Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHÊ

CÂU 1: Nêu cách sơ chế, chế biến món nem cuốn?


1.Chuẩn bị :sơ chế
Tôm : rửa sạch, cho vào soong cùng 1 thìa cà phê muối, đậy nắp lại, nấu khoảng 10p ; tôm chín;bóc
vỏ;rút bỏ chỉ đất ở sống lưng.
Thịt: luộc chín, thái mỏng.
Lạc: rang vàng, xát vỏ, giã giập.
Tương hạt:
- Quấy với một ít nước để lắng cát (khoảng1/2 giờ);
- Vớt hạt tương ra, giã nhuyễn, lọc nước tương qua rây.
Tỏi, ót: băm nhỏ.
Rau xà lách, rau thơm,hẹ,giá đỗ: nhặt, rửa sạch.
Me: cao sạch vỏ, đun sôi với ½ bát nước, gạn lấy nước trong.
2. Chế biến
a. Làm tương chấm
- trộn hỗn hợp: tương, bột đao + đường ( có thể thay bột đao và đường bằng chè đỗ trắng ) tỏ nấu hơi
sền sệt sau đó cho nước me + giấm vào, nêm vừa ăn ;
- múc tương chấm ra bát, cho ớt băm và và rắc lạc rang lên trên.
b. Cuốn nem (gỏi)
- bánh đa nem thấm nước lọc cho dẻo, để rau xà lách, rau thơm, giá đỗ, bún, lên trên trên cùng đặt dàn
đều thịt và tôm.
- gấp mép hai bên vào, cuốn lại, trong lúc cuốn đặt cọng hẹ cắt đôi vào giữa. Tùy khẩu vụ có thể thay thế
hoặc bổ sung nguyên liệu khác nhau như trứng tráng, giò lụa thái chỉ, nem chua....
CÂU 2: Nêu cách sơ chế, chế biến món nộm su hào? Làm để su hào có thể giữ được độ giòn
sau khi nộm?
Chuẩn bị :sơ chế
Su hào:
- Gọt rửa sạch, thái sợi;
- Trộn đều với 1 thìa súp muối, để khoảng 5 phút rửa lại, vắt ráo nước;
- Cho su hào vào thau (âu) sạch cùng với 2 thìa súp đường, trộn đều (để giữ lại độ giòn) cho nước chanh
vào, nêm hơi chua, ngọt.
Tôm: rửa sạch cho vào soong cùng với 1 thìa cà phê muối đậy nắp lại nấu khoảng 10 phút tôm chín bóc
vỏ chừa đuôi rút bỏ chi đất ở sống lưng nếu tôm to nên chẻ đôi.
Thịt ba chỉ:
- Luộc chín thái sợi hoặc thái lát mỏng;
- Ngâm tôm thịt với nước mắm+chanh + tỏi + ớt pha loãng.
Lạc : rang vàng, xát vỏ, giã giập.
Hành khô : thái mỏng, rán (phi) vàng, để ráo mỡ.
Rau răm, mùi tàu, rau thơm : nhặt, rửa sặt, thái, (xắt) nhỏ.
Ớt: ½ tỉai hoa , ½ băm nhỏ.
Tỏi : bóc vỏ, băm nhỏ.
Làm nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng : hòa nước chanh (hoặc giấm) + đường + tỏi +ớt + nước mắm
ngon, quấy đều, nêm vừa ăn.
Chế biến : Trộn hỗn hợp
Trộn hỗn hợp su hào + 1 phần tôm, thịt + 1 phần rau rắm, rau thơm, mùi tàu thái nhỏ + ½ lạc rang + ½
hành phi, sau đó nêm lại với chút nước mắm ngon cho vừa ăn, tạo thành hỗn hợp nộm
- Để su hào có thể giữ được mức độ giòn khi trộn nộm thì ta cần: trộn đều su hào với 2 súp đường để
giữ nguyên độ giòn .
Câu 3: Làm thế nào để cho món nem cuốn được hấp dẫn ?
1.Cuốn chặt tay,không để vỡ vỏ
2.Rán vàng đều,không để cháy
3.Hợp khẩu vị
4.An toàn vệ sinh
5.Thực phẩm nấu phải tốt

