Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT VÀ SỬA CHỮA LỖI DÙNG TỪ


I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
1. Kiến thức: Trình bày được một số lỗi dùng từ và cách sửa chữa.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực đặc thù: Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết và sửa chữa các lỗi dùng
từ trong quá trình tạo lập văn bản
2.2. Năng lực chung: NL giao tiếp, hợp tác
3. Phẩm chất: Có thái độ nghiêm túc trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phấn/viết lông.
- SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Huy động kiến thức về lỗi dùng từ.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
c. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu sau:
Quan sát những ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
a) Trước những khó khăn của bản thân, An luôn tỏ ra bản thân là một người rất
chính chắn.
b) Nét độc đáo trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh được
biểu hiện với ngôn từ hàm súc và những hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi hình gợi cảm.
Theo em, những câu văn mắc phải những lỗi sai nào?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát ngữ liệu và suy ngẫm.
* Báo cáo, thảo luận: HS trả lời.
* GV kết luận, nhận định: GV kết luận
Ở câu (a), việc dùng từ “chính chắn” là không chính xác vì mắc phải lỗi dùng từ
không đúng ngữ âm (sai chính tả). Viết đúng phải là “chín chắn”.
Ở câu (b), việc kết hợp từ “biểu hiện” và liên từ “với” là không hợp lí. Viết đúng
sẽ là “biểu hiện qua”.
GV lưu ý thêm: Trong quá trình giao tiếp, lỗi dùng từ là một trong những lỗi giao tiếp
phổ biến thường gặp. Việc nhận biết và tìm cách sửa chữa, khắc phục là một thao tác rất
cần thiết.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VÀ LUYỆN TẬP
1. Hoạt động tìm hiểu nội dung Tri thức ngữ văn về lỗi dùng từ:
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số lỗi dùng từ thường gặp.
- Nêu được cách sửa một số lỗi dùng từ thường gặp.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về lỗi dùng từ và cách sửa, bảng khái quát lỗi dùng từ.
c. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
(1) GV yêu cầu HS đọc ví dụ, cách sửa lỗi dùng từ trong phần Tri thức ngữ văn về lỗi
dùng từ trong SGK/tr.71-72.
(2) GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tóm tắt kiến thức bên dưới:
Lỗi dùng từ Cách sửa

(3) GV yêu cầu HS thử suy nghĩ và cho 1 ví dụ bất kì về 1 lỗi dùng từ và nêu cách sửa.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
(1): HS đọc ví dụ, cách sửa về các lỗi dung từ trong SGK /tr.71-72.
(2): Cá nhận HS hoàn thành bảng tóm tắt kiến thức.
(3): HS suy nghĩ và viết nhanh 1 ví dụ vào giấy/vở về 1 lỗi dùng từ và nêu cách sửa.
* Báo cáo kết quả, thảo luận: GV yêu cầu 1 HS trình bày, HS góp ý, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định: GV chốt lại kiến thức theo định hướng sau:
Lỗi dùng từ Cách sửa
Lặp từ Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lặp.
Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm.
Dùng từ không đúng nghĩa Thay thế từ đúng nghĩa
Dùng từ không phù hợp với khả năng Thêm, bớt, thay thế từ ngữ cho phù hợp.
kết hợp
Dùng từ không phù hợp kiểu văn bản Thay thế từ ngữ phù hợp

