Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

2257042051 - Nguyễn Thị Ngọc Kim Phụng - số 72

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


Phần 1. Nhận định đúng / sai và giải thích.
Câu hỏi 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao? ( 2 điểm)
Nhận định 1: Đấu tranh giai cấp là nguyên nhân hình thành nhà nước theo quan điểm Mác – xít.

 Đúng ->> Nhà nước ra đời khi xã hội đạt đến trình độ sản xuất cao -> sản phẩm dư thừa -
>chế độ tư hữu xuất hiện -> xã hội phân chia giai cấp -> đấu tranh giai cấp. Vậy theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác, nhà nước ra đời dựa vào hai điều kiện : kinh tế và xã hội =>là học
thuyết giải thích nguồn gốc của nhà nước một cách chính xác, khoa học. Do đó, nhà nước
chính là sản phẩm của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, là sản phẩm do xã hội
có giai cấp tạo ra.

Nhận định 2: Chủ tịch nước là cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

 Đúng ->> Điều 86 Hiến pháp 2013

Nhận định 3: Quốc hội là cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương.

 Sai ->> Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cấp trung ương.

Nhận định 4: Quy phạm pháp luật luôn bao gồm 3 thành tố: Giả định, quy định và chế tài.

 Sai ->> Có nhiều quan điểm về cách thức xác định cơ cấu của một quy phạm pháp luật, tuy
nhiên cách xác định cơ cấu quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận được phổ biến là: Giả
định, quy định và chế tài. Không nhất thiết phải có đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm
pháp luật.

Nhận định 5: Cá nhân chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật.

 Sai ->> Trong quan hệ dân sự, hành chính chủ thể có thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý
khi không có hành vi vi phạm pháp luật.

Phần 2. Câu hỏi lý luận ( 4 điểm)


Câu hỏi 2: Theo anh/chị, quan điểm và hình thức thể hiện của hệ thống pháp luật
Việt Nam có khác biệt với các hệ thống pháp luật của Anh – Mỹ hay không? Vì sao? (1
điểm)
 Quan điểm và hình thức thể hiện của hệ thống pháp luật Việt Nam có sự khác biệt với các hệ
thống pháp luật của Anh - Mỹ. Vì hệ thống pháp luật của Việt Nam mang đặc tính của hệ
thống Dân luật <Civil Law> và hệ thống pháp luật của Anh - Mỹ mang đặc tính của hệ thống
Thông luật < Common Law>

Câu hỏi 3: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình đều là các
mối quan hệ về nhân thân và tài sản. Vậy, tại sao 2 ngành luật này không được kết
hợp thành một ngành luật để thuận tiện hơn trong quá trình xây dựng luật, áp dụng
luật? (1 điểm)
Vì khi xét về bản chất, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong Luật Hôn nhân và gia đình khác
với ngành luật Dân sự.

- Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó quan hệ
nhân thân đóng vai trò chủ đạo, quyết định trong việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ
tài sản nói riêng và quan hệ hôn nhân gia đình nói chung.
- Quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình gắn với nhân thân của các chủ thể không thể
chuyển giao.
- Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quyền nghĩa vụ của các chủ thể lâu dài và bền vững.
- Quan hệ tài sản không mang tính đền bù ngang giá như trong ngành luật Dân sự và tương
đối hẹp, chủ yếu giữa các thành viên trong gia đình.

Do đó chúng ta không thể kết hợp 2 ngành luật này thành 1 được.

Câu hỏi 4. Tại sao hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa có chế định phá sản cá
nhân? (1 điểm)
Theo em, có 3 nguyên nhân như sau:

- Thứ nhất: các đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể,… không phải là các đối tượng phải
đăng ký vốn; không thực hiện tốt chế độ kế toán thì sẽ gây khó khăn trong quá trình thanh lý
tài sản.
- Thứ hai: Phá sản cá nhân là một quá trình pháp lý tổng hợp và phức tạp cho đến việc giám
sát việc trả nợ của con nợ nên nó đòi hỏi phải có quy định chắc chẽ và được hình thành
thành một quy trình tố tụng riêng. Trong khi đó pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng,
nhiều điểm bất cập chưa được giải quyết và các thẩm phán thì chưa đủ năng lực chuyên
môn để giải quyết. Ngoài ra còn gây ra nhiều khó khăn cho việc hướng dẫn người dân đệ
đơn khai phá sản. Với lại, nếu trong cùng một thời điểm nhất định, có nhiều cá nhân cùng đệ
đơn khai phá sản thì sẽ không quản lý kịp và chặt chẽ. Do đó sẽ gây ra nhiều phiền toái và
rắc rối trong quá trình giải quyết, khó thống nhất quản lý.
- Thứ ba: Luật phá sản cá nhân hướng về lợi ích của con nợ là chủ yếu và sẽ gây ra những bất
cập, bất lợi cho chủ nợ : con nợ cơ hội hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ bằng biện pháp
thanh lý tài sản hoặc tái tổ chức tình trạng tài chính, trả nợ dần bằng lợi tức tương lai hoặc
những biện pháp khác mà còn tạo cho con nợ kết thúc thời gian bị gây áp lực từ các khoản
nợ. Nhưng lại gây ra áp lực đối với chủ nợ khi con nợ không hoàn toàn trả đủ số nợ theo quy
định thời hạn đã đề ra, dẫn đến những hệ quả dây chuyền khác nhau khi chủ nợ cần phải lấy
lại đủ khoản nợ đã cho vay trong một khoảng thời gian nhất định nào đó để thực hiện các
mục tiêu khác < đang thiếu tiền bù vào> của mình.

