Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

1

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 3 – MÔN TIẾNG VIỆT


PHẦN I. ĐỌC
PHẦN II. CHÍNH TẢ
1. Phân biệt các âm
2. Phân biệt các vần
3. Phân biệt các dấu thanh
4. Viết chính tả
PHẦN III. TỪ VÀ CÂU
1. Từ
1.1. Từ có nghĩa giống nhau
1.2. Từ trái nghĩa
1.3. Mở rộng vốn từ về các hiện tượng tự nhiên
1.4. Mở rộng vốn từ về núi rừng
1.5. Mở rộng vốn từ về giao tiếp
1.6. Mở rộng vốn từ về đất nước
1.7. Mở rộng vốn từ về lễ hội
2. Biện pháp so sánh
3. Các kiểu câu
3.1. Câu kể
3.2. Câu hỏi
3.3. Câu cảm
3.4. Câu khiến
4. Mở rộng câu
4.1. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
4.2. Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
4.3. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?
5. Dấu câu
5.1. Dấu gạch ngang (-)
5.2. Dấu ngoặc kép ( “”)
PHẦN IV. LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
1. Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu
chuyện đã đọc, đã nghe.
2. Viết đoạn văn về ước mơ của em.
3. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật quê hương.
2

4. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh đẹp của đất nước.
PHẦN I. ĐỌC
Đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài sau:
1. Bài Chuyện bên cửa sổ (SHS trang 48)
2. Bài Tay trái và tay phải (SHS trang 52)
3. Bài Mèo đi câu cá (SHS trang 55)
4. Bài Học nghề (SHS trang 59)
5. Bài Ngày như thế nào là đẹp? (SHS trang 62)
6. Bài Đất nước là gì? (SHS trang 80)
7. Bài Núi quê tôi (SHS trang 83)
8. Bài Sông Hương (SHS trang 88)
9. Bài Tiếng nước mình (SHS trang 91)
10. Bài Nhà rông (SHS trang 95)
11. Bài Sự tích Ông Đùng, bà Đùng (SHS trang 98)
12. Bài Hai Bà Trưng (SHS trang 102)
13. Bài Cùng Bác qua suối (SHS trang 107)
14. Bài Ngọn lửa Ô-lim-pích (SHS trang 111)
15. Bài Rô-bốt ở quanh ta (SHS trang 114)
PHẦN II. CHÍNH TẢ
1. PHÂN BIỆT CÁC ÂM
Bài 1. Điền ch hoặc tr vào chỗ …. để hoàn thành các từ và câu sau:
……..ong chóng trống …….ải ……ò ……uyện
……..ong suốt ……ải chuốt …….ê …..ách
……..ần chừ ……àn ….ề ……iến ……anh
- Cơn đằng đông vừa ………ông vừa ............ ạy
Cơn đằng nam vừa làm vừa .............. ơi.
- Mây kéo xuống bể thì nắng ………..ang .....................ang
Mây kéo trên ngàn thì mưa như ....................út.

Bài 2. Em hãy điền s hoặc x vào chỗ …. để hoàn thành các từ và câu sau:
xuất ……ắc sáng ….uốt ……….âu xa
……inh xắn xôn …ao ………a xôi
- Tốt gỗ hơn tốt nước ............. ơn.
3

- Chú chim ………..âu có chiếc mỏ nhỏ …….íu nhưng bắt .............. âu nhanh
thoăn thoắt.

Bài 3. Em hãy điền r, d hoặc gi vào chỗ …. để hoàn thành các câu sau:
1. …….ấy rách phải ……ữ lấy lề. 3. Đói cho sạch,….ách cho thơm.
2. Làm khi lành để …………ành khi đau. 4 .................. eo gió gặt bão.

Bài 4. Em hãy chọn những tiếng trong ngoặc để ghép với mỗi tiếng sau:
a. (xét, sét): ………… hỏi; xem ……....; nhận ……………; sấm …………….
(xào, sào): ……… nấu; ………. xáo; …………….ruộng; cây ……………..
(xinh, sinh): ……..… đẹp; tươi ……; ……… đẻ;……………..sống
b. (gắn, gắng): ……… bó; hàn ………….; …………….sức; cố ……….…….
(nặn, nặng): …….. tượng; nhào ……….; …………nhọc; việc …………….

