Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Câu 1. Văn minh là gì?

A. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra.


B. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa.
C. Là toàn bộ giá trị tinh thần của loài người trong lịch sử.
D. Là những hoạt động của con người trong quá khứ.
Câu 2. Đối lập với văn minh là
A. dã man. B. văn hiến. C. văn hóa. D. văn vật.
Câu 3. Văn hóa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
A. nhà nước. B. chữ viết. C. Trái Đất. D.loài người.
Câu 4. Khi nào thì nhân loại bước vào thời kì văn minh?
A. Khi công cụ bằng đá ra đời. B. Khi Nhà nước và chữ viết ra đời.
C. Khi con người xuất hiện trên Trái Đất. D. Khi con người biết trồng
trọt.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa văn hóa và văn
minh?
A. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
C. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.
D. Là toàn bộ giá trị vật chất của loài người từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 6. Thành tựu văn hóa nào sau đây không phải là biểu hiện của văn
minh?
A. Thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
B. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc).
C. Đền Pác-tê-nông (Hy Lạp cổ đại).
D. Đồ trang sức của người nguyên thủy.

Câu 7: Văn minh nhân loại trải qua tiến trình

A. kim khí => nông nghiệp => công nghiệp => hậu công nghiệp.

B. công nghiệp => hậu công nghiệp => nông nghiệp => kim khí.

C. nông nghiệp => công nghiệp=> hậu công nghiệp => kim khí.

D. công nghiệp => nông nghiệp => kim khí => hậu công nghiệp.
Câu 8. (NB) Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ của Sử học
với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên
nhiên?
A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên
nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn
di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền
vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn
hóa.
Câu 9. (NB) Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên
nhiên là hoạt động
A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
B. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc.
D. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại.
Câu 10. (NB) Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên
Câu 11. (TH) Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?
A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.
Câu 12. (TH) Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo một trong những đặc
điểm nào sau đây?
A. Đảm bảo tính nguyên trạng.
B. Đảm bảo không hư hại bởi tự nhiên.
C. Hiện vật, di tích cần được xây dựng mới.
D. Đảm bảo hiện vật còn nguyên vẹn.
Câu 13.(TH) Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...)
đều có vai trò trong việc
A. giáo dục học sinh.
B. quảng bá du lịch
C. giáo dục lòng yêu nước.
D. quảng bá di tích lịch sử.
Câu 14. (TH) Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
Câu 15. (TH) Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du
lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
A. Là cơ sở hình thành các di tích, di sản văn hóa.
B. Tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn các di tích, di sản.
D. Tạo nguồn lực kinh tế để bảo tồn giá trị di sản, di tích.
Câu 16. (TH) Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần
A. định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai.
B. xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử.
C. cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học.
D. quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài.
Câu 17. (TH) Vai trò của sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa lịch sử là gì?
A. Cơ sở khoa học để xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực
của di sản.
B. Tiền đề cho công tác xác định giá trị đích thực của di sản.
C. Sự cần thiết để xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực
của di sản.
D. Sự đánh giá khách quan cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa lịch sử.
Câu 18. (TH) Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan
trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?
A. Bảo quản, tu bổ B. Bảo vệ, bảo quản
C. Tu bổ, phục hồi D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục
hồi
Câu 19. (TH) Các địa danh như Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình),
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đều

A. sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh quan.
B. dân số đông, thuận lợi cho hoạt động kinh tế và du lịch.
C. cảnh quan hiện đại, đặc sắc.
D. nhiều địa điểm giải trí.
Câu 20. (TH) Ý nào sau đây không phải là tác động của du lịch đối với việc
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ?
A. Thúc đẩy nhu cầu du lịch của con người.
B. Thúc đẩy nền khoa học công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển.
C. Thúc đẩy công tác bảo tồn những giá trị di sản văn hóa của địa
phương.
D. Tạo nên kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu
giá trị.
Câu 21. Hiện thực lịch sử là tất cả những
A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội
loài người.
D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của
nhân loại.
Câu 22. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào sau đây?
A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.
C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.
D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
Câu 23. Trong nghiên cứu sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Lịch sử và logic.
B. Lịch sử và cụ thể.
C. Khách quan và toàn diện.
D. Trung thực và tiến bộ.
Câu 24. Tất cả những điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách
quan, độc lập là
A. hiện thực lịch sử.
B. khoa học lịch sử.
C. nhận thức lịch sử.
D. nhận thức của con người.
Câu 25. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp
giúp con người
A. sửa lại lịch sử.
B. bôi đen lịch sử.
C. tô hồng lịch sử..
D. nhận thức về lịch sử.
Câu 26. Đối tượng nghiên cứu của sử học là quá trình phát sinh, phát triển của
xã hội loài người trong
A. quá khứ.
B. hiện tại.
C. tương lai gần.
D. tương lai xa.
Câu 27. Lịch sử được con người nhận thức là những hiểu biết của con người
về
A. phương pháp nghiên cứu.
B. xã hội loài người.
C. quá khứ.
D. hiện thực lịch sử.
Câu 28. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
A. Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
B. Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.
C. Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người.
D. Giáo dục tư tưởng, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
Câu 29. Hiện thực lịch sử là tất cả những điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại
một cách
A. chủ quan của con người.
B. khách quan, độc lập.
C. chủ quan, độc lập.
D. theo ý chí con người
Câu 30. Bằng cách nào con người nhận thức hiện thực lịch sử?
A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.
C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.
D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
Câu 31. Đối tượng của sử học mang tính
A. trung thực.
B. tiến bộ.
C. toàn diện.
D. xuyên tạc.
Câu 32. Các chức năng của Sử học bao gồm
A. khoa học, xã hội và giáo dục.
B. khách quan, trung thực và khoa học.
C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
D. trung thực, khoa học và giáo dục.
Câu 33. Lịch sử là gì?
A. Là khoa học dự đoán về tương lai.
B. Là những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
D. Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
Câu 34. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.
D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ.
Câu 35. Ngành khoa học nghiên cứu lịch sử xã hội loài người là
A. Triết học.
B. Sử học.
C. Toán học.
D. Văn học.
Câu 36. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ
đại là
A. kim tự tháp Kê-ốp.