Câu hỏi 5. Theo anh/ chị, “Pháp luật đi vào thực tiễn” hay “thực tiễn đi vào pháp
luật” sẽ là xu hướng đúng đắn và phù hợp? vì sao? Cho ví dụ. (1 điểm)
“ Pháp luật đi vào thực tiễn” sẽ là xu hướng đúng đắn và phù hợp. Vì:

- Phù hợp với tình huống, thực trạng của cuộc sống hơn -> tạo điều kiện có lợi cho người dân
- Người dân sẽ đồng tình và nghiêm chỉnh chấp hành và tuân theo pháp luật
- Tạo được sự tin tưởng trong lòng người dân về nhà nước và pháp luật Việt Nam
- Pháp luật được ban hành ra phải vừa giúp được cho công tác quản lý nhà nước, vừa ít gây
phiền hà cho đối tượng quản lý, đạt được sự đồng thuận cao trong xã hội

Ví dụ: Ngày 1-3-2013, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 11/2013/TT-BCA quy định về việc xử
phạt xe không chính chủ. Điều này đã mang lại rất nhiều điều bất cập, tranh cãi, phiền toái cho người
dân như: có những hộ gia đình nhiều người nhưng chỉ đủ điều kiện để mua từ 1 đến 2 chiếc hoặc
những hộ gia đình ở nghèo không đủ điều kiện để mua xe mới mà chỉ có thể mua xe cũ,… Do những
bất cập như trên mà Bộ Công an đã bãi bỏ Thông tư trên và sửa đổi lại quy định sao cho phù hợp với
hiện thực cuộc sống của người dân hơn.

Phần 3. Bài tập tình huống. ( 4 điểm)


Câu 6. Ông A mua 500 kg gạo của Công ty B để làm từ thiện. Tuy nhiên, Công Ty B đã
giao gạo kém chất lượng cho ông A. Ông A phát hiện gạo kém chất lượng nên yêu
cầu công ty B phải đổi gạo đúng chất lượng mà hai bên đã thoả thuận. Tuy nhiên,
công ty B không đồng ý đổi gạo vì công ty này cho rằng gạo được giao là gạo đúng
chất lượng. Cuối cùng, Ông A đã khởi kiện công ty B ra Toà án quận X (nơi công ty B
đặt trụ sở chính).
a. Vụ án này là vụ án dân sự, hành chính hay thương mại? Vì sao?
Vụ án này là vụ án dân sự vì nó là mối quan hệ tài sản mang tính chất trao đổi hàng hóa, thuộc đối
tượng điều chỉnh của ngành Luật dân sự.

b. Ai có nghĩa vụ chứng minh số gạo trên là kém chất lượng trước Toà án? Vì sao?
Ông A có nghĩa vụ chứng minh số gạo trên là kém chất lượng trước Tòa Án. Vì ông A là người khởi
kiện nên ông A phải cung cấp chứng cứ cho tòa án để làm bằng chứng, để dựa vào đó làm căn cứ để
tiến hành phiên tòa cho rằng công ty B đã làm trái so với thỏa thuận ban đầu để kiện công ty B.

c. Có quan điểm cho rằng Công Ty B sẽ có lợi thế hơn Ông A trong vụ kiện này vì Công
ty B là một tổ chức kinh tế, trong khi đó ông A chỉ là một cá nhân. Anh/ chị có đồng
tình với quan điểm này không? Vì sao?
Em không đồng tình với quan điểm này. Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 có quy
định : “ Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;
được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.”

d. Nếu Ông A không muốn khởi kiện Công Ty B ra Toà án thì Ông A có thể làm gì để
bảo vệ quyền lợi của mình (Giả sử Công ty B giao gạo kém chất lượng thực sự) .
- Ông A có thể đưa ra bằng chứng là công ty B đã giao gạo kém chất lượng và thỏa thuận lại với công
ty B bằng cách có thể gia hạn thời gian giao gạo để công ty B giao lại số lượng gạo mới thay thế số
lượng gạo kém chất lượng đã được giao trước đó.

- Nếu công ty B cứ tiếp tục giao gạo kém chất lượng thì ông A có thể đơn phương chấm dứt hợp
đồng ở công ty B và mua gạo ở chỗ khác < điều 413 Bộ luật dân sự 2015>.

Hết
Giảng viên ra đề TS Nguyễn Vương Quốc

You might also like