Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

DẠNG 1 : NOTES/ FORM/ TABLE/

CHART COMPLETION
GIỚI THIỆU DẠNG NOTES/ FORM/
TABLE/ CHART COMPLETION
Dạng Form/ Table/ Chart Completion là một dạng bài phổ biến, điển hình thường gặp
trong Phần 1 và 2 của IELTS Listening. Thí sinh thường được yêu cầu nghe một đoạn
hội thoại thông thường giữa 2 người nói chuyện về 1 sản phẩm/ dịch vụ/ sự kiện hay
thông tin cá nhân để đăng ký cho cái gì đó.
Các dạng câu hỏi có thể là
• Bản đăng ký: thường được dùng để ghi chép các thông tin như tên, địa chỉ, số điện
thoại
• Các ghi chú: dùng để tóm tắt các dạng thông tin khác nhau để so sánh sự khác biệt
giữa 2 hay nhiều đối tượng (dịch vụ, sản phẩm,…)
• Bảng: dùng để tóm tắt thông tin theo cách phân loại rõ ràng: địa điểm/ thời gian/
giá cả
• Lưu đồ (flowchart): sử dụng để tóm tắt một quy trình có các bước cụ thể. Trình tự
của lưu đồ sẽ được thể hiện bằng các mũi tên
Ví dụ
5 BƯỚC ĐƠN GIẢN LÀM DẠNG NOTES/
FORM/ TABLE/ CHART COMPLETION

5 bước làm bài dạng Notes/ Form/ Table/ Chart Completion


• Bước 1: Đọc yêu cầu, hướng dẫn làm bài cẩn thận và chú ý về yêu
cầu số lượng từ/ số.
• Bước 2: Đánh dấu từ khóa (Key words)
• Bước 3: Sử dụng thông tin cho sẵn, dự đoán loại câu trả lời bạn nên
lắng nghe (loại thông tin gì – tên, số điện thoại, địa chỉ, giá hay ngày
tháng, từ loại, người nói nào (trong số 2 người đang hội thoại) sẽ
đưa ra thông tin đó, …)
• Bước 4: Nghĩ đến các câu hỏi tiềm năng và các tình huống người
nói có thể nhắc tới câu trả lời
• Bước 5: Tập trung nghe theo thứ tự câu hỏi và điền vào chỗ trống.
KINH NGHIỆM KHI LÀM BÀI
• Thông thường dạng câu hỏi này yêu cầu bạn đưa ra các thông tin thực tế hay số liệu như là thời gian,
ngày tháng
• Các bạn nên sử dụng giấy nháp để viết câu trả lời trước khi sử dụng phiếu trả lời vì người nói có thể
đánh lừa bằng các thông tin gây nhiễu, nên bạn nên note lại để dễ sửa và so sánh thông tin rồi đưa ra
câu trả lời cuối cùng.
• Vì người nói thường đưa ra thông tin sai, rồi tự sửa lại (gọi là các thông tin gây nhiễu). Thông tin
cuối cùng mới là câu trả lời, bởi vậy, thí sinh cần chú ý các từ nối mang tính tương phản như “but”,
“however’, “even though”. Đó là dấu hiệu cho thấy thông tin trước đó có thể sẽ bị sửa đổi và ảnh
hưởng đến câu trả lời cuối cùng.
• Tập trung cho câu hỏi tiếp theo ngay khi người nói bắt đầu nói về vấn đề khác. Tránh việc quá tập
trung và bị tắc tại một câu hỏi và bỏ qua không nghe những câu tiếp theo. Nếu bạn không chắc chắn
thì cố hết sức để đoán câu trả lời dựa trên những thông tin đã có và chuyển sang câu tiếp theo.
• Đôi khi sẽ có những khoảng nghỉ của người nói. Đừng sử dụng khoảng thời gian này để kiểm tra
những câu trả lời trước mà thay vào đó hãy đọc hiểu những câu hỏi tiếp theo.
• Kiểm tra lại câu trả lời vào 10 phút cuối của bài thi Listening (bạn có 10 phút để chép câu trả lời vào
phiếu trả lời và kiểm tra lại bài).
KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP
• Thí sinh không quen với các cách diễn đạt về thời gian, ngày tháng, tên gọi, biểu tượng và ký hiệu
tiền tệ thế giới hay mã bưu điện, khiến thí sinh cảm thấy khó khăn để nhận ra loại thông tin mình
đang cần lắng nghe. Ví dụ, thí sinh cần biết rõ biểu tượng và ký hiệu của đồng bảng anh là £ và GBP.
Trong bài nói, người nói có thể gọi đồng bảng là pound, hoặc sterling, hay pound sterling. Một ví dụ
khác là địa chỉ tại Anh thường bao gồm số nhà, tên đường và mã bưu điện, trong khi tại VN ta không
thường dùng mã bưu điện, điều này có thể khiến nhiều thí sinh hoang mang. Mã bưu điện thường có
dạng như BH9 2TL hay DH3 5NT (bao gồm cả chữ cái và số)
• Thí sinh thường cho rằng thông tin đầu tiên mình nghe được là câu trả lời và mất tập trung sau đó,
tuy nhiên bẫy thường gặp trong bài nghe, được gọi là distraction, là người nói thường nhanh chóng
sửa lại những gì họ vừa nói và cung cấp thông tin mới (chính là câu trả lời đúng). Do vậy, hãy nhớ
luôn luôn tập trung và chỉ chuyển sang câu hỏi tiếp theo khi người nói bắt đầu nói đến một vấn đề
khác.
• Thí sinh thường bị mắc ở một câu hỏi khó, khiến họ không thể theo dõi cuộc trò chuyện và bị lỡ mất
các câu trả lời tiếp theo.
Ví dụ - Cambridge 14 (Test 2 – Section 1 – Question 1 – 4)
Complete the form below
Write ONE WORD AND/ OR A NUMBER for each answer
5 BƯỚC ĐƠN GIẢN LÀM DẠNG NOTES/
FORM/ TABLE/ CHART COMPLETION
5 bước làm bài dạng Notes/ Form/ Table/ Chart Completion
• Bước 1: Đọc yêu cầu, hướng dẫn làm bài cẩn thận và chú ý về yêu cầu số lượng từ/ số.
• Bước 2: Đánh dấu từ khóa (Key words)
• Bước 3: Sử dụng thông tin cho sẵn, dự đoán loại câu trả lời bạn nên lắng nghe (loại thông tin gì –
tên, số điện thoại, địa chỉ, giá hay ngày tháng, từ loại, người nói nào (trong số 2 người đang hội
thoại) sẽ đưa ra thông tin đó, …)
• Bước 4: Nghĩ đến các câu hỏi tiềm năng và các tình huống người nói có thể nhắc tới câu trả lời
• Bước 5: Tập trung nghe theo thứ tự câu hỏi và điền vào chỗ trống.
Bước 1: Đọc hướng dẫn một cách cẩn thận
Yêu cầu đề bài là “Chỉ sử dụng một từ/ một con số” nên các bạn cần nhận diện được từ nào là từ
chính cho câu trả lời.