2. PHÂN BIỆT CÁC VẦN


Bài 1: Em hãy điền vần ươc hoặc vần ươt vào chỗ … (có thể điền
dấu thanh cho phù hợp) để hoàn thành các từ và câu sau:
th………. tha ao ………. l……….. ván
th……… dược tập d…… chiếc l……..…
- Từng chiếc thuyền l……………. nhẹ trên sóng n ................ dập dềnh.
- Cánh hoa hồng thật mịn màng, m… ................. mà như tơ lụa đỏ thắm.

Bài 2: Em hãy điền vần iêu hoặc vần ươu vào chỗ … (có thể điền
dấu thanh cho phù hợp) để hoàn thành các từ và câu sau:
- Chiếc b………… của lạc đà giúp chúng tích trữ năng lượng, đ……….
hòa thân nhiệt ở môi trường sa mạc khắc nghiệt.
- Đà đ ................ là loài chim lớn nhất và nặng nhất trên Trái Đất.

Bài 3. Hãy tìm các từ chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với vui: ……….….…..
- Phần nhà được ngăn bằng tường, vách kín đáo: ……..……..
- Vật bằng kim loại, phát ra tiếng kêu để báo: …………..……
4

3. PHÂN BIỆT CÁC DẤU THANH


Bài 1. Em hãy tìm từ có tiếng chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã phù hợp với
mỗi câu sau:
a. Quốc kì của nước ta là lá cờ ....................... sao vàng.
b. Hà Nội là ................................. đô của nước Việt Nam.
c. Nước ta có rất nhiều …………đẹp như: cố đô Huế, bãi biển Non Nước,…
d. Việt Nam có đường bờ .................................. dài hơn 3000 km.

Bài 2. Tìm từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:
– Trái nghĩa với đóng: ………..………...
– Cùng nghĩa với vỡ: ……………..…….

4. VIẾT CHỈNH TẢ: Chép lại một số bài ngoài SGK


Bài 1:
Hoa thiên lí
Thiên lí là một cây dây leo chằng chịt. Hoa nở thành từng chùm ở nách lá, nụ
hoa màu xanh lục, lúc hoa nở có màu vàng rất nhẹ (màu thiên lí). Hương thơm
tỏa vào ban đêm và sáng sớm. Khoảng đầu hè đến giữa thu là mùa hoa thiên lí
nở. Sang đông, cây rụng lá rồi chết các cành nhỏ, chỉ còn thân chính và gốc cây
vẫn sống. Tháng hai tháng ba hàng năm, từ gốc cây và thân chính thiên lí lại nảy
chồi rồi phát triển.
Bài 2: Anh em nhà chim sẻ
Sẻ mẹ bảo hai anh em sẽ đi kiếm ngô về cho bữa tối. Vâng lời mẹ. Sẻ anh và
Sẻ em bay về hướng những cánh đồng ngô. Hai anh em đang bay thì gặp chị Bồ
Câu gọi: “Sẻ anh ơi, ra bờ ao với chị không? Họa Mi đang biểu diễn ca nhạc
đấy!”. Nghe hấp dẫn quá, Sẻ anh liền bay theo chị Bồ Câu. Sẻ em một mình bay
về hướng cánh đồng ngô, được một đoạn gặp bác Quạ. “Sẻ em ơi, ra bìa rừng
với bác không? Đang có tiệc trà vui lắm!”
Bài 3: Cảnh biển
Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây
trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên
đường. Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng
vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ tí phía sau nom như một con chim đang đỗ
sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót.
5

Bài 4: Sự sẻ chia bình dị


Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một
người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng
yên trong cửa hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ.
Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó, tôi cảm thấy thực sự rất bực
mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác.
Bài 5: Quê hương
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình.
Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát,
yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch.
Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày
mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ
của Thảo bay lên cao, cao mãi.

