn có một luồng tiền đối ứng dịch chuyển theo chiều ngược lại. Trong
thương mại nội địa, luồng tiền đối ứng có thể dịch chuyển theo nhiều cách: dùng
tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng hay ghi sổ bù trừ với nhau… do hai bên mua
bán dễ giáp mặt nhau. Trong ngoại thương, hai bên mua bán ở cách nhau rất xa,
không thể trả tiền trực tiếp cho nhau được. Các dịch vụ thanh toán quốc tế giúp hai
bên thanh toán dễ dàng, nhanh chóng về giá trị đã giao dịch.

Giao dịch ngoại thương liên quan đến các loại tiền khác nhau do các nước khác
nhau có chủ quyền phát hành. Trước đây, theo chế độ bản vị vàng, mỗi quốc gia có
chủ quyền đều phát hành đồng tiền riêng nhưng có thể dựa trên hàm lượng vàng
chứa trong mỗi đồng tiền để xác lập quan hệ tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền với
nhau. Ngày nay, theo chế độ tiền giấy không chuyển đổi, các dịch vụ ngân hàng
quốc tế giúp xác định tỷ giá hối đoái, tức là quan hệ tỷ lệ trao đổi giữa các đồng
tiền, áp dụng tại thời điểm thanh toán mậu dịch hay phi mậu dịch.

Trong ngoại thương, hai bên mua bán có thể khác nhau rất xa về chủng tộc,
ngôn ngữ, văn hóa, tập quán… do sinh sống tại những vùng lãnh thổ khác nhau về
địa dư, thổ nhưỡng, khí hậu... các dịch vụ thanh toán quốc tế giúp họ dễ dàng đạt
tiếng nói chung, thống nhất trong cách hiểu, cách ứng xử, cùng hướng đến mục đích
là bán được thật nhiều hàng vì lợi ích chung của các bên.

Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu, các loại giao dịch và sản phẩm dịch vụ thanh toán liên tục ra đời và phát triển
để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng gia tăng của các đối tượng khách hàng
khác nhau. Hoạt động thanh toán quốc tế phát sinh liên quan đến nhiều loại tiền tệ
khác nhau, trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, các ngân hàng
đã nhanh chóng cho ra đời các phương thức thanh toán quốc tế khác nhau để kịp
thời đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều chủ thể trên thị trường.

6
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thanh toán quốc tế nếu diễn ra nhanh chóng thì việc lưu thông hàng hóa sẽ dễ
dàng, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Mặc khác doanh nghiệp có thể được
các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp thiếu vốn nếu giữa ngân hàng và doanh
nghiệp tạo được mối quan hệ tin cậy trong thanh toán quốc tế.

Trong thanh toán quốc tế, các rủi ro liên quan đến bộ chứng từ thanh toán, các
cam kết các bên, các rủi ro liên quan đến số tiền nhận được, … được giảm thiểu nhờ
có ngân hàng tham gia. Chính vì thế các nhà xuất khẩu, nhập khẩu có thể yên tâm
tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy và phát triển các
hoạt động ngoại thương.

1.2 Nguồn luật điều chỉnh

Để điều chỉnh các quan hệ trong nước, mỗi nước phải xây dựng một hệ thống
pháp luật riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội, tập quán và trình độ phát triển;
vì vậy luật pháp giữa các nước thường khác nhau. Tuy nhiên, khi tham gia các hoạt
động quốc tế, các nước đều bình đẳng nên không thể dùng luật pháp của một nước
áp đặt buộc nước khác phải theo. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn luật pháp giữa các
nước trong quan hệ quốc tế, người ta đã xây dựng một hệ thống luật pháp thống
nhất mang tính quốc tế để điều chỉnh các hoạt động quốc tế, trong đó có hoạt động
thanh toán quốc tế. Một thực tế là, mỗi hoạt động của các thể nhân hay pháp nhân
đều đồng thời chịu sự điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau, trong đó có nguồn
luật chung và nguồn luật chuyên ngành (luật riêng hay luật đặc thù). Sau đây là
những văn bản chủ yếu điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế theo tính chất pháp
lý giảm dần:

1.2.1 Luật và Công ước quốc tế

- Công ước Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods – Vienna Convention
1980)

- Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về Hối phiếu (Uniform Law for
Bill of Exchange – ULB 1930)

7
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Công ước Liên hiệp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill
of Exchange and International Promisory Note – UN Convention 1980)

- Công ước Geneve 1931 về chi phiếu quốc tế (Geneve Convention for Check
1931)

- Các nguồn luật và Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm

- Các hiệp định chung song phương và đa phương

1.2.2 Các nguồn luật quốc gia

- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005, điều chỉnh các quan hệ cộng cụ
chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố,
nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhượng được quy định
trong Luật này gồm: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển
nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được phát hành nhằm huy động vốn trên thị
trường.

- Luật thương mại 2005, điều chỉnh hoạt động thương mại trong và ngoài lãnh
thổ Việt Nam.

- Pháp lệnh ngoại hối: pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban


Thường vụ Quốc hội về quản lý ngoại hối điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại
Việt Nam.

- Luật Ngân hàng nhà nước 2010, qui định về tổ chức và hoạt động của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.

- Luật tổ chức tín dụng 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ
chức tín dụng (2017) qui định về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt,
tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài,
tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

8
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.3 Thông lệ và tập quán quốc tế

- Qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and
Practice for Documentary Credit, gọi tắt là UCP)

- Tập quán ngân hàng quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng
(International Standard Banking Practice for Examination of Documents under
Documentary Credits subject to UCP, gọi tắt là ISBP)

- Qui tắc thông nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Collection, gọi tắt là URC)

- Qui tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng (Uniform Rules for Bank-to-
Bank Reimbursement under Documentary Credit, gọi tắt là URR)

- Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms


INCOTERMS)

Như vậy:

Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản qui phạm pháp luật tùy ý.
Điều này được thể hiện ở các nội dung sau :

- Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ có hiệu lực khi hợp đồng dẫn chiếu áp dụng
rõ ràng. Đồng thời, một khi hợp đồng dẫn chiếu áp dụng, thì thông lệ và tập quán
quốc tế này trở nên văn bản pháp lý có tính chất bắt buộc thực hiện.

- Các bên tham gia hợp đồng có thể loại trừ, bổ sung hay sửa đổi các điều khoản
của thông lệ và tập quán quốc tế. Trong trường hợp này, thì những qui định khác rõ
ràng trong hợp đồng sẽ được ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lý đối với thông lệ
và tập quán quốc tế.

Tiểu ban ngân hàng (Banking committee) thuộc ICC chỉ chịu trách nhiệm phát
hành, giải thích, hướng dẫn thực hiện, lấy ý kiến chung để tu chỉnh thành phiên bản
mới đối với các thông lệ, tập quán quốc tế thống nhất về thực hành các phương thức
thanh toán nhờ thu, tín dụng chứng từ, tín dụng dự phòng, hoàn tiền liên ngân hàng,
bảo lãnh ngân hàng… Tiểu ban Trọng tài Quốc tế thuộc ICC đứng ra hòa giải các
tranh chấp chủ yếu xảy ra giữa các ngân hàng đại diện cho khách hàng hay cho bản

9
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

thân ngân hàng khi xử lý các phương thức vừa nêu. Tiểu ban trọng tài chỉ tuyên bố
ai đúng ai sai còn tổ chức Thẩm định tranh chấp tín dụng chứng từ mới xử phạt bên
vi phạm khi có khiếu nại. Nhìn chung, khi đã tự nguyện thỏa thuận viện dẫn thông
lệ quốc tế về qui tắc thống nhất thực hành, các bên chủ động ứng xử phù hợp trong
giao dịch để hoàn tất việc mua bán với nhau theo hành lang pháp lý đã vạch. Mọi
tranh chấp ở bước đầu, các bên tự giải quyết qua trao đổi, đàm phán với nhau. Nếu
chưa vừa ý các bên sẽ nhờ Tiểu ban trọng tài quốc tế phân giải; họ chỉ khiếu nại lên
tổ chức Thẩm định tranh chấp tín dụng chứng từ khi cảm thấy không còn giải pháp
nào khác và bên vi phạm sẵn sàng chấp nhận bị phạt nặng. Dù không có tổ chức nào
đứng ra trực tiếp điều hành cụ thể, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế vận hành khá
trôi chảy, với giao dịch thực hiện thành công hàng tỷ USD mỗi ngày trên toàn thế
giới.

Một thực tế là, thương mại và thanh toán quốc tế phức tạp và nhiều rủi ro
hơn so với thương mại và thanh toán nội địa; bởi vì nó bị chi phối không những bởi
luật lệ và tập quán địa phương mà còn những luật lệ và tập quán quốc tế. Chính vì
vậy, các bên liên quan tham gia quá trình thương mại và thanh toán quốc tế cần am
hiểu thấu đáo về qui trình nghiệp vụ, thông lệ, tập quán và luật pháp địa phương
cũng như pháp luật quốc tế.

1.3 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý

1.3.1 Ngân hàng đại lý

Ngân hàng đại lý giữ vai trò làm đại lý cho một ngân hàng ở nước ngoài đảm
bảo thực hiện nghiệp vụ tài chính với nhau mang tính chất thương mại hai chiều,
trong đó ngân hàng này mở tài khoản và duy trì số dư ở ngân hàng kia. Ngân hàng
đại lý có thể thực hiện các nghiệp vụ tài chính như phát hành hối phiếu và thanh
toán séc tới một ngân hàng ở nước ngoài hoặc nhận tiền mà họ thanh toán cho ngân
hàng đó.

Mặc dù đều được gọi là ngân hàng nhưng ngân hàng đại lý sẽ có những điểm
khác biệt với ngân hàng thông thường. Cụ thể như:

10
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngân hàng thông thường: là địa điểm thực hiện chủ yếu các hoạt động liên
quan tới tài chính tiền tệ, chuyển tiền, nhận tiết kiệm, thực hiện các hoạt động tín
dụng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường vốn. Ngân hàng thông thường có
thể tạo ra doanh thu theo nhiều cách khác nhau bao gồm tiền lãi, các phí nghiệp vụ
và tư vấn tài chính theo quy định và có sự đồng ý của pháp luật.

Ngân hàng đại lý: là địa điểm được sự ủy quyền của ngân hàng gốc tại một
ngân hàng ở nước ngoài mà ngân hàng đó không có chi nhánh. Ngân hàng đại lý
hoạt động chủ yếu trong việc tiếp nhận tiền hoặc đổi tiền theo những thỏa thuận đã
được đặt ra trước đó.

Xét về lưu thông tiền tệ, ngân hàng rất quan tâm đến các dòng tiền ra, vào ngân
hàng. Nghiệp vụ thanh toán dưới hình thức chuyển tiền đi và chuyển tiền đến nói
chung luôn là hoạt động cơ bản, chủ lực của ngân hàng. Tại Việt Nam, các ngân
hàng thường phân biệt chuyển tiền trong hệ thống được thực hiện qua tài khoản
điều chuyển vốn nội bộ với hội sở chính và chuyển tiền ngoài hệ thống được thực
hiện qua hệ thống điện tử thanh toán bù trừ (Citad) của ngân hàng Nhà nước.
Chuyển tiền quốc tế được xem là chuyển tiền ngoài hệ thống. Chi nhánh nước ngoài
dù mang chung thương hiệu trên nguyên tắc là một đơn vị độc lập nên vẫn được
xem là chuyển tiền với ngân hàng khác. Ví dụ ngân hàng A là ngân hàng chuyển
tiền, ngân hàng B là ngân hàng nhận tiền. Ngân hàng A thường chuyển tiền qua
mạng điện tử thẳng đến ngân hàng B để thanh toán (ghi có) cho người hưởng. Nếu
ngân hàng B chưa tham gia hệ thống Citad, ngân hàng A phải chuyển tiền bắc cầu
qua ngân hàng trung gian C.

Với chuyển tiền quốc tế ngày nay, ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng khởi tạo
qua một hay nhiều ngân hàng trung gian mới đến được ngân hàng hưởng để trả cho
người hưởng. Việc chuyển trực tiếp thẳng từ ngân hàng khởi tạo đến ngân hàng
hưởng rất ngẫu nhiên và hiếm gặp.

Thanh toán quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản qua ngân hàng,
bù trừ (clearing) trên các tài khoản mở tại ngân hàng lẫn nhau.

11
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để tiến hành thanh toán lẫn nhau, các ngân hàng ở các nước liên quan phải thiết
lập quan hệ ngân hàng đại lý trên cơ sở một Thỏa ước ngân hàng.

Các giao dịch xảy ra giữa ngân hàng đại lý và các ngân hàng mà họ cung cấp
dịch vụ thông qua tài khoản Nostro và Vostro. Một ngân hàng có thể đóng vai trò là
ngân hàng đại lý cho nhiều ngân hàng hoặc có thể có nhiều đại lý tại các ngân hàng
khác nhau.

1.3.2 Truyền tin và thanh toán giữa ngân hàng đại lý

Hoạt động truyền tin

Để quá trình truyền tin trong hoạt động thanh toán quốc tế thực hiện một cách
thuận tiện thì trong Thỏa ước ký kết giữa các ngân hàng tham gia, các nội dung chủ
yếu cần được qui định bao gồm:

- Các mẫu chữ ký có liên quan

- Các khóa mã Telex, Swift (nếu có)

- Các điều khoản và điều kiện

- Danh mục ngân hàng đại lý

- Báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác

- Hợp đồng tín dụng, trong đó bao gồm thỏa thuận về hạn mức tín dụng trong
thời gian luân chuyển chứng từ qua bưu điện, hạn mức tín dụng cho việc xác nhận
chứng từ, đảm bảo cho các hối phiếu được xác nhận, tỷ lệ ký quỹ, phí thanh toán ...

Hoạt động thanh toán

Thanh toán là chức năng của ngân hàng. Ngân hàng mới thành lập vừa đi vào
hoạt động có thể chưa có khách vay, nhưng phải có thu chi tiền cũng như phải có
thanh toán đi và đến. Các nghiệp vụ thanh toán là nhằm xử lý các luồng tiền ra vào
ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm các giao dịch chuyển tiền, thanh
toán bằng các phương thức phổ biến: chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tín dụng
chứng từ, các giao dịch bảo lãnh và bao thanh toán mang tính quốc tế. Trong chuỗi
các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trước tiên, nghiệp vụ thanh toán xử lý việc

12
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

chuyển tiền ra nước ngoài đồng thời nhận tiền từ nước ngoài chuyển về. Trước đây,
việc chuyển tiền giữa các nước được thực hiện bằng thư (mail transfer), vừa lâu vừa
dễ thất lạc. Từ cuối thế kỷ 19 trở đi, các tiến bộ trong ngành viễn thông cho phép
chuyển tiền bằng điện tín rồi bằng Telex, được gọi tắt là chuyển tiền bằng điện
(cable/telegraphic transfer), từ đó ra đời thuật ngữ “telegraphic transfer remittances
- TTR” còn dùng đến ngày nay để chỉ phương thức chuyển tiền. Chuyển tiền bằng
điện tuy nhanh hơn và an toàn hơn (nhờ có ký mã hiệu) nhưng chưa đáp ứng trọn
vẹn yêu cầu kinh doanh. Ngành điện tử ra đời vào cuối thế kỷ 20, truyền tin qua cáp
quang, được bảo mật gần như tuyệt đối, thêm khả năng phục vụ được nhiều đối
tượng cùng lúc.

Hệ thống Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng và Tài chính Toàn cầu
(SWIFT) ra đời với các mẫu điện trao đổi thông tin theo định dạng chuẩn, giúp các
định chế tài chính trên toàn thế giới đạt năng suất hoạt động tối ưu trong điều kiện
an toàn. Thay cho các điện chuyển tiền phức tạp và không có tính chuẩn mực, nội
dung có khi bị đứt đoạn do bị nhiễu sóng trên đường truyền. Điện SWIFT theo định
dạng chuẩn, mang nội dung súc tích, ngắn gọn, được số hóa, bảo mật và bảo toàn sự
toàn vẹn của nội dung truyền tải.

Hệ thống SWIFT hiện nay rất thông dụng, quản lý tuyệt đại đa số bức điện thanh
toán tiền và trao đổi thông tin tài chính giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Tổ
chức này chỉ quản lý việc phát hành và truyền tải các bức điện trên mạng, một phần
nhỏ trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nội dung của điện do các đơn vị khởi
tạo và tiếp nhận xử lý chịu trách nhiệm, tổ chức SWIFT không can thiệp.

Khi thiết lập quan hệ đại lý, các ngân hàng phải duy trì thường xuyên các loại tài
khoản chủ yếu sau :

- Tài khoản Nostro là tài khoản tiền gởi không kỳ hạn “của chúng tôi” mở tại
ngân hàng đại lý (chúng tôi là chủ tài khoản, còn ngân hàng đại lý là người giữ tài
khoản cho chúng tôi).

13
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Tài khoản Vostro (còn gọi là Loro) là tài khoản tiền gởi không kỳ hạn “của quí
vị” mở tại ngân hàng chúng tôi (quí vị là chủ tài khoản, ngân hàng chúng tôi là
người giữ tài khoản cho quí vị).

Ví dụ: Nếu xét từ vị thế của ngân hàng tại Việt Nam, thì tài khoản Nostro là tài
khoản của ngân hàng tại Việt Nam mở tại ngân hàng đại lý ở nước ngoài, có số dư
bằng ngoại tệ. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam mở tài khoản tại ngân hàng đại
lý Citibank New York, có số dư bằng USD, tức ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
là khách hàng của Citibank New York. Cũng xét từ vị thế của ngân hàng tại Việt
Nam thì tài khoản Vostro là tài khoản của ngân hàng nước ngoài mở tại ngân hàng
đại lý Việt Nam, có số dư bằng nội tệ (VND). Citibank New York mở tài khoản tại
ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, có số dư bằng VND, nghĩa là Citibank là
khách hàng của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Nếu tiền được chuyển từ Việt
Nam cho nước ngoài thì: nếu bằng ngoại tệ, tài khoản Nostro sẽ được sử dụng (ghi
nợ tài khoản Nostro); nếu bằng VND, thì tài khoản Vostro sẽ được sử dụng (ghi có
tài khoản Vostro).

Cần lưu ý là, tài khoản Nostro hay Vostro có thể được duy trì bằng một ngoại
tệ tự do chuyển đổi, được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Điều này phổ
biến đối với các nước có đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi, phải dùng ngoại tệ
mạnh trong thanh toán quốc tế.

1.4 Rủi ro trong thanh toán quốc tế

Rủi ro trong thanh toán quốc tế là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình
tiến hành hoạt động thanh toán. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán
quốc tế, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một trong các bên tham gia bị vi phạm. Rủi
ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà
còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình
thanh toán quốc tế.

Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: với người bán, rủi ro xảy ra khi
bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro khi người mua không
nhận hàng, rủi ro không được thanh toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người
14
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng,
chủng loại…), rủi ro khi người bán không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận
chuyển hàng hoá làm hàng hóa hư hỏng hoặc mất mát…; với ngân hàng có liên
quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện
đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá trên thị trường biến động làm cho lợi
nhuận giảm, … Nhìn chung trong hoạt động thanh toán quốc tế có các rủi ro chủ
yếu như sau:

1.4.1 Rủi ro thương mại

Nguyên nhân chính là do khoảng cách địa lý giữa các bên tham gia hợp đồng xa
hơn, làm hạn chế sự hiểu biết lẫn nhau, hạn chế sự am hiểu tình hình thị trường của
đối tác, rủi ro vận chuyển hàng hóa tăng cao.

Thương mại quốc tế khác với thương mại nội địa; bởi vì thương mại nội địa chỉ
diễn ra giữa các vùng, lãnh thổ và thành phố trong cùng một quốc gia. Do đó mua
bán ngoại thương chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với mua bán nội thương. Rủi ro
thương mại bao gồm:

Đối với nhà xuất khẩu:

- Rủi ro về thị trường: khi giá hàng hóa thị trường tăng sau khi ký hợp đồng,
gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong quá trình mua nguyên vật liệu sản
xuất và ảnh hưởng quá trình giao hàng của nhà xuất khẩu chậm so với tiến độ
hoặc chất lượng hàng hoá không đảm bảo, ảnh hưởng uy tín của nhà xuất
khẩu;

- Rủi ro không nhận hàng: khi hàng hoá đã được nhà xuất khẩu sản xuất hoặc
trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu lại tìm cách trì hoãn
hoặc không làm thủ tục nhận hàng. Hàng hoá đã được sản xuất theo đúng
quy cách và yêu cầu của nhà nhập khẩu nên nhà xuất khẩu không thể tiêu thụ
để thu hồi vốn;

- Rủi ro không thanh toán: hàng hoá đã được vận chuyển và giao đến cho nhà
nhập khẩu. Nhưng nhà nhập khẩu không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho

15
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhà xuất khẩu. Rủi ro này thường xảy ra khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
ở hai quốc gia khác nhau, nhà xuất khẩu không thể đánh giá được mức độ tín
nhiệm của nhà nhập khẩu trước khi giao hàng.

Đối với nhà nhập khẩu:

- Rủi ro không giao hàng: trong thanh toán quốc tế, một số phương thức thanh
toán nhà nhập khẩu sẽ tạm ứng một phần hoặc toàn bộ giá trị hàng hoá cho
nhà xuất khẩu trước khi nhà nhập khẩu nhận được hàng hoá từ nhà xuất
khẩu. Tuy nhiên, đây cũng chính là rủi ro cho nhà nhập khẩu khi đã thanh
toán cho nhà xuất khẩu nhưng không nhận được hàng hoá từ nhà xuất khẩu;

- Rủi ro về hàng hóa: mặc dù quy cách và yêu cầu của hàng hoá đã được quy
định rõ ràng trong hợp đồng và hoá đơn thương mại. Nhưng hàng hoá thực tế
mà nhà nhập khẩu nhận được gặp phải rủi ro khác với chất lượng mong
muốn của nhà nhập khẩu. Sự khác biệt này có thể do chủ ý hoặc không mong
muốn từ phía nhà xuất khẩu nhưng đều có thể gây khó khăn cho nhà nhập
khẩu trong quá trình tiêu thụ hàng hoá;
- Rủi ro vận chuyển hàng hóa: hàng hoá được vận chuyển trong thanh toán
quốc tế thường xuyên được vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Quá trình vận chuyển chủ yếu được thực hiện bằng đường biển và trải qua
thời gian dài. Vì thế, quá trình vận chuyển sẽ làm nhà nhập khẩu gặp rủi ro
khi chất lượng hàng hoá bị giảm hoặc tiến độ nhận hàng có thể bị chậm trễ.

Vì thế để hạn chế rủi ro thương mại, các điều khoản qui định trong hợp đồng
mua bán quốc tế cần được quy định chặt chẽ; ví dụ như điều khoản về thanh toán
(bằng tín dụng chứng từ chẳng hạn), điều khoản về hàng hóa (yêu cầu giấy kiểm
định số lượng và chất lượng), điều khoản về cơ sở giao hàng (Incoterms), thư tín
dụng dự phòng ...

1.4.2 Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế là những rủi ro bắt nguồn từ sự không
ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán. Thông

16
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như: thay đổi đột ngột về thuế
xuất nhập khẩu, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật xuất nhập
khẩu. Những thay đổi này xuất phát từ những mâu thuẫn chính trị giữa các quốc gia
và làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính
trước làm các bên tham gia xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện được
nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại cho các bên tham gia.

Ngoài ra có những quy định mua bán ngoại thương không đồng nhất trong thanh
toán, bởi vì không có một bộ luật thương mại quốc tế thống nhất, do đó hợp đồng
ngoại thương chịu sự chi phối bởi luật pháp quốc gia và tập quán thương mại của
nước xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu. Mà những thay đổi về chính trị của các
quốc gia sẽ dẫn tới sự thay đổi trong luật pháp của các quốc gia đó trong khi quyết
định của trọng tài trong nước rất khó thi hành ở nước ngoài, hơn nữa việc thi hành
quyết định của tòa án ở nước ngoài có chi phí đắt hơn rất nhiều so với giá trị của
hợp đồng thanh toán. Chính vì thế rủi ro cho các bên trong hoạt động thanh toán
quốc tế là khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo chính,
đình công… cũng sẽ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến tiến
trình sản xuất, giao hàng và thanh toán của hoạt động thanh toán quốc tế. Do đó
thông thường, nhà xuất khẩu có thể mua bảo hiểm xuất khẩu để phòng tránh tình
trạng xấu nhất.

1.4.3 Rủi ro đặc thù

Bất đồng về ngôn ngữ trong đàm phán hợp đồng chính là rủi ro đặc thù. Khi bất
đồng ngôn ngữ xảy ra dẫn đến không hiểu biết lẫn nhau, mỗi bên hiểu hợp đồng
mua bán theo cách riêng của mình, dẫn đến hậu quả không lường được. Cần hiểu
biết chuyên môn và các thuật ngữ thương mại bằng ngôn ngữ của hợp đồng. Vì thế,
để hạn chế rủi ro đặc thù thì cần chú trọng ở tâm lý và tập quán kinh doanh giữa các
dân tộc, giữa các quốc gia và giữa các vùng có khác nhau, đòi hỏi nhà kinh doanh
xuất nhập khầu phải am hiểu và có nghệ thuật trong đàm phán và kỹ năng ký kết
hợp đồng.

17
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.5 Hợp đồng thương mại quốc tế và Incoterms

1.5.1 Hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại
quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp
đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ... Sau đây là nội dung
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, một trong những loại Hợp đồng thương mại
quốc tế thường gặp có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.

1.5.1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố
nước ngoài. Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu
không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng nước.

Theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu
hình: tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương
mại ở các nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua
biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên được
lập ở những nước khác nhau.

Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú
thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác
định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán
Quốc tế Hàng hoá: tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu chuẩn duy
nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác
nhau. Như Công ước Lahaye năm 1964, Công ước này cũng không quan tâm đến
vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế.

18
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Khác với Công ước Lahaye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 không đưa ra
tiêu chí hàng hoá phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác định tính
chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Theo quan điểm của Pháp: khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo các
tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di chuyển qua lại
biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, hợp đồng đó
thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng
được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của
nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng, nguồn vốn thanh toán…

Theo quan điểm của Việt Nam: Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không
đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu
rõ mua bán quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã sử dụng tiêu chí hàng hóa phải là động
sản; hàng có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của
một nước (vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan
riêng... để xem xét tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Như vậy, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất bộng sản thì hợp đồng đó
không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho dù bất động sản được bán
cho người nước ngoài. Mua bán bất động sản với người nước ngoài phải theo một
cơ chế pháp lý riêng.

1.5.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có
những đặc điểm sau đây:

19
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người
bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.

Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

Về đồng tiền thanh toán: tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có
thể là ngoại tệ đối với các bên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán
đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong
cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

Về ngôn ngữ của hợp đồng: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được
ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.

Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước
ngoài.

Về luật điều chỉnh hợp đồng: luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp
nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc
luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước
quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

1.5.1.3 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Khi nói đến hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường có hai
quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được ký kết
bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hay bằng bất kỳ hình thức nào khác do các
bên tự do thoả thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh
tế thị trường phát triển, như Anh, Pháp, Mỹ...

20
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quan điểm thứ hai: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được ký kết dưới
hình thức văn bản. Những nước nêu ra quan điểm này là một số nước có nền kinh tế
đang chuyển đổi như Việt Nam. Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương ở đây
bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy
định của pháp luật.

1.5.2 Incoterms

Incoterms là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm
của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Incoterms bao gồm các điều khoản
thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế
giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể
tới 2 điểm quan trọng:

- Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu;

- Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua.

Các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế, chứ
không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms
có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.

Các điều kiện Incoterm 2010 gồm có 11 điều, chia thành 4 nhóm E, F, C, D, chi
tiết tên gọi như sau:

 Nhóm E - 1 điều khoản: ExW (ExWork) giao hàng tại xưởng

 Nhóm F - 4 điều khoản: gồm FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier),
FAS (Free Alongside)

 Nhóm C - 3 điều khoản: gồm CRF (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance
and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)

 Nhóm D - 3 điều khoản: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at


Place), DDP (Delivered Duty Paid)

21
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong 11 điều kiện trên có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội
địa (FAS, FOB, CFR, CIF). 7 điều kiện còn lại có thể áp dụng cho mọi phương thức
vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

1.5.2.1 Mục đích của Incoterms

Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại
thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi
ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên
tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát
sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của
mình.

Vậy có thể tóm lược 3 mục tiêu của Incoterms gồm:

1. Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng

2. Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán

3. Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm

Giả sử nếu không có các điều khoản Incoterms này, hai bên mua bán sẽ phải
đàm phán từng chi tiết, và như vậy thì hợp đồng sẽ trở nên dài dòng và mất nhiều
thời gian thương thảo. Thay vì vậy, Incoterms quy định sẵn một bộ các quy tắc với
chi tiết kèm theo. Khi đã lựa chấp thuận sử dụng quy tắc nào, thì coi như đã “tích
hợp” những nội dung của quy tắc đó vào hợp đồng, mà vẫn đảm bảo tính thông hiểu
cao nhất.

1.5.2.2 Giá trị pháp lý của Incoterms

Người mua và người bán không phải tuân thủ theo Incoterms, nếu họ không lựa
chọn một trong những quy tắc này trong hợp đồng. Tuy nhiên, vì lợi ích mà bộ quy
tắc này đem lại, nếu các bên đã đồng ý áp dụng điều khoản của Incoterms, thì phải
tuân thủ theo. Nếu không sẽ coi như vi phạm hợp đồng, và xử lý theo điều khoản vi
phạm của hợp đồng mua bán mà 2 bên đã thỏa thuận.

22
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.5.2.3 Những đặc điểm cần lưu ý của Incoterms

Incoterms không mang tính bắt buộc

Incoterms không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt
buộc. Đó là nhưng tập quán thương mại nhiều hơn là những luật lệ buộc phải tuân
theo trong mọi trường hợp. Nghĩa là các bên có thể sử dụng những quy tắc trong
Incoterms như những quy tắc tham khảo cho việc mua bán quốc tế.

Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và
đưa vào trong bản hợp đồng mua bán, lúc đó nội dung của quy tắc áp dụng mới
mang tính ràng buộc. Một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên giao dịch phải
có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc này.

Có nhiều phiên bản cùng tồn tại

Incoterms có nhiều phiên bản, mà các phiên bản sau không phủ nhận tính hiệu
lực của các phiên bản trước đó. Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterms trong hoạt
động thương mại quốc tế, cần nêu rõ ràng cụ thể tên phiên bản mà các bên áp dụng.
Có như vậy các bên liên quan mới có thể thông hiểu, đối chiếu, xác định, và cam
kết trách nhiệm.

Các phiên bản của Incoterms ban hành vào các năm: 1936, 1953 (được sửa đổi
vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000, và 2010.

Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa

Các quy tắc của Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi
ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán.

Những nội dung khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, hay những
hậu quả có thể có khi vi phạm hợp đồng đều không được đề cập đến, nghĩa là chưa
được bao gồm trong Incoterms. Vì thế, ở các điều khoản khác của hợp đồng, những
vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng.

23
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mất hiệu luật trước luật địa phương

Các điều kiện trong Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái với luật địa
phương. Do đó, các bên cần nghiên cứu và phải tuân thủ luật địa phương trong quá
trình thương thảo và thực hiện hợp đồng mua bán.

Giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng

Khi áp dụng các quy tắc trong Incoterms, cần nắm rõ bản chất điều kiện cơ sở
giao hàng, và cũng cần phân biệt rõ điều này với nghĩa vụ, trách nhiệm thực tế của
các bên trong hợp đồng. Bởi lẽ, tùy theo vị thế mạnh yếu mà mỗi bên có thể đàm
phán để tăng thêm hoặc giảm bớt quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên
trong quá trình thương thảo như vậy, hai bên cần đảm bảo không được làm thay đổi
bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.

Quy tắc mang tính bao quát

Các quy tắc trong Incoterms chủ yếu hướng đến những vấn đề chung có liên
quan đến việc giao hàng. Còn những vấn đề khác như giá cả hàng hóa, phương thức
thanh toán, các yêu cầu về bốc dỡ hàng hóa, lưu kho… thì hoàn toàn không quy
định trong Incoterms, và do đó cần được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.

24
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM TẮT CHƯƠNG

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế; giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác; hay giữa một quốc gia với tổ chức
quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế
giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng
quốc tế khác.

Các nguồn lực liên quan điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế gồm: Công
ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế. Nếu có mâu thuẫn
giữa các nguồn luật thì Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp
lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế, Công ước và Luật quốc tế sẽ được ưu tiên
vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với Luật quốc gia.

Thanh toán quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản qua ngân hàng,
bù trừ trên các tài khoản mở tại ngân hàng lẫn nhau. Để tiến hành thanh toán lẫn
cho nhau, các ngân hàng ở các nước liên quan phải thiết lập quan hệ ngân hàng đại
lý trên cơ sở một Thỏa ước ngân hàng.

Trong thanh toán quốc tế, các rủi ro mà các bên liên quan có thể gặp phải là: Rủi
ro thương mại, rủi ro chính trị và rủi ro đặc thù. Xong với hợp đồng ngoại thương
với các quy định chặt chẽ sẽ giúp hạn chế những rủi ro trên rất nhiều cho các bên.

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Trách nhiệm của các bên
trong hợp đồng thương mại quốc tế được qui định trong Incoterms. Đó là tập hợp
các quy tắc thương mại quốc tế với các điều khoản thương mại được chuẩn hóa, và
được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi.

25
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Thanh toán quốc tế là gì? Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò như thế
nào đối với nền kinh tế và các chủ thể liên quan như các ngân hàng và khách hàng?
2. Các nguồn luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế là gì?
Khi có mâu thuẫn trong các nguồn luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động thanh
toán quốc tế thì thứ tự ưu tiên nguồn luật được xem xét (xét về tính chất pháp lý)
như thế nào?
3. Ngân hàng đại lý khác ngân hàng thông thường ở điểm nào? Vai trò của
ngân hàng đại lý tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế như thế nào?
4. Trình bày các rủi ro mà các bên liên quan trong hoạt động thanh toán quốc tế
có thể gặp phải.
5. Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế. Trách nhiệm của các bên trong hợp
đồng thương mại quốc tế được quy định trong Incoterms như thế nào?

