BT nhóm Chương 3 KINH TÊ CHÍNH TRỊ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 3: NHÓM 3

Câu 1: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường

+ Giống nhau: đều là hàng hóa và cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng.
+ Khác nhau:
Hàng hóa sức lao động Hàng hóa thông thường
- Là hàng hóa đặc biệt chỉ tồn tại trong cơ thể - Người mua và người bán hoàn toàn độc lập
sống của con người , người mua có quyền sử với nhau.
dụng nhưng không có quyền sở hữu. - Chỉ thuần túy là yếu tố vật chất.
- Bao hàm cả yếu tố tinh thần lẫn lịch sử. - Là nguồn gốc của giá trị trao đổi ( biểu hiện
- Là nguồn gôc của giá trị thặng dư. của của cải ).
- Khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động nó tạo - Sau 1 thời gian sử dụng thì cả giá trị và giá
ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân sức trị sử sụng đều tiêu biến.
lao động. - Giá cả và giá trị có thể tương đương nhau
- Giá cả nhỏ hơn giá trị.

Câu 2: Vì sao trong cơ cấu lượng giá trị hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những
tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi dưỡng con cái người lao động?
Trong cơ cấu lượng giá trị hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt
cần thiết để nuôi dưỡng con cái người lao động vì giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành
từ:
- Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho bản thân người lao động
- Những phí tổn đào tạo người lao động để họ có được trình độ lành nghề thích hợp
- Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người lao động.
=> Giá trị hàng hóa sức lao động được biểu hiện trên thị trường thông qua tiền lương, trong đó
một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm nuôi con cái người lao động. Bởi vì, tái sản xuất sức
lao động không chỉ về chất lượng mà còn về số lượng . Con cái người lao động chính là lực
lượng thay thế và bổ sung cho thị trường sức lao động. Quy mô một gia đình Việt Nam hiện nay
trung bình có hai con, nên mỗi người lao động phải bảo đảm nuôi được ít nhất một con.
=>Vì Vậy để đảm bảo và duy trì nguồn hàng hóa sức lao động thì giá trị tư liệu sinh hoạt cần
thiết để nuôi dưỡng con cái người lao động là việc tất yếu mà mỗi lao động cần có để tái sản xuất
sức lao động đây là nguồn hàng hóa đặc biệt và thiết yếu để tạo ra giá trị Thặng dư của nguồn
kinh tế.

Câu 3: Phân biệt căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản bất biến, tư bản khả biến với tư bản cố định,
tư bản lưu động.
 Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
- Căn cứ: căn cứ vào vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
(+ Tư bản bất biến: mua tư liệu sản xuất, giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản
xuất
+ Tư bản khả biến: mua sức lao động, tái sản xuất tạo ra giá trị thặng dư, giá trị thay đổi về
lượng trong quá trình sản xuất)
- Ý nghĩa: sự phân chia tư bản ra làm tư bản bất biến và tư bản khả biến đã vạch rõ nguồn gốc
thực sự của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra, còn tư bản bất biến tuy không phải là
nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết không thể thiếu
 Tư bản cố định và tư bản lưu động:
- Căn cứ: Phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm
(+ Tư bản cố định: phương thức chu chuyển: giá trị chuyển dần dần, từng phần vào giá trị
sản phẩm theo mức độ hao mòn
+ Tư bản lưu động: phương thức chu chuyển: giá trị được chuyển một lần, toàn phần vào
giá trị sản phẩm)

Ý nghĩa: Chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động nhằm mục đích che đậy
nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư. Vì đem giá trị mua sức lao động & giá trị mua nguyên
liệu, nhiên liệu đưa vào một khái niệm tư bản lưu động sẽ làm lu mờ tác dụng đặc biệt của yếu tố
sức lao động trong việc tạo ra giá trị & giá trị thặng dư

