Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

5.

Tình cảm và ý chí

I. Tình cảm
1. Khái niệm

- Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự
vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối
liên quan với nhu cầu và động cơ của con người

NHU CẦU

YÊU

TÌNH CẢM RUNG CẢM

GHÉT

ĐỘNG CƠ

Đặc điểm của tình cảm


- Tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý mới – phản ánh cảm xúc

- Tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng gắn với nhu cầu, động
cơ của con người

- Phản ánh của tình cảm mang tính lựa chọn


- Tình cảm phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những rung động, những
trải nghiệm

- Phản ánh của tình cảm mang đậm màu sắc chủ thể

- Tình cảm của con người khó hình thành, hình thành lâu dài và phức tạp (thuộc
tính tâm lý)

2. Vai trò của tình cảm

- Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách

- Tình cảm là động lực thúc đẩy con người trong nhận thức và hành động

- Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi, khám phá, mở
rộng kiến thức

- Tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, vượt qua những khó khăn, trở ngại

3. Các mức độ của đời sống tình cảm

Cảm xúc Tình cảm


Có cả ở con người và động
Tồn tại Chỉ có ở con người
vật

- Là quá trình tâm lý - Là thuộc tính tâm lý


Mức ổn định - Có tính chất nhất thời, phụ - Có tính chất ổn định và bền
thuộc vào tình huống vững

Thể hiện Ở trạng thái hiện thực Ở trạng thái tiềm tàng

Tiến trình phát triển Xuất hiện trước Xuất hiện sau

Thực hiện chức năng sinh vật Thực hiện chức năng xã hội
(giúp cơ thể định hướng và (giúp con người định hướng và
Chức năng thích nghi với môi trường bên thích nghi xã hội với tư cách là
ngoài với tư cách cá thể một nhân cách )

Gắn liền với phản xạ không Gắn liền với phản xạ có điều
Cơ sở sinh lý điều kiện, với bản năng kiện

4. Các quy luật của tình cảm


1) Quy luật lây lan
2) Quy luật di chuyển
3) Quy luật tương phản
4) Quy luật pha trộn
5) Quy luật thích ứng
6) Quy luật về sự hình thành tình cảm

a. Quy luật lây lan

- Tình cảm hình thành ở người này có thể được chuyển sang người khác
- VD: một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ; một con sâu làm rầu nồi canh
- Ứng dụng: lạc quan trong cuộc sống, xây dựng tập thể; tạo ra phản ứng xã hội,...

b. Quy luật di chuyển

- Cảm xúc, tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng kh ác không
có liên quan
- Ví dụ: giận cá chém thớt; người buồn cảnh có vui đâu bao giờ; trâu bò đánh nhau,
ruồi muỗi chết
- Ứng dụng: cơ chế tự vệ của con người; học cách kiểm soát những cảm xúc, tình
cảm tiêu cực

c. Quy luật tương phản (cảm ứng)

- Tình cảm mới xuất hiện (suy yếu) có thể làm tăng hay giảm một tình cảm khác ở
cùng một đối tượng
- Ví dụ: mất rồi mới tiếc, xa thương, gần thường
- Ứng dụng: Trân trọng hiện tại, gìn giữ cho tương lai, đánh giá đúng mức độ thực
sự của cảm xúc, tình cảm để quyết định đúng đắn

d. Quy luật pha trộn

- Cùng một đối tượng, có thể gây cho ta những xúc cảm, tình cảm đối cực nhau
- Ví dụ: giận thì giận mà thương thì thương; bỏ thì vương, vương thì tội
- Ứng dụng: Mắc lỗi → uốn nắn nhưng không thành kiến

e. Quy luật thích ứng

- Tình cảm lặp đi lặp lại đơn điệu sẽ bị suy yếu đi


- Ví dụ: quen nhau hóa nhàm; lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi
- Ứng dụng: cần thay đổi (bản thân và môi trường xung quanh) để tránh sự nhàm chán

f. Quy luật hình thành tình cảm


- Là quá trình tổng hợp và khái quát các cảm xúc cùng loại
- Ví dụ: mưa dầm thấm lâu; lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy; dao năng mài sắc – người
năng chào năng quen
- Ứng dụng: Kiên nhẫn tạo dựng tình cảm

II. Ý chí và hành động ý chí


1. Ý chí
- Ý chí là một phẩm chất của nhân cách, thể hiện năng lực thực hiện những hành động
có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn

THỰC HIỆN
HÀNH ĐỘNG

MỤC
ĐÍCH

Ý CHÍ NĂNG LỰC

KHÓ
KHĂN

RÈN LUYỆN
1. Tính
mục
đích

5. Tính 2. Tính
tự chủ Phẩm độc lập
chất của
ý chí
3. Tính
4. Tính
quyết
kiên trì
đoán

1) Tính mục đích


- Con người biết đề ra mục đích và điều khiển hành vi theo mục đích
- Tính mục đích phụ thuộc vào thế giới quan và nguyên tắc đạo đức của mỗi con người

2) Tính độc lập


- Là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng
của người khác
- Tính độc lập không giống với tính bướng bỉnh, bảo thủ
- Tính độc lập giúp con người hình thành niềm tin vào sức mạnh của mình

3) Tính quyết đoán


- Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, không dao động, không phụ thuộc vào
người khác
- Tính quyết đoán thể hiện qua những hành động có cân nhắc, có căn cứ
- Người quyết đoán luôn có hành động dứt khoát, đúng lúc, không do dự
4) Tính kiên trì
- Là kỹ năng vượt khó để đạt được mục đích, bất luận thời gian dài hay ngắn
- Người có tính kiên trì thì không bao giờ nhụt chí, chán nản trước những khó khăn, trở ngại
- Tính kiên trì khác với tính lì lợm, bướng bỉnh và kém ý chí

5) Tính tự chủ
- Là khả năng làm chủ bản thân, duy trì được sự kiểm soát các hành vi của bản thân
- Giúp con người khắc phục được tính cộc cằn, nóng nảy
- Tính tự chủ còn được hiểu là khả năng kiềm chế những cảm xúc, xúc động trong tình cảm

2. Hành động ý chí

- Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó
khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra

- Các đặc điểm của hành động ý chí

 Hành động ý chí có liên hệ mật thiết với quá trình tư duy

 Hành động ý chí luôn có tính mục đích

 Trong hành động ý chí, con người luôn lựa chọn phương tiện, phương pháp
hành động để thực hiện được mục đích và đạt được hiệu quả cao

 Hành động ý chí có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển, điều chỉnh, nỗ lực để
khắc phục khó khăn trong quá trình hướng đến mục đích

You might also like