26
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế thông qua quan
hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan giữa các chủ thể
a. Tổ chức, cá nhân nước này với cá nhân nước khác
b. Tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức nước khác
c. Một quốc gia với tổ chức quốc tế
d. Tất cả đáp án a, b, c đều đúng
Câu 2: Hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm:
a. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
b. Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
c. Hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế
d. Tất cả đáp án a, b, c đều đúng
Câu 3: Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò đối với nền kinh tế
a. Là khâu quan trọng trong giao dịch thương mại giữa các quốc gia
b. Đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế
c. Thu hút đầu tư từ quốc tế
d. Tất cả đáp án a, b, c đều đúng
Câu 4: Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò đối với ngân hàng thương mại
a. Đa dạng hóa khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan đến thanh toán
quốc tế
b. Tăng doanh thu, nâng cao uy tín
c. Hỗ trợ phát triển các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương
mại,…
d. Tất cả đáp án a, b, c đều đúng
Câu 5: Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò đối với khách hàng
a. Hàng hóa lưu thông nhanh chóng, thu hồi vốn nhanh
b. Được tài trợ vốn
c. Giảm thiểu được các rủi ro trong giao dịch thương mại
d. Tất cả đáp án a, b, c đều đúng

27
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 6: Các nguồn luật đều chỉnh trong thanh toán quốc tế
a. Luật và Công ước quốc tế
b. Các nguồn luật quốc gia
c. Thông lệ và tập quán quốc tế
d. Tất cả đáp án a, b, c đều đúng
Câu 7: Trong thanh toán quốc tế tính pháp lý của nguồn luật nào là cao nhất?
a. Luật và Công ước quốc tế
b. Các nguồn luật quốc gia
c. Thông lệ và tập quán quốc tế
d. Các nguồn luật đều có tính pháp lý ngang nhau
Câu 8: Để hoạt động truyền tin trong thanh toán quốc tế được thực hiện một cách
thuận tiện thì trong Thỏa ước ký kết giữa các ngân hàng tham gia, các nội dung chủ
yếu cần được qui định bao gồm :
a. Các mẫu chữ ký có liên quan; Các khóa mã Telex, Swift (nếu có);
b. Các điều khoản; Danh mục ngân hàng đại lý
c. Báo cáo thường niên; Hợp đồng tín dụng
d. Tất cả đáp án a, b, c đều đúng
Câu 9: Rủi ro nào là rủi ro thương mại trong thanh toán quốc tế?
a. Chiến tranh
b. Cấm vận
c. Ngôn ngữ bất đồng
d. Không được thanh toán sau giao hàng
Câu 10: Rủi ro nào là rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế?
a. Chiến tranh
b. Vận chuyển hàng hóa bị chậm
c. Ngôn ngữ bất đồng
d. Không được thanh toán sau giao hàng

28
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Tình huống 1:
Công ty An Phú có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh nhập khẩu 20.000 đôi giày trị giá
100.000 USD từ công ty Nacoda tại Newyork. Thời gian trả chậm 120 ngày kể từ
ngày giao hàng. Công ty An Phú ký quỹ mở L/C tại VCB với giá trị bằng 20% giá
trị L/C. Đến thời điểm thanh toán, VCB nhận được bộ chứng từ đòi tiền từ ngân
hàng của công ty Nacoda, VCB thanh toán 100% giá trị hối phiếu của bộ chứng từ
vì chứng từ phù hợp với L/C. VCB thông báo công ty An Phú thanh toán hết khoản
tiền còn lại nhưng công ty này đã bị phá sản.
Quan điểm của bạn như thế nào về vấn đề trên?
Tình huống 2:
Công ty Nam An (tại Việt Nam) nhập hàng từ công ty Motion (tại Úc), công ty
A mở L/C qua EximBank với giá trị 300.000 AUD trả chậm 90 ngày kể từ ngày
giao hàng. EximBank đã ký chấp nhận hối phiếu trả chậm do công ty Motion ký giá
trị 300.000 AUD. Khi nhận hàng, công ty Nam An nhận thấy hàng không đạt chất
lượng như trong hợp đồng đã ký kết nên phản ánh với công ty Motion. Công ty
Motion đồng ý giảm giá cho công ty Nam An 20.000 AUD. Đến hạn thanh toán,
công ty Nam An chuyển 280.000 AUD qua EximBank trả cho công ty Motion.
Ngân hàng của công ty Motion so số tiền nhận được với hối phiếu chấp nhận bởi
EximBank thấy thiếu 20.000 AUD nên thông báo với EximBank và dọa đưa ra
Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam kiện.
Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?

29
Chương 1: Tổng quan thanh toán quốc tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt:

Trần Hoàng Ngân, 2014. Giáo trình Thanh toán quốc tế. NXB Kinh tế
TP.HCM.

Luật Thương mại Việt Nam 2005

Quy định, quy trình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại và các tổ chức
khác

2. Tài liệu tiếng Anh:

Thomas A. Cook, Taylor & Francis Group (2014). Mastering the Business of
Global Trade.

The International Commercial Terms, ICC Publication, 2010

United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods –


Vienna Convention, 1980

30
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 2
BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

MỤC TIÊU CHƯƠNG

Chương này sẽ cung cấp kiến thức liên quan đến các chứng từ sử dụng trong
thương mại và thanh toán quốc tế bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung và hình
thức khác nhau. Qua đó, giúp bạn đọc có thể:

- Đọc hiểu, phân biệt và sử dụng linh hoạt các chứng từ thanh toán quốc tế trong
những tình huống cụ thể;

- Vận dụng để tạo lập bộ chứng từ với nội dung, số loại và tính chất khác nhau.
Tùy theo đặc điểm, nội dung và mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng thương
mại, và tùy theo phương thức thanh toán;

- Hiểu và vận dụng được các vấn đề liên quan đến hàng hóa, vận tải, bảo hiểm
và thanh toán của bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế.

24
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.1 Chứng từ tài chính

Chứng từ tài chính gồm các phương tiện thanh toán (payment instruments) dùng
để chi trả, thanh toán trong các giao dịch thương mại. Hiện nay, các phương tiện
thanh toán nói chung đang được sử dụng chủ yếu gồm: tiền mặt, hối phiếu, kỳ
phiếu, chi phiếu và thẻ ngân hàng (chứng từ điện tử). Trong thanh toán quốc tế, các
phương tiện được sử dụng chủ yếu bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu và chi phiếu. Tuy
nhiên, việc sử dụng công cụ nào còn phụ thuộc vào đặc điểm của giao dịch thương
mại, phương thức thanh toán thỏa thuận giữa người mua, người bán và pháp luật
của từng nước.

2.1.1 Hối phiếu

2.1.1.1 Khái niệm

Cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, hối phiếu ngày càng hoàn thiện hơn
về hình thức và nội dung, dần dần thoát ra khỏi cơ sở kinh tế ban đầu của nó là tín
dụng thương mại. Vì là chứng từ có giá trị, lại chuyển nhượng được, nên hối phiếu
không chỉ dừng lại trong quan hệ tín dụng thương mại mà còn được sử dụng trong
quan hệ tín dụng ngân hàng, chiết khấu, cầm cố và là phương tiện thanh toán trong
các giao dịch khác. Hơn nữa, ngày nay hối phiếu còn trở thành một loại hàng hóa để
mua bán trên thị trường tiền tệ; đặc biệt ở một số nước, việc mua bán hối phiếu đã
phát triển mạnh thành thị trường riêng biệt.

Để hối phiếu trở thành phương tiện thanh toán trong lưu thông và hạn chế những
mặt trái của hối phiếu, một loạt các quốc gia đã ban hành luật về hối phiếu. Tuy
nhiên, do thương mại quốc tế ngày càng phát triển làm phát sinh nhu cầu sử dụng
hối phiếu làm phương tiện thanh toán quốc tế gia tăng, đòi hỏi phải xây dựng một
Luật quốc tế thống nhất về hối phiếu. Những nỗ lực đầu tiên trên phạm vi quốc tế
xây dựng Luật thống nhất về hối phiếu đã được triển khai ngay từ đầu thế kỷ 20.

Hội nghị được tổ chức tại Hague năm 1912 đã ra kiến nghị về việc cần ký kết
một hiệp định giữa các nước về quy định sử dụng hối phiếu. Tuy nhiên, do xảy ra

25
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thế Chiến thứ nhất nên các nước dự hội nghị không thể đi tới việc ký hiệp định về
Luật hối phiếu.

Mãi đến năm 1930, hội nghị về Luật hối phiếu được tổ chức tại Geneve, các
nước thành viên đã phê chuẩn Công ước về Luật hối phiếu, gọi là Công ước Geneve
1930 về Luật thống nhất về Hối phiếu.

Ngày nay, Luật thống nhất về Hối phiếu ULB 1930 có hiệu lực tại tất cả các
nước châu Âu (ngoại trừ Anh). Nhiều nước khác mặc dù không tham gia Công ước
Geneve, nhưng vẫn xây dựng Luật hối phiếu của họ thích hợp với ULB 1930, chính
điều đó càng làm cho tính hiệu lực quốc tế của ULB ngày càng được thừa nhận.

Tại khoản 2, điều 4 của Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam có hiệu lực
từ 01/07/2006, hối phiếu được định nghĩa “Hối phiếu (Hối phiếu đòi nợ) là giấy tờ
có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện
một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương
lai cho người thụ hưởng”.

2.1.1.2 Các bên tham gia có quyền lợi và nghĩa vụ về hối phiếu

1. Người ký phát (drawer) là người lập nên hối phiếu và ký phát hành hối phiếu

2. Người bị ký phát (drawee) là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên
hối phiếu

3. Người chấp nhận (acceptor) là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối
phiếu đối với các hối phiếu thanh toán trả chậm. Người chấp nhận có trách nhiệm
thanh toán hối phiếu khi đến hạn.

4. Người thụ hưởng (beneficiary) là người sở hữu hợp pháp hối phiếu, được
nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Người thụ hưởng còn có tên gọi là người
cầm “holder” hay “bearer”. Tùy trường hợp, người thụ hưởng có thể là: Người thụ
hưởng đích danh, do người ký hối phiếu chỉ định. Người ký phát có thể chỉ định
người thụ hưởng đích danh là chính họ; Người nhận chuyển nhượng hối phiếu;
Người cầm giữ hối phiếu vô danh.

26
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Người chuyển nhượng (endorser or assignor) là người chuyển quyền hưởng
lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu (nên còn
gọi là người ký hậu).

6. Người bảo lãnh (avaliseur) là người nào ký tên vào hối phiếu; trừ người ký
phát và người bị ký phát. Nếu hối phiếu đến hạn mà không được người bị ký phát
thanh toán, thì người bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán hối phiếu cho người hưởng
lợi. Người bảo lãnh có quyền truy đòi người nào đã ký tên vào hối phiếu kể cả
người ký phát.

2.1.1.3 Nội dung của hối phiếu

Về hình thức, hối phiếu phải thể hiện dưới dạng văn bản; hình mẫu hối phiếu do
các pháp nhân và thể nhân tự quyết định; ngôn ngữ hối phiếu bằng ngôn ngữ viết
tay, in sẵn hoặc đánh máy và phải bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất. Hối
phiếu có thể được lập thành một hay nhiều bản (thường là hai bản); mỗi bản đều
đánh số thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau.

Khi thanh toán, các ngân hàng thường gởi hối phiếu cho người trả tiền làm hai
lần kế tiếp để phòng thất lạc; bản nào đến trước sẽ được thanh toán trước, bản nào
đến sau sẽ vô giá trị. Nếu là bản thứ nhất thì ghi “First of the same tenor and dated
being unpaid”; nếu là bản thứ hai thì ghi ”Second of the same tenor and dated being
unpaid”.

Hình mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu, nhưng vì là
chứng chỉ có giá và được lưu thông nên nội dung của Hối phiếu phải được qui định
hết sức chặt chẽ. Một chứng từ được xem là hối phiếu phải hội đủ 7 yếu tố sau:

(1) Tiêu đề hối phiếu;

(2) Số tiền bằng số và bằng chữ;

(3) Người bị ký phát;

(4) Thời hạn thanh toán của hối phiếu;

(5) Chỉ thị thanh toán của hối phiếu;

27
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(6) Địa điểm và thời gian ký phát hối phiếu;

(7) Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu.

Hình 2.1 Các nội dung của hối phiếu

BILL OF EXCHANGE (1)

No. (6)

For (2)

At (4) .............sight of this first Bill of Exchange (second of the same tenor and date
being unpaid).. Pay to the order of (5) ................ the sum of (2) .............

To : (3) (Name and address of Drawer)

(signature) (7)

Nguồn: ULB

Trên đây là 7 yếu tố bắt buộc hình thành một hối phiếu; thiếu một trong các yếu
tố này, hối phiếu trở thành vô giá trị. Việc tuân thủ chặt chẽ các yếu tố bắt buộc của
hối phiếu có ý nghĩa làm cho hối phiếu được chứng chỉ hóa và tăng được khả năng
lưu thông (chuyển nhượng), đồng thời là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên tham gia.

Ngoài 7 nội dung bắt buộc nêu trên, người ký phát có thể điền thêm một số nội
dung có tác dụng cung cấp thông tin liên quan đến việc lập hối phiếu. Các nội dung
này không bắt buộc thể hiện và chỉ có tác dụng là thông tin tham chiếu, hướng dẫn
người trả tiền.

2.1.1.4 Các đặc trưng của hối phiếu

Tính trừu tượng của hối phiếu

- Hối phiếu không cần nêu nguyên nhân lập, nội dung quan hệ tín dụng của hối
phiếu dựa trên cơ sở nào không cần đề cập trong hối phiếu. Khi đã tách ra khỏi hợp
đồng thương mại và ở trong tay người thứ ba thì hối phiếu trở thành một chứng từ
có giá độc lập, không phụ thuộc hợp đồng thương mại. Người giữ hối phiếu không

28
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
cần truy soát giá trị hối phiếu phát sinh từ giao dịch kinh tế nào. Nghĩa là, khoản nợ
ghi trên hối phiếu hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào hợp đồng mua bán cơ
sở; cho dù hợp đồng này là cơ sở để lập và phát hành hối phiếu hay ký chấp nhận
hối phiếu.

- Hiệu lực pháp lý của hối phiếu không phụ thuộc vào nguyên nhân phát sinh.
Khi chuyển nhượng hay thanh toán, những người liên quan đến hối phiếu không cần
biết đến hối phiếu được phát hành trên cơ sở nào; mà chỉ cần quan tâm tới việc phát
hành, ký hậu, chuyển giao, chấp nhận, bảo lãnh, truy đòi, kháng nghị... có tuân thủ
về hình thức và nội dung theo qui định của pháp luật hay không. Về mặt pháp lý,
hối phiếu đã hội đủ các yếu tố pháp lý cần thiết để tham gia thanh toán, chuyển
nhượng mà không cần phải kèm theo bất cứ một hợp đồng cơ sở nào cho việc phát
hành hối phiếu.

- Do có tính trừu tượng nên hối phiếu có thể bị lạm dụng phát hành dưới dạng
hối phiếu khống; nghĩa là việc phát hành hối phiếu không dựa trên hợp đồng mua
bán thực sự, không có hàng hóa làm cơ sở cho hối phiếu. Vì khi đã phát hành, hối
phiếu hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở phát sinh ra nó, do đó khó phân biệt hối
phiếu nào được phát hành trên cơ sở mua bán hàng hóa, và hối phiếu nào phát hành
không trên cơ sở mua bán hàng hóa. Chính vì vậy, luật các nước nghiêm cấm việc
phát hành hối phiếu không trên cơ sở là hàng hóa, tức nghiêm cấm phát hành hối
phiếu khống.

Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu

Theo quy định luật chuyển nhượng hối phiếu, người bị ký phát phải trả tiền
theo đúng nội dung của hối phiếu, việc trả tiền không được kèm theo bất kỳ điều
kiện nào; trừ khi hối phiếu lập trái quy định của luật hối phiếu.

Sau khi ký hợp đồng thương mại, nếu nhà nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào
hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát; thì nhà nhập khẩu buộc phải trả tiền cho người
thụ hưởng của hối phiếu, ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu không giao hàng
cho nhà nhập khẩu.

29
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tính lưu thông của hối phiếu

Hối phiếu là một chứng từ có giá tuân thủ chặt chẽ nội dung theo qui định của
pháp luật, thể hiện mối quan hệ tín dụng được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Hối
phiếu là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền, nên hối
phiếu có được tính lưu thông.

Tính lưu thông của hối phiếu được thể hiện qua thanh toán tiền mua hàng hóa
hay trả một khoản nợ bất kỳ, chuyển nhượng hối phiếu cho người khác, cầm cố để
vay vốn tại NHTM, chiết khấu tại NHTM và tái chiết khấu tại NHTW.

Thông thường, các hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán mới có giá trị
chuyển nhượng, vì như vậy hối phiếu mới được thanh toán. Hối phiếu do ngân hàng
chấp nhận sẽ có tính lưu thông cao hơn hối phiếu do doanh nghiệp chấp nhận, vì
ngân hàng có uy tín cao hơn doanh nghiệp.

2.1.1.5 Phân loại hối phiếu

a/ Căn cứ vào thời hạn thanh toán

Hình 2.2 Thời hạn thanh toán của hối phiếu

Nguồn: ULB

30
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Hối phiếu trả tiền ngay (at sight bill hay on demand bill): Người bị ký phát
phải thanh toán cho người thụ hưởng ngay khi hối phiếu được xuất trình “at
presentment” khi có yêu cầu “on demand”.

- Hối phiếu có kỳ hạn (usance bill, time bill): Người ký phát có thể qui định thời
hạn thanh toán hối phiếu theo 4 cách sau: 1. một thời hạn nhất định kể từ ngày ký
phát hối phiếu (bill date); 2. một thời hạn nhất định kể từ ngày ký chấp nhận hối
phiếu; 3. một thời hạn nhất định kể từ ngày phát hành vận đơn; 4. tại một ngày cụ
thể trong tương lai.

b/ Căn cứ vào chứng từ kèm theo

- Hối phiếu trơn (clean bill) là hối phiếu được ngân hàng chuyển đến cho người
bị ký phát, yêu cầu thanh toán mà không đính kèm chứng từ thương mại. Trong
ngoại thương, hối phiếu trơn dùng chủ yếu để đòi tiền những nhà nhập khẩu tin cậy.

- Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill) là hối phiếu được ngân hàng
chuyển đến cho người bị ký phát, yêu cầu thanh toán đính kèm với chứng từ thương
mại trả ngay – sight draft (D/P); Hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận – time draft
(D/A).

c/ Căn cứ tính chuyển nhượng

- Hối phiếu đích danh (nominal bill): Hối phiếu đích danh không chuyển
nhượng; Hối phiếu đích danh chuyển nhượng.

- Hối phiếu vô danh (bearer bill): Không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước
hối phiếu; Hối phiếu chuyển nhượng bằng cách ký hậu ở mặt sau để trống (blank
endorsement), hoặc ký hậu theo lệnh để trống (order endorsement in blank), thì
người nào cầm hối phiếu cũng trở thành người hưởng lợi.

- Hối phiếu chuyển nhượng theo lệnh (order bill): Hối phiếu sẽ được thanh toán
cho người thụ hưởng theo chỉ thị của hối phiếu.

31
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
d/ Căn cứ vào người ký phát hối phiếu

- Hối phiếu thương mại (trade bill): Do người xuất khẩu, người cho vay ký phát
đòi tiền người nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C.

- Hối phiếu ngân hàng (bank bill): Là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh
cho ngân hàng đại lý thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định
trên hối phiếu.

e/ Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu

- Hối phiếu nội tệ: Hối phiếu được thanh toán bằng đồng bản tệ tại địa điểm
thanh toán

- Hối phiếu ngoại tệ: Hối phiếu thanh toán bằng là đồng ngoại tệ tại địa điểm
thanh toán.

2.1.1.6. Các lưu ý liên quan đến hối phiếu

a. Phát hành hối phiếu

Người ký phát phải bảo đảm cho hối phiếu có đầy đủ tính pháp lý về mặt hình
thức và nội dung. Mọi sai sót khiến cho hối phiếu không được thanh toán hay không
được chấp nhận thanh toán đều thuộc trách nhiệm của người ký phát. Tuy nhiên,
các ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu luôn giúp kiểm tra hối phiếu trước khi gởi đi,
do đó sai sót về hối phiếu ít khi xảy ra. Khi hối phiếu bị từ chối thanh toán hay chấp
nhận thanh toán thì trách nhiệm thuộc về người ký phát chứ không phải ngân hàng.

b. Chấp nhận hối phiếu

Sau khi ký phát, hối phiếu có thời hạn phải xuất trình cho người bị ký phát để
người bị ký phát làm thủ tục chấp nhận thanh toán. Chấp nhận hối phiếu là hành vi
của người bị ký phát cam kết thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn. Chấp
nhận có thể được thực hiện: Ghi trực tiếp trên mặt trước tờ hối phiếu các từ “chấp
nhận”, ngày tháng và chữ ký của người bị ký phát; Chấp nhận bằng văn thư, điện
thông báo.

32
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
c. Chuyển nhượng hối phiếu

Nhìn chung, hối phiếu chuyển nhượng được, trừ khi trên hối phiếu ghi rõ là cấm
chuyển nhượng hoặc chỉ trả tiền cho người đích danh. Hối phiếu có thể chuyển
nhượng theo lệnh chỉ đích danh người thụ hưởng, theo lệnh để trống, cho người cầm
hoặc để trống. Có hai phương thức chuyển nhượng:

- Trao tay: Áp dụng đối với các hối phiếu vô danh (theo lệnh để trống, cho
người cầm, để trống, ký hậu cho người cầm, ký hậu để trống).

- Ký hậu: Ký hậu là việc người thụ hưởng ký vào mặt sau của tờ hối phiếu, rồi
chuyển giao hối phiếu cho người được chuyển nhượng. Ký hậu có nhiều loại, trong
thực tế thường gặp là: (1) Ký hậu để trống (Blank endorsement) là việc ký hậu
không chỉ định người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại. Người ký hậu
chỉ ký tên ở mặt sau tờ hối phiếu; hoặc có thể ghi thêm cụm từ chung chung như
“trả cho ...”. Với cách ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người
hưởng lợi hối phiếu, và việc chuyển nhượng tiếp theo không cần ký hậu nữa, mà chỉ
cần trao tay; (2) Ký hậu theo lệnh (To Order Endorsement) là việc ký hậu chỉ định
một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu. Ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất
thông dụng trong thanh toán quốc tế; (3) Ký hậu hạn chế (Restrictive Endorsement)
là việc ký hậu chỉ đích danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người này mà thôi. Ví
dụ người ký hậu ghi câu : “Chỉ trả cho ông X – Pay to Mr. X only” và ký tên. Ký
hậu hạn chế là loại ký hậu không thể chuyển nhượng được; (4) Ký hậu miễn truy
đòi (Without Recourse Endorsement) là loại ký hậu, mà một khi hối phiếu bị từ chối
trả tiền thì người ký hậu hối phiếu được miễn truy đòi. Người ký hậu ghi thêm câu
“Miễn truy đòi / Without Recourse” vào một trong ba loại ký hậu nói trên, ví dụ ghi
“Trả theo lệnh ông X, miễn truy đòi” và ký tên, hoặc “Chỉ trả cho ông X, miễn truy
đòi”. Khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, thì tất cả những người ký hậu có ghi
“miễn truy đòi” đều được miễn trách nhiệm hoàn trả tiền, còn đối với những người
không ghi câu “miễn truy đòi” đều phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho bất cứ
người nào được chuyển nhượng sau đó. Ký hậu miễn truy đòi cũng là loại ký hậu
thông dụng trong thanh toán quốc tế.

33
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
d. Bảo lãnh hối phiếu “Aval”

Bảo lãnh hối phiếu là việc bên thứ ba cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thanh
toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu nếu đã hết hạn thanh toán mà người được bảo
lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.

- Người bảo lãnh ghi lên mặt trước hay mặt sau hối phiếu cụm từ “bảo lãnh”, số
tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh
trên hối phiếu. Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh, thì
bảo lãnh được xem là bảo lãnh cho người ký phát.

- Ngoài hình thức bảo lãnh trên, một số nước còn dùng hình thức bảo lãnh bằng
một văn thư riêng, gọi là bảo lãnh mật. Có hình thức này là do người được bảo lãnh
không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức phải có sự bảo
lãnh.

Để bảo lãnh thực sự có giá trị, thì người bảo lãnh thường là một ngân hàng có uy
tín. Người bảo lãnh bị ràng buộc trách nhiệm giống như người được bảo lãnh. Sau
khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của
người được bảo lãnh, xử lý tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh và có quyền
yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã
thanh toán.

f. Cầm cố và nhờ thu hối phiếu

Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu tại các tổ chức tín dụng để vay vốn.
Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ vay vốn được bảo đảm bằng cầm cố hối
phiếu, thì người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu cho người cầm cố. Trong
trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm
bằng cầm cố hối phiếu, thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng hối phiếu
và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Người thụ hưởng có thể chuyển giao hối phiếu cho người thu hộ để nhờ thu số
tiền ghi trên hối phiếu kèm theo ủy quyền bằng văn bản về việc thu hộ.

34
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
g. Kháng nghị không trả tiền _Protest for Non-payment

Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả
tiền trước pháp luật. Người hưởng lợi phải lập đơn kháng nghị trong thời hạn pháp
luật cho phép (thường là trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đến hạn
thanh toán). Sau khi lập đơn kháng nghị, người bị từ chối thanh toán phải thông báo
bằng văn bản cho một trong những người chuyển nhượng trước đó để đòi tiền.
Người xuất trình hối phiếu bị từ chối thanh toán phải tiến hành đúng lúc các thủ tục
tố tụng theo pháp luật.

h. Giải trái – Discharge

Khi hối phiếu được người ký phát thanh toán đầy đủ và đúng hạn, thì các nghĩa
vụ liên quan đến hối phiếu sẽ tự động hết hiệu lực, tức được giải trái (đã trả xong nợ
theo qui định).

2.1.2 Kỳ Phiếu

2.1.2.1 Khái niệm kỳ phiếu

Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa trả
một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc
trả cho người cầm phiếu.

Hối phiếu và kỳ phiếu gọi chung là thương phiếu (commercial paper). Trong
luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam, “bill of exchange” được gọi là “hối
phiếu đòi nợ”, còn “promissory note” được gọi là hối phiếu nhận nợ. Hối phiếu đòi
nợ nghĩa là chủ nợ là người lập và ký phát đòi tiền con nợ, còn hối phiếu nhận nợ
nghĩa là con nợ tự lập và ký phát hành để nhận nợ đối với chủ nợ. Hiện nay có rất
nhiều thuật ngữ tiếng Việt dùng chỉ “promissory note” đó là: hối phiếu nhận nợ, kỳ
phiếu, lệnh phiếu, hứa phiếu.

2.1.2.2 Nội dung kỳ phiếu

Một kỳ phiếu phải bao gồm 7 nội dung bắt buộc: (1) Tiêu đề kỳ phiếu; (2) Số
tiền bằng số và bằng chữ; (3) Thời hạn thanh toán của kỳ phiếu; (4) Địa điểm thanh

35
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
toán; (5) Chỉ thị thanh toán của kỳ phiếu; (6) Số thứ tự của kỳ phiếu; (7) Tên, địa
chỉ và chữ ký của người ký phát kỳ phiếu:

Hình 2.3 Các nội dung của kỳ phiếu

(1) PROMISSORY NOTE


No. (6)
For (2)
At (3) ................sight of this Promissory note, we promise to pay the order of (5)
.......
the sum of (2) ..........................................
Place of payment (4) (name and address of Issuer)
(signature) (7)

Nguồn: ULB

Nhìn chung, về qui tắc lưu thông thì hối phiếu và kỳ phiếu giống nhau. Kỳ phiếu
như là một hối phiếu đã được chấp nhận bởi người trả tiền. Các điều mà luật dùng
để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một kỳ phiếu. Hiện nay,
trong thương mại quốc tế, người ta chủ yếu sử dụng hối phiếu, còn kỳ phiếu ít sử
dụng hơn.

2.1.3 Séc - Cheque, Check

2.1.3.1 Khái niệm Séc

Séc bắt đầu được sử dụng phổ biến trên thế giới từ thế kỷ 18, khi hệ thống ngân
hàng phát triển mạnh. Những người có tài khoản phát hành Séc mở tại ngân hàng,
được ngân hàng cấp một quyển Séc. Ngân hàng sẽ thực hiện rút tiền mặt hoặc
chuyển tiền cho người thụ hưởng theo chỉ thị của chủ tài khoản Séc.

Séc thực hiện phương tiện thanh toán và được sử dụng rộng rãi trong những
nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay, Séc là phương tiện chi trả
được dùng phổ biến trong giao dịch nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử
dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung ứng dịch vụ, du lịch và về
các chi trả phi mậu dịch khác. Séc được sử dụng và lưu thông trong thanh toán quốc

36
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
tế, điều đó dẫn đến tất yếu yêu cầu phải có luật thống nhất điều chỉnh Séc trên phạm
vi quốc tế.

Năm 1912, cùng với hối phiếu, Séc cũng được đem ra thảo luận tại Hội nghị
quốc tế tại Hague, nhưng do Thế chiến thứ nhất xảy ra làm gián đoạn sự phê chuẩn
Luật thống nhất về Séc. Mãi đến năm 1931, Hội nghị quốc tế về Séc tại Geneve đã
được 30 nước thông qua Luật thống nhất về Séc. Cũng như Luật thống nhất về Hối
phiếu (ULB 1930), Luật thống nhất về Séc sẽ không mang tính quốc tế một cách
trọn vẹn, bởi vì: Hai cường quốc về kinh tế, thương mại và tài chính là Anh và Mỹ
đã không tham gia Công ước Geneve về hối phiếu và Séc; Công ước Geneve 1931
về Luật thống nhất về Séc đã cho phép các nước tham gia có “quyền bảo lưu” theo
cách riêng của mình, làm cho tính thống nhất quốc tế trở nên không cao.

Chính vì điều đó, Ủy ban về luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc đã nỗ
lực nhằm thống nhất hệ thống luật điều chỉnh Séc trên toàn thế giới, nên vào năm
1982 đã xây dựng và ban hành văn kiện về Séc quốc tế. Tuy nhiên điều đáng tiếc là
cho đến nay, văn kiện này chưa được nhiều quốc gia phê chuẩn do thói quen và tập
quán thương mại đã ăn sâu vào tiềm thức.

Cho dù Công ước Geneve 1931 về Luật thống nhất về Séc chưa mang tính quốc
tế một cách tuyệt đối, nhưng khi các quốc gia xây dựng luật Séc cho mình cũng dựa
chủ yếu vào công ước này.

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng
trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định
trên Séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm Séc.

Về hình thức, Séc là một văn bản giấy, được chia làm hai phần có đường cắt
bằng răng cưa ở giữa để tách rời, gồm: phần cuống Séc để người phát hành lưu
những điều cần thiết; phần tách rời để trao cho người thụ hưởng. Séc gồm hai mặt,
mặt trước in sẵn tiêu đề để điền các yếu tố bắt buộc của tờ Séc, mặt sau dùng để ghi
các nội dung về chuyển nhượng. Séc thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu, có
những dòng để trống để người phát hành Séc điền vào.

37
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.1.3.2 Những người liên quan đến Séc

Người ký phát: Là người có tài khoản phát hành Séc ở ngân hàng. Đối với
người ký phát thì phải có đủ tiền trên tài khoản. Thông thường, số tiền ghi trên Séc
không được vượt quá số dư trên tài khoản phát hành Séc, trừ khi người ký phát
được ngân hàng cho vay thấu chi (Overdraft).

Người trả tiền: Vì Séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện, ngân hàng phải chấp
hành lệnh đó một cách vô điều kiện, miễn là trên tài khoản phát hành Séc đủ số dư;
chữ ký trên tờ Séc phù hợp với chữ ký mẫu và các yếu tố của tờ Séc phù hợp với
pháp luật.

Người thụ hưởng: Là người nhận tiền từ tờ Séc do người ký phát chỉ định
đích danh hay thông qua thủ tục chuyển nhượng.

2.1.3.3 Nội dung của tờ Séc

1. Danh từ “Séc ”

2. Số tiền nhất định

3. Người trả tiền

4. Nơi trả tiền

5. Ngày tháng và nơi phát hành Séc

6. Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và chữ ký của người phát hành Séc

Một chứng từ, nếu thiếu bất kỳ một trong những yêu cầu nêu trên đều không
được xem là một tờ Séc, ngoại trừ các trường hợp sau đây:

- Nếu không ghi cụ thể, thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền được xem là nơi
thanh toán. Nếu có nhiều địa chỉ cùng ghi bên cạnh tên người trả tiền, thì địa chỉ
đầu tiên ngay bên cạnh sẽ là nơi trả tiền.

- Nếu không ghi bất kỳ địa chỉ nào của người trả tiền trên tờ Séc, thì nơi thanh
toán sẽ là trụ sở chính của người trả tiền.

38
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Nếu không ghi cụ thể, thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát được xem là
địa điểm phát hành Séc.

2.1.3.4 Các loại Séc thông dụng

Séc đích danh (Nominal Check): Là loại chi phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi
trên chi phiếu. Có 2 loại: Séc đích danh không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký
hậu. Trên Séc có ghi “not to order”, nghĩa là chỉ người hưởng lợi có tên trên Séc
mới lãnh được tiền ở ngân hàng; Séc đích danh có thể chuyển nhượng được bằng
thủ tục ký hậu. Trên Séc không ghi “to order” và cũng không ghi “not to order”,
nhưng người hưởng lợi vẫn có thể ký hậu chuyển nhượng Séc.

Séc vô danh (Bearer Check): Là loại Séc mà người ký phát không ghi tên người
hưởng lợi lên Séc mà để trống hoặc chỉ ghi câu “Trả cho người cầm Séc ”. Đối với
Séc vô danh, thì bất kỳ ai cầm Séc cũng là người thụ hưởng, việc chuyển nhượng
tiếp theo chỉ cần trao tay mà không cần thủ tục ký hậu. Séc vô danh có thể chuyển
thành Séc theo lệnh hay Séc đích danh bằng thủ tục ký hậu.

Séc theo lệnh (Order Check): Là loại Séc chi trả theo lệnh của người hưởng lợi
ghi trên tờ Séc. Loại Séc này có thể chuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu
giống như hối phiếu. Trong thời hạn hiệu lực, Séc theo lệnh có thể chuyển nhượng
cho nhiều người liên tiếp bằng cách ký hậu.