PHẦN III. TỪ VÀ CÂU


1. TỪ
1.1. Từ có nghĩa giống nhau
- Là những từ thể hiện ý nghĩa giống nhau hoặc tương đồng.
VD: bao la – mênh mông; im lặng – yên ắng; xinh đẹp – xinh xắn
1.2. Từ trái nghĩa
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: xinh xắn >< xấu xí, vui vẻ >< buồn bã,…
BÀI TẬP
Bài 1. Hãy đọc đoạn văn sau đó tìm các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau:
Bình theo bố mẹ vào Đồng Tháp. Không bao lâu, Bình nhanh chóng
biết được vịt xiêm là con ngan, củ mì là củ sắn, kẹo đậu phộng là kẹo lạc,
muối mè là muối vừng, ...
1. ……………………………………… 2. ……………………………
3. …………………………………….. 4. ……………………………

Bài 2. Gạch chân những từ không cùng nghĩa trong các nhóm từ sau:
a. cao to, vạm vỡ, gầy gò, lực lưỡng, cao lớn.
b. mênh mông, hùng vĩ, rộng lớn, bồng bềnh, to lớn.
6

Bài 3. Em hãy tìm các sự vật chỉ thiên nhiên và gạch chân các sự vật đó.
a. Em mong muốn có một lần được ngắm nhìn biển lúc bình minh.
b. Dù đi xa bao lâu em vẫn sẽ nhớ dòng sông quê hương.
c. Sáng sớm, mặt trời bắt đầu nhô lên từ sau những ngọn núi phía xa xa.
d. Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng giống như những ô bàn cờ khổng lồ.

Bài 4. Hãy tìm những từ ngữ tả đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên sau:
a. cơn mưa:…………………………………………………................................
b. nắng:………………………………………………………………………….

Bài 5. Em hãy tìm và viết lại 2 từ ngữ chỉ thái độ thích hợp trong giao tiếp
vào bảng sau:
Thái độ lịch sự Thái độ thiếu tôn trọng
…………………………………………. ………………………………………….
…………………………………………. ………………………………………….

Bài 6. Em hãy xếp các từ trong khung vào nhóm thích hợp:
dâng hương, đua thuyền, đánh đu, rước kiệu, thổi cơm thi, tế thần, đấu vật, cầu an
Các từ chỉ hoạt động thuộc phần LỄ Các từ chỉ hoạt động thuộc phần HỘI
……………………………………….. ………………………………………..
……………………………………….. ………………………………………..
……………………………………….. ………………………………………..

2. BIỆN PHÁP SO SÁNH


2.1. Khái niệm:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2.2. Cấu tạo của phép so sánh:
Gồm 3 yếu tố: sự vật 1 + phương diện so sánh + từ so sánh + sự vật 2.

Ví dụ: Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
sự vật 1 PDSS từ so sánh sự vật 2
- Qua từ so sánh: là, như, tựa như, giống, giống như, như là,…
7

- Qua nội dung: hai sự vật có nét tương đồng được so sánh với nhau.
BÀI TẬP
Bài 1. Em gạch chân dưới các hình ảnh so sánh trong những câu sau:
a) Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây.
b) Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Bài 2. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn có hình ảnh so sánh:
a. Mặt nước hồ trong tựa như …………………………………………………
b. Mặt trăng tròn vành vạnh tựa ………………………………………………
c. Cánh diều cong cong như ……………………………………………………

Bài 3. Gạch chân dưới câu có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn thơ:
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn: như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi trong vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.

Bài 4. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp so sánh:


………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….

2. CÁC KIỂU CÂU


2.1. Câu kể:
- Câu kể:
+ Là câu dùng để kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc
+ Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người
- Phân loại:
+ Câu giới thiệu
+ Câu nêu hoạt động
+ Câu nêu đặc điểm
8

BÀI TẬP
Bài 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước những câu kể trong các câu sau:
a. Nam và Minh rủ nhau đi xem gánh xiếc ngoài phố.
b. Nam ơi, gánh xiếc biểu diễn hay quá!
c. Cổng trường đang khóa rồi, trốn ra sao được?
d. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở về lỗi sai của hai bạn.
e. Cô giáo là người mẹ hiền của các bạn học sinh.

Bài 2. Đặt 1 câu kể theo các trường hợp sau:


a) Câu giới thiệu:
…………………………………………………………………………………
b) Câu nêu hoạt động:
…………………………………………………………………………………
c) Câu nêu đặc điểm:
…………………………………………………………………………………
2.2. Câu hỏi:
- Câu hỏi: Dùng để hỏi người khác về những điều chưa biết.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, vì sao, không, ...)
+ Khi viết cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm (?)
BÀI TẬP
Bài 1. Khoanh vào chữ cái đứng trước câu hỏi và gạch chân các từ
được dùng để hỏi:
a) Lan là cô bé chăm chỉ và thông minh.
b) Trời hôm nay đẹp quá!
c) Hai cháu kia, đang có tín hiệu đèn đỏ sao lại chạy sang đường?