Câu 4: Giả sử một nhà đầu tư đang chọn địa điểm để xây nhà máy chế biến nông sản, theo
Anh/Chị nhà đầu tư cần quan tâm đến những yếu tố nào để đưa ra quyết định và giải thích vì sao
phải quan tâm đến những yếu tố đó?
+ Vị trí địa lý: Vì nếu chọn vị trí địa lý thích hợp như là các nơi vùng cao, miền núi thì sẽ
giúp cho sự phát triển của các loại cây lúa và hoa màu phát triển
+ Khí hậu: Nên chọn những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít mưa bão lũ lụt, nhiệt độ
vừa phải, có mùa mưa và mùa khô để cây phát triển tốt
+ Đất đai: Chọn những nơi có đất độ màu mỡ cao, đất phù sa, đất đỏ, đất đen để thích hợp
trồng các loại cây như lúa nước, rau màu như là hành, tỏi và các loại trái cây như xoài, sầu riêng,
bưởi….
+ Địa hình: Phải tương đối bằng phẳng, vùng miền núi, vùng cao
+ Tài nguyên biển: Gần cửa sông hoặc gần biển để có nguồn tài nguyên về hải sản
+ Tài nguyên rừng: Hệ sinh thái rừng, hệ thực vật phong phú và đa dạng
+ Nguồn nước cấp: Đảm bảo đầu nối và cung cấp đầy đủ cho nhà máy
+ Nguồn điện: Đảm bảo cung cấp đầy đủ và ổn định

Câu 5 TÌNH HUỐNG : Ai là người tạo ra giá trị thặng dư ?


Trong giờ học môn KTCT, Thầy giáo đang giảng bài về sản xuất giá trị thặng dư, theo đó giá trị
thặng dư là do sức lao động của người công nhân làm ra và lao động sống của người công nhân
là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Đến đây, Thầy giáo nêu câu hỏi: Sự phát triển của khoa học
kỹ thuật làm xuất nhiều nhà máy, xí nghiệp tự động hóa sản xuất. Trong những nhà máy sản xuất
hiện đại hầu như không thấy lao động của người công nhân bình thường mà chỉ có người máy
(robot) làm việc. Câu hỏi đặt ra là: trong những nhà máy hiện đại này, ai là người tạo ra giá trị
thặng dư ?
Thầy giáo nhận được phát biểu từ các Sinh viên:
Sinh viên Sơn: Theo em, Robot là “người” sản xuất ra giá trị thặng dư, bởi vì lúc này Robot rất
thông minh có thể thay thế người công nhân truyền thống để tạo ra giá trị mới và giá trị thặng dư.
- Để tạo ra gí trị thặng dư phải có sức lao động, nếu không có sức lao động sẽ không
tạo ra được giá trị thặng dư
Sinh viên Tú: Em cho rằng, nhà sản xuất ra Robot là người tạo ra giá trị thặng dư và dĩ nhiên
công nhân sản xuất Robot đã tạo ra giá trị thặng dư.
- Người tạo ra robot là giá trị cũ không phải giá trị thặng dư
Sinh viên Hằng: Thưa Thầy, em không đồng ý với câu trả lời của Bạn Sơn và Tú. Vì suy cho
cùng, “người máy” là máy chứ không phải là người, và đã là máy thì nó là tư bản bất biến không
tạo ra giá trị thặng dư được. Do vậy, nhà máy này sẽ không có ai tạo ra giá trị thặng dư cả và đây
là nhà máy không có người bóc lột người!
- Nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động của công nhân làm thuê, chỉ có lao
động sống (sức lao động đang hoạt động) mới tạo ra giá trị, trong đó có giá trị thặng dư.
Nếu không có giá trị sức lao động thì giá trị thặng dư sẽ không được tạo ra.