Séc gạch chéo (Crossed Check): Người ký phát có thể gạch chéo tờ Séc bằng
hai gạch chéo song song theo hai hình thức: gạch chéo thường (General Crossed
Check): giữa hai gạch chéo để trống hoặc ghi chung chung “Ngân hàng”. Đối với
Séc gạch chéo thường, thì ngân hàng trả tiền chỉ thanh toán tiền cho ngân hàng hoặc
cho khách hàng của mình; gạch chéo đặc biệt (Special Crossed Check): Giữa hai
gạch chéo ghi tên một ngân hàng đích danh. Đối với Séc gạch chéo đặc biệt, thì
ngân hàng trả tiền chỉ thanh toán tiền cho ngân hàng có tên trên Séc hoặc cho khách
hàng của ngân hàng này. Séc gạch chéo thường có thể chuyển thành Séc gạch chéo
đặc biệt, ngược lại thì không.

39
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Séc du lịch (Traveller’s Check): Là loại Séc do ngân hàng phát hành và được
trả tiền tại bất kỳ chi nhánh hay đại lý nào của ngân hàng phát hành.

Séc bảo chi (Certified Check): Là loại Séc được ngân hàng xác nhận việc trả
tiền.

2.1.3.5 Các lưu ý khi phát hành

Vì Séc là một công cụ thanh toán vô điều kiện, trả tiền ngay khi xuất trình, nên
những điều sau đây không được hình thành trong tờ Séc:

1. Điều kiện trả tiền

2. Chấp nhận

3. Tiền lãi

4. Kỳ hạn trả tiền

5. Miễn trừ bảo đảm trả tiền

Trong thực tế, người phát hành có thể phát hành Séc khống khi để trống không
ghi số tiền mà để cho người hưởng lợi tự điền vào. Do điều này rất dễ đưa đến sự
lạm dụng gây hậu quả khó lường; chính vì vậy, luật các nước qui định cấm việc
phát hành Séc khống.

2.2 Chứng từ thương mại

2.2.1 Chứng từ vận tải

2.2.1.1 Vận đơn đường biển

a/ Khái niệm vận đơn đường biển

Có rất nhiều chứng từ được sử dụng trong thương mại và thanh toán quốc tế,
trong đó có vận đơn đường biển; tuy nhiên vận đơn đường biển là chứng từ quan
trọng, bởi vì nó là chứng từ đại diện cho hàng hóa.

Trước đây và cũng như ngày nay, vận tải đường biển luôn đóng vai trò quan
trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hiện nay chuyên chở bằng đường
biển chiếm khoảng 80% về khối lượng và khoảng 65% về giá trị hàng hóa; trái lại

40
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
vận tải hàng không chỉ chiếm một số lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế khoảng
1%, nhưng lại chiếm từ 20% tới 30% giá trị hàng hóa trong ngoại thương. Các
phương tiện vận tải khác như đường sắt, đường bộ, đường sông, đường ống chỉ
chiếm một tỉ lệ nhỏ đối với vận chuyển quốc tế. Qua đó cho thấy, vận tải đường
biển chiếm ưu thế về cả khối lượng và giá trị. Từ đó cho thấy vai trò nổi bật của vận
đơn đường biển so với các chứng từ vận tải khác.

Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading – thường
được viết tắt là B/L), là chứng từ chuyên chở hàng hóa (Transport Documents) bằng
đường biển do người có chức năng ký phát cho người gởi hàng hoặc khi hàng hóa
đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở.

b/ Đặc điểm của vận đơn đường biển

Thứ nhất, khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển bắt buộc phải xảy ra.

Thứ hai, vận đơn đường biển là loại chứng từ sở hữu hàng hoá và có tên gọi là
Bill of Lading. Nhà nhập khẩu chỉ nhận được hàng khi xuất trình vận đơn đường
biển bản gốc.

Thứ ba, người ký phát vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, thường
là người có phương tiện chuyên chở, hoặc người kinh doanh chuyên chở.

Thứ tư, thời điểm cấp vận đơn có thể là sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu
(Shipped on Board) hoặc sau khi hàng hóa được nhận để chở (Received for
Shipment). Thời điểm phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thương mại
và thanh toán quốc tế. Một mặt, nó thể hiện trách nhiệm về chở hàng, và trách
nhiệm về hàng hóa đó đối người chuyên chở; mặt khác, nó là bằng chứng của việc
giao hàng của người bán cho người mua, và là thời điểm hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng của người bán.

c/ Phạm vi sử dụng của vận đơn đường biển

Đối với người gởi hàng (nhà xuất khẩu): Vận đơn là bằng chứng đã giao hàng
cho người mua, chứng minh rằng người bán đã hoàn thành trách nhiệm của họ theo

41
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
hợp đồng thương mại. Sau khi giao hàng, nhận được vận đơn, người bán có thể fax
cho người mua để thông báo là đã giao hàng xong, đồng thời tiến hành lập bộ chứng
từ thanh toán, trong đó vận đơn là chứng từ quan trọng không thể thiếu.

Đối với người nhận hàng (nhà nhập khẩu): vì vận đơn gốc được dùng làm
chứng từ để nhận hàng, nên người mua phải có vận đơn gốc, và là người xuất trình
đầu tiên cho người chuyên chở thì mới nhận được hàng. Khi một vận đơn gốc đã
được xuất trình để nhận hàng, thì các vận đơn gốc còn lại không còn giá trị nhận
hàng nữa. Khi nhận hàng, người mua căn cứ vào chủng loại, số lượng và điều kiện
hàng hóa ghi trên vận đơn để đối chiếu việc giao hàng của người chuyên chở; đồng
thời dùng vận đơn để đối chiếu, theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại của
người bán. Vì là chứng từ sở hữu hàng hóa, do đó vận đơn có giá trị như một giấy
tờ quan trọng, được chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp rất phổ biến trong
thực tế.

Đối với người chuyên chở: người chuyên chở chỉ có trách nhiệm giao hàng khi
nhận được vận đơn gốc đầu tiên, và phải giao hàng như ghi trên vận đơn. Sau khi
giao hàng và thu hồi vận đơn gốc, người chuyên chở được chứng minh là đã hoàn
thành trách nhiệm về chuyên chở hàng hóa. Ngoài ra, khi có tranh chấp với người
chuyên chở về hàng hóa, thì vận đơn được dùng làm chứng từ xác định giá trị hàng
hóa hoặc xác minh số liệu, đơn vị hàng hóa để yêu cầu người chuyên chở bồi
thường.

Vận đơn là một trong các chứng từ quan trọng để các bên có liên quan đến vận
đơn tiến hành khiếu nại, kiện tụng lẫn nhau khi phát sinh các tranh chấp. Khi có
khiếu nại về bảo hiểm hàng hóa, thì vận đơn gốc nhất thiết phải được xuất trình. Vì
giữa bảo hiểm đơn và vận đơn có chung các thông số như tên con tàu, hành trình
chuyên chở, cảng đi, cảng đến, hàng hóa .... nên khi có khiếu nại về bảo hiểm, thì rõ
ràng vận đơn là chứng cứ rất quan trọng, phải xuất trình cho công ty bảo hiểm để
được bồi thường. Ngoài ra, vận đơn còn là chứng từ được dùng để làm các thủ tục
cho hàng hóa xuất nhập khẩu, khai báo hải quan ....

42
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
d/ Hình thức của vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, có tính lưu thông và
liên quan đến nhiều bên; nhưng cho đến nay, trên phạm vi quốc tế cũng như phạm
vi quốc gia, chưa có một mẫu vận đơn thống nhất dùng chung trong vận tải hàng
hóa bằng đường biển. Trong thực tế, vận đơn đường biển do người vận tải tự in ấn
và phát hành cho người gởi hàng, mỗi hãng tàu thường có mẫu vận đơn riêng của họ
với cách bố trí, màu sắc và nội dung không thống nhất với nhau.

Do được tự do in ấn và phát hành, nên các hãng tàu thường thiết kế và in sẵn
mẫu vận đơn cho họ. Ngoài mục đích làm chứng từ vận tải, hình thức vận đơn còn
được thiết kế và in ấn để phản ánh được thương hiệu của hãng tàu trên thị trường
kinh doanh.

e/ Nội dung của vận đơn đường biển

(1) Tiêu đề của vận đơn: Vận đơn có tiêu đề thuộc loại “Vận đơn hỗn hợp” hoặc
“Từ cảng tới cảng”.

(2) Số vận đơn: Mỗi vận đơn đều phải có số riêng để phân biệt với các vận đơn
khác, đồng thời để ghi trên các chứng từ khác có tác dụng là số tham chiếu.

(3) Tên công ty vận tải biển: Ngoài tên công ty, trên một số vận đơn còn in sẵn
Logo công ty, địa điểm kinh doanh, điện thoại, fax.... của công ty

(4) Người gởi hàng: Người gởi hàng thường là nhà xuất khẩu. Ô này ghi đầy đủ
tên và địa chỉ kinh doanh của người gởi hàng; ngoài ra, còn có thể ghi thêm số điện
thoại, fax, telex, số hiệu tài khoản.

(5) Người nhận hàng: Tùy theo loại vận đơn là đích danh, theo lệnh hay vô
danh mà ghi cho thích hợp. Nếu là đích danh hay theo lệnh của một người đích
danh, thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng đích danh hoặc
tên của người mà hàng hóa được giao theo lệnh của người này. Nếu là vô danh, thì
ghi “to the Bearer or to the Holder”.

(6) Bên được thông báo: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người được thuyền trưởng
hay người chuyên chở thông báo về chuyến tàu và ngày giờ tàu cập cảng đến. Ngoài
43
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
tên và địa chỉ, có thể ghi thêm số điện thoại, fax, telex.... Thông thường, trong ô này
có một ghi chú về điều khoản miễn khiếu nại đối với thuyền trưởng hay người
chuyên chở, nếu như việc thông báo không được thực hiện. Việc ghi chú này bằng
các câu như “No claim shall attach for failure to notify”, hoặc “It is agreed that no
responsibility shall attach to the Carrier or his Agents for failure to notify”.

(7) Nơi nhận hàng để chở: Ghi địa điểm hàng hóa được nhận để chở. Địa điểm
này có thể ở ngay cảng bốc hàng hoặc ở sâu trong đất liền.

(8) Tên cảng bốc hàng lên tàu

(9) Tên cảng dỡ hàng

(10) Nơi trả hàng cho người nhận hàng: địa điểm này có thể ở ngay cảng đến
hoặc ở sâu trong đất liền.

(11) Tên con tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu: Tên con tàu thường được thể
hiện bằng ký hiệu viết tắt M/V (Marine Vessel)

(12) Số bản vận đơn gốc được phát hành. Thông thường được ghi bằng số và
bằng chữ

(13) Ký hiệu và số hiệu hàng hóa. Ký hiệu hàng hóa được viết là “Shipping
Marks”

(14) Số lượng và mô tả hàng hóa

(15) Trọng lượng cả bì

(16) Thể tích

(17) Tổng số Containers hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ

(18) Phần khai hàng hóa ở trên do người gởi hàng thực hiện. Thực chất đây là
điều khoản qui định việc kê khai hàng hóa trên vận đơn phải do người gởi hàng thực
hiện và tự chịu trách nhiệm; nếu có sai sót gì thì người chuyên chở không chịu trách
nhiệm, cho dù ngay cả khi người chuyên chở có ghi hộ.

44
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(19) Ghi chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí. Nếu cước phí trả trước
thì ghi “Freight prepaid / Freight paid”, còn nếu trả sau thì ghi “Freight to collect /
Freight to be paid at destination”.

(20) Nội dung phần này phản ánh cam kết của người chuyên chở về việc đã nhận
hàng và trách nhiệm chở hàng hóa đến nơi qui định, đồng thời cũng nêu lên các
trường hợp miễn trách đối với người chuyên chở.

(21) Nơi và ngày tháng phát hành vận đơn

(22) Trên một số loại vận đơn, ô này được in sẵn để tiện điền vào. Vì người
chuyên chở có thể nhận hàng và phát hành vận đơn vào một ngày nào đó, nhưng
hàng hóa chỉ được bốc lên tàu sau đó, để phù hợp vơi điều kiện trong hợp đồng
thương mại hoặc điều kiện thanh toán là vận đơn phải ghi hàng hóa đã được bốc
xong lên tàu, thì sau khi bốc hàng lên tàu, người chuyên chở ghi chú thêm vào ô
này. Nếu ô này không được in sẵn thì phải có ghi chú riêng trên vận đơn.

(23) Người phát hành vận đơn ký tên

Hình 2.4 Các nội dung của vận đơn đường biển

(1) BILL OF LADING FOR COMBINED TRANSPORT SHIPMENT


OR PORT TO PORT SHIPMENT
(4) Shipper (2) B/L No.
(5) Consignee (3) SHIPPING COMPANY

(6) Notify Party / Address


No claim shall attach for failure to
notify
(7) Place of receipt (8) Port of loading
(9) Port of Discharge (10) Place of delivery
(11) Vessel and Voy. No. (12) Number of Original Bills of Lading
(13) Marks (14) Number and kind of Packages : (15) Gross (16)
& numbers Description of goods Weight Measurement

45
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(17) Total No. of Containers or Packages (in words)
(18) ABOVE PARTICULARS AS DECLARED BY SHIPPER
(19) Freight (20) Received by the Carrier the Goods as specified above in
details, Charges etc apparent good order and condition unless otherwise stated, to
be transported to such place as agreed, authorised or
permitted herein, and subject to all the terms and conditions
appearing on the front and reverse of this Bill of Lading, to
which the Merchant agrees by accepting this Bill of Lading,
any local
privileges and customs notwithstanding.
The particulars given above as stated by the Shipper and
the weight, measure, quantity, condition, contents and value
of the Goods are unknown to the Carrier.
In WITNESS whereof one (1) original Bill of Lading has
been signed if not otherwise stated above, the same being
accomplished the other(s), if any, to be void. If required by
the Carrier, one (1) original Bill of Lading must be
surrendered duly endorsed in exchange for the Goods of
delivery order.
(22) SHIPPED on (21) Place and Date of Issue :
Board the Vessel (23) Signature : (signed)
Date :
By : (signed)

Nguồn: UCP 600

Tóm lại, vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng, được sử dụng trong
nhiều lãnh vực, liên quan đến nhiều người; chính vì vậy việc hiểu biết những nội
dung cơ bản về vận đơn đường biển là rất thiết thực đối với những người có liên
quan, đặc biệt là những người làm công tác xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế tại
các ngân hàng thương mại.

46
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
g/ Phân loại vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, và được
sử dụng vào nhiều công việc khác nhau, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế. Chính
vì vậy, việc nhận biết các loại vận đơn và ý nghĩa của chúng là vấn đề hết sức quan
trọng đối với những người có liên quan, đặc biệt là đối với nhà xuất nhập khẩu, các
ngân hàng. Có thể dựa vào tình trạng hàng hóa, đặc điểm hành trình, ghi chú trên
vận đơn, khả năng lưu thông để nhận biết các loại vận đơn. Cụ thể như sau:

Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa: Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng
hóa, vận đơn đường biển được chia thành hai loại là: 1/Vận đơn đã bốc hàng lên tàu
(Shipped on Board B/L). Cụm từ “đã bốc hàng lên tàu” có thể được in sẵn hoặc
không được in sẵn trên vận đơn. Nếu chưa được in sẵn, để trở thành vận đơn “đã
bốc hàng lên tàu”; người phát hành sẽ ghi thêm hay đóng dấu các chữ sau đây lên
trên mặt trước của vận đơn: “Shipped on board”, hoặc “On Board”, hoặc “Shipped”,
hoặc “Laden on Board”. Hiện nay, mẫu vận đơn in sẵn “Shipped on Board” ít được
sử dụng, bởi vì nó chỉ được phát hành sau khi hàng hóa đã bốc xong lên tàu, trong
khi đó hàng hóa thường được nhận và phải chờ một thời gian nhất định để được bốc
lên tàu; do đó loại vận đơn này không linh hoạt và không đa dạng trong việc thực
hiện giao nhận và vận tải quốc tế. 2/Vận đơn nhận hàng để chở (Received for
Shipment B/L) Vận đơn nhận hàng để chở là loại vận đơn được phát hành sau khi
người vận chuyển nhận hàng để chở. Khác với vận đơn đã bốc hàng, vận đơn nhận
hàng để chở, có nghĩa là hàng hóa chưa được bốc lên tàu mà có thể đang nằm ở cầu
cảng, kho bãi hay ở đâu đấy. Ở đây người vận chuyển mới chỉ nhận hàng để chở,
chứ chưa bốc hàng lên tàu. Về mặt nguyên tắc, người mua và ngân hàng phát hành
L/C cầm vận đơn nhận hàng để chở, không chắc chắn bằng vận đơn đã bốc hàng lên
tàu, vì không biết hàng hóa có thực sự được bốc lên tàu để vận chuyển hay không.
Do đó, trong hợp đồng thương mại cũng như trong L/C, thường có điều khoản yêu
cầu vận đơn là đã bốc hàng lên tàu; nếu người xuất khẩu xuất trình vận đơn nhận
hàng để chở, sẽ bị người mua và ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán.

47
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Căn cứ vào tính chất pháp lý: vận đơn gốc và bản sao vận đơn (vận đơn copy).
Hiện nay, các hãng tàu đều in sẵn mẫu vận đơn, trên đó có thể in sẵn từ “Original”
hoặc “Copy” để phân biệt vận đơn gốc và bản sao vận đơn. Trong trường hợp in
sẵn, vận đơn gốc và bản sao vận đơn đều giống nhau về nội dung ở mặt trước; mặt
sau của vận đơn gốc in các điều khoản về vận chuyển; còn mặt sau của bản sao vận
đơn thường để trống. Ngoài ra, vận đơn gốc thường được in bằng chữ màu, còn bản
sao vận đơn được in đen trắng.

Căn cứ vào tính lưu thông: 1.Vận đơn đích danh (Straight B/L hay B/L to a
named person) là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng; người vận chuyển
chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn. Loại vận đơn này ít dùng vì nó không
được chuyển nhượng; 2.Vận đơn theo lệnh (B/L to order of ...) là vận đơn trên đó
ghi giao hàng theo lệnh một người nào đó. Trong thực tế, vận đơn thường là: Theo
lệnh của một người đích danh (To order of a named person). Người đích danh này
có thể là một cá nhân, một tổ chức hay một công ty; Theo lệnh của ngân hàng phát
hành L/C (To order of an Issuing Bank). Để kiểm soát được hàng hóa, các ngân
hàng phát hành L/C thường qui định hàng hóa được giao theo lệnh của họ; Theo
lệnh của người gởi hàng (To order of the Shipper). Theo tập quán, nếu vận đơn chỉ
ghi “To order of” thì cũng được hiểu là giao hàng theo lệnh của người gởi hàng;
3.Vận đơn vô danh (To bearer B/L) là vận đơn không ghi tên người nhận hàng đích
danh và cũng không ghi giao hàng theo lệnh của ai. Vận đơn vô danh được chuyển
nhượng đơn giản bằng cách trao tay; ai cầm vận đơn trong tay là chủ sở hữu vận
đơn và có quyền yêu cầu người vận chuyển giao hàng cho mình.

Căn cứ vào phương thức thuê tàu: 1.Vận đơn tàu chợ (Liner B/L), tàu chợ
(Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào
các cảng qui định và theo một lịch trình đã định trước. Như vậy, khi hàng hóa được
gởi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gởi hàng vận đơn tàu chợ.
Khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các
điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa; còn ở mặt trước vận đơn có chữ
ký của người vận chuyển. Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng vận đơn (các

48
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
điều khoản ghi ở mặt sau) hoặc Công ước quốc tế để giải quyết. Như vậy, vận đơn
tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà còn có giá trị pháp
lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở; 2.Vận đơn tàu chuyến hay vận đơn theo
hợp đồng thuê tàu (Congenbill). Tàu chuyến (Voyage Charter) là tàu thuê theo
chuyến để chở hàng giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng, nhưng không theo
một tuyến đường nhất định. Khi hàng hóa được chở theo hợp đồng thuê tàu chuyến;
thì chủ hàng hay thuyền trưởng sẽ phát hành một vận đơn tàu chuyến, và trên vận
đơn có ghi câu “sử dụng với hợp đồng thuê tàu” (To be used with Charter Party)
hoăc câu “phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu “(Issued pursuant to Charter Party
dated), nghĩa là biểu hiện sự phụ thuộc của vận đơn vào hợp đồng thuê tàu.

Căn cứ vào hành trình chuyên chở: 1.Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) là vận đơn
được cấp khi hàng được chở thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng mà không
chuyển tải dọc đường. Chuyển tải nghĩa là dỡ hàng xuống rồi lại bốc hàng lên từ tàu
này sang tàu khác trong hành trình vận tải biển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng.
Vì không chuyển tải nên nếu trên vận đơn có sẵn ô “transhipment” thì phải để trống,
không ghi gì; 2.Vận đơn chở suốt (through B/L) là loại vận đơn được sử dụng trong
trường hợp hàng được chở từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng cuối cùng bằng nhiều
con tàu; bởi một hay nhiều người vận chuyển, nghĩa là hàng phải chuyển tải dọc
đường. Vì được chuyển tải, nên trên vận đơn chở suốt phải thực hiện là được phép
chuyển tải (transhipment allowed) và phải thể hiện rõ cảng bốc, cảng dỡ và cảng
chuyển tải và tên con tàu chuyển tải. Vì có nhiều người vận chuyển cùng tham gia,
nên thường có một người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm về toàn bộ hành trình
chuyên chở, người này được quyền cấp vận đơn chở suốt.

Tóm lại, vận đơn là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong thương mại và
trong thanh toán quốc tế. Để giảm thiểu rủi ro và tranh chấp thì việc nhận biết và sử
dụng tốt các loại vận đơn là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các bên liên quan; đặc biệt
là cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế và các nhà kinh doanh xuất
nhập khẩu.

49
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.2.1.2 Vận đơn hàng không (AIR WAYBILLS – AWB)

Vận Đơn hàng không là một chứng từ vận tải hàng hóa, và là bằng chứng của
việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, về điều kiện của hợp
đồng, và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận tải.

Chứng từ vận tải hàng không, có thể có các tiêu đề khác nhau, miễn là đáp ứng
được những nội dung của một chứng từ vận tải hàng không. Có các tiêu đề như: Air
Waybill, Air Consignment Note, House Air Waybill. Air transport Document...

Bằng tiếng Việt, hiện nay cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: Không vận
đơn (cách gọi của Vietnam Airlines), vận đơn hàng không (cách gọi của những nhà
xuất nhập khẩu), chứng từ vận tải hàng không (cách gọi của ICC trong UCP), Biên
lai gởi hàng hàng không, Giấy gởi hàng hàng không, Phiếu vận tải hàng không.

Hình 2.5 Các nội dung vận dơn hàng không

2. Shipper’s name Shipper’s (0) Not negotiable Air Waybill


and address account number (Air Consignment note) (1) Issued by Air
Company
3. Consignee’s name&address Copies 1, 2 and 3 of this Waybill are originals
Consignee’s account number and have the same validity
Issuing It is agreed that the goods described herein are accepted in apparent
Carrier’s good order and condition (except as noted) for carriage subject to the
Agent conditions of contract on the reverse hereof. Goods may be carried by
Name any other means including road or any carrier, unless specific
and contrary instructions are given hereon by the Shipper, and Shipper
City agrees that the shipment may be carried via intermediate stopping
places which the Carrier deems appropriate. The Shipper’s attention
is drawn to the note concerning Carrier’s limitation of liability.
Shipper may increase such limitation of liability by declaring a higher
value for carriage and paying a supplemental charge if required.
Agent’s IATA Account No. Accounting Information

50
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Code
(4) Airport of Departure (Addr. of
First Carrier) & Requested Routing
To By First To By To By Currency Declared Declared
Carrier Value for Value for
Carriage (6) Customs (6)
(5) Airport Requested Amount Insurance – If Carrier offers insurance,
of Flight / of and such insurance is requested in
Destination Date Insurance accordance with the conditions thereof,
indicate amount to be insured in figures
in box marked “Amount of Insurance”
(7) Handling information
No. of Gross Rate Chargeable Rate / Total (9) Nature and
Pieces Weight Class Weight Charge Quantity of Goods
RCP (including
Dimensions or
Volume)
(8) (8) (8) (8) (8) (8)
Prepaid Weight Collect Other charges
(10) Charge
Shipper certifies that the particulars on the face hereof are correct and that insofar
as any part of the consignment contains dangerous goods, such part is properly
described by name and is in proper condition for carriage by air in according to
the applicable
Dangerous Regulations. (11)
(Signature of Shipper or his Agent)
(12) Executed on (date) at (place) (13) Signature of Issuing Carrier or Its
Agent

Nguồn: Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA

51
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.2.2 Chứng từ hàng hóa

2.2.2.1 Hóa đơn thương mại

a/ Nội dung

Các chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, ngân phiếu) là các chứng từ có tính
chất pháp lý, là bằng chứng đòi một số tiền nhất định của người bán đối với người
mua; còn hóa đơn thương mại là chứng từ do người bán lập, nêu ra chi tiết về số
tiền đó.

Thông thường, hóa đơn thương mại gồm các nội dung chi tiết sau:

1. Các bên: Tên và địa chỉ đầy đủ của người mua và người bán, số tham chiếu
của mỗi bên và ngày tháng phát hành.

2. Hàng hóa: Chỉ ra chi tiết về hàng hóa, gồm: trọng lượng, khối lượng, đơn giá
và tổng giá trị,

3. Cơ sở điều kiện giao hàng: Chỉ ra chi phí về bảo hiểm và vận tải phải được trả
bởi người bán hay người mua, và trách nhiệm thanh toán đó có hiệu lực đến địa
điểm cụ thể nào trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

4. Điều kiện thanh toán và trao chứng từ: Tùy thuộc vào phương thức thanh toán
là ghi sổ, ứng trước, nhờ thu hay tín dụng chứng từ (ví dụ: thanh toán sau 60 ngày
xuất trình chứng từ) mà qui định cho thích hợp. Chứng từ được trao khi được thanh
toán (D/P) khi được chấp nhận hối phiếu (D/A) hay chấp nhận các điều kiện khác
(D/OT)).

5. Chi tiết về vận tải: Chỉ ra phương tiện chuyên chở, người chuyên chở, cảng
bốc hàng, cảng dỡ hàng...

Chi tiết về nội dung thể hiện trên hóa đơn thương mại do người bán và người
mua thỏa thuận. Một bên hay cả hai bên, vì lý do bí mật thương mại, chỉ yêu cầu mô
tả hàng hóa một cách đơn giản, chẳng hạn “hàng hóa theo đơn đặt hàng No...”. Như
vậy nội dung của hóa đơn thương mại không được tiêu chuẩn hóa; nhưng phụ thuộc
chủ yếu vào sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.

52
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6. Ngoài ra, theo yêu cầu của từng nước, mà trên hóa đơn thương mại còn phải
thể hiện một số nội dung như: thông tin về xuất xứ hàng hóa; thể hiện chi phí bảo
hiểm và vận tải một cách độc lập; chữ ký bằng tay của người xuất khẩu, mã số phân
loại thuế quan.

Hình 2.6 Các nội dung của hoá đơn thương mại

INVOICE
(1) Seller : (3) Invoice No. and Date :

Seller’s Reference

Buyer’s Reference

(2) Consignee Buyer (If not Consignee)

Country of Origin of Goods : Country of Destination

(4) Terms of Delivery and Payment Vessel / Aircraft etc :

Port of Loading Port of Discharge

Marks and Numbers and kind Quantity Price Amount


numbers of packages; (State
Description of Currency)
Goods
(5) (6) (7)
(8) Total
(9) Freight and Insurance Name of Signatory

(3) Place and Date of Issue

It is hereby certified that this invoice (10) Signature


shows the actual price of the goods
described, that no other invoice has
been issued, and that all particulars are
true and correct.
Nguồn: UCP 600

Trong bộ chứng từ thanh toán, hóa đơn thương mại được xem là chứng từ trung
tâm, đó là yêu cầu của người bán đòi người mua trả số tiền ghi trên hóa đơn. Hóa

53
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
đơn thường được lập ra làm nhiều bản và được sử dụng trong các việc khác nhau;
chủ yếu là gởi cho người mua để thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn
bị nhập hàng và thanh toán, là chứng từ trong bộ chứng từ gởi đến ngân hàng mở
L/C để đòi tiền, gởi cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm hàng hóa, gởi cho
hải quan để tính thuế xuất nhập khẩu.

b/ Các chức năng của hóa đơn thương mại

(1) Trong khai báo Hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá
trị hàng hóa mua bán, là cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm.

(2) Trong hoạt động ngoại thương, hóa đơn thương mại là chứng từ yêu cầu
thanh toán của nhà xuất khẩu đối với nhà nhập khẩu.

(3) Những chi tiết thể hiện trên hóa đơn; như về hàng hóa, điều kiện thanh toán
và giao hàng, về vận tải... là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện
hợp đồng thương mại.

(4) Nếu trong bộ chứng từ thanh toán có hối phiếu, thì hóa đơn là căn cứ để
kiểm tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; nếu trong bộ chứng từ không có hối phiếu,
thì hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu; làm căn cứ đòi tiền và trả tiền.

c/ Phân loại hóa đơn thương mại

(1) Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice) và hóa đơn chính thức (final
invoice). Hóa đơn tạm thời là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng
trong các trường hợp như: giao hàng nhưng giá hàng mới là giá trị tạm tính. Số
lượng và chất lượng hàng được quyết định tại cảng đến, cho đến khi bên bán giao
xong mới chốt giá trị hàng hoá. Hóa đơn chính thức là hóa đơn để thanh toán cuối
cùng tiền hàng.

(2) Hóa đơn chiếu lệ (Pro Forma Invoice): Hóa đơn chiếu lệ có hình thức giống
với hóa đơn thông thường, ngoại trừ nó không gồm mã hiệu hàng hóa và ghi rõ là
“Hóa đơn chiếu lệ”. Hóa đơn thương mại là một yêu cầu đòi tiền hàng, còn hóa đơn
chiếu lệ chỉ là một thư chào hàng đối với các khách hàng tiềm năng. Khi đơn đặt
hàng chính thức có hiệu lực và hàng đã gởi đi, thì hóa đơn thương mại thông thường

54
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
sẽ được lập và gởi đi đòi tiền. Như vậy, hóa đơn chiếu lệ không được dùng để thanh
toán bởi vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Nhưng điểm giống nhau với hóa đơn
thông thường là nó nói rõ giá cả và đặc điểm của hàng hóa. Ngoài ra, hóa đơn chiếu
lệ còn được dùng thay thế cho hợp đồng ngoại thương đối với các giao dịch có giá
trị nhỏ.

2.2.2.2 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin)

a/ Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ:

Xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa. Xác định mức thuế XNK hàng
hóa giữa các quốc gia có dành cho nhau những qui chế ưu đãi về thương mại, thuế
quan.

Những người nhập khẩu thường ưu tiên mua hàng hóa có xuất xứ từ nước có
truyền thống sản xuất hàng hóa uy tín và chất lượng; để đáp ứng được yêu cầu này,
nhà nhập khẩu yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để chứng minh nguồn
gốc của hàng hóa theo yêu cầu.

b/ Những người nào thường cấp C/ O

Tùy theo yêu cầu, mà giấy chứng nhận xuất xứ có thể do người xuất khẩu (hoặc
người sản xuất) hoặc phòng thương mại của nước xuất khẩu ký. Khi người xuất
khẩu ký giấy chứng nhận xuất xứ, thường thì phòng thương mại được yêu cầu ký
xác nhận. Ngoài ra, thương vụ thuộc Đại sứ quán của nước nhập khẩu cũng có thể
được yêu cầu xác nhận giấy chứng nhận xuất xứ.

d/ Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ

Những nội dung chính của giấy chứng nhận xuất xứ gồm: tên và địa chỉ của
người mua, tên và địa chỉ của người bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai
của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền. Những nội dung này được thể hiện như mẫu dưới đây:

55
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình 2.7 Các nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

1. Người gởi - Consignor Reference Number

2. Người nhận - Consignee GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ


CERTIFICATE OF ORIGIN
Issued in Vietnam

3. Vận tải – Means of Transport 4. Ghi chú – Remark

5. Mã và Số hiệu 6. Tên hàng 7. Trọng lượng / 8. Số hóa đơn


Mark and Description of Số lượng Number of invoice
Number Goods Weight / Quantity
9. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam chứng nhận hàng hóa kể trên có
xuất xứ Việt Nam.
The Chamber of Commerce and Industry of Vietnam hereby certifies that the
above mentioned goods are of Vietnamese origin.

Chamber of Commerce and Industry of Vietnam


Authorized signature
Cấp tại .......... ngày ......... tháng .........năm ..........

Nguồn: Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam

2.2.2.3 Phiếu đóng gói (Packing List)

Thông thường chỉ ra các chi tiết về:

1. Số hàng hóa được đóng gói trong một bao, kiện, thùng, hộp hay container
nhất định

2. Trọng lượng tịnh và cả bì của mỗi bao, kiện, thùng hay hộp

3. Số lượng bao, kiện, thùng, hộp, container

56
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm
thấy, cũng có khi được để trong một túi gần ở bên ngoài bao bì. Ngoài ra, phiếu
đóng gói còn được gởi cùng với bộ chứng từ thanh toán theo qui định của hợp đồng
thương mại hay L/C. Phiếu đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là phiếu đóng
gói chi tiết (Detailed packing list) nêu nội dung tương đối chi tiết về hàng hóa.

Ngoài ra, các chứng từ hàng hoá còn bao gồm: Giấy chứng nhận chất lượng
(Certificate of Quality); Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity); Giấy
chứng nhận khử trùng.

2.2.3 Chứng từ bảo hiểm

2.2.3.1 Bảo hiểm đơn

Nếu nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên, từng lần riêng biệt, thì mỗi
lần giao hàng phải thỏa thuận với công ty bảo hiểm về các điều kiện bảo hiểm cho
lô hàng đó để được công ty bảo hiểm phát hành một Bảo hiểm đơn (insurance
policy). Bảo hiểm đơn gồm hai mặt: mặt trước ghi những điều khoản cơ bản và
thông tin về hàng hóa tham gia bảo hiểm; mặt sau ghi đầy đủ các điều kiện và điều
khoản của một hợp đồng bảo hiểm; do đó nếu có kiện tụng, tòa án chỉ cần căn cứ
vào Bảo hiểm đơn để xét xử chứ không cần đến hợp đồng bảo hiểm.

2.2.3.2 Giấy chứng nhận bảo hiểm

Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, họ thường ký một Hợp
đồng bảo hiểm bao (open policy, floating policy, open cover) để bảo hiểm cho tất cả
các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường
là một năm) theo các điều kiện và điều khoản như đã thỏa thuận trước.

Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu lập tờ khai về các chi tiết liên quan đến lô
hàng và trả phí bảo hiểm. Trên cơ sở tờ khai, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) hoặc công ty bảo hiểm ký xác
nhận vào tờ khai (Declaration under an open cover) và trao cho khách hàng.

57
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ưu điểm của hệ thống bảo hiểm bao là tránh được việc phải thỏa thuận lại các
điều kiện về bảo hiểm đối với mỗi lần giao hàng, và tránh được việc phải phát hành
một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt cho từng chuyến hàng có chi phí rất cao.

58
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TÓM TẮT CHƯƠNG

Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về
hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, nhận hàng,
thanh toán, khiếu nại bồi thường. Các chứng từ này là những bằng chứng có giá trị
pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề liên quan tới quan hệ thương mại,
cũng như quan hệ thanh toán quốc tế.

Các chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế bao gồm nhiều loại, mỗi loại có
nội dung và hình thức khác nhau. Tùy theo mối quan hệ giữa các bên trong hợp
đồng thương mại, và tùy theo phương thức thanh toán; mà bộ chứng từ được lập với
nội dung, số loại và tính chất khác nhau. Căn cứ vào chức năng, các chứng từ sử
dụng trong thanh toán quốc tế được chia thành hai nhóm chính là: Các chứng từ
thương mại và các chứng từ tài chính.

Chứng từ tài chính gồm các phương tiện thanh toán có sẵn để chi trả, thanh toán
lẫn nhau trong lưu thông. Chứng từ thương mại là các chứng từ mô tả, chi tiết hàng
hóa và quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa.

Trong thanh toán quốc tế, chứng từ tài chính gồm các phương tiện thanh toán
được sử dụng chủ yếu bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu và chi phiếu. Chứng từ thương
mại bao gồm: Chứng từ vận tải (Vận đơn đường biển, Vận đơn hàng không), Chứng
từ hàng hóa (Hóa đơn thương mại, Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận chất
lượng, Giấy chứng nhận số lượng, Phiếu đóng gói, Giấy chứng nhận khử trùng).

Các chứng từ tài chính là các chứng từ có tính chất pháp lý, là bằng chứng đòi
một số tiền nhất định của người bán đối với người mua. Các chứng từ thương mại là
chứng từ do người bán cung cấp, nêu ra chi tiết về số tiền đó, minh chứng cho việc
được thụ hưởng số tiền đó.

59
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Hoá đơn chiếu lệ khác hoá đơn thương mại chỗ nào?
Câu 2: Hối phiếu do ai phát hành? Phát hành hối phiếu khống nghĩa là gì?
Câu 3: Séc do ai thực hiện thanh toán ? Điều kiện để phát hành Séc là gì?
Câu 4: Vận đơn hàng không có thể dùng để cầm cố, chuyển nhượng được
không?
Câu 5: Thông tin trên vận đơn do ai kê khai? Trong trường hợp thông tin trên
vận dơn do hãng vận chuyển kê khai có sai sót thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Câu 6: Phân biệt chứng từ tài chính và chứng từ thương mại?

60
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hối phiếu thương mại trong hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu
do ai ký phát?
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 2: Kỳ phiếu thương mại trong hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu
do ai ký phát?
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 3: Các đặc trưng của hối phiếu
a. Tính trừu tượng
b. Tính lưu thông
c. Tính bắt buộc
d. Tất cả các phương án trên
Câu 4: Chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính?
a. Hối phiếu
b. Séc
c. Lệnh phiếu
d. Hoá đơn thương mại
Câu 5: Chứng từ nào không phải là chứng từ thương mại?
a. Hoá đơn thương mại
b. Vận tải đường biển
c. Liệt kê xuất xứ hàng hoá
d. Séc
Câu 6: Ai là người có nghĩa vụ thanh toán hoặc trả tiền đối với Séc?
a. Ngân hàng

61
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b. Chủ tài khoản
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 7: Người ký phát vận đơn là:
a. Ngân hàng
b. Người có chức năng chuyên chở
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 8: Hoá đơn thương mại do ai phát hành?
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 9: Phát hành hối phiếu khống nghĩa là
a. Để trống số tiền của hối phiếu
b. Không dựa trên cơ sở mua bán hàng hoá
c. Số tiền bằng chữ và bằng số khác nhau
d. Để trống người thụ hưởng
Câu 10: Phát hành Séc khống nghĩa là
a. Để trống số tiền của Séc
b. Không dựa trên cơ sở mua bán hàng hoá
c. Số tiền bằng chữ và bằng số khác nhau
d. Để trống người thụ hưởng

62
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:
Khách hàng đến đề nghị chuyển tiền trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài:

- Khách hàng phải xuất trình cho ngân hàng những chứng từ gì?

- Giao dịch này là giao dịch vốn hay giao dịch vãng lai?

- Thân nhân trong giao dịch thanh toán quốc tế bao gồm những người có quan
hệ như thế nào với khách hàng ?

Tình huống 2:
Một công ty có hai thành viên góp vốn là bà A. và bà B.; do bà A. làm đại diện
pháp luật. Sau khi thành lập, công ty mở một tài khoản tại ngân hàng. Để tiện cho
việc giao dịch, bà N. ký khống một tờ séc; công ty ủy quyền ông C. (cháu bà B.)
giao dịch với ngân hàng. Sau một thời gian, nội bộ công ty mâu thuẫn. Vì vậy, bà A.
yêu cầu ngân hàng ngưng chi trả tờ séc bà ký phát hành trước đó. Trong lúc chờ
hoàn tất thủ tục, bà A. phát hiện ông C. đang rút tiền bằng tờ séc. Bà yêu cầu ngưng
giao dịch nhưng ngân hàng không giải quyết. Ông C. rút thành công 14 tỷ đồng.

- Hành vi ký phát Séc của bà A. có thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục về
phát hành và thanh toán Séc không ?

- Phát hành Séc khống là gì ? Hành vi phát hành Séc khống có vi phạm quy
định pháp luật không ?

- Ngân hàng có chịu trách nhiệm khi chủ tài khoản mất số tiền 14 tỷ đồng
không ?

- Một tờ Séc phải đầy đủ những thông tin gì ?

63
Chương 2: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt:

Trần Hoàng Ngân, 2014. Giáo trình Thanh toán quốc tế. NXB Kinh tế
TP.HCM.

Quy định, quy trình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại và các tổ chức
khác

2. Tài liệu tiếng Anh:

Thomas A. Cook, Taylor & Francis Group (2014). Mastering the Business of
Global Trade.

Uniform Law of Bill of exchange (ULB)

Uniform Law of Cheque (ULC)

The Uniform Customs and Practice of Documentary Credits, ICC Publication


No.500 (UCP 500); No. 600 (UCP600)

The Uniform Rules for Collection, ICC Publication No.522.

The International Commercial Terms, ICC Publication, 2010

International Standard Banking Practice, No.745

64
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN

MỤC TIÊU CHƯƠNG

Chương này sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến: Khái niệm; Các bên tham
gia; Quy trình giao dịch chuyển tiền; Nhận xét và trường hợp vận dụng đối với các
trường hợp thanh toán chuyển tiền ứng trước và trả chậm. Qua đó, giúp bạn đọc có
thể:

- Phân biệt và vận dụng được phương thức chuyển tiền trong từng trường hợp cụ
thể;

- Vận dụng được các phương thức chuyển tiền thanh toán quốc tế phù hợp với
từng đối tượng và hoàn cảnh khác nhau;

- Vận dụng được quy trình thực hiện thanh toán và cách thức ngân hàng xét
duyệt bộ chứng từ thanh toán chuyển tiền quốc tế hợp lệ.

66
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Có hai thuật ngữ đôi khi được sử dụng cùng nghĩa, nhưng thực chất tồn tại sự
khác biệt, đó là “phương thức thanh toán” và “điều khoản thanh toán”.

Phương thức thanh toán đại diện cho một hình thức được xác định trước về cách
thức một giao dịch thanh toán được thực hiện, tức là về các điều khoản thanh toán
qua tài khoản thông qua dịch vụ chuyển khoản của ngân hàng, hoặc thông qua việc
thu thập chứng từ hoặc thư tín dụng. Phương thức thanh toán xác định các nghĩa vụ
đối với cả người mua lẫn người bán liên quan đến thanh toán tiền tệ. Tuy nhiên,
phương thức thanh toán cũng xác định vai trò của các ngân hàng trong việc thanh
toán đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Điều khoản thanh toán xác định nghĩa vụ của tất cả các đối tác thương mại liên
quan đến việc thanh toán, quy định chi tiết không chỉ dạng thanh toán, thời gian và
địa điểm người mua thực hiện việc thanh toán, mà để giao hàng theo hợp đồng, mà
còn quy định cả nghĩa vụ của người bán, như giao hàng theo hợp đồng, sắp xếp các
bảo lãnh theo quy định hoặc các cam kết khác trước hoặc sau khi giao hàng.

Trong thực tế có nhiều biến thể và lựa chọn thay thế khác nhau sẽ ảnh hưởng
đến trật tự của các phương thức thanh toán. Xuất phát từ vai trò của các đối tác
thương mại và ngân hàng, về nguyên tắc, có các phương thức thanh toán cơ bản
được sử dụng ngày nay liên quan đến thanh toán tiền tệ của thương mại quốc tế
(ngoài thương mại điện tử và các giao dịch hàng đổi hàng), đó là:

- Chuyển tiền qua ngân hàng (còn được gọi là chuyển khoản ngân hàng);

- Trả tiền lấy chứng từ;

- Nhờ thu chứng từ;

- Tín dụng chứng từ;

- Các phương thức thanh toán khác.

Trong phạm vi chương này, các tác giả tập trung trình bày về phương thức thanh
toán chuyển tiền qua ngân hàng; còn các phương thức thanh toán còn lại sẽ được
trình bày và phân tích ở các chương kế tiếp.

67
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

3.1 Khái niệm và đặc điểm

3.1.1 Khái niệm

Hầu hết các giao dịch thương mại, đặc biệt là trong thương mại quốc tế của một
khu vực, được dựa trên cái gọi là điều khoản thanh toán “tài khoản mở” (open
account). Điều này có nghĩa là người bán tiến hành giao hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ cho người mua mà không nhận được tiền mặt, hối phiếu hoặc bất kỳ cam
kết ràng buộc và thực thi pháp lý nào khác tại thời điểm giao hàng; và người mua sẽ
thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng mua bán và hóa đơn mà người bán
cung cấp sau đó.

Do đó, tài khoản mở liên quan đến một hình thức tín dụng thương mại được mở
rộng cho người mua, mặc dù ngắn hạn, nhưng đã được người bán đồng ý, trong hầu
hết các trường hợp chỉ được xác minh bằng hóa đơn và ngày thanh toán được chỉ
định trong đó, cùng với các bản sao của chứng từ vận chuyển hoặc giao hàng có liên
quan, xác nhận việc giao hàng và thời điểm giao hàng.

Khi các điều khoản thanh toán dựa trên các điều khoản tài khoản mở và người
bán không nhận được bảo đảm bổ sung cho nghĩa vụ thanh toán của người mua,
chuyển tiền qua ngân hàng là hình thức thanh toán đơn giản và phổ biến nhất.
Người mua, có thể trước hoặc sau khi nhận được hóa đơn của người bán, chỉ cần ra
chỉ thị cho ngân hàng chuyển số tiền vào một vài ngày trước ngày đáo hạn, đến một
ngân hàng do người bán lựa chọn. Điều này có thể được thực hiện trực tiếp đến tài
khoản của người bán tại một ngân hàng ở quốc gia của họ (đó là trường hợp phổ
biến nhất) hoặc vào một tài khoản nhờ thu hộ mà người bán có thể có tại một ngân
hàng ở quốc gia của người mua.

Như vậy, chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đó một khách hàng
của ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền
nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.

Chuyển khoản ngân hàng là một phương thức thanh toán chiếm ưu thế cả về quy
mô và số lượng: hơn 80 phần trăm của tất cả các khoản thanh toán thương mại quốc

68
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

tế được ước tính thuộc dạng này. Lý do chính không chỉ ở chỗ nó là một phương
thức thanh toán đơn giản, rẻ và linh hoạt cho cả người mua và người bán, mà nó còn
là một dấu hiệu của mô hình thương mại cơ bản.

Đa số các giao dịch thương mại quốc tế là thuộc phạm vi khu vực, nơi rủi ro
thương mại thường được coi là thấp và điều khoản tài khoản mở được sử dụng rộng
rãi theo truyền thống. Giao dịch như vậy có lợi thế về khoảng cách vận chuyển ngắn
và thường là mô hình kinh doanh thường xuyên giữa các công ty nổi tiếng, thậm chí
giữa các công ty thuộc cùng một nhóm hoặc các công ty có thể được đánh giá đúng
theo quan điểm đánh giá rủi ro. Trong những trường hợp này, điều khá bình thường
là tồn tại các thông lệ thị trường được công bố, trong đó giao dịch tài khoản mở
được giải quyết thông qua chuyển khoản ngân hàng là hình thức thanh toán phổ
biến nhất.

Một trường hợp đặc biệt của chuyển tiền là thanh toán trước (advanced
payments). Yêu cầu nhận thanh toán trước khi nhận được hàng hoặc liên kết trực
tiếp với thời điểm giao hàng thực tế là một hoàn cảnh lý tưởng cho người bán hàng
ở cả hai khía cạnh thanh khoản và rủi ro thương mại. Tuy nhiên, thỏa thuận như vậy
sẽ làm giảm lợi thế của bên mua hàng và trong nhiều trường hợp sẽ đặt người bán
vào vị thế bất lợi nếu so với các nhà cung cấp khác có điều kiện ưu đãi hơn. Vì vậy,
thanh toán trước khi nhận hàng không được sử dụng thường xuyên trong các giao
dịch hàng ngày trong thương mại quốc tế, trừ một số miễn trừ dưới đây:

- Các giao dịch nhỏ giữa các cá nhân: khi khía cạnh thanh khoản và rủi ro
thương mại không quan trọng đối với người mua và khi phương thức thanh toán này
đã trở thành thông lệ do thủ tục giản đơn và chi phí thấp. Các ví dụ điển hình cho
giao dịch này là mua phụ tùng thay thế, hàng dùng thử, đặt mua sách báo…

- Thương mại điện tử: khi việc đặt hàng và thanh toán diễn ra đồng thời, với việc
thanh toán được thực hiện bằng cách ghi nợ tài khoản thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ
của người mua hàng.

- Các giao dịch quy mô lớn theo yêu cầu của các đối tác: khi việc thanh toán
trước là một bộ phận của cấu trúc thanh toán tổng thể, thường bao gồm thanh toán
69
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

trước một phần, thanh toán một phần khác khi giao hàng, và phần còn lại sau khi
giao nhận, cài đặt hay chấp nhận thanh toán. Một lịch thanh toán như vậy phản ánh
cấu trúc của giao dịch thương mại và bù đắp được rủi ro cố hữu và rủi ro thanh
khoản của cả người bán hàng và người mua hàng.

Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc
chuyển tiền và thu phí, chứ không bị ràng buộc trách nhiệm với người mua hoặc
người bán.

3.1.2 Đặc điểm

Phương thức chuyển tiền có đặc điểm nổi trội là thủ tục đơn giản, thời gian thực
hiện nhanh chóng. Ngày nay, hầu hết các giao dịch chuyển khoản ngân hàng được
xử lý thông qua mạng lưới ngân hàng nội bộ cho các khoản thanh toán và tin điện
quốc tế, được gọi là hệ thống SWIFT, là một hệ thống liên lạc nội bộ chi phí thấp,
an toàn và rất hiệu quả cho cả thanh toán và tin điện.

Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò cung ứng dịch vụ chuyển
tiền, mà không bị ràng buộc trách nhiệm với người mua hoặc người bán.

Tùy theo quy định về chống rửa tiền của từng quốc gia, ngân hàng có thể yêu
cầu bên thanh toán xuất trình hoặc cam kết xuất trình (trong trường hợp thanh toán
trước) các chứng từ chứng minh tính hiện hữu, tính hợp pháp của giao dịch vãng lai,
giao dịch vốn làm phát sinh giao dịch chuyển tiền.

3.2 Các bên tham gia

Một giao dịch chuyển tiền có ít nhất ba bên tham gia:

- Người yêu cầu chuyển tiền: người mua yêu cầu chuyển tiền cho người bán để
thanh toán theo các phương thức và điều khoản thanh toán được quy định trong hợp
đồng mua bán.

- Người thụ hưởng: người bán nhận được khoản thanh toán từ người mua
chuyển đến tài khoản tại ngân hàng của người bán. Số tiền chuyển khoản mà người
bán (người thụ hưởng) nhận được phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người mua và

70
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

người bán trên hợp đồng mua bán và sự chấp hành theo hợp đồng của người mua
(người yêu cầu chuyển tiền).

- Ngân hàng tham gia giao dịch: có thể có một ngân hàng tham gia giao dịch
(trường hợp người yêu cầu chuyển tiền và người thụ hưởng có tài khoản trong cùng
một ngân hàng) hoặc nhiều ngân hàng tham gia giao dịch (trường hợp người yêu
cầu chuyển tiền và người thụ hưởng có tài khoản ở các ngân hàng khác nhau).
Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ thực hiện việc chuyển tiền theo yêu
cầu của người yêu cầu chuyển tiền và thu phí dịch vụ. Ngân hàng không có trách
nhiệm với người mua hoặc người bán về việc đảm bảo giao dịch chuyển tiền này có
theo đúng hợp đồng mua bán hay không.

Trong chuyển tiền quốc tế, đa số các giao dịch cần có ít nhất hai ngân hàng tham
gia: ngân hàng chuyển tiền – nơi người chuyển tiền mở tài khoản thanh toán, và
ngân hàng người hưởng – nơi người thụ hưởng có tài khoản được chỉ định tiếp
nhận; ngoài ra, có thể có ngân hàng trung gian tham gia.

3.3 Quy trình nghiệp vụ giao dịch chuyển tiền

Giao dịch chuyển tiền có thể được thực hiện với sự tham gia của một ngân hàng
hoặc nhiều ngân hàng, phụ thuộc từng trường hợp cụ thể. Một số quy trình giao dịch
chuyển tiền cơ bản như sau:

- Trường hợp chuyển tiền trong cùng một ngân hàng

Đây là trường hợp chuyển tiền đơn giản nhất, bao gồm các bước như sau:

(1) Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho người thụ hưởng
thông qua Lệnh chuyển tiền (nếu người chuyển tiền có tại khoản tại ngân hàng và
yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chuyển tiền).

(2) Ngân hàng kiểm tra chứng từ (Ủy nhiệm chi) và chứng từ chứng minh mục
đích chuyển ngoại tệ, số dư tài khoản hoặc số tiền mặt nộp vào, tiến hành trích tài
khoản tiền gửi (trường hợp dùng Ủy nhiệm chi) và báo Nợ hoặc xác nhận cho người
chuyển tiền.

71
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

(3) Nếu người thụ hưởng có tài khoản tại cùng ngân hàng phục vụ người chuyển
tiền, ngân hàng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho người thụ
hưởng. Nếu người thụ hưởng chưa có tài khoản tại ngân hàng phục vụ người
chuyển tiền (và người chuyển tiền không yêu cầu chuyển tiền đến bất cứ tài khoản
nào khác (nếu có) của người thụ hưởng), thì ngân hàng ghi Có vào tài khoản phải
trả khách hàng và báo cho người thụ hưởng đến nhận tiền.

- Trường hợp chuyển tiền thông qua hai ngân hàng


Hình 3.1 Quy trình chuyển tiền thông qua hai ngân hàng

Người thụ hưởng Người chuyển tiền

4 1 2

3
Ngân hàng phục vụ Ngân hàng phục vụ
người thụ hưởng người chuyển tiền

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(1) Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng (phục vụ người chuyển tiền) chuyển
tiền cho người thụ hưởng thông qua Lệnh chuyển tiền (nếu người chuyển tiền có tại
khoản tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chuyển tiền).

(2) Ngân hàng kiểm tra chứng từ (Lệnh chuyển tiền) và chứng từ chứng minh
mục đích chuyển ngoại tệ, số dư tài khoản, tiến hành trích tài khoản tiền gửi và báo
Nợ hoặc xác nhận cho người chuyển tiền.

72
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

(3) Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền chuyển tiền sang ngân hàng phục vụ
người thụ hưởng.

(4) Sau khi nhận được chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ người chuyển
tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản tiền gửi
và báo Có cho người thụ hưởng.

- Trường hợp chuyển tiền trong giao dịch thương mại

Trong giao dịch thương mại, phương thức thanh toán chuyển tiền, một trong các
phương thức thanh toán “trơn” (clean payment), thường được sử dụng khi hai bên
mua bán thỏa thuận sử dụng điều khoản thanh toán “tài khoản mở” (open account),
có nghĩa là người mua phải thanh toán theo hợp đồng đã thỏa thuận. Thời gian
chuyển tiền thanh toán giá trị hợp đồng mua bán phụ thuộc vào thỏa thuận giữa
người bán và người mua trước khi ký hợp đồng. Thời gian thanh toán có thể quy
định trước khi nhận được hàng, tại thời điểm giao hàng, sau khi nhận được hàng
hoặc chia ra thanh toán tại nhiều thời điểm. Đối với phương thức thanh toán đơn
giản như chuyển tiền qua ngân hàng, thông thường có hai trường hợp chuyển tiền
trước khi nhận được hàng và chuyển tiền sau khi giao hàng.

73
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Quy trình chuyển tiền trước khi nhận hàng

Hình 3.2 Quy trình chuyển tiền trước khi nhận hàng

Người bán Người mua

4 1 2

3
Ngân hàng phục vụ Ngân hàng phục vụ
người bán người mua

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(1) Người mua yêu cầu ngân hàng (phục vụ người chuyển tiền) chuyển tiền cho
người bán (người thụ hưởng).

(2) Ngân hàng kiểm tra chứng từ, số dư tài khoản, tiến hành trích tài khoản của
người mua và báo Nợ người mua.

(3) Ngân hàng phục vụ người mua chuyển tiền cho người bán thông qua ngân
hàng phục vụ bán.

(4) Sau khi nhận được chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ người mua
chuyển đến, ngân hàng phục vụ người bán ghi Có vào tài khoản và báo Có cho
người bán.

(5) Người bán giao hàng và bộ chứng từ đi kèm cho người mua để người mua
nhận hàng.

74
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

- Quy trình chuyển tiền sau khi nhận hàng


Hình 3.3 Quy trình chuyển tiền sau khi nhận hàng

Người bán Người mua

5 2 3

4
Ngân hàng phục vụ Ngân hàng phục vụ
người bán người mua

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(1) Người bán giao hàng và bộ chứng từ đi kèm cho người mua để người mua
nhận hàng.

(2) Người mua yêu cầu ngân hàng (phục vụ người chuyển tiền) chuyển tiền cho
người bán (người thụ hưởng).

(3) Ngân hàng kiểm tra chứng từ, số dư tài khoản, tiến hành trích tài khoản của
người mua và báo Nợ người mua.

(4) Ngân hàng phục vụ người mua chuyển tiền cho người bán thông qua ngân
hàng phục vụ bán.

(5) Sau khi nhận được chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ người mua
chuyển đến, ngân hàng phục vụ người bán ghi Có vào tài khoản và báo Có cho
người bán.

75
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

3.4 Nhận xét và trường hợp vận dụng

3.4.1 Nhận xét

Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền qua ngân hàng có ưu điểm là rất đơn
giản, an toàn, chi phí thấp, tiết kiệm thời gian, thuận tiện cho người chuyển tiền và
người thụ hưởng. Trong điều kiện ứng dụng rộng rãi công nghệ thanh toán hiện đại
(các phần mềm ứng dụng của các ngân hàng (mobile banking), giao dịch ngân hàng
trên internet (internet banking), giao dịch ngân hàng qua điện thoại, ...), phương
thức chuyển tiền qua ngân hàng được áp dụng trong phạm vi rộng và tốc độ thanh
toán nhanh chóng.

Về mặt thanh toán trong giao dịch thương mại, nếu người mua chuyển khoản
thanh toán cho người bán trước khi người mua nhận được hàng, người mua chịu rủi
ro cho đến khi nhận được đầy đủ hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Nếu người bán
giao hàng chậm hoặc không giao hàng, người mua sẽ có rủi ro về hoạt động kinh
doanh khi nhận hàng chậm hoặc không nhận được hàng, thậm chí khó hoặc không
thu hồi được tiền hàng đã thanh toán nếu người bán không giao hàng và chậm hoặc
không trả lại tiền. Do đó, trường hợp người mua chuyển khoản thanh toán cho
người bán trước khi người mua nhận được hàng thường được áp dụng trong trường
hợp người mua tin tưởng vào người bán, hoặc người bán chiếm ưu thế về nguồn
cung hàng hóa mà người mua phải chấp nhận rủi ro để mua hàng của người bán.

Mặt khác, nếu người bán giao hàng trước, người mua chuyển khoản thanh toán
sau, người bán chịu rủi ro cho đến khi nhận được đầy đủ khoản thanh toán theo hợp
đồng. Trong trường hợp người mua nhận hàng nhưng thanh toán chậm hoặc không
thanh toán, người bán sẽ gặp rủi ro thu hồi vốn chậm, hoặc không thu hồi được vốn,
gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh. Trường hợp người mua không nhận
hàng, trả lại hàng và không thanh toán, người bán cũng sẽ bị thiệt hại chi phí
chuyển hàng, bán lại hàng và chậm trễ trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thông
thường hai bên mua bán chỉ sử dụng phương thức này khi đã có sự tin cậy lẫn nhau,
hợp tác lâu dài, và các khoản thanh toán có giá trị tương đối nhỏ.

76
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Bên cạnh đó, trong phương thức thanh toán này, ngân hàng chỉ tham gia với vai
trò là trung gian thanh toán thuần túy để hưởng phí giao dịch, ngân hàng không có
trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý của thời điểm và lượng tiền thanh toán. Ngân hàng
không có nhiệm vụ và quyền hạn can thiệp trong trường hợp người mua trả tiền
trước, người bán chậm hoặc không giao hàng hoặc trong trường hợp người bán giao
hàng, người mua chậm hoặc không thanh toán. Những vấn đề này phụ thuộc vào
thỏa thuận giữa người bán và người mua trong hợp đồng mua bán.

3.4.2 Trường hợp vận dụng

Phương thức thanh toán chuyển tiền thường được sử dụng thanh toán tiền hàng
hóa, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ, ... của người sử dụng dịch vụ thanh toán để chuyển
tiền cho người thụ hưởng trong cùng hoặc khác hệ thống ngân hàng.

Về thanh toán trong giao dịch thương mại, thời gian chuyển tiền phụ thuộc vào
thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người
bán.

+ Thanh toán bằng chuyển tiền trước khi nhận hàng: được áp dụng trong một số
trường hợp như chuyển tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng; chuyển tiền
ứng trước cho người bán trước khi nhận hàng (như một khoản tín dụng mà người
mua cấp cho người bán); người bán chuyển tiền thanh toán trước do tin tưởng người
bán, và hoặc giá trị hợp đồng không lớn, ...

+ Thanh toán bằng chuyển tiền sau khi nhận hàng: được áp dụng trong một số
trường hợp như người bán muốn tạo lợi thế cạnh tranh bằng việc cung cấp điều
khoản trả chậm cho người mua; người mua chiếm lợi thế trong nguồn cầu hàng hóa;
giá trị hợp đồng không lớn, ...

+ Thanh toán bằng chuyển tiền nhiều lần: thường được áp dụng rộng rãi trong
các hợp đồng có giá trị lớn, thời gian thực hiện hợp đồng lâu dài, trong đó các
khoản thanh toán thường được chia nhỏ tại các thời điểm khi ký hợp đồng (trước
khi giao hàng), tại thời điểm giao hàng, thời điểm nghiệm thu lắp đặt, chạy thử máy
móc thiết bị, hoặc thời điểm kết thúc thời hạn bảo hành. Điều khoản thanh toán

77
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

bằng chuyển khoản nhiều lần thường được sử dụng rộng rãi hơn do rủi ro trong
thanh toán và giao hàng được phân bổ cho cả người mua và người bán, không có
bên nào chịu rủi ro tuyệt đối.

Bên cạnh các khách hàng là tổ chức thanh toán giao dịch thương mại, đối tượng
cá nhân thanh toán bằng chuyển khoản cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Trong bối cảnh
thương mại điện tử phát triển rộng rãi, các cá nhân mua sắm thông qua thương mại
điện tử và thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Đối với cá nhân mua sắm,
phương thức thanh toán qua ngân hàng thường được quy định trước khi nhận được
hàng do nhà cung cấp không có mối quan hệ lâu dài, chặt chẽ với người mua và khó
kiểm soát thông tin của người mua cá nhân. Mặt khác, người mua cá nhân chỉ chấp
nhận thanh toán bằng chuyển khoản trước khi nhận được hàng khi người bán có uy
tín, đáng tin cậy; nếu không, người mua thường lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt
khi nhận hàng.

78
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM TẮT CHƯƠNG

Phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại quốc tế là phương thức
chuyển tiền qua ngân hàng, khi các điều khoản thanh toán của một giao dịch thương
mại dựa trên các điều khoản tài khoản mở và người bán không nhận được bảo đảm
bổ sung cho nghĩa vụ thanh toán của người mua. Trong phương thức này, các ngân
hàng phục vụ người mua hay người bán chỉ đóng vai trò cung ứng dịch vụ chuyển
tiền, mà không bị ràng buộc trách nhiệm với các đối tác thương mại.

Ưu điểm của phương thức chuyển tiền qua ngân hàng là đơn giản, chi phí thấp,
tiết kiệm thời gian. Trong điều kiện phát triển mạnh công nghệ thanh toán hiện đại,
phương thức thanh toán này ngày càng được áp dụng mạnh mẽ.

Tùy theo các điều khoản thanh toán, gắn với giao dịch thương mại, phương thức
chuyển tiền bao gồm thanh toán trước, thanh toán sau khi nhận hàng, thanh toán
nhiều lần. Trong từng dạng chuyển tiền này, nghĩa vụ và quyền hạn của người mua
và người bán sẽ khác nhau và không có các biện pháp bảo đảm tương xứng từ phía
ngân hàng, điều này dẫn đến việc áp dụng các phương thức thanh toán khác, dựa
trên chứng từ và vai trò ngày càng lớn của ngân hàng trong đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ của các đối tác trong thương mại quốc tế.

79
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân biệt phương thức thanh toán và điều khoản thanh toán.

2. Khi sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng, người bán
nên thỏa thuận điều khoản thanh toán như thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình?

3. Khi sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng, người mua
nên thỏa thuận điều khoản thanh toán như thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình?

4. Phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng có những ưu điểm và hạn
chế nào? Làm thế nào để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các điểm yếu của
phương thức thanh toán này trong giao dịch thương mại?

5. Nêu các trường hợp vận dụng phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân
hàng trong thực tế công việc và đời sống. Cho ví dụ cụ thể.

80
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về thuật ngữ “Phương thức thanh toán”?
a. Phương thức thanh toán xác định các nghĩa vụ đối với người mua liên quan
đến thanh toán tiền tệ.
b. Phương thức thanh toán xác định các nghĩa vụ đối với người bán liên quan
đến thanh toán tiền tệ.
c. Phương thức thanh toán xác định các nghĩa vụ của các ngân hàng liên quan
đến thanh toán tiền tệ.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Phương thức thanh toán nào sau đây được gọi là thanh toán “trơn”?
a. Chuyển tiền qua ngân hàng
b. Chuyển tiền qua ngân hàng; Nhờ thu chứng từ
c. Chuyển tiền qua ngân hàng; Nhờ thu chứng từ; Tín dụng chứng từ
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về phương thức thanh toán chuyển tiền qua
ngân hàng?
a. Chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đó người mua yêu cầu ngân
hàng phục vụ người bán chuyển một số tiền nhất định cho người bán.
b. Chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đó một khách hàng của
ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất
định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.
c. Chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đó người bán yêu cầu ngân
hàng phục vụ người mua chuyển một số tiền nhất định cho người bán theo hợp
đồng mua bán.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 4: Trong phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng, có các bên nào
tham gia?
a. Người chuyển tiền, người thụ hưởng
b. Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
c. Người chuyển tiền, người thụ hưởng, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng

81
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

d. a và b
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về phương thức thanh toán chuyển tiền qua
ngân hàng?
a. Thủ tục thực hiện phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng đơn
giản, thời gian nhanh chóng.
b. Ngân hàng chỉ đóng vai trò cung ứng dịch vụ chuyển tiền, không bị ràng buộc
trách nhiệm với người mua hoặc người bán.
c. Ngân hàng có thể yêu cầu bên thanh toán xuất trình hoặc cam kết xuất trình
(trong trường hợp thanh toán trước) các chứng từ chứng minh tính hiện hữu, tính
hợp pháp của giao dịch vãng lai, giao dịch vốn làm phát sinh giao dịch chuyển
tiền.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 6: Trong phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng, thời gian thanh
toán là lúc nào?
a. Trước khi nhận hàng
b. Tại thời điểm nhận hàng
c. Sau khi nhận hàng
d. Tùy vào thỏa thuận giữa người bán và người mua
Câu 7: Thời gian thanh toán nào là rủi ro nhất cho người bán khi sử dụng phương
thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng?
a. Chuyển tiền trước khi nhận hàng
b. Chuyển tiền tại thời điểm nhận hàng
c. Chuyển tiền sau khi nhận hàng
d. Chuyển tiền chia thành nhiều lần
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng về lợi thế của phương thức thanh toán chuyển
tiền qua ngân hàng?
a. Phương thức chuyển tiền trả sau có lợi cho người mua hơn là người bán.
b. Phương thức chuyển tiền trả sau có lợi cho người bán hơn là người mua.
c. Phương thức chuyển tiền trả trước có lợi cho người mua hơn là người bán.
d. Cả a, b, c đều sai

82
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 9: Trong phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng, ngân hàng có vai
trò và nghĩa vụ gì?
a. Ngân hàng cung ứng dịch vụ chuyển tiền và có trách nhiệm kiểm tra tính hợp
lý của thời điểm và lượng tiền thanh toán.
b. Ngân hàng cung ứng dịch vụ chuyển tiền và có trách nhiệm can thiệp khi
người bán thanh toán chậm.
c. Ngân hàng cung ứng dịch vụ chuyển tiền, và không có trách nhiệm kiểm tra
tính hợp lý của thời điểm và lượng tiền thanh toán.
d. Ngân hàng cung ứng dịch vụ chuyển tiền, và có trách nhiệm can thiệp khi
người mua chậm giao hàng.
Câu 10: Phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng thường được sử dụng
trong các trường hợp nào?
a. Các tổ chức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ, trả lương cho
nhân viên
b. Các cá nhân mua sắm hàng hóa, dịch vụ
c. a và b đều sai
d. a và b đều đúng

83
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Một khách hàng X đến ngân hàng đề nghị thanh toán cho đối tác nước ngoài tiền
nhập khẩu hàng hóa theo phương thức TT, mục Payment của hợp đồng quy định
“TT after 30 days from date of B/L”.

- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán cho khách hàng theo phương thức ứng
trước hay trả chậm ?

- Chứng từ mà khách hàng cần phải xuất trình cho ngân hàng gồm những gì ?

Tình huống 2:

Trong tháng 03/202X, Công ty XNK Thủy sản A ký hợp đồng xuất khẩu tôm
với Công ty B tại Nhật Bản, với số lượng xuất khẩu 20 tấn tôm loại 1. Bên A sẽ
xuất hàng cho bên B trong 04 đợt, mỗi đợt 5 tấn, vào giữa tháng 04/202X, 05/202X,
06/202X và 07/202X. Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân
hàng.

Hãy xây dựng kế hoạch thanh toán bằng chuyển tiền qua ngân hàng cho hợp
đồng mua bán trên. Phân tích những ưu điểm và hạn chế của phương án thanh toán
bằng chuyển khoản trong kế hoạch đã nêu đối với các bên trong hợp đồng.

84
Chương 3: Phương thức chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Grath, A. (2016). The handbook of international trade and finance: the complete
guide for international sales, finance, shipping and administration. Kogan Page
Publishers.

Machiraju, H. R. (2008). Modern commercial banking. New Age International.

SWIFT (2018). Category 1 - Customer Payments and Cheques for Standards


MT.

SWIFT (2018). Category 2 - Financial Institution Transfers.

85
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 4
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU

MỤC TIÊU CHƯƠNG

Chương này sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến: Khái niệm; Các bên tham
gia; Phân loại nhờ thu và điều kiện nhờ thu; Quy trình nhờ thu và nhận xét và
trường hợp vận dụng của phương thức nhờ thu. Qua đó, giúp bạn đọc có thể:

- Hiểu và vận dụng được các trường hợp thanh toán theo phương thức nhờ thu
vào các tình huống thực tế;

- Vận dụng được quy trình thực hiện thanh toán theo phương thức nhờ thu và
cách thức ngân hàng xét duyệt bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu
hợp lệ.

87
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

4.1 Khái niệm và đặc điểm

4.1.1 Khái niệm

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán (nhà xuất khẩu) sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ủy
thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở hối phiếu
của người bán lập ra.

Hiện nay, nghiệp vụ nhờ thu trong thanh toán quốc tế thường được tiến hành
theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu- Uniform Rules for Collection – viết tắt URC số
522 của Phòng Thương mại quốc tế.

4.1.2 Đặc điểm

Thanh toán bằng phương thức nhờ thu sẽ giảm thiểu một phần rủi ro cho nhà
xuất khẩu vì chứng từ chỉ được giao cho người nhập khẩu khi nhà nhập khẩu thanh
toán tiền hàng hoặc đã ký chấp nhận hối phiếu (đối với nhờ thu trả chậm). Tuy
nhiên thanh toán theo phương thức này người bán (nhà xuất khẩu) vẫn phải chịu rủi
ro trong trường hợp người mua (nhà nhập khẩu) không chấp nhận chứng từ hoặc từ
chối thanh toán hối phiếu khi đến hạn.

Một số đặc điểm của thanh toán nhờ thu:

- Ngân hàng thu hộ có thể không căn cứ theo hợp đồng thương mại mà tuỳ
thuộc thông báo nhờ thu được chuyển đến ngân hàng nào thì ngân hàng đó sẽ thu hộ
khoản phải thu.

- Vai trò của ngân hàng vừa thực hiện chức năng trung gian thanh toán vừa thực
hiện chức năng luân chuyển chứng từ và kiểm soát khoản phải thu.

- Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán (nhà xuất khẩu) đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (lập chứng từ).

88
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

4.2 Các bên tham gia

4.2.1 Người ủy thác thu/ Người nhờ thu (Principal)

Người ủy thác thu: là người ủy quyền cho ngân hàng xử lý nghiệp vụ nhờ thu.
Người ủy thác thu chính là người bán (nhà xuất khẩu) hay còn gọi là người hưởng
lợi.

4.2.2 Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank, Sending Bank)

Ngân hàng chuyển nhờ thu: là ngân hàng nhận sự ủy thác của người bán chuyển
các chứng từ liên quan để nhờ ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thu tiền.

4.2.3 Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank)

Ngân hàng thu hộ: là bất cứ ngân hàng nào liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu,
nhưng không phải là ngân hàng chuyển nhờ thu. Ngân hàng này thường là đại lý
hay chi nhánh của ngân hàng chuyển nhờ thu ở nước người mua.

4.2.4 Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank)

Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng xuất trình chứng từ cho người trả tiền.

4.2.5 Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee)

Người trả tiền: là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu,
thường đồng nhất với nhà nhập khẩu.

4.3 Phân loại nhờ thu và điều kiện nhờ thu

4.3.1 Phân loại nhờ thu

4.3.1.1 Căn cứ theo thời hạn thanh toán


Theo phương thức phân loại này thì nhờ thu được phân thành 2 loại:

Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này qui định người mua (nhà nhập khẩu)
phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.

Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua không phải
thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được
ký phát bởi người bán (nhà xuất khẩu). Ngân hàng bên nhà xuất khẩu phải chuyển

89
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

ngay hối phiếu đã được chấp nhận cho nhà xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu có nhu
cầu thanh toán trước thời hạn giá trị của hối phiếu thì sẽ xuất trình bộ chứng từ và
hối phiếu tại ngân hàng nhà xuất khẩu để xin chiết khấu bộ chứng từ. Khi đến hạn
thanh toán của hối phiếu, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.

4.3.1.2 Căn cứ theo chứng từ

Theo phương thức phân loại này thì nhờ thu được phân thành 2 loại:

Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu uỷ thác
cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra
còn chứng từ thương mại thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân
hàng.

(Người xuất khẩu sau khi giao hàng hoá, lập các chứng từ thương mại gửi trực
tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng
phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.)

Theo định nghĩa của URC 522, "chứng từ" bao gồm các chứng từ tài chính và
chứng từ thương mại.

- Chứng từ tài chính bao gồm: Hối phiếu, kì phiếu, séc, hoặc các phương tiện
tương tự khác sử dụng trong việc chi trả, thanh toán tiền.

- Chứng từ thương mại bao gồm: Chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ
bảo hiểm.

Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau
khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho
ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ thương mại gửi kèm theo với điều kiện nếu
người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân
hàng mới trao bộ chứng từ đi nhận hàng hoá.

Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền
hộ, không chịu trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. Tuỳ theo cách trả tiền
của người nhập khẩu mà uỷ thác thu kèm chứng từ có thể là thanh toán ngay để đổi
90
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

chứng từ (Document against payment - D/P) hoặc chấp nhận thanh toán để đổi
chứng từ (Document against acceptance - D/A).

4.3.2 Văn bản điều chỉnh nhờ thu

Cơ sở pháp lý của phương thức này là Quy tắc thống nhất về nhờ thu do Phòng
Thương mại quốc tế ICC phát hành lần đầu tiên vào năm 1956, sau đó được tái bản
vào các năm 1967, 1978 và lần tái bản gần đây nhất là phiên bản XJRC 522 vào
năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1996.

URC 522 gồm 26 điều, 7 phần:

Các điều khoản và quy định chung (điều 1-3)

Hình thức và cơ cấu nhờ thu (điều 4)

Hình thức xuất trình chứng từ (điều 5-8)

Nghĩa vụ và trách nhiệm (điều 9 - 15)

Thanh toán (điều 16 -19)

Tiền lãi, lệ phí và các chi phí (điều 20 - 21)

Các điều khoản khác (điều 22 - 26)

URC là văn bản mang tính chất pháp lý tùy ý, vì vậy nếu áp dụng thì phải ghi rõ
áp dụng URC phiên bản nào trong chỉ thị nhờ thu (Collection Instruction). Khi sử
dụng phương thức nhờ thu, người bán phải lập chỉ thị nhờ thu gửi cho ngân hàng ủy
thác thu. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu phải thực hiện theo đúng các
quy định trong chỉ thị nhờ thu.

Trong chỉ thị nhờ thu phải nêu rõ những nội dung sau:

Các chi tiết về ngân hàng thu hộ, gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện tín, SWIFT, số
điện thoại, sổ fax và số tham chiểu chứng từ.

Các chi tiết về người ủy nhiệm thu gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, sổ
fax, số tài khoản.

91
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Các chi tiết về người trả tiền gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax, số
tiền và loại tiền nhờ thu.

Danh mục chứng từ, sổ lượng của từng loại chứng từ đính kèm.

Điều khoản nhờ thu và điều khoản chuyển giao chứng từ.

Phí nhờ thu.

Lãi suất phải thu (nếu có), ghi rõ kỳ hạn tính lãi là 360 hay 365 ngày.

Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận.

4.3.3 Điều kiện nhờ thu

4.3.1.1 Điều kiện D/P


Điều kiện D/P là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình
(payable at sight). Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập
khẩu thanh toán nhờ thu.

Thông thường, người trả tiền phải thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc sau khi
bộ chứng từ được xuất trình. Đối với điều kiện D/P, trong Lệnh nhờ thu phải có chỉ
thị "Release Documents against Payment".

Về mặt lý thuyết, thanh toán theo điều kiện D/P không nhất thiết phải có hối
phiếu kèm theo. Số tiền nhờ thu sẽ căn cứ vào giá trị hóa đơn thương mại.

Trong thực tế, một mặt là là theo tập quán, mặt khác nếu không có hối phiếu thì
không có căn cứ để kiện nhà nhập khẩu ra tòa với lý do là "không thanh toán hối
phiếu", do đó, trong bộ chứng từ thanh toán theo điều kiện D/P thường kèm theo hối
phiếu.

Tuy nhiên, tại một số nước người ta đánh thuế việc dán tem hối phiếu, do đó, để
tránh phải nộp thuế các thương nhân đã không phát hành hối phiếu. Người nhập
khẩu sẽ trả tiền theo qui định trong Lệnh nhờ thu.

92
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

4.3.1.2 Điều kiện D/P X days sight


Điều kiện D/P X days sight là qui tắc nhờ thu, trong đó, lệnh nhờ thu qui định
trong khoảng thời gian X ngày kể từ ngày bộ chứng từ xuất trình, nhà nhập khẩu trả
tiền để đổi lấy bộ chứng từ.

Điều kiện trao chứng từ như vậy, vẫn thuộc điều kiện D/P, nhưng nhà nhập khẩu
không phải trả tiền ngay khi nhìn thấy, mà được phép trả tiền trong khoảng thời
gian là X ngày sau khi nhìn thấy bộ chứng từ.

Điều kiện D/P X days sight được áp dụng chủ yếu trong các tình huống sau:

a) Trong Thương mại quốc tế, không phải lúc nào hàng hóa và bộ chứng từ cũng
đến nhà nhập khẩu cùng lúc.

Do đó trong trường hợp bộ chứng từ đến trước, để tạo điều kiện cho nhà nhập
khẩu chỉ phải trả tiền khi hàng tới đích, nhà xuất khẩu đồng ý để nhà nhập khẩu trả
tiền trong khoảng thời gian thích hợp là X ngày sau khi bộ chứng từ được xuất
trình.

b) Nhà xuất khẩu muốn chắc chắn là bộ chứng từ chỉ được trao khi đã nhận được
tiền, tuy nhiên, không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có sẵn tiền để thanh toán.
Do đó, nhà xuất khẩu cho phép một khoảng thời gian là X ngày sau khi xuất trình
chứng từ để nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn tài trợ.

Nếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, nhà nhập khẩu có thể nhận được bộ
chứng từ sớm mà chưa phải trả tiền ngay, tiền thu từ bán hàng được dùng để trả nợ
khi đến hạn (sau X ngày).

Trong trường hợp này, người xuất khẩu đã cấp tín dụng thương mại cho nhà
nhập khẩu.

4.3.1.3 Điều kiện D/A


Điều kiện D/A là một trong những phương thức thanh toán trong giao dịch
thương mại quốc tế. Hàm ý của điều kiện D/A là người xuất khẩu cấp tín dụng cho
người nhập khẩu. Thời hạn tín dụng chính là thời hạn của hối phiếu, hay còn gọi là
"thời hạn trả chậm - Unsance".

93
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Đối với điều kiện D/A, trong Lệnh nhờ thu phải có chỉ thị: "Release Documents
against Acceptance".

Người nhập khẩu được yêu cầu chấp nhận hối phiếu, có nghĩa là, phải ký chấp
nhận thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định. Khi đã ký chấp nhận,
người nhập khẩu được nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng.

Thời điểm để tính thời hạn hối phiếu có thể là:

- Từ ngày nhìn thấy hối phiếu, tức từ ngày ký chấp nhận hối phiếu.

- Từ ngày giao hàng (date of shipment) được ghi trên hối phiếu.

- Từ ngày ký phát hối phiếu (issued date).

- Một ngày cụ thể trong tương lai.

4.3.1.4 Điều kiện D/OT (D/TC)

Điều kiện D/OT (D/TC) là một số điều kiện trao chứng từ khác trong hoạt động
thanh toán quốc tế của ngân hàng. Nhìn chung điều kiện trao chứng từ D/P và D/A
là phổ biến; tuy nhiên, trên thực tế, còn có một số điều kiện trao chứng từ
khác (D/OT).

Các loại điều kiện D/OT (D/TC)

Thanh toán từng phần

Đây là điều kiện trao chứng từ, trong đó một phần số tiền nhờ thu được thanh
toán ngay, số còn lại được thanh toán theo điều kiện D/A, nghĩa là chấp nhận một
hối phiếu độc lập.

Với điều kiện trao chứng từ như vậy được xem là dung hòa giữa điều kiện D/P
và điều kiện D/A đối với cả nhà xuất khẩu và cả nhà nhập khẩu.

Trao chứng từ đổi kì phiếu (promisory notes)

Trong trường hợp dùng hối phiếu bị đánh thuế, thì nhà nhập khẩu và xuất
khẩu có thể thỏa thuận dùng một kỳ phiếu thay thế.

94
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Kỳ phiếu do người nhập khẩu (người trả tiền) lập và ký với nội dung hứa trả một
số tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Trao đổi chứng từ giấy nhận nợ (letters of undertaking to pay)

Trong một số trường hợp, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thỏa thuận không
dùng hối phiếu hay kỳ phiếu, mà thay vào đó là một giấy nhận nợ. Điều kiện trao
chứng từ là khi nhận được giấy nhận nợ của nhà nhập khẩu, trong đó cam kết trả
một số tiền nhất định tại thời điểm trong tương lai.

Có một thực tế là, có những thương vụ liên quan đến máy móc, thiết bị đồng
bộ... có giá trị lớn được bên mua và bên bán thỏa thuận thanh toán dần thành nhiều
kì (tương tự như trả góp) trên cơ sở lịch trình cam kết trả nợ của người mua. Kiểu
thanh toán như vậy được gọi là "deferred or installment payments".

Trao chứng từ trên cơ sở biên lai tín thác (signed trust receipt)

Trong một số trường hợp, nhà xuất khẩu có thể ưu tiên nhận một giấy tín thác
được kí bởi người nhập khẩu thay cho các công cụ thanh toán khác, và ủy quyền
cho Ngân hàng thu hộ trao chứng từ khi nhận được giấy tín thác này.

Trong giấy tín thác, ngoài các nội dung khác, nhà nhập khẩu đồng ý và cam kết
rằng sẽ nhận hàng với tư cách là người được tín thác (trustee). Nhà nhập khẩu được
bán hàng và mọi khoản thu từ bán hàng trước hết được chuyển cho ngân hàng thu
hộ để chuyển trả cho nhà xuất khẩu tương ứng với giá trị nhờ thu.

95
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

4.4 Quy trình nhờ thu

4.4.1 Quy trình nhờ thu trơn

Hình 4.1 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn

Người xuất khẩu Người nhập khẩu


(Người ủy nhiệm) (Người trả tiền)
1

2 7 5 4

Ngân hàng chuyển Ngân hàng xuất


chứng từ trình

3
Nguồn: URC 522

Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Bước 2: Người xuất khẩu lập một hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và ủy thác
cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu và từ chỉ thị nhờ thu này
ngân hàng người bán dựa vào đó lập lệnh nhờ thu.

Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu gửi hổi phiếu và lệnh nhờ thu cho
Ngân hàng người nhập khẩu và nhờ thu hộ tiền người nhập khẩu.

Bước 4: Ngân hàng người nhập khẩu yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu
nếu là hối phiếu trả ngay hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu nếu là hối phiếu kỳ hạn.

96
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 5: Người nhập khẩu trả tiền, chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều
này phụ thuộc vào thiện chí của người mua, có thể chia thành những trường hợp
sau:

+ Người mua chiếm dụng hàng của người bán và không trả tiền.

+ Người mua nhận hàng nhưng trả tiền chậm hoặc trả tiền thiếu hoặc trả tiền
kèm điều kiện nào đó như người bán phải giảm giá hàng...

+ Nguời mua không nhận hàng và từ chối thanh toán.

+ Người mua đồng ý thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng người nhập khẩu trích tiền từ tài khoản người nhập khẩu
sang ngân hàng người xuất khẩu để ghi Có cho người xuất khẩu hoặc chuyển hối
phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho ngân hàng người
xuất khẩu.

Bước 7: Ngân hàng người xuất khẩu ghi Có và báo có cho người xuất khẩu hoặc
chuyển hối phiếu được chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho người xuất
khẩu.

Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro đối với người ủy
thác, không đảm bảo quyền lợi của bên bán, do việc nhận hàng và thanh toán không
ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc chậm
trễ trong thanh toán. Do đó, nhờ thu trơn là phương thức thanh toán không được áp
dụng nhiều trong thanh toán thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán nhờ thu
trơn thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp người bán và người mua tin cậy
lẫn nhau, hoặc có quan hệ ràng buộc với nhau (công ty mẹ, công ty con, công ty liên
doanh…), hoặc thanh toán các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa
như cước phí vận tải, bảo hiểm.

97
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

4.4.2 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ

Hình 4.2 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn

Người xuất khẩu Người nhập khẩu


(Người ủy nhiệm) (Người trả tiền)
1

2 8 5 4 6

Ngân hàng chuyển Ngân hàng xuất


chứng từ trình

Nguồn: URC 522

Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.

Bước 2: Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (chứng từ thương mại +
hối phiếu) và chỉ thị nhờ thu gửi ngân hàng nhờ thu hộ tiền hàng từ người nhập
khẩu.

Bước 3: Ngân hàng người xuất khẩu lập lệnh nhờ thu dựa vào chỉ thị nhờ thu rồi
chuyển bộ chứng từ thanh toán và lệnh nhờ thu cho ngân hàng người nhập khẩu nhờ
thu hộ tiền.

Bước 4: Ngân hàng người nhập khẩu chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu,
yêu cầu người nhập khẩu trả tiền (hối phiếu trả ngay-D/P) hoặc chấp nhận trả tiền
(hối phiếu kỳ hạn-D/A) mới giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng.

Bước 5: Người nhập khẩu từ chối trả tiền hoặc trả tiền/chấp nhận trả tiền:

98
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

-Người nhập khẩu từ chối trả tiền, không nhận hàng.

-Người nhập khẩu đồng ý trả tiền/ chấp nhận trả tiền:

+ Nếu là D/P: người nhập khẩu phải trả tiền để được nhận bộ chứng từ đi lấy
hàng.

+ Nếu là D/A: người nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu để được nhận bộ chứng
từ đi lấy hàng, đến thời hạn quy định sẽ trả tiền.

+ Nếu là D/OT: người nhập khẩu xuất trình giấy hứa trả tiền hoặc thư cam kết
trả tiền hoặc biên lai tín thác ... do chính người nhập khẩu lập để được nhận bộ
chứng từ đi lấy hàng.

Bước 6: Nếu người nhập khẩu trả tiền/chấp nhận trả tiền, ngân hàng người nhập
khẩu chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.

Bước 7: Ngân hàng người nhập khẩu chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp
nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho ngân hàng người xuất khẩu.

Bước 8: Ngân hàng người xuất khẩu chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận
hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho người xuất khẩu.

99
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

4.4.3 Quy trình thanh toán trả ngay-D/P

Hình 4.3 Quy trình thanh toán D/P

Người xuất khẩu Người nhập khẩu


(Người ủy nhiệm) (Người trả tiền)
1

2 7 5 4

Ngân hàng nhận uỷ Ngân hàng xuất


thác trình

3
Nguồn: URC 522

Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao
hàng cho người nhập khẩu.

Bước 2: Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng
hóa (kèm hoặc không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ
tiền ở người nhập khẩu.

Bước 3: Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang
ngân hàng xuất trình để thông báo cho người nhập khẩu.

Bước 4: Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông
báo gửi nhà nhập khẩu.

Bước 5: Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau
khi nhà nhập khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu.

100
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 6: Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu cho ngân hàng nhận uỷ
thác.

Bước 7: Ngân hàng nhận uỷ thác thanh toán cho nhà xuất khẩu.

4.4.3 Quy trình thanh toán trả chậm-D/A

Hình 4.4 Quy trình thanh toán D/A

Người xuất khẩu Người nhập khẩu


(Người ủy nhiệm) (Người trả tiền)
1

2 7 5 4

Ngân hàng nhận uỷ Ngân hàng xuất


thác trình

Nguồn: URC 522

Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao
hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa.

Bước 2: Người xuất khẩu ký phát và gửi hối phiếu có kỳ hạn, kèm theo chỉ thị
nhờ thu và bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền
ở người nhập khẩu.

Bước 3: Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang
ngân hàng xuất trình để thông báo cho người nhập khẩu.

Bước 4: Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập

101
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

thông báo gửi nhà nhập khẩu.

Bước 5: Nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền bằng cách ký chấp nhận trực
tiếp vào hối phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì ngân hàng xuất trình giao
bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu.

Bước 6: Ngân hàng xuất trình thông báo nội dung chấp nhận thanh toán của nhà
nhập khẩu cho ngân hàng nhận uỷ thác.

Bước 7: Ngân hàng nhận uỷ thác gửi hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán
theo điều kiện D/A cho người xuất khẩu.

4.5 Nhận xét và trường hợp vận dụng

4.5.1 Phương thức nhờ thu trơn

Trong quá trình thanh toán nhờ thu trơn có những ưu nhược điểm như sau:

4.5.1.1 Ưu nhược điểm

Ưu điểm: Phương thức này có quy trình và thủ tục đơn giản, chính vì vậy mà tiết
kiệm được các khoản chi phí phát sinh cho các bên tham gia.

Nhược điểm: Bên cạnh ưu điểm trên thì phương thức này cũng có những hạn
chế như: Không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì việc thanh toán phụ thuộc
hoàn toàn vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ
đóng vai trò trung gian đơn thuần.

4.5.1.2 Điều kiện áp dụng

Chỉ áp dụng trong trường hợp người bán và người mua tin tưởng lẫn nhau có
quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau.
Hoặc sử dụng trong trường hợp thanh toán về dịch vụ có liên quan đến xuất khẩu
hàng hóa hoặc thanh toán cước phí vận tải, bưu điện, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức.

4.5.1.3 Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn

Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu phiếu trơn không có căn cứ vào
chứng từ thương mại, mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính, do đó:

102
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu như sau:

- Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu không nhận được tiền thanh toán.

- Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanh toán sẽ dây
dưa, chậm trễ và tốn kém.

Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán,
hoặc từ chối chấp nhận thanh toán.

- Đến hạn thanh toán hối phiếu kì hạn nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh
toán hoặc không muốn thanh toán thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tòa nhưng rất tốn
kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.

Đối với nhà nhập khẩu

Rủi ro có thể phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà nhập khẩu
phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận trong khi hàng hóa không được
gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hóa có thể là không
đảm bảo đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

4.5.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Ưu điểm:

Đối với nhà xuất khẩu: chắc chắn bộ chứng chỉ được trao cho người nhập khẩu
sau khi đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán; có quyền kiện người nhập khẩu ra
tòa nếu không trả tiền; có thể chỉ định người nước ngoài nhập khẩu thay mặt mình
giải quyết trường hợp không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán.

Đối với nhà nhập khẩu: Có cơ hội kiểm tra chứng từ tại ngân hàng xuất trình
trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.

Nhược điểm:
Đối với nhà xuất khẩu:
Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu trước khi
người này thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

103
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Chữ ký chấp nhận thanh toán có thể bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận không
đủ thẩm quyền hay chưa đăng ký mẫu chữ ký.

Ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì mọi hậu qủa đều
do người xuất khẩu phải gánh chịu.

Sự chậm trễ trong thanh toán, từ chối thanh toán, thất lạc chứng từ thì nhà xuất
khẩu đều phải gánh chịu.

Đối với nhà nhập khẩu:

Hàng hóa có thể không được kiểm định, chưa được bảo hiểm đầy đủ hay không
phù hợp với hợp đồng đã ký kết.

Bộ chứng từ giả, có sai sót hay cố tình gian lận thương mại.

Tóm lại: So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người
xuất khẩu hơn bởi lẽ ngân hàng trong phương thức này đã thay người xuất khẩu
khống chế chứng từ hàng hóa, người nhập khẩu có trả tiền hay chấp nhận trả tiền
mới được nhận bộ chứng từ đi nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người xuất
khẩu vẫn chưa chắc chắn vì:

+ Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ: tuy còn giữ quyền kiểm soát
hàng hoá sau khi giao hàng nhưng nếu người nhập khẩu không nhận hàng và không
trả tiền, người xuất khẩu phải tốn phí thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải
quyết lô hàng đã gửi.

+ Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ: Người xuất khẩu mất
quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thu tiền lúc này
hoàn toàn tuỳ thuộc thiện chí của người nhập khẩu.

Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc một vài phương
thức vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tự không phải là
chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó hàng hoá có thể được chuyển giao cho người nhập
khẩu trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.

104
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM TẮT CHƯƠNG

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán (nhà xuất khẩu) sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ủy
thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở hối phiếu
của người bán lập ra.

Đặc điểm của phương này là: Ngân hàng thu hộ có thể không căn cứ theo hợp
đồng thương mại mà tuỳ thuộc thông báo nhờ thu được chuyển đến ngân hàng nào
thì ngân hàng đó sẽ thu hộ khoản phải thu; Vai trò của ngân hàng vừa thực hiện
chức năng trung gian thanh toán vừa thực hiện chức năng luân chuyển chứng từ và
kiểm soát khoản phải thu; Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán
(nhà xuất khẩu) đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (lập chứng từ).

Quy tắc thống nhất về nhờ thu do Phòng Thương mại quốc tế phát hành. Phương
thức nhờ thu có 2 phương thức chủ yếu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ,
điều kiện thực hiện phương thức D/P; D/A và D/OT. Phần cuối cùng của chương đề
cập đến ưu nhược điểm của phương nhờ thu trơn và phương thức nhờ thu kèm
chứng từ.

105
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Phân biệt thanh toán nhờ thu D/P và thanh toán chuyển tiền ứng trước?
Câu 2: Phân biệt thanh toán nhờ thu D/A và thanh toán chuyển tiền trả chậm?
Câu 3: Quy định pháp lý nào ràng buộc hoạt động thanh toán nhờ thu?
Câu 4: Phân tích sự giống và khác nhau giữa nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng
từ?
Câu 5: Phân tích các rủi ro mà nhà xuất khẩu phải đối mặt khi thanh toán nhờ
thu kèm chứng từ?
Câu 6: Phân tích các rủi ro mà nhà xuất khẩu phải đối mặt khi thanh toán nhờ
thu trơn?

106
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Người ủy thác thu/ Người nhờ thu trong phương thức thanh toán nhờ thu là:
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 2: Nhờ thu là phương thức thanh toán được khởi tạo:
a. Sau khi nhà xuất khẩu giao hàng
b. Sau khi nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu
c. Sau khi nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng
d. Sau khi nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng với nhà xuất khẩu
Câu 3: Ngân hàng nhờ thu trong phương thức thanh toán nhờ thu là:
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 4: Chứng từ nào không được chuyển trực tiếp từ người nhờ thu cho ngân hàng
nhờ thu trong phương thức thanh toán nhờ thu trơn:
a. Hối phiếu
b. Séc
c. Lệnh phiếu
d. Bộ chứng từ thương mại
Câu 5: Chứng từ nào được chuyển trực tiếp từ người nhờ thu cho ngân hàng nhờ thu
trong phương thức thanh toán nhờ thu trơn:
a. Hối phiếu
b. Séc
c. Lệnh phiếu
d. Bộ chứng từ thương mại
Câu 6: Chứng từ nào được chuyển trực tiếp từ người nhờ thu cho ngân hàng nhờ thu
trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ:

107
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

a. Hối phiếu
b. Séc
c. Bộ chứng từ thương mại
d. Bộ chứng từ thương mại và chứng từ tài chính
Câu 7: D/P là phương thức thanh toán nhờ thu:
a. Thanh toán để đổi lấy bộ chứng từ
b. Chấp nhận thanh toán để đổi lấy bộ chứng từ
c. Nhận hàng rồi thanh toán
d. Thanh toán trước khi giao hàng
Câu 8: D/A là phương thức thanh toán nhờ thu:
a. Thanh toán để đổi lấy bộ chứng từ
b. Chấp nhận thanh toán để đổi lấy bộ chứng từ
c. Thanh toán rồi đi nhận hàng
d. Thanh toán trước khi giao hàng
Câu 9: Trách nhiệm thanh toán trong phương thức thanh toán nhờ thu là:
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 10: Phương thức nhờ thu nào ít thực hiện trong thực tế nhất:
a. D/A
b. D/P
c. Nhờ thu trơn
d. Nhờ thu kèm chứng từ

108
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:
Một khách hàng X đến ngân hàng A đề nghị thanh toán cho đối tác nước ngoài tiền
nhập khẩu hàng hóa theo phương thức nhờ thu D/P, tuy nhiên trong hợp đồng lại
quy định ngân hàng nhờ thu là ngân hàng B.

Ngân hàng A có chấp nhận thanh toán nhờ thu cho khách hàng X không ?

Ngân hàng A sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này ?

Tình huống 2:
Ngân hàng Thương mại Trung Quốc (Kung Commercial Bank - KB), nhận chỉ
thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng chuyển chứng từ là Bank of Vietnam
(BOV). Ngày 18/2/202x, ngân hàng KB đòi tiền người mua nhưng người mua từ
chối thanh toán. KB giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh
toán cho BOV và xin chỉ thị cách xử lý bộ chứng từ này. Trong khi KB chưa nhận
được chỉ thị từ BOV thì ngày 23/2/202x, người mua đề nghị chuyển tiền thanh toán
và yêu cầu KB giao bộ chứng từ. KB đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người
mua. Ngày 24/2/202x, khi KB tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho BOV thì lại nhận
được lệnh của BOV yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ cho BOV. KB đã giải thích
toàn bộ sự việc với BOV. Tuy nhiên, BOV không chấp nhận giải thích đó và đe dọa
kiện KB. Từ tình huống trên, hãy cho biết:

1. Ngân hàng Thương mại Trung Quốc (KB) đúng hay sai? Tại sao?

2. Theo Anh/Chị, người xuất khẩu Việt Nam và BOV có nên kiện KB không?
Tại sao?

109
Chương 4: Phương thức thanh toán nhờ thu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt:

Trần Hoàng Ngân, 2014. Giáo trình Thanh toán quốc tế. NXB Kinh tế
TP.HCM.

Quy định, quy trình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

2. Tài liệu tiếng Anh:

Thomas A. Cook, Taylor & Francis Group (2014). Mastering the Business of
Global Trade.

Uniform Law of Bill of exchange (ULB)

Uniform Law of Cheque (ULC)

The Uniform Customs and Practice of Documentary Credits, ICC Publication


No.500 (UCP 500); No. 600 (UCP600)

The Uniform Rules for Collection, ICC Publication No.522.

The International Commercial Terms, ICC Publication, 2010

International Standard Banking Practice, No.745

110
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 5
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

MỤC TIÊU CHƯƠNG

Chương này sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến: Khái niệm; Các bên tham
gia; Quy trình giao dịch; Thư tín dụng; Các hình thức tín dụng chứng từ và các
trường hợp vận dụng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Qua đó, giúp
bạn đọc có thể:

- Hiểu và vận dụng được các trường hợp thanh toán của phương thức tín dụng
chứng từ vào các tình huống thực tế;

- Vận dụng được quy trình thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng
chứng từ và cách thức ngân hàng xét duyệt bộ chứng từ thanh toán theo phương
thức tín dụng chứng từ hợp lệ.

111
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.1 Khái niệm và đặc điểm

5.1.1 Khái niệm

Mặc dù nhiều năm qua, tín dụng chứng từ đã được sử dụng, nhưng chỉ hơn
80 năm qua, một bộ quy tắc thực hành tín dụng chứng từ quốc tế được đưa ra để
cung cấp hướng dẫn cho các ngân hàng hoạt động. Phòng Thương mại Quốc tế đã
ban hành Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ vào năm 1933. Năm
1951 (UCP151), việc sử dụng đã trở thành chính thức và các ngân hàng bắt đầu áp
dụng nó trên toàn thế giới. Các quy tắc thực hành tín dụng chứng từ thực hiện bởi
các ngân hàng quốc tế được sửa đổi vào năm 1962 (UCP222), 1974 (UCP290),
1983 (UCP400), 1993 (UCP500), và gần đây vào 2007 (UCP600). Các quy tắc UCP
không phải là luật mà chỉ đơn giản là hướng dẫn cho tất cả các bên liên quan đến
thương mại quốc tế. Việc tuân thủ theo các điều lệ của UCP sẽ làm cơ sở giải quyết
khi có tranh chấp xảy ra và ảnh hưởng đến quyết định của tòa án thương mại.

Thư tín dụng cam kết rằng người thụ hưởng sẽ được trả toàn bộ số tiền khi
xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng. Thư tín dụng là một sự đảm bảo thanh
toán, nhưng là một đảm bảo thanh toán có điều kiện. Tại điều 2, UCP 600, tín dụng
chứng từ được định nghĩa như sau:

“Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable


and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a
complying presentation”.