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ


Câu 1 : Tình hình kinh thế nước mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyễn nhân phát triển?
*Sau chiến tranh :
- là nước giàu mạnh nhất chiếm ưu thế tuyệt đối trong giới tư bản.
* Nguyên nhân phát triển:
- không bị chiến tranh tàn phá.
- bán vĩ khí cho các nước tham chiếm
Câu 2: Chính sách đối ngoại của mĩ?
Chính sách đối ngoại:
- Đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng
dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, tiến hành chiến tranh xâm
lược.
Câu 3 : trình bày sự khôi phục và phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
2 ? Nguyên nhân phát triển?
- 1986: Tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ 2 thế giới
- Từ những năm 70 của thế ki XX : trung tâm kinh tế tài chính lớn thứ 3 thế giới
*Nguyên nhân:
- sẵn sàng tiếp thu kiến thức
- Tổ chức quản lí hiệu quả
- Con người chăm chỉ
- Biết tận dụng yếu tố bên ngoài
- Chiến lược của nhà nước
Câu 4: Nêu nội dung ý nghĩa cải cách dân chủ Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2?
* Nội dung:
- Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.
- Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949), đem lại ruộng đất cho nhân dân.
- Giải giáp các lực lượng vũ trang.
- Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình chính trị - xã hội.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...).
2. Ý nghĩa:
- Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu
châu Âu.
- Mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật
Bản phát triển mạnh mẽ.
Câu 5: Em hãy nêu biểu hiện của chiến tranh lạnh?
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ và Liên Xô đối đầu với nhau.
- Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang thành lập 1 loạt các khối quân sự chống liên xô và các nước
XHCN
- Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 6 :Thế giới sau chiến tranh lạnh hay cách khác (xu thế )?
- Sau khi “ chiến tranh lạnh” kết thúc thế giới có nhiều diễn biến chuyển theo các xu hướng sau:
+ Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
+ Thế giới đang tiến tới xác lập trật tự thế giới mới.
+ Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
+ Nhiều khu vực vẫn còn xảy ra những vụ xung đột hoặc nội chiến.
- Xu thế chung : hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
Câu 7: Những mạch tích cực và hạn chế của cuộc cách mạng KHKT? Biện pháp giảm thiểu tác
dụng tiêu cực?
*Tích cực :
- Tạo ra bức nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động.
- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con nguòi.
- thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động
*Hạn chế:
- Tạo ra các loại vũ khí hiện đại có sức hủy diệt lớn.
- Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tại nạn lao động, tạn nạn giao thông,...
- Xuất hiện những bệnh dịch mới và những đe dọa với về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
Câu 8: Tại sao nói hòa bình ổn định hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ vừa là thách
thức của các dân dân tộc?
* Thời cơ:
- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn
khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
* Thách thức:
- Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.
- Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất
nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC


Câu 1: Thí nghiệm của Menden- Thế nào là biến dị tổ hợp?
-Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện
các kiểu hình khác P, kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp.
-Biến dị tổ hợp được xuất hiện trong các hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
Câu 2: Các dạng bài tập lai hai cặp tính trạng? ý nghĩa của phân li độc lập?
- Ý nghĩa : qui luật phân li độc lập giải thích được 1 trong những nguyên làm biến dị tổ hợp do sợ phân li
độc lập và tổ hợp tự của các cặp gen.
Câu 3:Cấu tạo hóa học của phần tử ADN? Cấu trúc không gian của ADN?
- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.
*Cấu trúc không gian của ADN
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song quấn đều quanh một trục từ trái sang phải (xoắn
phải), ngược chiều kim đồng hồ.
- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp theo nguyên tắc bổ
sung A – T ; G – X và ngược lại .
- Mỗi chu kì xoắn cao 34Å gồm 10 cặp nuclêôtit
- Đường kính vòng xoắn là 20Å.
Câu 7:Khái niệm về thể đa bội? Nguyên nhân và cơ chế hình thành thể đa bội?
*nguyên nhân và cơ chế hình thành
Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, thay đối nhiệt độ đột ngột...) hoặc tác
nhân hoá học (cônsixin...) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp
của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong
quá trình phân bào.
- Trường hạp a: Sự hình thành thể đa bội do rốì loại nguyên phân.
- Trường hợp b: Sự hình thành thể đa bội do rối loạn giảm phân
Câu 9: Phân biệt giữa thường biến và đột biến?
*Thường biến :
- Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác định.
- Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
- Do tác động trực tiếp từ điều kiện môi trường.
- Giúp sinh vật thích nghi, ít có ý nghĩa với tiến hóa và chọn giống.
- Có lợi cho sinh vật.
*Đột biến:
- xảy ra đột ngột, riêng lẻ, không xác định.
- Làm biến đổi kiểu gen nên di truyền được.
- Do tác động của các tác nhân vật lí, tác nhân hóa học gây nên.
- đột biến là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
- Hầu hết có hại cho sinh vật, một số ít có lợi hoặc trung tính.

You might also like