- Người trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư là công nhân lao động là người trực tiếp điều khiển
người máy(robot) làm việc. Thực tế Người máy(robot) giúp người lao động nâng cao
năng suất nhưng chỉ là máy móc nếu không được sự tác động từ người lao động thì
không thể nào tự làm ra được sản phẩm. Vì vậy có thể nói người tạo ra giá trị thặng dư là
người lao động và máy móc đã hỗ trợ cho việc nâng cao sản xuất qua sự tác động của
người lao động để tạo ra giá trị thặng dư trong sản xuất.

Câu 6: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản?
Giống nhau: Tích tụ và tập trung tư bản đều làm cho quy mô tư bản cá biệt tăng lên
Khác nhau:
TÍCH TỤ TƯ BẢN TẬP TRUNG TƯ BẢN
Nguồn gốc Từ giá trị thặng dư được tư bản Tư bản đã hình thành sẵn trong xã hội
hóa
Quy mô Tư bản cá biệt tăng và tư bản xã Bố trí lại tư bản xã hội, quy mô tư bản xã
hội tăng hội vẫn như cũ
Quan hệ Nhà tư bản với lao động Nhà tư bản với nhà tư bản
Giới hạn Khối lượng giá trị thặng dư có Tư bản tập trung từng ngành, khác ngành,
được toàn xã hội

Câu 7: Vai trò của tích tụ và tập trung tư bản với tăng trưởng kinh tế?
Tích tụ tư bản
Khái niệm: Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị
thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.
Vai trò: tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản
xã hội. Tích tụ tư bản là yêu cầu của việc tăng quy mô sản xuất, cũng như là của sự ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật. điều này lăm thúc đẩy sự phát triển kinh tế
Tập trung tư bản
Khái niệm: Tập trung tư bản là sự tăng thêm, quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.
Vai trò: Nhờ có tập trung tư bản mà có thể tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác,
biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành quá trình sản xuất phối hợp theo quy mô lớn và
được xếp đặt một cách khoa học, xây dựng được những công trình công nghiệp lớn, sử dụng kỹ
thuật và công nghệ hiện đại. Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư
bản, mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên.
Nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn
bẩy mạnh mẽ của tích luỹ tư bản

Câu 8: Thảo luận tình huống Mở rộng sản xuất bằng con đường nào: tích tụ hay tập trung 1.
Tóm tắt: Trước sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh của các đối thủ, đồng thời nhằm đảm bảo lợi
nhuận của công ty gia tăng, Ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc Công ty Hướng Dương, quyết
định mở rộng qui mô sản xuất. Ông Hùng đang băn khoăn nếu gia tăng qui mô sản xuất bằng con
đường tích lũy thì sẽ cần có thời gian, đôi khi rất lâu. Ngược lại, nếu thực hiện mở rộng bằng con
đường tập trung, có thể sẽ giảm đi quyền quyết định của chủ sở hữu 100% vốn và có nguy cơ bị
can thiệp từ bên ngoài.
Trong đầu Ông Cường luôn có câu hỏi đặt ra, mở rộng sản xuất bằng con đường nào: tích tụ hay
tập trung?
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư
trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản
2. Yêu cầu giải đáp tình huống
(a) Bạn có lời khuyến nghị nào cho Ông Cường ? Tăng quy mô sản xuất bằng con đường tích
lũy tư bản
Tập trung vào việc tích tụ tư bản. dựa trên lý thuyết nào bạn đưa ra khuyến nghị đó ? Dựa trên lý
thuyết tích tụ tư bản
(b) Theo Bạn hành động tiếp theo của Ông Cường là nên làm gì khi đã có sự lựa chọn con đường
tích tụ hoặc tập trung ? Cần coi lại quy trình sản xuất, chọn lọc và thay đổi những chi tiết tăng
giá trị sản xuất. Tập trung phát triển sản phẩm là chủ yếu, thay vì tạo ra các giá trị thặng dư khác.

