Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương 11:

Câu 3:
a.

Cải bẹ Cải xanh Cà rốt


2010 2 1.5 0.1
2011 3 1.5 0.2

b.
CPI năm 2010: 100
CPI năm 2011: [(3*100+1.5*50+0.2*500)/(200+75+50)]*100 = 146
c. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 là: [(146-100)/100]*100 = 46
Câu 4:
a. CPI năm 2011:100
CPI năm 2012: [(60+12*3)/(40+10*3)]*100 = 137
Phần trăm thay đổi của mức giá chung: [(137-100)/100]*100 = 37
b. D năm 2011: 100
D năm 2012: [(12*60+50*12)/(12*40+50*10)]*100 = 135
Phần trăm thay đổi mức giá chung: [(135-100)/100]*100 = 35
c. Tỷ lệ lạm phát tính theo hai cách trên không giống nhau. Vì chỉ số giá tiêu
dùng so sánh giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định với giá của giỏ hàng
đó trong năm gốc. Trong khi đó, chỉ số giảm phát GDP so sánh giá của các
hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất với giá của cũng các hàng hóa và
dịch vụ đó trong năm gốc.
Câu 7:
a. Sự phát minh ra Ipod, vấn đề là sự giới thiệu hàng hóa mới, người tiêu dùng có
thêm lựa chọn, mỗi đô la có giá trị hơn.
b. Sự giới thiệu của túi khí trong xe hơi chính là sự thay đổi về mặt chất lượng mà
không đo lường được. Mẫu xe hơi được trang bị thêm túi khí, xe trở nên an
toàn hơn, chất lượng của xe được nâng cao, một đô la có giá trị hơn.
c. Số lượng mua sắm máy tính cá nhân tăng lên khi giá của chúng giảm xuống đó
chính là sự thiên vị thay thế. Người tiêu dùng sẽ có tiêu thụ nhiều sản phẩm
hơn khi giá của chúng giảm.
d. Thêm một muỗng nho khô trong mỗi gói hàng của Raisin Bran. Vấn đề ở đây
chính là sự thay đổi về mặt chất lượng. Thêm một muỗng nho khô nên chất
lượng của mỗi gói hàng của hãng Raisin Bran tăng lên làm cho giá trị của mỗi
một đô la tăng lên.
e. Việc sử dụng xe hơi tiết kiệm nhiên liệu tăng lên sau khi giá xăng tăng thuộc về
vấn đề thiên vị thay thế. Người tiêu dùng phản ứng với việc giá xăng tăng bằng
cách sử dụng xe hơi tiết kiệm nhiên liệu.
Câu 9:
a. Lãi suất thực của khoản vay này là thấp hơn so với kỳ vọng, bởi vì lạm
phát đã tăng cao hơn mức mà cả hai bên dự đoán, trong khi đó lãi suất
thực lại được tính bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
b. Người cho vay bị thiệt khi lạm phát cao hơn dự đoán. Bởi vì lãi suất
thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ gây
thiệt hại cho người cho vay. Người đi vay không được lợi cũng không bị
thiệt, bởi vì cho dù lạm phát có tăng hơn so với dự kiến thì người đi vay
cũng vẫn sẽ trả số tiền lãi theo mức thỏa thuận ban đầu.
c. Điều này không tác động tới những người sở hữu đã nhận được khoản
vay thế chấp với lãi suất cố định suốt thập niên 1960. Còn đối với ngân
hàng bị thiệt khi lạm phát cao hơn dự đoán. Bởi vì lãi suất thực bằng lãi
suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ gây thiệt hại ngân
hàng, ngân hàng sẽ có xu hướng tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ
lạm phát tăng cao.
Chương 12:
Kiểm tra nhanh:
3 cách mà các nhà hoạch định chính sách của chính phủ có thể nâng cao mức sống
trong xã hội và những hạn chế của những chính sách đó:
* Tiết kiệm và đầu tư:
- Thực hiện bằng cách đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào quá trình
sản xuất vốn.
- Hạn chế: xã hội sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi, chính là xã hội phải ít