2. Hoạt động luyện tập về lỗi dùng từ:


a. Mục tiêu:
- Nhận biết được lỗi dùng từ trong những ngữ cảnh cụ thể.
- Nêu được cách sửa chữa lỗi dùng từ trong những ngữ cảnh cụ thể.
b. Sản phẩm: Nội dung trả lời bài tập 1,2,3 trong SGK/tr.71.
c. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập: HS thực hiện bài tập 1,2,3 trong SGK/tr.71.
+ Bài tập 1: (Thảo luận nhóm đôi) Tìm, nêu tên và sửa lỗi dùng từ
+ Bài tập 2: (Cá nhân điền PHT) Nối cột A với cột B tương ứng
+ Bài tập 3: (Thảo luận nhóm 4 - 6 HS)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thảo luận và trình bày kết quả nhanh vào
vở cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận: HS cử đại diện trình bày kết quả theo yêu cầu của GV lần lượt
theo thứ tự các bài tập (1)  (2)  (3).
* Kết luận, nhận định: GV chốt lại theo định hướng sau
Bài tập 1:
Tên lỗi Cách sửa
a Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm “chín mùi”  “chín muồi”
b Dùng từ không phù hợp với khả năng kết Bỏ từ “với”
hợp
c Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm “thăm quan”  “tham quan”
d Dùng từ không đúng nghĩa và lặp từ Bỏ từ “bất tử”
đ Lặp từ “bài “Thơ duyên” của Xuân
Diệu”  tác phẩm này
e Dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản “Tôi xin phiền”  “Kính mong”
Bài tập 2:
A B
Đề xuất Đưa ra một ý kiến, giải pháp

Đề cử Giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu


Đề đạt Trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên

Đề bạt Đưa một người giữ chức vụ cao hơn


Bài tập 3: HS có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau sao cho đúng ngữ pháp và rõ
nghĩa của câu.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
Hoạt động 1: Thực hiện Viết ngắn
a. Mục tiêu: Thực hành vận dụng những kiến thức về lỗi dùng từ để tạo lập văn bản.
b. Sản phẩm: Đoạn văn viết ngắn của HS theo yêu cầu nhiệm vụ trong SGK/tr.71.
c. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện yêu cầu Viết ngắn trong SGK/tr.71.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Cá nhận HS thực hiện bài tập, GV hướng dẫn HS vận dụng hiểu biết của mình về chủ
đề và lỗi dùng từ vào đoạn viết ngắn. Sau khi viết xong, GV cho HS đọc chéo bài theo
cặp đôi để đánh giá về lỗi dùng từ mà bạn có thể mắc phải.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo các bước sau:
+ Đọc kĩ nhiệm vụ học tập, xác định yêu cầu về nội dung và hình thức bài viết.
+ Xác định đề tài cho đoạn văn dựa trên một số câu hỏi gợi ý sau: Thiên nhiên có ý nghĩa
như thế nào đối với đời sống tinh thần của con người?
+ Nêu rõ thời gian thực hiện, lưu ý về cách dùng từ theo yêu cầu.
+ Tổ chức HS đọc chéo  Yêu cầu HS trình bày kết quả kiểm trả sau khi đọc chéo.
* Báo cáo, thảo luận:
- Trước tiên, GV yêu cầu 1 HS trình bày kết quả trước. HS khác lắng nghe và xác định lỗi
dùng từ, nhận xét, góp ý, tìm cách sửa chữa.
- GV có thể gọi thêm 2-3 HS đã phát hiện ra lỗi dùng từ của bạn trình bày kết quả đọc
chéo và đề xuất cách chữa trước lớp.
* Kết luận, nhận định: GV nhắc nhở HS về lỗi dùng từ và cách chữa. Yêu cầu HS lưu
giữ sản phẩm trong hồ sơ học tập của cá nhân.
Hoạt động 2: Khái quát nội dung bài học
a. Mục tiêu:
- Khái quát được nội dung chính bài học.
- Rút ra được những lưu ý khi vận dụng kiến thức về lỗi dùng từ vào thực tế giao tiếp
(đọc hiểu và viết văn bản).
b. Sản phẩm: Sơ đồ những lưu ý khi học về lỗi dùng từ.
c. Tổ chức hoạt động:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ sau (theo cặp):
Những lưu ý khi dùng từ

...

...

...

* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các
nhóm khác lắng nghe, góp ý, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS; trên cơ sở đó hướng HS
rút ra một số lưu ý tham khảo sau:

Những lưu ý khi dùng từ


Nhận biết một số lỗi dùng từ khi giao tiếp

Luyện tập thường xuyên để tránh các lỗi dùng từ

Tìm cách chữa lỗi dùng từ trong giao tiếp

Trau dồi vốn hiểu biết về từ vừng, cách dùng từ

You might also like