Câu 9: Nên chọn lĩnh vực nào để đầu tư: nhà hàng, nhà trường hay nhà thương?
1. Tóm tắt:
Trong giờ học môn KTCT, Cô giáo cho 3 nhóm Sinh viên thảo luận và đóng vai thành những
nhà doanh nghiệp, đang phải tìm kiếm lĩnh vực đầu tư nào là có lợi nhất. Sau khi suy nghĩ, lập
luận của 3 nhóm như sau:
Ý kiến của nhóm 1: Nhóm nhận thấy trong điều kiện hiện nay, đầu tư vào lĩnh vực nhà
hàng (quán ăn, uống, cà phê…) là tốt nhất, vì ở Việt Nam sản lượng bia tiêu thụ rất lớn và xu
hướng này ngày càng tăng!
Ý kiến của nhóm 2: Việt Nam là một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, có truyền
thống hiếu học, số người đi học rất đông, trường công lập lại chưa thể đáp ứng hết. Vì vậy, đầu
tư vào nhà trường (giáo dục các cấp học) là tối ưu nhất.
Ý kiến nhóm 3: Tình trạng tại nạn giao thông ở Việt Nam rất đáng báo động, ô nhiễm môi
trường này càng trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người dẫn đến bệnh tật cao. Vệ sinh an
toàn thực phẩm chưa được kiểm soát tốt cũng là tác nhân dẫn đến bệnh tật…Cho nên đầu tư
vào Nhà thương (y tế) là hiệu quả nhất.
2. Yêu cầu giải đáp tình huống
(a) Với vai trò là nhà đầu tư, bạn sẽ chọn đầu tư vào lĩnh vực nào? Vì sao?
(b) Với vai trò của Nhà nước, Nhà nước cần thiết phải đầu tư và quản lý chặt chẽ lĩnh vực nào
trong 3 lĩnh vực trên? Vì sao?
BÀI LÀM
A. Với vai trò là nhà đầu tư, em sẽ đầu tư vào lĩnh vực vực nhà hàng (quán ăn, thức uống, cà
phê…) là tốt nhất vì số tiền đầu tư ít thời gian hoàn vốn nhanh và rút vốn nhanh, tỷ lệ khả
năng tạo ra lợi nhuận cao. Còn đầu tư giáo dục và y tế đòi hỏi chuyên môn, giấy phép, và
tiền vốn đầu tư lớn – hoàn vốn lâu – khó điều hành, quản lý. Chỉ phù hợp khi tài chính
mạnh và có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và y tế.

B. Với vai trò của Nhà nước, Nhà nước cần thiết phải đầu tư và quản lý chặt chẽ lĩnh vực
Giáo Dục và Y tế Vì với nguồn lực và nhân lực chuyên môn. Với sự đầu tư lâu dài bền
vững thì Nhà nước nên đi tiên phong đâu tư lĩnh vực này cũng như quản lý chặt chẽ các
cơ sở tư nhân để đảm bảo chất lượng đạt các tiêu chuẩn an toàn, kiến thức y khoa cao
trong y tế. Trình độ sư phạm, kiến thức chuyên môn trong giáo dục. Để đảm bảo an toàn
sức khỏe của người dân trong y tế và trình độ phát triển dân trí, tri thức trong giáo dục.
Mức sống người dân ngày càng phát triển nên Nhà nước nên đầu tư cải tạo các cơ sở y tế
cũ đầu tư thêm máy móc y tế tiên tiến để người dân mọi tầng lớp có thể tiếp cận được các
phúc lợi y tế cao đảm bảo sức khỏe người dân là thứ thiết yếu để lao động cống hiến phát
triển đất nước, đất nước muốn phát triển thì sức khỏe người dân phải khỏe mạnh. Không
những thứ phải giải quyết thêm các nguyên nhân ảnh hưởng sức khỏe của người dân vì
chỉ có Nhà nước, chính quyền mới đủ khả năng giải quyết các vấn đề đó chung với ý thức
của từng người dân.

You might also like