Tín dụng chứng từ là bất kỳ sự thỏa thuận thể hiện một cam kết chắc chắn và
không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi chứng từ được
xuất trình phù hợp. Về mặt bản chất, tín dụng chứng từ là một cam kết được đưa ra
bởi một ngân hàng (ngân hàng phát hành) thay mặt cho khách hàng của mình
(người nộp đơn) để thanh toán cho nhà xuất khẩu có tên (người thụ hưởng) khi xuất
trình các chứng từ theo quy định liên quan đến việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch
vụ.

112
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhà nhập khẩu được đảm bảo là ngân hàng sẽ không trả tiền trước khi nhà xuất
khẩu giao hàng, bởi vì nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ giao hàng mới đổi
lấy được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Còn nhà xuất khẩu được đảm bảo là
sẽ nhận được tiền hàng xuất khẩu nếu trao cho ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với
qui định của L/C. Ưu điểm vượt trội của phương thức tín dụng chứng từ là dung hòa
được lợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

5.1.2 Đặc điểm

- L/C là hợp đồng kinh tế độc lập giữa hai bên là ngân hàng phát hành và nhà
xuất khẩu. Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu do ngân hàng phát hành đại
diện. Một sửa đổi L/C đã được nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đồng ý; nhưng nếu
ngân hàng phát hành không chấp nhận, thì sửa đổi đó không có giá trị thực hiện.
Nhà nhập khẩu, với tư cách là người nộp đơn, kiểm soát phần lớn thuật ngữ và
chứng từ tín dụng biết rằng L/C sẽ bảo vệ nhà nhập khẩu trong việc giao hàng của
nhà cung cấp, hàng hóa của nhà cung cấp phải được gửi đi trước khi có được khoản
thanh toán. Ngoài ra, nhà nhập khẩu chắc chắn rằng các chứng từ tín dụng xuất trình
sẽ được xem xét kỹ lưỡng bởi ngân hàng chỉ định và ngân hàng phát hành, do đó
tránh mọi khó khăn trong việc thông quan hàng hóa tại hải quan.

- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa. L/C có tính chất quan trọng, hình
thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương; nhưng sau khi được thiết lập, nó lại
hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và đã được các bên
chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay
không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến
L/C. Hợp đồng ngoại thương là thoả thuận giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
L/C lại là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành đối với nhà xuất khẩu khi bộ
chứng từ được xuất trình hợp lệ. Chính vì vậy, các điều khoản của hợp đồng và L/C
có thể quy định khác nhau.

- Phương thức tín dụng chứng từ chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ
căn cứ vào chứng từ. Ngân hàng chỉ căn cứ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ
của bộ chứng từ được xuất trình. Như vậy, chứng từ trong giao dịch L/C có tầm

113
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

quan trọng đặc biệt. Đó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện
cho giá trị hàng hóa đã được giao; do đó, chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả
tiền, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu. Việc nhà xuất khẩu có thu được
tiền hay không, phụ thuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ phù hợp; đồng thời,
ngân hàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình hợp lệ; nghĩa là ngân hàng
không chịu trách nhiệm về tình trạng thực tế của hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào
đại diện hay ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính xác thực của bộ chứng từ.
Khi chứng từ xuất trình phù hợp, thì ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều
kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao, hoặc
được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ. Như vậy, việc thanh toán
L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa. Nếu hàng hóa không khớp
với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng
mua bán, không liên quan đến ngân hàng. Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù
hợp, mà ngân hàng vẫn thanh toán cho người xuất khẩu, thì ngân hàng phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm, người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho
ngân hàng.

- Phương thức tín dụng chứng từ yêu cầu tuân thủ tính chặt chẽ của bộ chứng từ.
Tiến trình giao dịch và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ
chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được thanh toán,
nhà xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản
và điều kiện của L/C; bao gồm số loại, số lượng mỗi loại; và nội dung chứng từ phải
đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu.

- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn tồn tại rủi ro. Xét về góc độ là
phương thức thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu,
thì tín dụng chứng từ có ưu điểm vượt trội so với các phương thức thanh toán khác.
Chính vì vậy mà phương thức này đã phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, trong thực
tiễn thương mại quốc tế tín dụng chứng từ có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để
từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán. Từ bản chất của tín dụng chứng từ là chỉ giao
dịch bằng chứng từ, và khi kiểm tra chứng từ lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ,

114
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

chứ không xem xét tính xác thực của chứng từ. Do tính hợp lệ và xác thực của bộ
chứng từ là độc lập nhau nên nhà xuất khẩu có thể lợi dụng không giao hàng, hoặc
giao hàng không đúng, nhưng vẫn lập bộ chứng từ phù hợp để thanh toán. Trong
thực tế, lập được một bộ chứng từ hoàn hảo không có bất cứ sai sót nào là một việc
làm không dễ chút nào. Hơn nữa, giữa tính hợp lệ và bất hợp lệ của bộ chứng từ
xuất trình tùy thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của những người
liên quan. Nhà nhập khẩu vì giá cả thị trường không thuận lợi, có thể yêu cầu ngân
hàng phát hành tìm cách từ chối thanh toán khi bộ chứng từ được xuất trình có sai
sót. Chính vì điều này mà không ít các tranh chấp xảy ra về tính chất tuân thủ chặt
chẽ của chứng từ.

5.2 Các bên tham gia

5.2.1 Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C)

Người yêu cầu mở L/C còn được gọi là Người nộp đơn hay Người xin mở L/C,
là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế,
Người yêu cầu thường là nhà nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát
hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho
người thụ hưởng L/C. Applicant đôi khi còn gọi là opener, accountee hay principal.
Thuật ngữ Người yêu cầu hay Người nộp đơn sẽ được dùng chủ yếu.

Các nhà nhập khẩu là nhà sản xuất mua nguyên liệu thô cho các nhà máy của họ,
các công ty dầu mỏ mua dầu thô để tinh chế, hoặc đơn giản là thương nhân thực
hiện hợp đồng với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện nay, quá trình nhập
khẩu hàng hoá rồi tiếp tục bán lại cho một bên thứ ba trở nên phổ biến. Điều quan
trọng đối với các nhà nhập khẩu là các nhà cung cấp ở nước ngoài của họ chỉ được
thanh toán khi hàng hóa đặt hàng đã được gửi đi. Các rủi ro chính mà nhà nhập
khẩu thường gặp phải là giao hàng chậm trễ hoặc không giao hàng, giao hàng dưới
tiêu chuẩn quy định, việc áp dụng lệnh cấm vận xuất khẩu ở nước người bán, hoặc
lệnh cấm vận nhập khẩu ở nước sở tại của người mua, và sự biến động của tỷ giá có
liên quan đến đồng tiền thanh toán của nhà nhập khẩu. Phương thức thanh toán tín

115
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

dụng chứng từ được điều hành bởi các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro về nhận hàng
hoá cho nhà nhập khẩu.

Vai trò của các nhà nhập khẩu là rất lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là các quốc
gia không có sẵn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Nguyên liệu
thô, thực phẩm, năng lượng và dịch vụ là rất cần thiết để duy trì sản lượng công
nghiệp, nơi không có tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu sản xuất thì sẽ không
thể tạo ra sản phẩm cho trao đổi và xuất khẩu. Các nhà nhập khẩu tìm nguồn cung
ứng nguyên liệu thô trên thế giới với chất lượng, giá cả đáng tin cậy. Hoạt động
nhập khẩu hàng hóa để bán lại và gia công trước khi tái xuất ngày càng phát triển.
Các nhà nhập khẩu ký hợp đồng với các nhà cung cấp nước ngoài, hàng hóa được
giao trực tiếp cho người mua ở nước khác. Đây là một hoạt động đòi hỏi giao dịch
bắc cầu rộng rãi cho phép nhà nhập khẩu mua hàng và bán với giá ưu đãi nhất.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, nhà nhập khẩu cần sự hỗ trợ của ngân hàng từ
giai đoạn thanh toán khi nhập khẩu hàng hoá đến giai đoạn hàng hoá được tiêu thụ
cho người tiêu dùng.

5.2.2 Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C)

Người thụ hưởng L/C còn được gọi là Người hưởng hay Người hưởng lợi, là bên
được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo
L/C. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà Người thụ hưởng có thể có những tên khác nhau
như: người bán (seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer),
người thắng thầu (contractor). Thuật ngữ người thụ hưởng sẽ được dùng chủ yếu.
Trong thực tế, phổ biến nhất người thụ hưởng L/C chính là nhà xuất khẩu.

Các nhà xuất khẩu là khởi đầu của bất kỳ giao dịch thương mại quốc tế nào và
có thể là thương nhân, nông dân hoặc nhà sản xuất hàng hóa. Họ bán hàng hóa hoặc
dịch vụ cho người mua ở nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau. Mục đích của họ
là đưa hàng hóa của họ đến người mua trên toàn thế giới một cách nhanh nhất, an
toàn nhất có thể và được thanh toán số tiền đã được thoả thuận trong điều khoản
thanh toán của hợp đồng ngoại thương.

116
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Người thụ hưởng sẽ nhận thư tín dụng được phát hành và xem xét các điều
khoản của thư tín dụng để chuẩn bị bộ chứng từ cần được xuất trình hợp lệ đổi lấy
thanh toán. Bất kỳ điều khoản hoặc điều kiện nào mà người thụ hưởng thấy không
phù hợp phải được thông báo cho nhà nhập khẩu, với yêu cầu sửa đổi tín dụng.
Hàng hoá sẽ được giao đi sau khi thư tín dụng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
người thụ hưởng. Sau khi giao hàng, người thụ hưởng sẽ xuất trình các chứng từ của
mình cho ngân hàng được chỉ định để được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia được thể
hiện bằng một loạt các chính sách hỗ trợ và khuyến khích được cung cấp bởi các
chính phủ, cho phép các nhà xuất khẩu cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Các
nhà xuất khẩu thường tận dụng những lợi thế lao động và nguyên liệu thô giá rẻ.
Các rủi ro mà các nhà xuất khẩu thường gặp phải là thanh toán chậm hoặc không
thanh toán, sự can thiệp của ngân hàng trung ương tại nước nhập khẩu trong chính
sách nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và rủi ro sự biến động giá trị của các đồng tiền
trong hoạt động thanh toán. Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay đã giúp cho các
nhà xuất khẩu mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành các công ty đa quốc
gia và lan rộng sự phát triển của họ vào các khu vực chi phí thấp. Tuy nhiên, hoạt
động xuất khẩu trực tiếp có tác động và góp phần nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế
của quốc gia.

5.2.3 Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)

Ngoài việc cấp tín dụng thuần túy liên quan đến thanh toán trước khi nhận được
hàng và sau khi nhận được hàng của nhà nhập khẩu. Các ngân hàng còn bảo vệ nhà
nhập khẩu và nhà xuất khẩu, chống lại rủi ro mà họ gặp phải bằng cách sử dụng một
loạt các biện pháp như bảo lãnh, tín dụng dự phòng và bồi thường. Đặc biệt phải đề
cập đến tầm quan trọng của tín dụng chứng từ và trách nhiệm của ngân hàng thể
hiện khi phát hành và xác nhận tín dụng, thanh toán và đàm phán chứng từ.

Ngân hàng phát hành là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của Người
yêu cầu, nghĩa là đã cấp tín dụng cho Người yêu cầu. Ngân hàng phát hành thường
được hai bên mua bán thỏa thuận và qui định trong hợp đồng. Nếu không có sự thỏa

117
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn ngân hàng phát hành. Ngân hàng
phát hành còn gọi là Ngân hàng mở (Opening Bank).

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, luôn tiềm ẩn rủi ro cho nhà nhập khẩu rằng
nhà cung cấp nước ngoài của mình sẽ không xuất trình được giấy tờ chính xác, dẫn
đến việc cơ quan hải quan từ chối nhập hàng. Chính vì vậy, nhà nhập khẩu cần ngân
hàng phát hành kiểm tra và bảo đảm tính hợp lệ của bộ chứng từ. Việc bảo đảm hay
cam kết này được thực hiện tại thời điểm ngân hàng đồng ý phát hành thư tín dụng
không thể hủy ngang. Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của tất cả các chứng từ trước
khi chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Ngoài ra, không giao hàng là rủi ro tồi tệ nhất mà nhà nhập khẩu phải đối mặt
khi hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia sẽ được bán lại ở thị trường nội địa, được
xử lý và bán lại cho thị trường nước ngoài hoặc là nguyên liệu thô được tiêu thụ
trong quá trình sản xuất. Hàng hóa là đối tượng của một hoặc nhiều hợp đồng và
việc nhà nhập khẩu không nhận được nghĩa là nhà nhập khẩu sẽ phải lấy nguồn
cung thay thế từ một nguồn khác. Chi phí của hàng hóa thay thế có thể loại bỏ bất
kỳ lợi nhuận nào mà nhà nhập khẩu hy vọng sẽ kiếm được. Nhà nhập khẩu sẽ tìm
cách tránh rủi ro thông qua thư tín dụng được mở tại ngân hàng phát hành.

Tầm quan trọng của vai trò của các ngân hàng phát hành trong phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ được thể hiện rõ nét nhất so với các phương thức
thanh toán khác. Các nhà xuất khẩu có thể được hưởng sự đảm bảo thanh toán mà
các ngân hàng phát hành cung cấp và các nhà nhập khẩu có thể tin tưởng rằng bộ
chứng từ họ yêu cầu đã được xem xét kỹ lưỡng.

5.2.4 Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

Các ngân hàng đều tham gia vào giao dịch thương mại ngay cả khi chỉ chuyển
tiền đơn thuần hoặc xử lý một giao dịch thanh toán nội địa đơn giản. Các ngân hàng
quốc tế lớn đã theo sát sự phát triển của thị trường thế giới và mở rộng phạm vi giao
dịch bởi các chi nhánh và đại lý.

118
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngân hàng thông báo là ngân hàng thông báo L/C cho Người thụ hưởng theo
yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý
hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu.

Ngân hàng phát hành thường tận dụng lợi thế mạng lưới trải dài nhiều quốc gia
trong việc cung cấp các gói tài chính hoàn chỉnh cho các giao dịch đa quốc gia và
thực hiện toàn bộ hoạt động trong mạng lưới của chính họ. Tiết kiệm chi phí và thời
gian giao dịch giúp ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh của mình và khách hàng
đánh giá cao tính hữu dụng trong thanh toán của ngân hàng. Các công cụ và kỹ
thuật ngân hàng đã được phát triển qua hàng trăm năm được cung cấp với các mạng
lưới chi nhánh, đại lý trên toàn thế giới. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường
thế giới giúp cho các ngân hàng thích ứng với thay đổi, theo kịp sự phát triển và duy
trì mức độ kỹ năng cao trong xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế.

5.2.5 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)

Ngân hàng phát hành chọn một ngân hàng nước ngoài, cho mục đích xác thực
tín dụng và tư vấn cho người thụ hưởng. Ngân hàng đó được gọi là ngân hàng xác
nhận và trong thực tế, ngân hàng xác nhận có thể yêu cầu xem xét các chứng từ
trước khi quyết định tham gia xác nhận tín dụng hay không. Nếu ngân hàng từ chối
xác nhận phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành.

Ngân hàng xác nhận là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo
yêu cầu hay ủy quyền của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận ngân hàng
phát hành sẽ thanh toán, chấp nhận hối phiếu hoặc phát hành một khoản thanh toán
trả chậm được thực hiện. Điều này làm cho tín dụng không thể hủy ngang được xác
nhận là phương thức thanh toán an toàn nhất cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng xác
nhận có thể ở một quốc gia khác với quốc gia của ngân hàng phát hành. Ví dụ: Một
khoản thanh toán tín dụng chứng từ của một ngân hàng ở Việt Nam có thể được xác
nhận bởi một ngân hàng ở Geneva. Nguyên nhân chính là uy tín của ngân hàng ở
Geneva mới đủ đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng
ở Việt Nam và được sự chấp thuận của nhà xuất khẩu.

119
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hầu hết các ngân hàng quốc tế uy tín cao cung cấp dịch vụ xác nhận tín dụng
cho các ngân hàng phát hành ở nước ngoài dựa vào tình trạng, đặc điểm của ngân
hàng phát hành để xác nhận hạn mức tín dụng và điều kiện xác nhận. Khi được
ngân hàng phát hành yêu cầu xác nhận tín dụng, ngân hàng được yêu cầu xác nhận
đồng ý, thông báo cho người thụ hưởng biết thư tín dụng có sự tham gia của ngân
hàng xác nhận. Nếu người thụ hưởng yêu cầu xác nhận, trong trường hợp đó, ngân
hàng phát hành phải đảm bảo thông báo rõ ràng cho người thụ hưởng thông tin xác
nhận của ngân hàng được chỉ định. Không phải lúc nào ngân hàng xác nhận cũng
xác nhận tín dụng cho toàn bộ giá trị của bộ chứng từ. Xác nhận tín dụng giảm số
tiền chỉ cho phép nếu giao hàng từng phần. Vì vậy người thụ hưởng có thể chấp
nhận xác nhận số tiền giảm, dựa trên giá trị hàng hoá đã gửi và yêu cầu xác nhận
khả năng thanh toán tương ứng.

Khi đã đồng ý xác nhận, ngân hàng xác nhận sẽ trở thành một bên tham gia hợp
đồng tín dụng. Đó là hợp đồng với ngân hàng phát hành và với người thụ hưởng.
Mọi sửa đổi về các điều khoản của tín dụng sau khi xác nhận chỉ có thể được thực
hiện với sự đồng ý của ngân hàng xác nhận. Một sửa đổi làm tăng cam kết của ngân
hàng xác nhận phải được đánh giá là rủi ro mới và ngân hàng xác nhận có thể không
chấp nhận sửa đổi. Tăng số tiền tín dụng, gia hạn hiệu lực và thay đổi về thời hạn
thanh toán từ trả ngay sang trả chậm là những trường hợp sửa đổi có thể khiến ngân
hàng xác nhận từ chối hoặc xóa xác nhận sau đó.

Thực tế, có những trường hợp xác nhận tín dụng ngầm như ngân hàng phát hành
không đồng ý có sự xác nhận của bên thứ ba. Tuy nhiên, người thụ hưởng vẫn đề
nghị một ngân hàng xác nhận tín dụng. Ngoài ra, ở một số quốc gia các khoản tín
dụng bị cấm được xác nhận bởi ngân hàng bên thứ ba. Nhưng nếu một ngân hàng
nước ngoài vẫn đồng ý tham gia vào xác nhận tín dụng thì đây cũng là trường hợp
xác nhận tín dụng ngầm. Giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành không
có hợp đồng với nhau.

Ngân hàng xác nhận có thể phải thanh toán thư tín dụng hoặc chấp nhận hối
phiếu trả chậm nếu như ngân hàng phát hành không thực hiện được. Tuy nhiên,

120
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

không có mối quan hệ hợp đồng giữa ngân hàng xác nhận và người thụ hưởng. Do
đó, người thụ hưởng phải cẩn thận không phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ thỏa thuận
nào được đưa ra bởi ngân hàng xác nhận. Nếu trong thời gian hiệu lực của thư tín
dụng, uy tín của ngân hàng phát hành bị suy giảm, ngân hàng xác nhận có thể rút lại
thỏa thuận và thậm chí từ chối xác nhận thanh toán cho người thụ hưởng.

5.2.6 Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)

Mặc dù những rủi ro có mặt trong bất kỳ giao dịch ngoại thương nào, điều cần
thiết là ảnh hưởng cuối cùng đối với mỗi bên. Đối với nhà xuất khẩu, việc không
thanh toán đặc biệt là hợp đồng lớn có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tình
hình tài chính của nhà xuất khẩu. Thanh toán chậm, mặc dù ít nghiêm trọng hơn,
nhưng vẫn gây áp lực lên tài chính và tăng chi phí tài chính ngân hàng của nhà xuất
khẩu. Chính vì vậy, nhà xuất khẩu cần được đảm bảo tránh những rủi ro thanh toán
thông qua một ngân hàng. Ngân hàng này do nhà xuất khẩu chỉ định, sẽ được nhà
xuất khẩu chuyển giao bộ chứng từ sau khi nhà xuất khẩu giao hàng.

Ngân hàng được chỉ định là ngân hàng tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết
khấu. Trách nhiệm của ngân hàng chỉ định là chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng
phát hành để đổi lấy thanh toán. Ngân hàng được chỉ định kiểm tra chứng từ giống
như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ.

Sửa đổi các điều khoản của một khoản tín dụng không thể hủy ngang phải được
sự đồng ý của tất cả các bên, người nộp đơn, ngân hàng phát hành, người thụ hưởng
và ngân hàng xác nhận nếu tín dụng được xác nhận. Người nộp đơn có trách nhiệm
hướng dẫn ngân hàng phát hành thực hiện sửa đổi và phải thoả thuận với người thụ
hưởng khi tín dụng không hoàn toàn như thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
Tín dụng thường được sửa đổi ảnh hưởng xấu đến người thụ hưởng. Tuy nhiên,
người thụ hưởng nên đưa ra thông báo chấp nhận hoặc từ chối các sửa đổi. Các
ngân hàng được chỉ định phải luôn yêu cầu người thụ hưởng xác nhận đã nhận được
sửa đổi và biểu thị sự chấp nhận hoặc từ chối tu chỉnh L/C. Phổ biến nhất đối với
trường hợp tu chỉnh L/C là gia hạn ngày giao hàng và thời gian hiệu lực của L/C.
Khi người thụ hưởng nhận được một khoản tín dụng không chính xác những gì đã

121
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

ký hợp đồng, người thụ hưởng phải ngay lập tức yêu cầu những sửa đổi cần thiết từ
người nộp đơn. Nếu người thụ hưởng trì hoãn và sau đó không thể thực hiện hợp
đồng theo các điều khoản. Người mua có thể cho phép tín dụng hết hạn sử dụng và
tìm nhà cung cấp rẻ hơn hoặc đồng ý gia hạn tín dụng và yêu cầu người thụ hưởng
giảm giá trên giá gốc.

5.2.7 Người giao nhận hàng hoá (Freight forwarders)

Đại lý giao nhận hàng hoá thu nhận hàng hóa từ các nhà xuất khẩu, đôi khi các
đại lý giao nhận còn thực hiện đóng gói hàng hóa để vận chuyển đến các cảng vận
chuyển bằng đường bộ, đường hàng không, đường sắt hoặc đường biển và sắp xếp
với công ty vận chuyển hoặc hãng hàng không để hàng hóa được xếp lên các
phương tiện vận tải. Các đại lý giao nhận hàng hoá đòi hỏi phải có kiến thức về thị
trường nước ngoài, các tài liệu và các quy định nhập khẩu hiện hành áp dụng ở
nước ngoài. Đặc biệt quan trọng là các nhà vận tải phát hành vận đơn hàng hóa
trong quá trình vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Trong thực tế, các
nhà xuất khẩu có thể giảm phí giao nhận hàng hóa khi kết hợp hàng hóa của họ với
hàng hoá từ các nhà xuất khẩu khác và đàm phán với hãng vận chuyển để được
giảm giá hàng loạt về cước vận chuyển.

5.3 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

5.3.1 Trách nhiệm của ngân hàng

Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành (điều 7 UCP 600) - Cam kết của
Ngân hàng phát hành (NHPH):

- Khi các chứng từ quy định được xuất trình tại ngân hàng chỉ định hoặc tại ngân
hàng phát hành hợp lệ, ngân hàng phát hành phải thanh toán: trả tiền ngay, trả tiền
sau hoặc chấp nhận thanh toán lên hối phiếu.

- Ngân hàng phát hành bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán không thể huỷ bỏ kể
từ khi ngân hàng phát hành thư tín dụng.

- Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà
ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán cho bộ chứng từ đã

122
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

xuất trình phù hợp và bộ chứng từ đã chuyển giao cho ngân hàng phát hành. Việc
hoàn trả số tiền cho bộ chứng từ đã xuất trình phù hợp thuộc một tín dụng có giá trị
thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau là vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng
chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã chiết khấu bộ chứng từ. Cam kết của ngân hàng
phát hành về việc hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là độc lập với cam kết
của ngân hàng chỉ định đối với người thụ hưởng.

Trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận (điều 8 UCP 600) - Cam kết của Ngân
hàng xác nhận (NHXN):

- Khi các chứng từ quy định được xuất trình tại ngân hàng chỉ định hoặc tại ngân
hàng phát hành hợp lệ, ngân hàng xác nhận phải thanh toán, nếu trong trường hợp
ngân hàng phát hành không thanh toán được.

- Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với trách nhiệm thanh
toán hoặc thương lượng thanh toán kể từ khi ngân hàng đó thực hiện xác nhận tín
dụng.

- Nếu một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền hoặc yếu cầu xác
nhận một tín dụng nhưng ngân hàng này không đồng ý xác nhận, thì phải thông báo
không chậm trễ cho ngân hàng phát hành.

Trách nhiệm của Ngân hàng thông báo (NHTB) (điều 9 UCP 600) – Thông
báo Thư tín dụng và sửa đổi:

- Tín dụng và bất cứ sửa đổi được thông báo cho người thụ hưởng thông qua
ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm thông báo tín dụng
và các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán.

- Ngân hàng thông báo phải xác thực được LC và các sửa đổi LC, thông báo
chính xác các điều kiện và điều khoản của LC hoặc sửa đổi đã nhận được.

- Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác (ngân
hàng thông báo thứ hai) để thông báo tín dụng và các sửa đổi cho người thụ hưởng.
Bằng việc thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, ngân hàng thông báo thứ hai phải xác

123
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

thực được LC và các sửa đổi LC, thông báo chính xác các điều kiện và điều khoản
của LC hoặc sửa đổi đã nhận được.

- Ngân hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông
báo thứ hai để thông báo tín dụng thì cũng phải sử dụng các ngân hàng đó để thông
báo các sửa đổi của tín dụng.

- Ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi nhưng không đồng ý
thực hiện thì phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được
tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo.

- Ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, nhưng không xác
thực được LC và các sửa đổi LC thì phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng
mà từ đó đã nhận được chỉ thị.

5.3.2 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Hình 5.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Nguồn: Tác giả tổng hợp

124
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú thích:

1. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng với nhau.

2. Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở LC.

3. Ngân hàng phát hành LC chuyển LC đến cho ngân hàng được chỉ định.

4. Ngân hàng được chỉ định thông báo LC cho nhà xuất khẩu.

5. Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.

6. Nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thương mại và chứng từ tài chính cho
ngân hàng được chỉ định.

7. Nhà xuất khẩu tiến hành chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng được chỉ định
(nếu có).

8. Ngân hàng được chỉ định kiểm tra tính hợp lệ và chuyển bộ chứng từ cho
ngân hàng phát hành.

9. Ngân hàng phát hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và thông báo cho nhà
nhập khẩu.

10a. Nhà nhập khẩu thanh toán (L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (L/C
trả chậm) để đổi lấy bộ chứng từ tại ngân hàng phát hành.

10b. Nhà nhập khẩu lấy bộ chứng từ để đi nhận hàng.

11. Ngân hàng phát hành thanh toán (L/C trả ngay) hoặc chuyển hối phiếu đã
được chấp nhận thanh toán (L/C trả chậm) cho ngân hàng được chỉ định.

12. Ngân hàng được chỉ định thanh toán (L/C trả ngay) hoặc chuyển hối phiếu
đã được chấp nhận thanh toán (L/C trả chậm) cho người thụ hưởng.

Các chứng từ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

- Chứng từ tài chính: hối phiếu (draft/bill of exchange), lệnh phiếu (promissory
note), séc (cheque)…

- Chứng từ thương mại:

125
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Chứng từ hàng hoá: Hóa đơn (commercial invoice, Invoice combined with
Certificate of origin and Value, Consular invoice, Legalised invoice, Commercial
Invoice certified by a Chamber of Commerce,…); Liệt kê hàng hoá: giấy chứng
nhận xuất xứ, chất lượng hàng hoá…

+ Chứng từ bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm (insurance policy), giấy chứng nhận
bảo hiểm (insurance certificate), Hợp đồng bảo hiểm mở (Open cover, Declaration
under Open cover), Thông báo bảo hiểm tạm thời (Cover note).

+ Chứng từ vận tải: Vận đơn đường biển (B/L), vận đơn đa phương thức
(multimodal B/L), Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill), Vận đơn theo hợp
đồng thuê tàu (Charter party B/L), chứng từ vận tải hàng không (Air Waybill),
chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, biên lai bưu điện, giấy nhận bưu
phẩm,…

5.4 Thư tín dụng

5.4.1 Tính chuẩn mực của thư tín dụng

Sau khi chấp nhận đơn mở L/C của khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành phát
hành L/C cho người thụ hưởng. Các nguồn luật quốc gia cũng như các thông lệ
quốc tế đều không có quy định về tính chuẩn mực của L/C. Tuy nhiên, trên thực tế
L/C lại đòi hỏi những tiêu chuẩn giao dịch tương đối khắt khe.

Mỗi ngân hàng đều có mẫu thư tín dụng trong đó các điều khoản, các trường nội
dung được quy định rõ ràng và sử dụng thống nhất với mọi khách hàng. Thư tín
dụng được chuẩn hoá giúp cho các ngân hàng thao tác nhanh chóng và thuận tiện
trong quá trình giao dịch.

Hiện nay, các ngân hàng đều phát hành L/C thông qua hệ thống điện Swift. Khi
tham gia vào hệ thống Swift bắt buộc tất cà các ngân hàng phải tuân thủ mẫu chuẩn
với các điều khoản bắt buộc (M) và tùy chọn (O) theo qui định của Hiệp hội Swift
được thống nhất toàn cầu.

126
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.4.2 Các nội dung chính của thư tín dụng

Theo quy định UCP 600 thì nội dung chính của thư tín dụng bao gồm:

1. Số hiệu L/C

Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc
trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào các chứng từ liên
quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.

2. Địa điểm phát hành L/C

Địa điểm phát hành L/C là nơi ngân hàng phát hành L/C viết cam kết thanh toán
cho Người thụ hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc
tham chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về L/C.

3. Ngày phát hành L/C

- Ngày phát hành L/C: bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C. Ngày phát sinh sự
cam kết của ngân hàng phát hành với người thụ hưởng. Ngày phát sinh trách nhiệm
không hủy ngang của nhà nhập khẩu trong việc hoàn trả cho ngân hàng phát hành
thanh toán L/C

- Ngày phát hành L/C là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có
mở L/C đúng hạn như qui định trong hợp đồng ngoại thương hay không.

Thông thường, L/C được nhà nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời gian
nhất định, để nhà xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng hóa gởi đi. Nếu
L/C được mở sớm thì có lợi cho người xuất khẩu có đủ điều kiện tốt cho chuyến
hàng gởi đi. Nhưng ngược lại, nếu mở L/C quá sớm trước ngày giao hàng, thì bên
nhập khẩu sẽ bị đọng vốn vì phải ký quỹ mở L/C. Vì vậy, thời điểm mở L/C cần
phải hợp lý cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.

4. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C

a/ Các thương nhân : Người yêu cầu, người thụ hưởng (hoặc người thụ hưởng
thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai nếu là L/C chuyển nhượng)

b/ Các ngân hàng : NHPH, NHXN, NHTB, NHĐCĐ ......

127
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

c/ Các cơ quan, tổ chức Là những người cấp các chứng từ liên quan như : Bộ
thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Cơ quan hải quan, tổ chức kiểm
định hàng hóa, người chuyên chở, công ty bảo hiểm ...

5. Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá

Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất
với nhau. Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phải làm
thủ tục sửa đổi L/C. Gắn liền với số tiền là đơn vị tiền tệ và phải rõ ràng. Để tránh
nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ.
Qui tắc về số tiền, khối lượng và đơn giá:

a/ Nếu các từ about hay approximately được sử dụng để nói về số tiền, khối
lượng, hoặc đơn giá; thì được hiểu là cho phép một dung sai + (-) 10% đối với số
tiền, hoặc khối lượng, hoặc đơn giá mà từ ấy nói đến (thường các từ about hay
approximately đứng trước từ muốn nói).

b/ Trừ khi khối lượng được tính bằng chiếc, cái, bao, bộ ... hoặc L/C qui định
khối lượng không được hơn hay kém, thì một dung sai + (-) 5% khối lượng giao
hàng là được phép, miễn là tổng số tiền đòi không vượt quá số tiền của L/C.

c/ Trừ khi L/C qui định 1 dung sai cụ thể, hoặc sử dụng các từ about or
approximately hoặc qui định khối lượng được tính bằng chiếc, cái, bao, bộ thì ngay
cả khi giao hàng từng phần bị cấm, một dung sai giảm đến 5% số tiền L/C là được
phép, miễn là khối lượng giao đủ và đơn giá không giảm.

6. Thời gian hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C

- Thời gian hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho nhà
xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp
với những qui định của L/C. Thời hạn cho L/C được tính từ ngày mở L/C (date of
issuance) đến ngày hết hiệu lực của L/C (expiry date). Việc xác định thời hạn hiệu
lực của L/C phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây :

+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được
trùng với ngày hết hạn của L/C.

128
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý và không được
trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số
ngày cần thiết để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số
ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập.

+ Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời
gian này gồm số ngày chuyển chứng từ nơi giao hàng đến cơ quan của nhà xuất
khẩu, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữ chứng từ tại ngân hàng thông báo,
số ngày vận chuyển chứng từ đến ngân hàng phát hành (hay ngân hàng trả tiền).

- Địa điểm của ngân hàng tại đó L/C có giá trị là địa điểm xuất trình chứng từ,
và được xem là địa điểm xuất trình bổ sung đối với ngân hàng phát hành. Địa điểm
xuất trình của L/C có giá trị là địa điểm của bất kỳ ngân hàng nào.

7. Thời hạn trả tiền cho L/C

Liên quan đến việc trả tiền ngay hay kỳ hạn, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào
qui định trong hợp đồng ngoại thương.

- Nếu trả tiền ngay (L/C At Sight), thì điều khoản về ký phát hối phiếu của L/C
sẽ là “available against presentation of your draft at sight on ...” (thanh toán khi xuất
trình hối phiếu trả tiền ngay ...). Thời hạn trả tiền ngay phải nằm trong thời hạn hiệu
lực của L/C.

- Nếu trả tiền có kỳ hạn (Usance hay Deferred L/C) thì thời hạn trả tiền có thể
ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng điều quan trọng là, những hối phiếu hay
chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong thời hạn hiệu lực của
L/C.