B. vạn lí trường thành.

C. lăng Ta-giơ Ma-han.

D. vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 37. Cư dân Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ

A. hình nêm. B. tượng hình. C. La Mã. D.


tiểu triện.

Câu 38. Trong toán học, người Ai Cập giỏi về lĩnh vực nào?

A. Giải tích. B. Tạo ra số 0. C. Toán cao cấp. D. Hình


học.

Câu 39. Thành tựu về toán học của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. phát minh hệ đếm thập phân. B. tạo ra các định lý.

C. sáng tạo ra chữ số 0. D. tìm ra số Pi chính xác.

Câu 40. Người Ai Cập cổ đại tính được số pi (π) bằng bao nhiêu?
A. 3,1617. B. 3,1516. C. 3,1416. D. 3,1716.
Câu 41. Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm
từ
A. vỏ cây pa-pi-rút. B. đất sét ướt. C. mai rùa. D.
vỏ cây tre.

Câu 42. Thành tựu về lĩnh vực nào sau đây của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại
đã được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng kim tự tháp?
A. Tôn giáo, tín ngưỡng. B. Toán học. C. Kĩ thuật ướp xác.
D. Chữ viết.
Câu 43. Một tục lệ nổi tiếng trong quá trình chôn cất người chết của người Ai
Cập cổ đại là
A. tục ướp xác. B. tục hỏa táng. C. tục mộc táng. D. tục
thủy táng.
Câu 44. Công trình nào sau đây là thành tựu điêu khắc tiêu biểu của cư dân Ai
Cập cổ đại?
A. Tượng Phật. B. Tượng La Hán. C. Tượng Nhân sư. D. Tượng
Quan Âm.
Câu 45. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu văn hóa của cư dân Ai
Cập cổ đại?

A. Kim tự tháp. B. Chữ tượng hình. C. Tượng nhân sư. D. Đền Pác-tê-
nông.

Câu 46. Một trong những phát minh quan trọng của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. chữ viết. B. la bàn. C. số 0. D. thuốc súng.

Câu 47. Hiểu Tổng thế những những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong lịch sử được gọi là
A. văn minh. B. văn hiến. C. văn hóa. D.
văn vật.
Câu 48. Kim tự tháp Ghi-da là công trình kiến trúc của quốc gia nào?

A. Ai Cập B. Trung Quốc. C. Lưỡng Hà. D. Ấn Độ.

Câu 49. Các kim tự tháp ở Ai Cập thể hiện

A. sức mạnh của đất nước. B. sức mạnh của thần thánh.

C. uy quyền của nhà vua. D. tình đoàn kết dân tộc.

Câu 50. Nội dung nào không phản ánh đúng về văn minh Ai Cập?

A. Nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới.

B. Nền văn minh để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc.

C. Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại.

D. Đánh dấu sự sáng tạo kì diệu của các pha-ra-ông.

Câu 51. Các thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập đã
A. đánh dấu xã hội phong kiến phương Đông được xác lập.

B. cho thấy sức mạnh toàn năng của các pha-ra-ông.

C. đánh dấu sự sáng tạo, sức mạnh phi thường của con người.

D. đánh dấu xã hội phong kiến phương Tây được hình thành.

Câu 52. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về văn minh?
A. Trái với văn minh là trạng thái “dã man”.
B. Văn minh xuất hiện đồng thời cùng với loài người.
C. Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.
D. Là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Câu 53. Thành tựu nào sau đây không thuộc văn minh Ai Cập cổ đại?

A. Chữ tượng hình. B. Kim tự tháp. C. Kĩ thuật ướp xác. D. Kĩ


thuật in.

Câu 54. Thời cổ đại, cư dân Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ
thể người là do tục

A. phạn hàm. B. ướp xác. C. hỏa táng. D. cầu tự.

Câu 55. Những yếu tố cơ bản nào sau đây có thể giúp xác định một nền văn hoá
bước sang thời kì văn minh?
A. Có chữ viết, nhà nước ra đời. B. Có con người xuất hiện.
C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện. D. Xây dựng các công trình kiến
trúc.
Câu 56. Toán học thuộc lĩnh vực nào trong nền văn minh Ai Cập cổ đại?

A. Khoa học. B. Kĩ thuật. C. Kiến trúc. D. Tín ngưỡng.

Câu 57. GT Một trong những ý nghĩa của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại là
A. phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập.
B. cơ sở của chữ tượng hình sau này.
C. cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học.
D. biểu hiện cao của tính chuyên chế.
Câu 58. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành
tựu văn minh Ai Cập cổ đại?

A. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.

B. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.
C. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.

Câu 59. Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp.

B. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.

C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.

D. Phải tính toán các công trình kiến trúc.

Câu 60. Do đâu, Ai Cập trở thành nên giao lưu giữa các dòng văn hóa từ châu
Á, châu Phi, châu Âu ?

A. Nền văn minh Ai Cập ra đời rất sớm.

B. Buôn bán đường biển rất phát triển.

C. Vị trí tiếp giáp giữa các châu lục.

D. Hai bờ sông Nin có nhiều làng mạc.

Câu 61. Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là

A. chữ cái Latinh. B. chữ tượng hình.

C. chữ Phạn. D. chữ cái Rô-ma.

You might also like