Bài 2. Em hãy đặt câu hỏi cho những câu trả lời sau.
a) Em rất thích được đi bơi vào mùa hè.
…………………………………………………………………………………
b) Em rất thích ăn những món ăn mẹ nấu.
………………………………………………………………………………….
c) Cả nhà em đều thương yêu nhau.
9

…………………………………………………………………………………
Bài 3. Em đặt câu theo yêu cầu dưới đây:
a) Hỏi bạn về thời gian học nhóm.
…………………………………………………………………………………
b) Hỏi bố mẹ khi muốn bố mẹ giúp đỡ mình làm bài tập.
…………………………………………………………………………………

Bài 4. Hãy gạch 1 gạch dưới câu kể và gạch 2 gạch dưới câu hỏi trong
đoạn hội thoại sau:
Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh:
- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.
- Thế thì đáng buồn quá! Nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạ?
- Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau.

2.3. Câu cảm


- Câu cảm: Là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục,
đau xót, ngạc nhiên, ...) của người nói.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Trong câu thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật, ...
+ Khi viết, cuối câu thường có dấu chấm than.

BÀI TẬP
Bài 1. Em gạch dưới từ chỉ cảm xúc trong mỗi câu sau đây:
a. Bạn ấy học giỏi nhất lớp tôi đấy!
b. Giọng hát của bạn ấy thật là tuyệt!
c. Bạn ấy giải toán mới nhanh làm sao!
d. Bạn ấy đúng là một người thật hoàn hảo!

Bài 2: Em hãy viết thêm từ chỉ cảm xúc vào các câu sau cho phù hợp:
a. Hôm nay trời rét .......................................................... !
b. Bạn ấy học giỏi ............................................................. !
c. Cậu mặc bộ quần áo này ................................................ !
d. Thế là không gỡ được rồi.............................................. !
10

Bài 3: Em hãy chuyển các câu kể sau thành câu cảm:


a. Chữ bạn Tuấn viết đẹp.
…………………………………………………………………………………
b. Chân em bị đau.
……………………………………………………………………………………

Bài 4: Em hãy đặt câu cảm với các yêu cầu sau:
a. Nêu cảm xúc vui mừng của em khi đạt điểm 10.
…………………………………………………………………………………
b. Nêu cảm xúc thán phục của em trước một bạn học tốt trong lớp.
…………………………………………………………………………………
c. Nêu cảm xúc đau xót của em khi bị mất chú chó mà em yêu quý.
……………………………………………………………………………………
2.4. Câu khiến
- Câu khiến: dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Câu khiến thường có các từ ngữ cầu khiến (hãy, đừng, chớ, nên, đi, thôi, nào,
mong, xin, đề nghị,...)
+ Khi viết cuối câu khiến thường có dấu chấm than (!).

BÀI TẬP

Bài 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu khiến:
a) Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thuỷ điện đấy.
b) Ồ, hoa nở đẹp quá bạn ơi!
c) Em đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.
d) Em hãy lấy giấy ra làm bài kiểm tra!

Bài 2. Em hãy nối mỗi câu sau với kiểu câu phù hợp nhé!
Đất nước Việt Nam thật tươi đẹp!
Câu cảm
Cậu hãy ăn hết suất cơm nhé!
Ôi, nước biển trong xanh quá!
Câu khiến
11

Đừng vứt rác bừa bãi!

Bài 3. Em hãy đặt câu khiến trong các trường hợp sau:
a) Em muốn mượn bạn một cuốn sổ.
…………………………………………………………………………………
b) Em muốn nhờ mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới.
…………………………………………………………………………………

Bài 4: Hãy đặt câu khiến thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống sau:
a. Em muốn mẹ mua cho cái cặp mới. Hãy nói với mẹ một câu để mẹ mua cho.
…………………………………………………………………………………
b. Em muốn mượn bạn một quyển truyện tranh. Hãy nói với bạn một câu để
bạn cho mượn.
…………………………………………………………………………………

2. MỞ RỘNG CÂU
2.1. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? thường chỉ thời gian.
VD1: Cả nhà em quây quần ăn cơm vào buổi tối.
=> Cả nhà em quây quần ăn cơm khi nào?
VD2: Tháng sáu, học sinh được nghỉ hè.
=> Khi nào học sinh được nghỉ hè?