8. Ngày giao hàng (Shipment Date):

Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngày giao hàng cũng được qui định trong
L/C. Có nhiều cách qui định thời hạn giao hàng như :

- Ngày giao hàng chậm nhất

- Trước khi L/C hết hạn một số ngày nhất định

129
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Trong một khoảng thời gian nhất định

9. Những nội dung liên quan đến hàng hóa

Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, qui cách, phẩm chất, bao bì, ký mã
hiệu, … cũng được ghi vào L/C. Để bảo đảm bức điện được truyền đi một cách an
toàn, chính xác và đầy đủ, thì dung lượng bức điện phải có giới hạn. Chính vì vậy,
đối với những hợp đồng có nội dung mô tả hàng hóa phức tạp, quá dài thì mục nội
dung mô tả hàng hóa chỉ được thể hiện vắn tắt trong bức điện, còn nội dung chi tiết
sẽ được gởi bằng thư.

Trong thực tế, nhà nhập khẩu thường cho rằng phải mô tả hàng hóa thật chi tiết,
đầy đủ trong L/C để tự bảo vệ mình, nhưng mong muốn của nhà nhập khẩu là vô
nghĩa, bởi vì người lập hóa đơn thương mại trên đó thể hiện chi tiết hàng hóa lại do
người thụ hưởng lập. Chỉ có điều, càng nhiều chi tiết mô tả hàng hóa càng phức tạp
trong khâu kiểm tra chứng từ mà thôi.

Đối với người nhập khẩu, để tránh tình trạng nhận hàng không đúng mà vẫn
phải trả tiền, thì phải qui định chặt chẽ trong L/C về bộ chứng từ phải xuất trình, sao
cho các chứng từ phản ánh đúng hàng hóa mình mua.

10. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa

Gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR ...) nơi gởi và nơi giao hàng,
cách vận chuyển và nơi trả hàng... Ngoài các nội dung này, thì L/C cũng qui định là
“hàng hóa có được phép chuyển tải hay không?”. Điều này là vì, nếu hàng hóa phải
chuyển tải trong quá trình vận chuyển từ nơi gởi hàng đến nơi trả hàng, có nhiều
khả năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng hàng hóa. Vì sự bốc dỡ hàng từ
phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác có thể gây ra cho hàng hóa
dễ bị bể, gãy, thất thoát, hao hụt, làm rách bao bì ... Cho nên, những hàng hóa dễ bị
tổn thất trong quá trình chuyển tải thì L/C cấm chuyển tải.

11. Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình

130
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Đây là nội dung quan trọng của L/C, vì bộ chứng từ qui định theo L/C là bằng
chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng như
L/C qui định.

- Nếu chứng từ xuất trình phù hợp, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán tiền hàng
cho nhà xuất khẩu.

- Bộ chứng từ do L/C qui định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hóa, qui định
của nước nhập khẩu và sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán, nhất là đối với người
mua. Nội dung qui định chứng từ gồm: số loại chứng từ, số lượng mỗi loại, bản
chính hay bản sao, người phát hành.

- Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở chứng từ,
chứ không dựa vào hàng hóa. Các chứng từ thương mại quốc tế rất quan trọng, bởi
vì chúng kiểm soát sự vận động của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có nhận được tiền hay
không, và nhanh hay chậm phụ thuộc vào chứng từ. Vì vậy, yêu cầu lập chứng từ
phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C.

5.5 Các hình thức tín dụng chứng từ

Kể từ khi tín dụng chứng từ xuất hiện lần đầu tiên trong thương mại hơn 200
năm trước, đã trải qua nhiều thay đổi. Ngoài mục đích chính là giải quyết các giao
dịch giữa người mua và người bán phạm vi quốc tế. Tín dụng chứng từ còn phải
được điều chỉnh để đáp ứng những thay đổi trong thực tiễn tài chính, phương thức
vận chuyển và thống nhất các thông lệ tín dụng chứng từ quốc tế.

Một số loại tín dụng chứng từ đặc biệt đã được phát triển nhằm cung cấp tài
chính trước khi giao hàng và sau khi giao hàng, cho phép người mua điều tiết các
nhà cung cấp nguyên liệu thô thiết yếu và ngăn ngừa tính trạng tồn kho quá mức: tín
dụng có thể chuyển nhượng và tín dụng giáp lưng đã tạo cơ hội cho các thương
nhân đóng vai trò người trung gian tại các thị trường.

131
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.5.1 L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C)

L/C có thể hủy ngang thường bị từ chối và hiện nay hiếm khi được sử dụng. Vì
L/C có thể hủy ngang có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi người nộp đơn hoặc
ngân hàng phát hành mà không cần sự đồng ý của người thụ hưởng.

Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ
hoặc sửa đổi bổ sung, thì lệnh này không có giá trị; nghĩa là khi đó ngân hàng phát
hành L/C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, xem như không
có việc hủy bỏ xảy ra.

L/C hủy ngang nói lên khả năng đơn phương hủy bỏ L/C đang còn hiệu lực, mà
không cần sự đồng ý của các bên liên quan. Chẳng hạn, người mở hay ngân hàng
phát hành đơn phương tuyên bố hủy bỏ L/C, trong khi đó người thụ hưởng, ngân
hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận không biết trước và không đồng ý. Vì tình
trạng thanh toán không được đảm bảo, đặc biệt là quyền lợi người xuất khẩu do đó,
loại L/C này hầu như không được sử dụng trong thực tế.

5.5.2 L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

L/C không thể hủy ngang là L/C mà sau khi đã mở, thì ngân hàng phát hành
không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu không
có sự đồng thuận của người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có).

Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm; nên loại L/C này được sử
dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế. Một L/C không ghi chữ
“Irrevocable” vẫn được coi là không hủy ngang, trừ khi nói rõ là có thể hủy ngang.
Với qui tắc này, những người tham gia giao dịch L/C luôn có nhận thức thường trực
đã là L/C thì phải là loại không hủy ngang, trừ khi nói rõ là có thể hủy ngang. Điều
này phù hợp với thực tiễn hiện nay là loại L/C có thể hủy ngang hầu như không còn
áp dụng, bởi vì nó có thể gây ra hậu quả khó lường cho người thụ hưởng.

Ngược với L/C hủy ngang, L/C không hủy ngang không cho phép bất kỳ bên
nào đơn phương tuyên bố hủy hay sửa đổi L/C, mà không có sự chấp thuận của

132
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

một/các bên còn lại. Việc đơn phương tuyên bố hủy hay sửa đổi L/C không có giá
trị pháp lý.

Nhưng một L/C không hủy ngang không có nghĩa là không thể hủy bỏ. Khi các
bên cùng nhau đồng ý hủy bỏ L/C thì nó được công nhận không còn giá trị thực
hiện. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với người thụ hưởng về hủy bỏ L/C, người mở
phải thương lượng với ngân hàng phát hành. Ngân hàng này liên hệ với ngân hàng
xác nhận (nếu có) để có được xác nhận đồng ý hủy bỏ L/C. Như vậy, một L/C muốn
được hủy bỏ phải được sự đồng thuận của người thụ hưởng, ngân hàng phát hành và
ngân hàng xác nhận (nếu có). Trong thực tế, khách hàng thường lầm tưởng là chỉ
cần bên mua và bên bán đồng ý hủy bỏ L/C là được, mà coi nhẹ vai trò của ngân
hàng. Rất có thể ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận không đồng ý hủy bỏ
L/C vì họ đã cấp tín dụng cho người mở, hoặc tài trợ xuất khẩu cho người hưởng;
việc hủy bỏ L/C dẫn đến thiệt hại cho những ngân hàng liên quan.

Thông thường, yêu cầu hủy bỏ L/C phát sinh từ người mở vì họ cần giải tỏa tiền
ký quỹ tại ngân hàng phát hành trước thời hạn hiệu lực. Đối với người thụ hưởng,
việc không giao hàng của họ đồng nghĩa với việc hủy bỏ L/C. Đó là lý do người
mua yêu cầu người bán phát hành “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng”, nhằm tránh thiệt
hại do phía người bán “hủy ngang” L/C, nghĩa là không giao hàng, hoặc không có
hàng giao như thỏa thuận.

L/C không huỷ ngang thường có 2 loại: Tín dụng chứng từ trả ngay cho phép
người thụ hưởng được thanh toán ngay lập tức khi xuất trình bộ chứng từ tuân thủ
đúng theo quy định đã thoả thuận. Người thụ hưởng thích thanh toán trả ngay vì yếu
tố thời gian. Người thụ hưởng có thể nhận được khoản thanh toán từ ngân hàng phát
hành nếu bộ chứng từ là hợp lệ. Chứng từ tài chính của thanh toán tín dụng trả ngay
thông thường là hối phiếu trả ngay; Tín dụng chứng từ trả chậm, chứng từ tài chính
của thanh toán tín dụng trả chậm thông thường là hối phiếu có thời hạn phải trả vào
một ngày cố định hoặc có thể xác định trong tương lai được ký phát bởi người thụ
hưởng. Việc chấp nhận thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng đại lý hoặc ngân
hàng phát hành khi các chứng từ được xuất trình hợp lệ và hối phiếu được chấp

133
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhận chuyển lại cho người thụ hưởng. Hối phiếu có kỳ hạn không thể được thanh
toán cho đến ngày đáo hạn nhưng thực tế là nó được ngân hàng chấp nhận có nghĩa
là nó có thể được người thụ hưởng chiết khấu để đổi lấy tiền trước thời hạn thanh
toán. Thời hạn của tín dụng trả chậm tối đa 365 ngày. Nhà nhập khẩu không thể trì
hoãn thanh toán theo cách riêng của họ; tiến trình thanh toán sẽ căn cứ vào quy định
của chứng từ. Một số quốc gia tiến hành đánh thuế với tất cả các giấy tờ có giá, kể
cả các giấy tờ có giá không sinh lời và được dùng làm phương tiện thanh toán như
hối phiếu. Điều này có thể tốn kém thêm chi phí cho nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu,
vì vậy tín dụng chứng từ không phát hành hối phiếu đi kèm mà thay vào đó khi xuất
trình chứng từ, người thụ hưởng được trao một thư cam kết mà ngân hàng đồng ý
thanh toán ngày cố định trong tương lai. Tuy nhiên, thư cam kết không phải là một
công cụ có thể được chuyển nhượng và gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp
nếu có.

5.5.3 L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)

L/C không hủy ngang có xác nhận là L/C không thể hủy bỏ. Theo yêu cầu của
ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này. Trách
nhiệm trả tiền L/C của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng phát hành, do đó
ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận và thường phải ký quỹ tại ngân hàng xác
nhận. Tỉ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% trị giá L/C.

- Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C không hủy ngang có xác
nhận bảo đảm nhất cho nhà xuất khẩu. Nhu cầu xác nhận L/C tùy thuộc vào mức độ
tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng phát hành, và tình hình kinh tế chính
trị của quốc gia nơi ngân hàng phát hành có trụ sở.

5.5.4. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)

Giao dịch thương mại quốc tế thường liên quan đến người trung gian, thương
nhân mua từ một nhà cung cấp và đồng thời bán cho người mua khác. Các nhà
thương nhân trung gian có thể tiến hành vận chuyển sản phẩm trên toàn thế giới với
giá cả cạnh tranh cho phép họ thu về lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, những nhà
thương nhân trung gian không có đủ khả năng tài chính và cần một số hỗ trợ từ
134
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

người cung cấp của họ. Do đó, tín dụng chuyển nhượng là hình thức hỗ trợ trong
trường hợp này.

Tín dụng có thể chuyển nhượng là tín dụng chứng từ không thể hủy ngang, cho
phép người thụ hưởng chuyển nó sang người thụ hưởng thứ hai được gọi là bên
nhận chuyển nhượng. Ví dụ: một nhà nhập khẩu Nga, ký hợp đồng với một nhà
cung cấp ở New York để mua lúa mì. Nhà cung cấp ở New York đã xác định nguồn
lúa mì trả bằng tín dụng chứng từ không thể hủy ngang. Trong hợp đồng với người
mua Nga, nhà cung cấp ở New York sẽ yêu cầu giải quyết bằng một khoản tín dụng
có thể chuyển nhượng cho phép nhà cung cấp ở New York chuyển nó cho nhà cung
cấp của mình. Giao dịch hiện được tài trợ bởi hai tín dụng, tín dụng gốc ban đầu và
tín dụng chuyển nhượng.

Ngay từ đầu, ngân hàng phát hành được yêu cầu bởi khách hàng của mình,
người nộp đơn, để thiết lập một khoản tín dụng có thể chuyển nhượng có lợi cho
nhà xuất khẩu của mình. Ngân hàng có thể đồng ý hoặc không đồng ý tùy thuộc vào
một số yếu tố, nhất là các rủi ro liên quan. Khi phát hành tín dụng thông thường,
ngân hàng biết rõ hồ sơ và uy tín của người thụ hưởng cung cấp hàng hoá. Tuy
nhiên, với tín dụng chuyển nhượng, ngân hàng phát hành không biết ai là người thụ
hưởng tiếp theo trong nhiều trường hợp nó được chuyển sang nước khác. Người thụ
hưởng thứ hai có thể không vận chuyển hàng hóa có chất lượng theo yêu cầu.

Khi tín dụng có thể chuyển nhượng được phát hành, nó được gửi đến người thụ
hưởng như hình thức tín dụng chứng từ thông thường. Tín dụng chuyển nhượng
giống với các khoản tín dụng thông thường ngoại trừ việc thêm từ có thể chuyển
nhượng và thay đổi các chi tiết khi chứng từ chuyển nhượng xuất trình so với bộ
chứng từ gốc: số lượng, giá của hàng hóa, ngày giao hàng gần nhất, ngày hiệu lực,
bảo hiểm và ngày phải xuất trình chứng từ. Người thụ hưởng sẽ cung cấp cho ngân
hàng chỉ định với yêu cầu chuyển nhượng tín dụng.

Trừ khi tín dụng có thể chuyển nhượng cho phép giao hàng từng lần, số tiền chỉ
có thể được chuyển một lần. Người thụ hưởng tín dụng chính là người nộp đơn cho
tín dụng được chuyển. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Sự

135
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc. Việc chuyển nhượng L/C không
có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu
vẫn chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu. Trường hợp người hưởng lợi thứ hai
không giao hàng, hay không giao đúng hàng, hay chứng từ không hoàn hảo, thì
người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm phía bên xuất khẩu theo hợp đồng
đã ký.

5.5.5 L/C giáp lưng (Back to Back L/C)

Nhà xuất khẩu yêu cầu người mua của mình thiết lập một khoản tín dụng có thể
chuyển nhượng trả nhà cung cấp của mình, nhưng ngân hàng phát hành có thể từ
chối tín dụng chuyển nhượng. Nhà cung cấp không đồng ý L/C chuyển nhượng vì
nó không bảo đảm khả năng được thanh toán. Người trung gian muốn giấu tất cả
các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, người mua cuối cùng, nơi hàng đến
và các thông tin về giá cả. Trong các trường hợp này, khi nhận được một khoản tín
dụng chứng từ không thể hủy ngang mà không thể chuyển nhượng được, nhà xuất
khẩu có thể thuyết phục ngân hàng mở tín dụng giáp lưng. Tín dụng giáp lưng là
một tín dụng được bảo đảm bởi một tín dụng khác, được gọi là tín dụng chính. Khi
nhận được tín dụng từ người mua của mình, người thụ hưởng căn cứ vào nội dung
L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp yêu cầu ngân hàng chỉ định phát hành
một khoản tín dụng giống hệt thể hiện mình là người nộp đơn, còn người thụ hưởng
mới là nhà cung cấp của mình. Nếu ngân hàng chỉ định đồng ý, tín dụng mới được
phát hành, giống hệt với tín dụng chính với các sửa đổi về giá cả, số tiền, hiệu lực
và bảo hiểm. L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C
hay Backing L/C), LC sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay còn gọi là
L/C đối, L/C phụ (Counter L/C, Subsidiary L/C), còn người xin mở L/C giáp lưng
gọi là nhà trung gian.

Tín dụng chính và tín dụng giáp lưng phải giống hệt nhau và phải được vận hành
song song và nếu được sửa đổi phải tuân theo thỏa thuận của cả hai bên thụ hưởng.
Mặc dù gọi là L/C giáp lưng, nhưng cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như vậy.

136
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C
riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước bảo đảm.

Người mua cuối cùng theo tín dụng chính không biết tín dụng giáp lưng đã được
mở. Do đó, nếu các chứng từ xuất trình theo tín dụng giáp lưng không thể được áp
dụng cho tín dụng chính, thì ngân hàng phát hành tín dụng giáp lưng không thể
được hoàn trả nhưng sẽ có nghĩa vụ thanh toán cho tín dụng giáp lưng. Giữa L/C
chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lý nào. Tuy hai L/C gốc và L/C đối giống
nhau, nhưng xét cụ thể có một số điểm khác nhau: số tiền của L/C đối thường nhỏ
hơn số tiền của L/C gốc. Số chênh lệch này gồm chi phí và phần thưởng cho nhà
trung gian; Đơn giá của L/C đối thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc; Số loại
chứng từ của L/C đối thường nhiều hơn L/C gốc; Thời hạn giao hàng của L/C đối
phải sớm hơn L/C gốc; Thời hạn hiệu lực của L/C đối ngắn hơn L/C gốc.

Ngân hàng được yêu cầu mở tín dụng giáp lưng chỉ đồng ý thực hiện khi đánh
giá ngân hàng phát hành tín dụng chính uy tín và người thụ hưởng trung gian là
đáng tin cậy và có thẩm quyền để thực hiện hợp đồng của mình. Người trung gian
cam kết cho bất kỳ nghĩa vụ nào theo tín dụng ban đầu.

5.5.6 L/C tuần hoàn (Revolving L/C)

Là L/C không hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết
thời hạn hiệu lực, thì nó tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách
tuần hoàn trong một thời hạn nhất định, cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực
hiện. Tín dụng tuần hoàn cung cấp một phương tiện kiểm soát tần suất và giá trị của
hàng hóa mà nhà xuất khẩu có thể gửi cho người mua của mình trong một khoảng
thời gian nhất định.

Ví dụ: Một nhà nhập khẩu mua đều đặn một khối lượng thép từ một nhà xuất
khẩu tổng trị giá hợp đồng là 1.600.000 USD (tương đương 20.000 tấn thép), thực
hiện trong 12 tháng. Hàng quí sẽ thực hiện mức kim ngạch là 400.000 USD (tương
đương 5.000 tấn thép). Nhà xuất khẩu có thể mở một L/C tuần hoàn trị giá 400.000
USD (tương đương 5.000 tấn thép), thời hạn hiệu lực 3 tháng, và được tuần hoàn 4
lần trong 12 tháng. Cuối quí 1, người mua nhận được 5.000 tấn thép theo quy định
137
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

và người bán sẽ có nhận được mức tín dụng 400.000 USD. Kim ngạch L/C lại được
mở lại như cũ và cứ như vậy cho đến hết sau 12 tháng (4 lần) để thanh toán toàn bộ
khối lượng hàng hóa đã giao theo hợp đồng ký cho 12 tháng.

Tín dụng tuần hoàn áp dụng đối với những mặt hàng được mua bán thường
xuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định, hoặc các
bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau thì nên dùng L/C tuần hoàn để tránh ứ
đọng vốn không cần thiết, có lợi cho cả bên mua và bên bán. Các nhà sản xuất có
nhu cầu nhập khẩu một lượng nguyên liệu hoặc hàng hóa hạn chế mỗi tháng, để duy
trì sản xuất hoặc đáp ứng yêu cầu thị trường. Người nhập khẩu và người xuất khẩu
sẽ thiết lập các khoản tín dụng tuần hoàn một giá trị lớn trong một khoảng thời gian
với nhiều lần mua hàng. Bằng cách sử dụng tín dụng quay vòng, người mua có thể
chắc chắn rằng nhà cung cấp gửi số lượng hàng hoá đã thỏa thuận theo định kỳ, nhà
cung cấp biết rằng khi một lô hàng đã được thực hiện, tín dụng sẽ tự động quay
vòng ở các kỳ tiếp theo như đã thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nếu mỗi
lần giao hàng lại ký hợp đồng, mở một L/C thì mất nhiều thời gian để ký kết hay
làm thủ tục mở L/C.

Thông thường, có 3 cách tuần hoàn như sau :

1/ Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ mà không cần có sự
thông báo của ngân hàng phát hành cho nhà xuất khẩu biết.

2/ Tuần hoàn bán tự động: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết
hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà ngân hàng phát hành không có ý kiến gì, thì
L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.

3/ Tuần hoàn hạn chế: Là chỉ khi nào ngân hàng phát hành thông báo cho người
bán thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.

L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và số tiền
tối thiểu của mỗi lần. Đồng thời phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng
vào những L/C kế tiếp hay không. Nếu không cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn

138
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

không tích lũy (non-cumulative revolving L/C), còn nếu cho phép cộng thì gọi là
L/C tuần hoàn tích lũy (cumulative revolving L/C).

Tín dụng quay vòng tích lũy cho phép người thụ hưởng chuyển tiếp bất kỳ số dư
nào không được sử dụng trong các chu kỳ trước. Tuy nhiên, ví dụ về nhà sản xuất
thép, chúng ta có thể thấy rằng tín dụng tích lũy có thể không phù hợp với yêu cầu
của nhà nhập khẩu. Nếu ngân hàng của nhà nhập khẩu mở khoản tín dụng tích lũy
400.000 đô la Mỹ để quay vòng tích luỹ trong 4 kỳ của 12 tháng, người thụ hưởng
có thể quyết định không thực hiện bất kỳ lô hàng nào trong 3 kỳ đầu và sau đó vận
chuyển toàn bộ 20.000 tấn thép trong kỳ cuối cùng. Đối với nhà sản xuất thép, đây
sẽ là một tình huống khó chấp nhận vì họ có thể cạn kiệt nguồn nguyên liệu và
không thể sản xuất ra thành phẩm trong 9 tháng đầu. Điều này cho thấy hạn chế của
tín dụng quay vòng tích lũy; nó chỉ có thể hoạt động thỏa đáng khi người bán hành
động thiện chí và tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản hợp đồng.

Tín dụng quay vòng không tích lũy không cho phép bất kỳ số dư chưa sử dụng
nào được chuyển tiếp và do đó sẽ được ưu tiên hơn cho nhà sản xuất thép. Người
thụ hưởng sẽ nhận ra rằng nếu không vận chuyển 5.000 tấn trong bất kỳ quý cụ thể
nào, người thụ hưởng sẽ mất phần tín dụng đó.

Lợi thế của L/C tuần hoàn là tạo điều kiện tốt cho nhà nhập khẩu mua được hàng
hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình. Hơn nữa, bên
mua cũng không muốn nhận tất cả hàng hóa ngay một lúc vì phải tính đến chi phí
lưu kho, bảo quản và việc quay vòng vốn. Đồng thời nhà nhập khẩu khi mở L/C
tuần hoàn, không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn
đặt hàng, giúp nhà nhập khẩu không bị đọng vốn, không bị tính phí mở nhiều lần
L/C. Nhà xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới, cũng như có thuận lợi là khi giao
hàng, nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C.

5.5.7 L/C dự phòng (Standby L/C)

Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận
được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước. Nhưng nhà xuất khẩu không có khả năng
giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã qui định trong L/C.
139
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C, trong đó cam kết với người
nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho
nhà nhập khẩu. Một L/C như vậy gọi là L/C dự phòng.

5.5.8 L/C đối ứng (Reciprocal L/C)

L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được mở. Trong hai L/C sẽ
có một L/C mở trước phải ghi :”L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở
lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”, và trong L/C đối ứng phải ghi
câu “L/C này đối ứng với L/C số ..... mở ngày ....... tại ngân hàng ....”. Người mở
L/C này là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại

L/C đối ứng dược sử dụng khi nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở hai
nước khác nhau; Trong phương thức mua bán đổi hàng; Bảo đảm quyền lợi cho
người gia công, vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng qui định,
nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ; Trong giao dịch, người bán đồng thời là người
mua và ngược lại.

5.5.9 L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

L/C điều khoản đỏ ban đầu được thiết kế để sử dụng trong thương mại len của
Úc và New Zealand nơi các nhà xuất khẩu mua len từ nhiều người chăn nuôi cừu
nhỏ. Đó là một khó khăn đáng kể cho những người nông dân phải chờ thanh toán
cho đến khi nhà xuất khẩu có thể rút ra một khoản tín dụng chứng từ. Ngoài ra, luôn
có rủi ro nhà xuất khẩu có thể không trả tiền cho họ. Áp lực đối với các nhà xuất
khẩu để đáp ứng nhu cầu của nông dân, dẫn đến một điều khoản đặc biệt được đưa
vào các khoản tín dụng chứng từ cho phép người thụ hưởng rút các khoản thanh
toán tạm ứng với tỷ lệ phần trăm tín dụng đã thỏa thuận. Điều khoản đã được đóng
dấu trên tín dụng gốc bằng màu đỏ, do đó khoản tín dụng này được gọi là tín dụng
điều khoản đỏ. Từ “Red Clause” ngày nay được dùng bởi nhiều thuật ngữ khác
nhau như “Advance Clause” (điều khoản ứng trước) hoặc Special Clause (điều
khoản đặc biệt). Theo đó, người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu ngay khi
L/C được mở.

140
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những ưu điểm tín dụng điều khoản đỏ đã được sử dụng để đảm bảo nguồn
hàng hoá cung cấp được đóng kiện và vận chuyển. Một tính năng thiết yếu của tín
dụng điều khoản đỏ là các khoản ứng trước được thực hiện không được bảo đảm
bởi ngân hàng và vì lý do đó, các ngân hàng sẽ chỉ vận hành chúng cho các khách
hàng có yêu cầu. Chúng là một phần mở rộng của một thỏa thuận tài chính giữa
người mua và người bán. Ngân hàng phát hành cũng như ngân hàng thông báo
không có trách nhiệm hoàn trả bất kỳ khoản tạm ứng nào được thực hiện theo khoản
tín dụng điều khoản đỏ nếu không thể thu hồi được.

L/C điều khoản đỏ là L/C mà ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông
báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất
hàng hóa theo L/C đã mở. Tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở,
nghĩa là tín dụng thương mại, không phải là tín dụng của ngân hàng thông báo hay
ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành chỉ thực hiện các thủ tục theo điều
khoản của L/C, nhưng không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó.

Thông thường khoản tạm ứng của L/C điều khoản đỏ được thực hiện với lãi suất
sẽ được tính cho việc vay trực tiếp của người thụ hưởng. Người nộp đơn đồng ý
cung cấp một khoản tạm ứng ngoài tín dụng của ngân hàng phát hành cho người thụ
hưởng. Trên cơ sở này, người nộp đơn có thể yêu cầu một chiết khấu hoa hồng từ
người thụ hưởng. Tuy nhiên, ngân hàng phát hành chỉ chấp nhận cung cấp L/C điều
khoản đỏ khi chắc chắn khoản tạm ứng điều khoản đỏ đáp ứng nhu cầu thương mại.
Ngân hàng phát hành cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các
chứng từ, thông thường là: hối phiếu của số tiền ứng trước; hóa đơn; giấy nhận nợ
hoặc cam kết giao hàng. Rất nhiều trường hợp người mở chỉ ứng trước tiền hàng
cho người hưởng dưới sự bảo lãnh của ngân hàng người hưởng (Advance
Guarantee). Như vậy, người hưởng sẽ thương lượng với ngân hàng mình để phát
hành bảo lãnh trước khi nhận được tiền theo điều khoản đỏ.

Trong nội dung hợp đồng thương mại đã qui định số lượng hàng hóa, giá cả, thời
gian và điều kiện giao hàng... Nhà nhập khẩu ký với ngân hàng phục vụ mình một
hợp đồng ghi rõ các điều kiện, theo đó ngân hàng bên mua sẽ mở một L/C có điều

141
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

khoản đỏ, phù hợp với hợp đồng thương mại do bên mua và bên bán đã ký kết.
Ngân hàng bên mua thường yêu cầu người mua phải ký quỹ một số tiền (margin /
deposit), hoặc cho bên mua sử dụng một hạn mức tín dụng (credit line) để mở Red
Clause L/C tùy thuộc vào quan hệ tin cậy giữa hai bên.

Hiện nay, Red Clause đã được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu khá
rộng rãi; nhất là đối với hàng hóa nông sản, lâm, thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa
gạo, ngô, hạt điều và một số hàng khác. Nhằm ổn định thị trường và nắm chắc
nguồn hàng, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể ký hợp đồng thương mại từ hai
ba tháng trước vụ thu hoạch, hoặc có khi sớm hơn. Với Red Clause, bên bán được
nhận một số tiền trước khi giao hàng (có thể bằng 10%, 20%, 25%...) tùy hai bên
thỏa thuận để sử dụng vào việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, giảm được khó khăn
về tài chính và có thị trường xuất khẩu ổn định. Đó là ưu điểm chính của Red
Clause với bên bán.

5.6 Nhận xét và trường hợp vận dụng

Nếu không có rủi ro trong thương mại quốc tế, người bán sẽ vận chuyển hàng
hóa của họ trên khắp thế giới bằng mọi cách mà không gặp trở ngại và người mua
sẽ chuyển tiền thanh toán mà không cần phải trả phí cho ngân hàng. Tuy nhiên,
trong thực tế không có giao dịch nào được thực hiện mà không có rủi ro cho người
mua và người bán. Những rủi ro đó có thể được giảm đáng kể bởi sự tham gia thanh
toán của các ngân hàng.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được phát triển bởi ngành ngân
hàng trong hơn 200 năm qua, phương thức này nổi bật trước hết là sự an toàn và
trách nhiệm của các ngân hàng tham gia trong mọi tiến trình thanh toán quốc tế.
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán an toàn nhất dành cho
các nhà xuất khẩu và cung cấp mức độ bảo vệ cao cho các nhà nhập khẩu.

Đối với nhà xuất khẩu, những rủi ro đó là không thanh toán hoặc thanh toán trễ,
cả hai đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng tiền. Mặt khác, nhà nhập khẩu phải
đối mặt với những rủi ro của việc không giao hàng, giao hàng trễ và giao hàng
không đạt tiêu chuẩn hoặc chứng từ không hợp lệ cho việc thông quan để nhận hàng
142
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

hoá. Hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn được hỗ trợ bởi các
ngân hàng tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đặc biệt là việc
bảo vệ chống lại rủi ro trong tất cả các giai đoạn vận chuyển đến khi nhận được
thanh toán và hàng hoá.

Khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cần lưu ý các điểm sau:

- UCP là loại văn bản mang tính pháp lý tuỳ ý, không mang tính bắt buộc. Tính
bắt buộc chỉ thể hiện khi áp dụng và dẫn chiếu nó vào trong L/C.

- L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương và là bản cam kết trả nợ của Ngân
hàng phát hành.

- Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực.
Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một khoảng hợp lý. Trong thời
gian hiệu lực của L/C, Ngân hàng phải thực hiện cam kết trả tiền cho doanh nghiệp
xuất khẩu khi họ đã thực hiện đầy đủ những nội dung ghi trong L/C.

- Thời hạn giao hàng là thời hạn qui định doanh nghiệp xuất khẩu phải giao hàng
cho tổ chức vận tải chuyển tới địa điểm nhập hàng. Ngày giao hàng phải nằm trong
thời hạn hiệu lực của L/C, không được trùng với ngày L/C hết hiệu lực.

- Doanh nghiệp xuất khẩu có thể chiết khấu bộ chứng từ L/C trước khi đến hạn
tại ngân hàng được chỉ định.

143
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM TẮT CHƯƠNG

Mỗi phương thức thanh toán đều đảm bảo mức độ an toàn khác nhau cho nhà
xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, tuỳ theo từng trường hợp mà việc lựa chọn
phương thức thanh toán được thực hiện một cách linh hoạt và được chấp nhận phổ
biến. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ là một bảo đảm thanh toán có
điều kiện cho nhà xuất khẩu đối mặt với những rủi ro giao dịch liên quan đến quốc
gia nước ngoài. Về bản chất, tín dụng chứng từ là một cam kết do ngân hàng (ngân
hàng phát hành) đưa ra thay mặt cho khách hàng (người nộp đơn, nhà nhập khẩu)
thanh toán cho nhà xuất khẩu có tên (người thụ hưởng) khi xuất trình các chứng từ
được quy định liên quan đến việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với thời hạn
thường không quá 12 tháng.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt
khe nhất của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Đó là một hình thức bảo lãnh có điều
kiện do ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo rằng người thụ hưởng (nhà xuất khẩu)
sẽ được thanh toán nếu vận chuyển hàng hóa và xuất trình các chứng từ phù hợp với
quy định. Đối với người mua (nhà nhập khẩu), khoản tín dụng không thể hủy ngang
đảm bảo rằng nhà xuất khẩu sẽ chỉ được thanh toán khi đã gửi hàng và xuất trình
chứng từ hợp lệ cho ngân hàng được chỉ định.

Kể từ khi ra đời hơn 200 năm trước, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
đã trải qua sự thay đổi và thích nghi đáng kể. Tín dụng chứng từ trả ngay hay trả
chậm có thể được sử dụng để đáp ứng toàn bộ các tình huống và nghĩa vụ hợp đồng.
Các loại tín dụng chứng từ quay vòng, chuyển nhượng, điều khoản đỏ, đối ứng...
đều được thiết kế để cung cấp cho nhà xuất khẩu một số mức độ tài chính trước khi
giao hàng và nhà nhập khẩu có sự đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu tuân thủ lịch
trình giao hàng và tiêu chuẩn chất lượng đã thỏa thuận.

144
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Bộ chứng từ thanh toán L/C bao gồm những chứng từ gì và được tập hợp
ở đâu? Ngân hàng nào có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ thanh toán L/C?
Câu 2: Thư tín dụng L/C do ai mở? Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng khi nào?
Câu 3: Ai là người thanh toán trong phương thức L/C? L/C có ưu điểm và nhược
điểm gì?
Câu 4: Trong tất cả các phương thức thanh toán, phương thức nào an toàn nhất?
Giải thích?
Câu 6: Trong tất cả các phương thức thanh toán, phương thức nào vai trò của
ngân hàng nhiều nhất? Giải thích?
Câu 7: Bộ chứng từ bất hợp lệ thì có thanh toán được trong phương thức L/C
hay không? Giải thích?
Câu 8: Trong thanh toán L/C nhà xuất khẩu có rủi ro thanh toán không nếu nhà
nhập khẩu bị phá sản? Giải thích?
Câu 9: Thanh toán L/C thường với giá trị thanh toán lớn hay nhỏ? Nhà Xuất
khẩu hay nhập khẩu có rủi ro hơn?
Câu 10: L/C do ai đề nghị mở? Nội dung L/C có thể quy định khác với hợp đồng
ngoại thương được không?