Complete the form below


Write ONE WORD AND/ OR A NUMBER for each answer
Bước 2: Đánh dấu từ khóa
Với dạng câu hỏi này, ngữ cảnh rất ngắn gọn, từ khóa cũng là tiêu đề của từng đề mục. Trong ví
dụ này, từ khóa là “contact number” (số liên hệ), “date of birth” (ngày sinh), “occupation” (nghề
nghiệp) và “insurance company” (công ty bảo hiểm).
Bước 3: Dự đoán dạng câu trả lời
• Câu hỏi 1: Một số điện thoại – câu trả lời sẽ là một dãy các con số. Cần chú ý là số 0 (Zero) thường được phát
âm là OH – tương tự với chữ O. Khi 2 con số giống nhau xuất hiện liên tiếp, ví dụ như 55 – người nói thường
đọc là Double Five. Không nên cố nhớ toàn bộ dãy số mà nên vừa nghe vừa viết xuống từng con số.
• Câu hỏi 2: Bạn cần lắng nghe được một ngày tháng, nên bạn cần nắm rõ các cách đọc ngày tháng mà người
bản ngữ có thể sử dụng. Chú ý bạn chỉ được điền 1 số hoặc 1 chữ, nên bạn nên viết ngày và tháng, ví dụ như
28th March. Câu hỏi không hỏi về số năm.
• Câu hỏi 3: Occupation chỉ nghề nghiệp, nên bạn cần điền một loại công việc.
• Câu hỏi 4: Từ khóa là “insurance company” (công ty bảo hiểm), chúng ta đã biết loại hình công ty, nên khả
năng cao thông tin cần điền là tên của công ty. Cần chú ý đây là công ty bảo hiểm chứ không phải công ty mà
người nói trong bài đang làm việc.
Bước 4: Dự đoán câu hỏi và câu trả lời tiềm năng
• Câu hỏi 1: Câu hỏi sẽ khá đơn giản, như là “Can I have your phone number?” hoặc “How can I contact you?”. Dạng câu hỏi
này thường rõ ràng và không quá khó hay thách đố.
• Câu hỏi 2: Để hỏi ngày tháng năm sinh, người nói có nhiều cách khác nhau để hỏi, thường thí sinh sẽ quen thuộc là “When is
your date of birth?”. Đôi khi người nói ban đầu sẽ nói đáp án và hỏi người đối diện xác nhận thông tin. Thí sinh cần chú ý tại
điểm này. Ngoài ra, năm sinh đã có sẵn nên thí sinh không cần quan tâm đến chi tiết này.
• Câu hỏi 3: Để hỏi nghề nghiệp, họ có thể hỏi “What is your occupation?” hay “What is your job” hoặc “What do you do?”. Nên
nhớ rằng câu hỏi đang hỏi về tên nghề, nên full time hay part time không thể là câu trả lời.
• Câu hỏi 4: Như đã nói ở trên, người nói sẽ hỏi về tên của công ty. Nếu đó là một cái tên không thông dụng, thí sinh nên kiên
nhẫn lắng nghe người nói đánh vần cái tên đó.
Bước 5: Lắng nghe kỹ càng
Chú ý không dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Nếu không nghe được thì chuyển tiếp sang câu hỏi tiếp
theo.
Lưu ý khi luyện tập ở nhà.
Sau khi làm xong các bạn có thể vào trang ieltsngocbach.com để tra giải thích. Mình giải thích sẵn từng đáp án và có
đính kèm transcript bên cạnh. Tra cực kỳ tiện

Note: 1 số phần dễ quá (thường là các phần trong section 1 Listening) thì đáp án đã quá rõ ràng do vậy sẽ không có gì
giải thích thêm
Đọc transcript rồi mà có nhiều từ vẫn không hiểu thì sao ???
Đừng lo. Trang ieltsngocbach.com có sẵn 1 mục “Các bài dịch IELTS Listening” -> các bạn không hiểu chỗ nào
thì tra cứu chỗ đấy. Cực kỳ tiện lợi. Những từ vựng quan trọng cần học mình có bôi đậm cho các bạn sẵn rồi đó
Hope you guys like my lesson ^^
- Ngoc Bach

BY NGOC BACH

You might also like