2.2. Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?


- Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ở đâu? thường chỉ địa điểm, nơi chốn
VD: Trên sân, lũ trẻ đang chơi đuổi bắt.
=> Lũ trẻ đang chơi đuổi bắt ở đâu?

2.3. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?


- Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Bằng gì? thường bắt đầu bằng từ “bằng”
VD1: Bằng sự quyết tâm, em đã đạt điểm tốt.
=> Em đã đạt điểm tốt bằng gì?
VD2: Em ăn cơm bằng thìa.
=> Em ăn cơm bằng gì?
12

2.4.Đặt câu có cặp từ trái nghĩa

BÀI TẬP
Bài 1. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong những câu sau:
a) Khi cô ấy vừa ra ngoài, tên trộm liền lẻn vào trong nhà.

…………………………………………………………………………………
b) Mặt trời xuống núi khi hoàng hôn buông xuống.

…………………………………………………………………………………
c) Mùa thu, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

………………………………………………………………………………
Bài 2. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong những câu sau:
a) Vào những đêm có trăng sao, luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ.
…………………………………………………………………………………
b) Đàn trâu ngâm mình trong làn nước mát.
…………………………………………………………………………………
c) Tấm áp phích được trang trí bằng những màu sắc rực rỡ.
…………………………………………………………………………………
d) Mấy chú gà con chạy lăng xăng trong vườn.
……………………………………………………………………………………

Bài 3. Em hãy đặt 2 câu theo yêu cầu dưới đây:


a. Câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?:
…………………………………………………………………………………
b. Câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?:
…………………………………………………………………………………
c. Câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?:
…………………………………………………………………………………
Bài 4: Đặt câu có cặp từ trái nghĩa
VD: Trong lớp em, bạn An rất mạnh dạn còn bạn Tâm thì nhút nhát.
5. DẤU CÂU
5.1. Dấu gạch ngang (-)
13

Công dụng: Đánh dấu lời nói của nhân vật.


5.2. Dấu ngoặc kép (“ ”)
Công dụng: Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.

BÀI TẬP
Bài 1. Em hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau:
Ngựa cha thấy thế bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
…………………………………………………………………………………
Bài 2. Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau:
Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống
ơi…ơi…Bống đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm.
Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.
…………………………………………………………………………………
* Mở rộng mức độ 3,4
- Nêu ý nghĩa hạy lời khuyên rút ra từ bài đọc
-Đặt câu văn có hình ảnh so sánh; cặp từ trái nghĩa
-Tìm câu thành ngữ hay tục ngữ có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất
nước, tình cảm anh em, gia đình.

PHẦN IV. LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN


Đề 1: Viết 1 đoạn văn từ 7-10 câu về ước mơ của em.
Gợi ý: Giới thiệu đôi điều về bản thân:
- Em tên là gì? Ở đâu?
- Sở thích của em là gì?
- Ước mơ của em là gì?
- Vì sao em lại có ước mơ đó?
- Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ?
- Nếu ước mơ đó thành hiện thực em sẽ làm gì?
- Cảm nghĩ của em thế nào khi ước mơ của em trở thành hiện thực.
Đề . Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 7- 10 câu nêu tình cảm, cảm xúc của
em về cảnh vật của quê hương, đất nước mà em yêu thích.
Gợi ý 1:
- Quê hương em ở đâu, ở đó có những cảnh vật nào?
- Em thích nhất cảnh vật nào?
14

- Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật. (Có thể tả cụ thể về
cảnh vật em thích)
- Điều khiến em ấn tượng nhất về cảnh vật quê hương.
- Khi ngắm nhìn cảnh vật đó, em cảm thấy thế nào? ( tự hào, yêu mến, thích
thú…)

Gợi ý 2: - Giới thiệu về cảnh đẹp đó (Cảnh đẹp đó là gì? Cảnh đẹp đó ở đâu? )
- Miêu tả chung về cảnh đẹp:
+ Khung cảnh
+ Không gian
+ Thời tiết
+ Cảnh vật
+ Con người
- Kỉ niệm của em với cảnh đẹp đó
- Tình cảm của em dành cho cảnh đẹp đó.
+ Cảm nhận của em về cảnh vật
+ Tình cảm của em với con người nơi đây

You might also like