145
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Ai là người có trách nhiệm thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ?
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 2: Thư tín dụng là hợp đồng kinh tế độc lập giữa hai bên
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu và nhà xuất khẩu
b. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
c. Nhà xuất khẩu và ngân hàng nhà nhập khẩu
d. Ngân hàng nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
Câu 3: Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào có phí thanh toán cao
nhất?
a. TTR
b. TT advance
c. D/P
d. L/C
Câu 4: Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào trách nhiệm của ngân
hàng là lớn nhất?
a. Thanh toán trả chậm
b. Thanh toán ứng trước
c. Nhờ thu
d. Tín dụng chứng từ
Câu 5: Mối quan hệ giữa thư tín dụng và hợp đồng kinh tế
a. Thư tín dụng độc lập với hợp đồng kinh tế
b. Thư tín dụng là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng kinh tế
c. Các điều khoản của thư tín dụng và hợp đồng phải không được khác nhau
d. Các bên tham gia thư tín dụng và hợp đồng kinh tế là giống nhau
Câu 6: Phương thức tín dụng chứng từ giao dịch dựa trên cơ sở
a. Hàng hoá thực tế nhà xuất khẩu giao cho nhà nhập khẩu

146
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

b. Bộ chứng từ được xuất trình


c. Theo lệnh của ngân hàng phát hành
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Trong phương thức tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu giao hàng khi
a. Sau khi phát hành hoá đơn thương mại
b. Sau khi được thông báo thư tín dụng đã được mở
c. Sau khi ký kết hợp đồng thương mại
d. Sau khi vận tải dơn được phát hành
Câu 8: Thư tín dụng được ai phát hành?
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 9: Khi nhà nhập khẩu bị phá sản thì giá trị của bộ chứng từ theo phương thức
tín dụng chứng từ
a. Nhà xuất khẩu không được thanh toán
b. Ngân hàng của nhà xuất khẩu thanh toán
c. Ngân hàng của nhà nhập khẩu thanh toán
d. Công ty bảo hiểm thanh toán
Câu 10: Thư tín dụng do ai đề nghị mở?
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu

147
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:
Người mua và người bán thông đồng để nhập hàng cấm, không đúng với L/C, bị hải
quan phát hiện và tịch thu lô hàng, trong khi vẫn xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo
- Theo Thông lệ và tập quán quốc tế thì NHPH có chịu trách nhiệm thanh toán bộ
chứng từ không ?
- Nếu Tòa án địa phương tuyên án yêu cầu NHPH đình chỉ thanh toán cho nước
ngoài có đúng không ?
+ Do nhập hàng cấm, nên tịch thu hàng hóa
+ Vì hàng hóa đã bị tịch thu, nên NHPH được miễn thanh toán cho nước
ngoài
- Theo thông lệ và tập quán quốc tế thì tình huống này xử lý thế nào với các bên ?
- Bình luận gì về mối quan hệ pháp lý giữa UCP và luật quốc gia ?
Tình huống 2:
Một ngân hàng ở Pháp nhận được tín dụng điều khoản đỏ từ một ngân hàng
Nam Mỹ có lợi cho một nhà xuất khẩu rượu vang và nó cho phép ứng trước 20% số
tiền tín dụng mà ngân hàng thực hiện so với tín dụng thông thường. Người thụ
hưởng sẽ hoàn trả toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng nếu không vận chuyển toàn
bộ số lượng hàng hóa trong hiệu lực của tín dụng.

1. Số tiền tạm ứng 20% giá trị tín dụng do chủ thể nào tạm ứng?

2. Nếu người thụ hưởng không vận chuyển hàng hoá theo đúng quy định và
không hoàn trả số tiền tạm ứng thì ngân hàng được chỉ định hoặc ngân hàng phát
hành, ngân hàng nào sẽ chịu trách nhiệm với khoản tiền đã tạm ứng theo điều khoản
đỏ?

148
Chương 5: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt:

Trần Hoàng Ngân, 2014. Giáo trình thanh toán quốc tế. NXB Kinh tế

Nguyễn Văn Tiến, 2011. Giáo trình thanh toán quốc tế. NXB thống kê

Quy định, quy trình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại và các tổ chức
khác

2. Tài liệu tiếng Anh:

Eric Bishop, Finance of International Trade (2004), Elsevier’s Science and

Technology Rights Department in Oxford.

The Uniform Customs and Practice of Documentary Credits, ICC Publication


No.500 (UCP 500); No. 600 (UCP600)

The International Commercial Terms, ICC Publication, (INCOTERMS 2010)

International Standard Banking Practice No.745 (ISBP 745)

149
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 6
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ KHÁC

MỤC TIÊU CHƯƠNG

Chương này sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến các phương thức: Ghi sổ
(Open account); Thanh toán đổi chứng từ (CAD); Thanh toán biên mậu; Thanh toán
phi mậu dịch. Qua đó, giúp bạn đọc có thể:

- Nhận biết, hiểu và vận dụng linh hoạt các phương thức thanh toán trong các
tình huống cụ thể.

- Vận dụng được quy trình thực hiện thanh toán theo các phương thức Ghi sổ
(Open account); Thanh toán đổi chứng từ (CAD); Thanh toán biên mậu; Thanh toán
phi mậu dịch và cách thức ngân hàng xét duyệt bộ chứng từ thanh toán hợp lệ.

151
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.1 GHI SỔ (OPEN ACCOUNT)

6.1.1 Khái niệm

Trong hoạt động thương mại quốc tế, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu sẽ quyết
định phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu, tình trạng thực tế để đảm bảo
được thời gian thanh toán đúng hạn và thuận lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
Phương thức thanh toán ghi sổ hình thành giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
thuộc các quốc gia có những quy định chung về cách thức thanh toán, văn hoá, pháp
luật và tập quán thương mại. Đây là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu cấp
hạn mức tín dụng thương mại cho nhà nhập khẩu nhưng vẫn phải đảm bảo tính chặt
chẽ trong quan hệ mua bán. Chứng từ vẫn là cơ sở pháp lý và là căn cứ truy xét
trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp.

Phương thức thanh toán ghi sổ là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất
khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một
cuốn sổ theo dõi, và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường
theo định kỳ như đã thỏa thuận thông qua ngân hàng.

Như vậy, phương thức thanh toán ghi sổ có bản chất gần giống với thanh toán
trả chậm, chỉ khác là tiến trình thanh toán được cộng dồn và thành toán một lần sau
nhiều lần giao hàng.

152
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.1.2 Quy trình thanh toán

Hình 6.1 Quy trình thanh toán phương thức ghi sổ


4

Ngân hàng nhà xuất khẩu Ngân hàng nhà nhập khẩu

5 3

Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu

2
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng với nhau.

Bước 2: Trên cơ sở hợp đồng thương mại đã ký kết, sau khi giao hàng nhiều lần,
nhà xuất khẩu gởi hóa đơn (cùng các chứng từ khác có liên quan) cho nhà nhập
khẩu, để được thanh toán tất cả giá trị hàng hoá các lần giao hàng theo như đã thỏa
thuận. Ngoài giá trị và thời điểm thanh toán, trên hóa đơn còn có thể qui định việc
thưởng phạt là như thế nào, nếu người mua thanh toán sớm hơn hay thanh toán
chậm hơn so với qui định.

Bước 3: Trên cơ sở hóa đơn thương mại, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục
vụ nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu theo lịch đã định.

Bước 4: Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ
nhà xuất khẩu.

Bước 5: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu ghi có cho nhà xuất khẩu.

153
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.1.3 Nhận xét và trường hợp vận dụng

6.1.3.1. Nhận xét

Ưu điểm đối với các bên

a/ Đối với nhà nhập khẩu

- Phương thức ghi sổ giúp cung cấp tín dụng thương mại cho nhà nhập khẩu
trong một khoảng thời gian nhất định. Nhà nhập khẩu chưa phải trả tiền khi nhận
được hàng hóa.

- Phương thức ghi sổ là hình thức trả chậm cho nhà nhập khẩu, giúp cho nhà
nhập khẩu giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm.

b/ Đối với nhà xuất khẩu

- Phương thức ghi sổ là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí
thấp, thường được thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm
và các rủi ro trong thanh toán không phát sinh.

- Phương thức ghi sổ giúp cho chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể
giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số
lượng lớn, tăng được doanh thu và lợi nhuận.

- Phương thức ghi sổ có ưu điểm cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là
không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu chuyển giao chứng từ, nên giảm
được công việc giấy tờ, từ đó giảm được chi phí giao dịch. Tuy nhiên, toàn bộ rủi ro
trong khâu thanh toán thuộc về nhà xuất khẩu; do đó, nhà xuất khẩu luôn phải lưu ý
cân nhắc đối tác của mình có mức độ tín nhiệm như thế nào trong quá trình thực
hiện phương thức thanh toán ghi sổ.

Rủi ro đối với các bên

a/ Đối với nhà nhập khẩu

Nhà xuất khẩu có thể giao hàng không đúng thời gian, không đúng chủng loại và
chất lượng. Hàng hoá nhà xuất khẩu giao cho nhà nhập khẩu trong thực tế có thể

154
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

không đủ số lượng và chất lượng, tuy nhiên cơ sở để nhà nhập khẩu thanh toán lại là
hoá đơn thương mại do nhà xuất khẩu phát hành.

b/ Đối với nhà xuất khẩu

Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc không thể
thanh toán, hoặc cố tình trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. Về lý thuyết, cho dù
quyền sở hữu hàng hóa có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà xuất khẩu khó kiểm
soát được hàng hóa một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra, nhà nhập khẩu
có thể tìm cách không chấp nhận về chất lượng, hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết
hay thiếu hụt hàng hóa như là những lý do để yêu cầu giảm giá.

Khi gặp rủi ro nhà nhập khẩu tìm cách từ chối nhận hàng, nhà xuất khẩu chỉ có 3
cách lựa chọn: quyết định giảm giá; tìm đối tác mua khác; chở hàng quay về nước.
Để phòng ngừa rủi ro này, nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tín dụng, hoặc yêu cầu
nhà nhập khẩu mở một tín dụng dự phòng.

Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức ghi sổ phải gánh chịu chi phí kiểm
soát tín dụng và thu tiền. Khác với thanh toán trả chậm thông thường, phương thức
ghi sổ thì nhà xuất khẩu giao hàng nhiều lần rồi mới nhận được thanh toán nên chi
phí tín dụng phải chấp nhận gánh chịu cao hơn.

6.1.3.2 Trường hợp vận dụng

Phương thức ghi sổ có các đặc điểm: Nhà xuất khẩu cung cấp một khoản tín
dụng thương mại cho nhà nhập khẩu, rủi ro phần lớn rơi vào nhà xuất khẩu và
không có sự tham gia của ngân hàng trong việc chuyển giao và kiểm soát bộ chứng
từ thương mại. Chính vì vậy, phương thức ghi sổ chỉ nên áp dụng trong các trường
hợp:

- Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau. Đặc biệt, nhà xuất khẩu phải
đánh giá được mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu.

- Phương thức ghi sổ dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng, hay cho một
loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định. Thông

155
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

thường nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cùng ở các quốc gia có sự tương đồng về
tập quán kinh doanh.

- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay
do phát sinh chi phí lãi suất và rủi ro tín dụng đối với nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng phương thức này:

- Đồng tiền thống nhất ghi nợ là đồng tiền nào?

- Hàng hoá giao nếu có sự thiếu hụt so với giá trị hoá đơn thì căn cứ nhận nợ của
người mua là gì? Giá trị hóa đơn giao hàng hay kết quả nhận hàng tại nơi nhận
hàng?

- Định kỳ thanh toán qui định thế nào? X ngày kể từ ngày ghi hóa đơn thương
mại đối với từng chuyến hàng, X ngày kể từ ngày phát hành vận đơn, X ngày kể từ
ngày hối phiếu được xuất trình, hay định kỳ theo niên lịch?

- Xử lý vi phạm hợp đồng cần phải thể hiện rõ như chậm thanh toán giải quyết
thế nào? Có phạt không? Mức phạt là bao nhiêu? Cách tính thế nào?

- Trong trường hợp sổ theo dõi của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có sự chênh
lệch. Sự khác nhau giữa ghi nợ của người bán và nhận nợ của người mua thì giải
quyết thế nào?

Hiện nay, phương thức ghi sổ được sử dụng phổ biến giữa nhà xuất khẩu và
nhập khẩu ở các nước EU bởi vì giữa các nước này có sự tương đồng về văn hóa,
tập quán kinh doanh, luật lệ; các khách hàng có mối quan hệ kinh doanh truyền
thống, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau. Ngoài ra, phương thức ghi sổ cũng sử dụng
phổ biến đối với hình thức thanh toán giữa công ty mẹ và công ty con của các tập
đoàn đa quốc gia.

6.2 Thanh toán đổi chứng từ (CAD)

6.2.1 Khái niệm

Trên thực tế, có những giao dịch giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu không có
vai trò của ngân hàng trong quá trình kiểm soát và chuyển giao bộ chứng từ từ nhà

156
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

xuất khẩu đến nhà nhập khẩu. Vì vậy, rủi ro mà nhà xuất khẩu phải gánh chịu rất
lớn nếu sau khi giao hàng mà nhà nhập khẩu không thực hiện thanh toán cho nhà
xuất khẩu. Phương thức thanh toán CAD ra đời giúp hạn chế rủi ro thanh toán cho
nhà xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu thu tiền ngay khi giao bộ chứng từ của nhà
xuất khẩu, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của nhà nhập khẩu trong việc nhận hàng hóa
đúng theo yêu cầu.

CAD (Cash against documents) hay COD (Cash on delivery) là phương thức
thanh toán trong đó nhà nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương sẽ yêu
cầu ngân hàng mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ
chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo thỏa thuận.

6.2.2 Qui trình thanh toán

Hình 6.2 Quy trình thanh toán phương thức thanh toán đổi chứng từ

Ngân hàng nhà xuất khẩu Ngân hàng nhà nhập khẩu

5 2b 3b

Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu

2a 3a

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 1: Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng với nhà nhập khẩu.

157
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 2: Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong
hợp đồng (2a). Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khoản tín
thác, số dư tài khoản bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng để thanh toán
cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (Memorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập
khẩu và ngân hàng (2b).

Bước 3: Nhà xuất khẩu lập chứng từ xuất trình cho nhà nhập khẩu để đổi lấy
thanh toán (3a). Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ, nếu
phù hợp thì yêu cầu ngân hàng nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu (3b).

Bước 4: Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng nhà
xuất khẩu.

Bước 5: Ngân hàng nhà xuất khẩu ghi có cho nhà xuất khẩu.

6.2.3 Nhận xét và trường hợp vận dụng

6.2.3.1 Nhận xét

- Phương thức thanh toán đổi chứng từ thủ tục thanh toán đơn giản. Chứng từ
được nhà xuất khẩu chuyển trực tiếp cho nhà nhập khẩu.

- Nhà xuất khẩu thanh toán bằng phương thức này rất có lợi: giao hàng xong là
được thanh toán ngay, bộ chứng từ xuất trình đơn giản. Hơn nữa khác với phương
thức trả chậm đơn thuần, nhà xuất khẩu gặp rủi ro lớn trong tiến trình thanh toán
của nhà nhập khẩu, phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Phương thức CAD
hạn chế bớt rủi ro cho nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu mở một tài khoản tín thác
tại ngân hàng.

- Tuy nhiên, việc ký quỹ để thực hiện CAD, sẽ dẫn đến ứ đọng vốn tại Ngân
hàng. Nếu nhà xuất khẩu chậm trễ hoặc không giao hàng thì tiền ký quỹ sẽ không
được hưởng lãi suất gây khó khăn cho nhà nhập khẩu.

158
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.2.3.2 Trường hợp vận dụng

Phương thức này được áp dụng trong trường hợp: Giá trị thanh toán của bộ
chứng từ không quá lớn. Nhà xuất khẩu chưa xác định được mức độ uy tín của nhà
nhập khẩu nên đòi hỏi cần có một tài khoản tín thác.

6.3 Thanh toán biên mậu

6.3.1 Khái niệm

Giữa các quốc gia có chung biên giới có những khác biệt, đặc thù trong hoạt
động thương mại biên giới. Phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là thanh toán qua ngân hàng
với đồng tiền thanh toán là đồng bản tệ của hai quốc gia chung biên giới. Phương
thức thanh toán biên mậu ra đời nhằm đáp ứng đối với từng hoạt động thương mại
biên giới, bao gồm, thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên
giới của thương nhân; thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch
vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới.

Thanh toán biên mậu là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ các
quan hệ kinh tế, thương mại và mối quan hệ khác giữa các chủ thể ở hai nước thuộc
khu vực biên giới theo các quy định của chính phủ của hai nước có chung biên giới.

159
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.3.2 Quy trình thanh toán

Hình 6.3 Quy trình thanh toán phương thức thanh toán biên mậu

Ngân hàng nhà xuất khẩu Ngân hàng nhà nhập khẩu

5 3

Nhà xuất Nhà nhập


khẩu khẩu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng với nhau.

Bước 2: Trên cơ sở hợp đồng thương mại đã ký kết, sau khi giao hàng, nhà xuất
khẩu gởi hóa đơn (cùng các chứng từ khác có liên quan) cho nhà nhập khẩu.

Bước 3: Trên cơ sở hóa đơn thương mại, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục
vụ nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu bằng đồng nội tệ hoặc đồng tiền của
quốc gia bên phía đối tác.

Bước 4: Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ
nhà xuất khẩu.

Bước 5: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu ghi có cho nhà xuất khẩu.

- Đây là phương thức thanh toán tương tự như phương thức thanh toán chuyển
tiền. Tuy nhiên, do hai chủ thể phát sinh giao dịch thuộc hai quốc gia cùng chung
biên giới nên đồng tiền sử dụng trong giao dịch thanh toán biên mậu chủ yếu là bản

160
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

tệ của nước có chung biên giới. Trong đó, đồng tiền của nước có vị thế kinh tế cao
hơn sẽ được sử dụng thông dụng hơn. Bởi lẽ, trên thực tế quốc gia có vị thế kinh tế
cao hơn sẽ muốn áp đặt ý chí của mình trong việc sử dụng tiền tệ của nước mình
trong hoạt động thanh toán, qua đó muốn nâng cao hơn nữa vị thế đồng tiền của
mình với các đối tác nước ngoài. Do đó, mà trong các giao dịch thanh toán biên
mậu đồng tiền của nước có vị thế kinh tế cao hơn sẽ được sử dụng nhiều hơn.

- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán biên mậu là ngôn ngữ của hai nước có
chung biên giới hoặc theo thoả thuận của hai bên. Thường thì trên thực tế ngôn ngữ
sử dụng trong hoạt động thanh toán biên mậu được thực hiện qua các NHTM sẽ là
tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ chuẩn, được sử dụng phổ biến trên thế giới và phù
hợp với ngôn ngữ của các phần mềm chủ yếu đang áp dụng tại các NHTM của các
quốc gia trên thế giới, như vậy sẽ giúp cho việc tiến hành và trao đổi thông tin thanh
toán biên mậu được diễn ra thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, phù hợp với sự phát
triển chung.

- Phương thức giao dịch của hoạt động thanh toán biên mậu được thực hiện
thông qua hai phương thức là qua mạng viễn thông quốc tế SWIFT và Internet
banking. Đây là hai phương thức giao dịch được các đơn vị tham gia hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa qua biên giới ưa thích sử dụng bởi tính tiện lợi, nhanh chóng
của nó. Mặt khác các ngân hàng cũng sẽ có được những tiện ích nếu áp dụng
phương thức thanh toán này, thay vì trao đổi chứng từ hối phiếu trao tay như trước
đây, các ngân hàng chỉ cần ngồi tại trụ sở của mình và thao tác trên máy tính vẫn có
thể tiến hành thanh toán biên mậu cho các khách hàng nhanh chóng, tiện lợi và an
toàn.

6.3.3 Nhận xét và trường hợp vận dụng

6.3.3.1 Nhận xét

- Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán biên mậu là các tổ chức, doanh
nghiệp và các cá nhân thuộc hai quốc gia có chung đường biên giới. Trong đó khu
vực biên giới nước láng giềng có hoàn cảnh văn hoá, xã hội và tự nhiên tương tự
nhau, nhân dân biên giới hai nước có ngôn ngữ văn hoá, tập quán sinh sống, truyền
161
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

thống, tôn giáo tín ngưỡng gần giống nhau hoặc tương tự nhau, có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Do vậy trong quá trình triển khai và phát triển hoạt động thanh toán
biên mậu sẽ có những thuận lợi nhất định, với lịch sử quen biết nhau trong một thời
gian dài cho nên các đơn vị tham gia hoạt động thanh toán biên mậu của hai quốc
gia láng giềng sẽ có những hiểu biết nhất định về nhau, sẽ có những thuận lợi hơn
trong quá trình giao dịch trao đổi hàng hóa với nhau cũng như trong việc giải quyết
những tranh chấp.

- Thanh toán biên mậu đã thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh
toán, hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt, an toàn tài sản, hạn chế tình trạng đô la
hoá trong thanh toán xuất nhập khẩu, đồng thời góp phần tăng nguồn vốn huy động,
tăng nguồn thu dịch vụ qua ngân hàng.

- Thanh toán biên mậu thúc đẩy quan hệ buôn bán thương mại giữa các nước
có chung đường biên giới, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách phát
triển kinh tế biên giới, giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý
xuất nhập khẩu qua biên giới, tình trạng chuyển tiền qua biên giới bất hợp pháp,
buôn lậu, trốn thuế … được hạn chế tối đa.

6.3.3.2 Trường hợp vận dụng

Thanh toán biên mậu gắn liền với hoạt động buôn bán qua biên giới. Khu vực
biên giới đều cách xa trung tâm kinh tế, chính trị, có nhiều khu hành chính phân
cách, bất lợi cho vị trí địa lý kinh tế. Nơi diễn ra hoạt động thanh toán biên mậu là
các tỉnh biên giới, đây là những địa bàn có các điều kiện về kinh tế, xã hội kém phát
triển hơn so với các tỉnh ở vùng trung tâm. Hoạt động thanh toán biên mậu tiết kiệm
thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và các khách hàng, đảm bảo độ an toàn cao,
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu qua biên giới, nâng cao
hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu với các nước có chung đường biên giới.

162
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.4 Thanh toán hàng hoá phi mậu dịch

6.4.1 Khái niệm

Trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, có những giao dịch giữa nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu không có tính chất mua bán. Hàng hoá được nhập khẩu chỉ
được nhà nhập khẩu thanh toán cước vận chuyển cho nhà xuất khẩu thông qua các
ngân hàng. Quá trình thanh toán cước vận chuyển của thanh toán phi mậu dịch được
thực hiện bằng phương thức thanh toán trả chậm giống như thanh toán tiền hàng
hoá mậu dịch.

Thanh toán hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch là hoạt động thanh toán không
mang tính thương mại được thực hiện nhằm các mục đích như tài trợ viện trợ, cho
tặng, tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu, hàng mẫu... Ngân hàng chỉ tiến hành thanh
toán cước vận chuyển hàng hoá cho nhà xuất khẩu theo chỉ thị của nhà nhập nhẩu.

6.4.2 Qui trình thanh toán

Hình 6.4 Quy trình thanh toán phương thức thanh phi mậu dịch

Ngân hàng nhà xuất khẩu Ngân hàng nhà nhập khẩu

5 3

Nhà xuất Nhà nhập


khẩu khẩu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

163
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 1: Nhà xuất khẩu phát hành một thoả thuận hoặc hoá đơn chiếu lệ cho nhà
nhập khẩu. Trong đó, quy định cước vận chuyển do nhà nhập khẩu thanh toán cho
nhà xuất khẩu.

Bước 2: Nhà xuất khẩu giao hàng và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.

Bước 3: Nhà nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ nhập khẩu phi mậu dịch cho
ngân hàng nhà nhập khẩu. Đề nghị ngân hàng nhà nhập khẩu thanh toán cước vận
chuyển cho nhà xuất khẩu.

Bước 4: Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh toán cước vận chuyển cho
ngân hàng nhà xuất khẩu.

Bước 5: Ngân hàng nhà xuất khẩu ghi có cho nhà xuất khẩu.

6.4.3 Nhận xét và trường hợp vận dụng

6.4.3.1 Nhận xét

- Thanh toán phi mậu dịch, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục
đích thương mại nên sẽ không có hợp đồng ngoại thương hoặc hoá đơn thương mại.

- Thanh toán phi mậu dịch không dùng để mua bán, không xuất hóa đơn.

- Thanh toán phi mậu dịch, khi thanh toán ở ngân hàng chỉ được thanh toán cước
vận chuyển mà không được thanh toán giá trị của hàng hóa.

6.4.3.2 Trường hợp vận dụng

Phương thức này được áp dụng trong trường hợp: Quà tặng, biếu của tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài gửi về cho các cá nhân, tổ chức trong nước; Những loại
hàng hóa của cơ quan chức năng, tổ chức quốc tế tại nước bản xứ; Hàng viện trợ
nhân đạo; Những loại hàng hóa tạm nhập, tái xuất khẩu thuộc quyền sở hữu cá nhân
do Nhà nước miễn thuế; Những hàng mẫu không thanh toán; Phương tiện đi lại,
dụng cụ nghề nghiệp của những cá nhân xuất nhập cảnh; Những hành lý cá nhân
của người nhập cảnh gửi theo phương thức vận tải đơn.

164
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM TẮT CHƯƠNG

Phương thức thanh toán ghi sổ là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất
khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một
cuốn sổ theo dõi, và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường
theo định kỳ như đã thỏa thuận thông qua ngân hàng. Phương thức ghi sổ được sử
dụng phổ biến giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu giữa các nước này có sự tương
đồng về văn hóa, tập quán kinh doanh, luật lệ; các khách hàng có mối quan hệ kinh
doanh truyền thống, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau.

CAD hay COD là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu dựa trên cơ
sở hợp đồng ngoại thương sẽ yêu cầu ngân hàng mở một tài khoản tín thác để thanh
toán tiền cho tổ chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ
theo thỏa thuận. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp: Nhà xuất khẩu
chưa xác định được mức độ uy tín của nhà nhập khẩu nên đòi hỏi cần có một tài
khoản tín thác.

Thanh toán biên mậu là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ các
quan hệ kinh tế, thương mại và mối quan hệ khác giữa các chủ thể ở hai nước thuộc
khu vực biên giới theo các quy định của Chính phủ của hai nước có chung biên giới.
Hoạt động thanh toán biên mậu tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và
các khách hàng, đảm bảo độ an toàn cao, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động buôn
bán xuất nhập khẩu qua biên giới, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục
vụ khách hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu với các nước có chung
đường biên giới.

Thanh toán hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch là hoạt động thanh toán không
mang tính thương mại được thực hiện nhằm các mục đích như tài trợ viện trợ, cho
tặng, tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu, hàng mẫu... Ngân hàng chỉ tiến hành thanh
toán cước vận chuyển hàng hoá cho nhà xuất khẩu theo chỉ thị của nhà nhập nhẩu.

165
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Phương thức thanh toán để đổi lấy chứng từ giống và khác với phương
thức thanh toán chuyển tiền trả chậm như thế nào?
Câu 2: Phương thức thanh toán ghi sổ giống và khác với phương thức thanh toán
chuyển tiền trả chậm như thế nào?
Câu 3: Phương thức thanh toán biên mậu áp dụng trong trường hợp nào?
Phương thức thanh toán biên mậu giống và khác với phương thức thanh toán
chuyển tiền trả chậm như thế nào?
Câu 4: Quy định của Việt Nam hiện nay đối với thanh toán biên mậu Việt Nam -
Trung Quốc như thế nào?
Câu 5: Việt Nam thực hiện thanh toán biên mậu với những quốc gia nào? Quốc
gia nào chiếm tỷ trọng cao nhất trong thanh toán biên mậu với Việt Nam?
Câu 6: Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa thanh toán mậu dịch và
thanh toán phi mậu dịch?

166
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Phương thức thanh toán ghi sổ là phương thức thanh toán
a. Nhà xuất khẩu ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ.
b. Nhà nhập khẩu ghi nợ tài khoản cho bên xuất khẩu vào một cuốn sổ.
c. Ngân hàng nhà xuất khẩu ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn
sổ.
d. Ngân hàng nhà xuất khẩu ghi nợ tài khoản cho bên xuất khẩu vào một cuốn
sổ.
Câu 2: Phương thức thanh toán ghi sổ có bản chất gần giống với phương thức thanh
toán
a. Thanh toán trả chậm
b. Thanh toán ứng trước
c. Nhờ thu
d. Tín dụng chứng từ
Câu 3: Phương thức thanh toán ghi sổ có rủi ro nhiều cho
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 4: Phương thức thanh toán ghi sổ là hình thức cấp tín dụng thương mại của
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 5: Trong phương thức thanh toán đổi chứng từ, chứng từ được ai chuyển cho
nhà nhập khẩu?
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà xuất khẩu
d. Cả 3 đáp án đều không đúng

167
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 6: Trong phương thức thanh toán đổi chứng từ, mức độ tín nhiệm của ai thấp
cần phải mở tài khoản tín khác?
a. Ngân hàng nhà xuất khẩu
b. Ngân hàng nhà nhập khẩu
c. Nhà nhập khẩu
d. Nhà xuất khẩu
Câu 7: Thanh toán biên mậu là phương thức thanh toán
a. Giữa các quốc gia có chung biên giới
b. Giữa các quốc gia dùng chung đồng tiền
c. Giữa các quốc gia có ký thoả thuận hợp tác thương mại
d. Giữa các quốc gia chung khu vực
Câu 8: Đồng tiền được sử dụng trong thanh toán biên mậu
a. Nội tệ hoặc đồng tiền của quốc gia bên phía đối tác
b. Ngoại tệ mạnh
c. Đồng tiền thứ ba do hai bên thoả thuận
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Nơi diễn ra hoạt động thanh toán biên mậu là
a. Các tỉnh biên giới
b. Các tỉnh trung tâm, thành phố lớn
c. Các tỉnh có hệ thống ngân hàng phát triển
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Thanh toán phi mậu dịch là hình thức thanh toán
a. Không có hợp đồng ngoại thương
b. Không thanh toán giá trị hàng hoá
c. Không có hoá đơn thương mại
d. Tất cả các đáp án trên

168
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Một khách hàng X đến ngân hàng xuất trình bộ chứng từ thanh toán phi mậu
dịch không có hợp đồng mua bán hàng hoá.

Ngân hàng có đồng ý thanh toán không? Giài thích?

Bộ chứng từ phi mậu dịch hợp lệ xuất trình tại ngân hàng bao gồm những chứng
từ nào ?

Thanh toán phi mậu dịch có cần thanh toán giá trị của hàng hoá không và phí
vận chuyển hàng hoá do ai thanh toán?

Mục mô tả hàng hoá trên tờ khai phi mậu dịch số thứ tự từ 11 đến 13 mô tả trị
giá hàng hoá có bắt buộc phải khai báo hay không? Tại sao?

Tình huống 2:

Công ty X có ký hợp đồng với công ty Y để nhập khẩu hàng hóa. Điều khoản
thanh toán của hợp đồng ngoại thương quy định:

-Term of payment:

+ By TT advance 50% value of contract.

+ By CAD 50% value of contract within 45 days after delivery.

Theo bạn phương thức thanh toán này là phương thức gì? Công ty X sẽ thanh
toán cho công ty Y theo tiến độ như thế nào?

169
Chương 6: Các phương thức thanh toán quốc tế khác
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt:

Trần Hoàng Ngân, 2014. Giáo trình thanh toán quốc tế. NXB Kinh tế

Nguyễn Văn Tiến, 2011. Giáo trình thanh toán quốc tế. NXB thống kê

Quy định, quy trình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại và các tổ chức
khác

2. Tài liệu tiếng Anh:

Eric Bishop, Finance of International Trade (2004), Elsevier’s Science and

Technology Rights Department in Oxford.

170
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

Tiếng Anh Tiếng Việt

Methods of payment Phương thức thanh toán

Terms of payment Điều khoản thanh toán

Cash in advance before delivery Thanh toán trước khi giao hàng

Documentary letter of credit Thư tín dụng chứng từ

Documentary collection Nhờ thu chứng từ

Bank transfer/remittance Chuyển khoản ngân hàng

Barter or counter-trade Giao dịch hàng đổi hàng

Clean payment Thanh toán “trơn”

Open account Tài khoản mở

Society for Worldwide Interbank Hiệp hội viễn thông tài chính liên
Financial Telecommunication (SWIFT) ngân hàng toàn cầu

Applicant Người yêu cầu chuyển tiền

Beneficiary Người thụ hưởng

Remitting bank Ngân hàng chuyển tiền

Beneficiary bank Ngân hàng người hưởng

Seller’s bank Ngân hàng phục vụ người bán

Buyer’s bank Ngân hàng phục vụ người mua

169
Financial documents Chứng từ tài chính

Commercial documents Chứng từ thương mại

Goods documents Chứng từ hàng hoá

Insurance documents Chứng từ bảo hiểm

Remittance Phương thức chuyển tiền

Collection Phương thức nhờ thu

Clean Bill Collection Nhờ thu trơn

Letter of Credit (L/C) Thư tín dụng

Cash against document (CAD) Thanh toán đổi chứng từ

Cross-border payment Thanh toán biên mậu

Document against payment (D/P) Nhờ thu trả ngay

Document against acceptance (D/A) Nhờ thu trả chậm

The Uniform Rules for Collections Quy tắc thống nhất nhờ thu
(URC)

Documents against Other Terms and Điều kiện trao đổi chứng từ
Conditions (D/OT), (D/TC)

170
PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

171
172
173
174
175
PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH VÀ CHỨNG TỪ
THƯƠNG MẠI

176
177
178
179
180
181
PHỤC LỤC CHƯƠNG 3: CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN
TIỀN

182
183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
PHỤ LỤC CHƯƠNG 4: CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN NHỜ THU

Thông
báo
nhờ
thu

193
194
195
196
197
198
199
200
CONTRACT

201
202
203
204
205
206
207
208
PHỤ LỤC CHƯƠNG 5: THƯ TÍN DỤNG

209
210
211
212
213
214
215
216
217
218
219
220
221
222
223
224
225
226
227
228
229
230
231
232
233
234
235
236
237
PHỤ LỤC CHƯƠNG 6: CHỨNG TỪ PHI MẬU DỊCH

238
239
240
241

You might also like