KT Cuối HK I - HH 9 - Đề 1 - 22-23

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

UBND QUẬN HOÀNG MAI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS TÂN MAI MÔN: HÓA HỌC 9


Họ tên:………………………. Thời gian làm bài 45 phút MÃ ĐỀ
Lớp:…………………………. Ngày ….. tháng 12 năm 2022 001

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)


Chọn đáp án đúng nhất và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1. Dãy oxit tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là
A. CaO, SO3. B. K2O, CO. C. SO2, Fe2O3. D. Na2O, NO.
Câu 2. Dãy gồm các oxit axit là
A. FeO, SO3. B. ZnO, FeO. C. CO2, SO3. D. ZnO, Al2O3.
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh đioxit SO 2 tạo hợp chất muối tan trong
nước?
A. Na2O. B. CaO. C. BaO. D. MgO.
Câu 4: Dãy gồm toàn axit là
A. SO3, CO2. B. CuSO4, HCl. C. H2S, H2SO4. D. HCl, KOH.
Câu 5: Hiện tượng gì xảy ra khi cho một thanh đồng vào dung dịch axit sunfuric loãng?
A. Thanh Đồng tan dần, có khí không màu thoát ra.
B. Thanh Đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam.
C. Không có hiện tượng gì.
D. Xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 6: Dung dịch H2SO4 tác dụng với muối nào sau đây tạo ra chất khí ?
A. Ba(NO3)2. B. BaCl2. C. BaSO4. D. BaCO3.
Câu 7: Bazơ tan trong nước là
A. Cu(OH)2. B. Zn(OH)2. C. AgOH. D. Ba(OH)2.
Câu 8: Dùng chất nào sau đây để phân biệt 2 dung dịch: Ba(OH)2 và NaOH?
A. Ca(OH)2. B. AlCl3. C. Na2SO4. D. AgCl.
Câu 9: Khối lượng CuO thu được khi nhiệt phân 19,6 gam Cu(OH)2 là
A. 16 g. B. 1,6 g. C. 8 g. D. 0,8 g.
Câu 10: Muối ăn có công thức hóa học là
A. CaCl2. B. BaCl2. C. NaCl. D. KCl.
Câu 11: Trong trồng trọt, phân đạm (chứa nguyên tố nitơ) có vai trò giúp cây phát triển
thân, lá. Chất nào sau đây thường được dùng làm phân đạm?
A. HNO3. B. CO(NH2)2. C. N2O5. D. Pb(NO3)2.
Câu 12: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để loại bỏ
tạp chất?
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Mg.
Câu 13: Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4
gam muối. Muối đó là
A. AlCl3. B. MgCl2. C. FeCl3. D. ZnCl3.
Câu 14: Một số kim loại được sử dụng làm đồ trang sức, trang trí như: vàng, bạc,... do
có tính chất nào?
A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt.
C. Độ cứng cao. D. Ánh kim.
Câu 15: Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa
học xảy ra?
A. ZnSO4. B. Na2SO4. C. MgSO4. D. K2SO4.
Câu 16: Cho dãy kim loại sắp xếp theo chiều mức độ hoạt động hóa học giảm dần như
sau: Al, Fe, Ag. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Al tác dụng được với bazơ của Fe, Ag.
B. Al tác dụng được với dung dịch muối của Fe và Ag.
C. Ag tác dụng được với bazơ của Fe, Al.
D. Ag tác dụng được với dung dịch muối của Fe và Al.
Câu 17: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong môi trường nào sau đây?
A. Nước cất. B. Không khí khô.
C. Nước có hòa tan khí oxi. D. Nước muối.
Câu 18: Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác, trong đó C chiếm khoảng
A. trên 2%. C. 2 đến 5%.
B. dưới 2%. D. không chứa C.
Câu 19: Dung dịch nào được dùng để làm sạch bột đồng có lẫn bột sắt?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch FeSO4.
Câu 20: Nhôm bền trong không khí là do
A. Nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao. B. Nhôm không tác dụng với nước .
C. Nhôm không tác dụng với oxi . D. Có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ.
II. TỰ LUẬN (3 điểm) Học sinh làm vào mặt sau của phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 21 (1đ): Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa:
Fe → FeCl2 → Fe(OH)2
Câu 22 (0,5đ): Có 2 lọ đựng riêng biệt 2 kim loại có màu trắng: Al, Mg đã bị mất nhãn.
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 2 lọ trên. Viết phương trình hóa học (nếu có).
Câu 23 (1,5đ): Cho 16 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lit khí (đktc).
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra (nếu có).
b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
Cho Fe = 56; Cu = 64; H = 1; Cl = 35,5; Al = 27; Mg = 24; O = 16; Zn = 65.

You might also like