tiêu dùng và tiết kiệm hơn từ khoản thu nhập hiện tại. hy sinh tiêu dùng
hàng hóa dịch vụ hiện tại để có thể đầu tư nhiều vốn hơn, để có thể thụ
hưởng tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
* Giáo dục:
- Đầu tư vào giáo dục chính là đầu tư vào vốn nhân lực, việc đầu tư này sẽ
giúp cho nguồn lực có trình độ cao hơn, khả năng sáng tạo và năng suất
vì thế cũng sẽ tăng.
- Hạn chế: ở một số nước nghèo có tình trạng chảy máu chất xám. Nhân
lực có trình độ cao đến các quốc gia giàu có để hưởng được mức sống
cao. Nếu người lao động có tác động ngoại tác tích cực, thì tình trạng
chảy máu chất xám như vậy chỉ khiến cho quốc gia đã nghèo lại còn
nghèo hơn.
* Tăng trưởng dân số:
- Tăng trưởng dân số tác động trực tiếp đến quy mô của lực lượng lao
động sản xuất.
- Hạn chế: có thể làm giảm năng xuất bởi sự dàn trải nguồn cung ứng tài
nguyên và việc giảm khối lượng tư bản sẵn có cho mỗi công nhân.
Câu 1:
a. Nếu không có sự tác động từ các yếu tố khác, sự thay đổi sẽ giúp cho xã hội có
thể nâng cao năng suất, kinh tế tăng trưởng theo hướng tích cực.
b. Khi xã hội quyết định giảm tiêu dùng và tăng đầu tư. Bời vì nguồn lực là khan
hiếm, vì thế khi xã hội quyết định giảm tiêu dùng và đầu tư thì cả nhóm sản
xuất và người tiêu dùng đều chịu tổn thương. Do tăng đầu tư vốn, nên nguồn
lực sản xuất hàng hóa dịch vụ giảm, làm cho quy mô sản xuất giảm. Người tiêu
dùng khi đứng trước tình huống như vậy, người tiêu dùng cũng sẽ phải tiêu
dùng ít đi.
Câu 2:
- Tận hưởng mức sống cao không phải chỉ khi quốc gia có thể sản xuất ra khối
lượng hàng hóa và dịch vụ. Bởi ở những chương trước đó, ta biết được tất cả sẽ
được lợi nếu các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm mà quốc gia đó
có lợi thế so sánh tức sẽ đánh đổi chi phí thấp hơn. Nếu sản xuất tất cả, kể cả
các hàng hóa dịch vụ không phải lợi thế so sánh của quốc gia đó, sẽ khiến cho
quốc gia đó tốn kém, hao phí nguồn lực, cũng như năng suất cũng không thể
bằng quốc gia có lợi thế so sánh. Vì thế nhập khẩu là một biện pháp tốt giúp
tiết kiệm, tránh hao phí nguồn lực, cũng như mang lại lợi ích cho các bên trong
thương mại.
* Tóm tắt Theo dòng sự kiện:
Điều gì làm một quốc gia giàu có?
Thế giới luôn vận hành theo cách, một trái đất được phân chia bởi nhiều thứ đối lập
nhau: giàu - nghèo, khỏe - bệnh tật, no đủ - đói kém,... Vậy bất bình đẳng xuất hiện
như thế nào? Bất bình đẳng không thể nào lường trước. Các quốc gia không giống như
trẻ em, chúng không được định sẵn giàu hay nghèo mà là do chính phủ họ tạo ra như
vậy. Theo Sachs và Diamond, điều quyết định giàu hay nghèo không phải là do địa lý,
khí hậu hay là công nghệ, bệnh tật hay dân tộc. Mà đó chính là các động cơ khuyến
khích, con người cần các động cơ khuyến khích để đầu tư và phát triển. Sửa đổi được
các động cơ khuyến khích bạn sẽ chữa được đói nghèo, còn nếu muốn sửa chữa thể
chế thì cần sửa đổi chính phủ. Không dễ dàng gì để mà xóa bỏ được bất bình đẳng khi
mà chúng ta đã đồng hành hàng thiên niên kỷ với việc xóa bỏ bất bình đẳng. Tuy
nhiên, thay vì chấp nhận vai trò của các chính phủ thất bại và các thể chế là nguyên
nhân của nghèo đói, hãy tìm cơ hội tranh đấu để đảo ngược lại.

You might also like