KINH TẾ LƯỢNG

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


-----------------------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ ĐẾN LƯỢNG KHÍ THẢI CARBON DIOXIDE CỦA 10 NƯỚC
ASEAN TỪ 2005 – 2019

Giảng viên hướng dẫn : TS. Chu Thị Mai Phương

Lớp : KTE218 (HK1 – 2324)1.1

NHÓM THỰC HIỆN

STT Sinh viên Mã sinh viên Đóng góp


9 Nguyễn Trung Anh 2214410015 20%
46 Lường Trọng Hữu 2214410083 20%
72 Nguyễn Hoài Nam 2214410122 20%
99 Dương Hoài Thu 2214410176 20%
111 Ngô Trí Tuệ 2214410168 20%

Hà Nội, tháng 9 năm 2023


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 4
2. Nền tảng cơ sở ........................................................................................................ 5
2.1. Các khái niệm liên quan tới Carbon Dioxide ................................................... 5
2.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 5
2.1.2. Tính chất và cấu trúc của Co2 ..................................................................... 5
2.1.3. Khí Co2 và vai trò của nó trong môi trường tự nhiên .................................. 5
2.1.4. Sự phát thải Co2 và tác động tiêu cực tới môi trường .................................. 6
2.1.5. Nguyên nhân gây phát thải Co2 vào môi trường .......................................... 6
2.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 6
2.3. Tổng quan về ảnhs hưởng của tăng trưởng kinh tế đến sự phát thải CO2 và
các yếu tốt liên quan ................................................................................................ 7
2.3.1. Những nghiên cứu trong nước .................................................................. 8
2.3.2. Những nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 8
2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 9
3. Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................................ 10
3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu: ................................................................... 10
3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu:.............................................................. 10
3.2. Xây dựng mô hình lý thuyết............................................................................ 11
3.2.1. Đặc tả mô hình....................................................................................... 12
3.2.2. Mô hình hồi quy tổng thể........................................................................ 12
3.2.3. Mô hình hồi quy mẫu.............................................................................. 12
3.2.4. Giải thích các biến số trong mô hình và kỳ vọng của các biến độc lập lên
biến phụ thuộc. .................................................................................................... 13
3.3. Mô tả số liệu ................................................................................................... 14
3.3.1. Nguồn số liệu ......................................................................................... 14
3.3.2. Mô tả thống kê dữ liệu............................................................................ 15
3.3.3. Mô hình mô tả sự tương quan giữa các biến........................................... 16
4. Mô hình ước lượng và suy diễn thống kê ............................................................ 17
4.1. Kết quả ước lượng ban đầu ............................................................................ 17
4.1.1. Mô hình ước lượng ................................................................................. 17

1
4.1.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 19
4.2. Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp ....................................................... 21
4.2.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 21
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 26

2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mô tả kỳ vọng các biến trong mô hình .......................................................... 14
Bảng 2 Mô tả các biến thống kê ................................................................................. 15
Bảng 3 Tương quan giữa các biến hồi quy ................................................................. 16
Bảng 4 Kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phần mềm STATA ......... 18
Bảng 5 Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 18
Bảng 6 Giá trị p- value ............................................................................................... 19

3
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại hiện nay, các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của
con người đang tạo ra một lượng khí thải CO2 đáng lo ngại đối với môi trường. Các
hoạt động như đốt nhiên liệu, lên men rượu bia, phân hủy chất béo, sản xuất hóa chất
như amoniac, tổng hợp methanol, và thậm chí cả khói từ các nhà máy đốt than công
nghiệp đều đóng góp vào sự gia tăng đáng kể của khí CO2 trên toàn cầu.

Theo một báo cáo mới nhất từ Đài quan trắc cacbon dưới lòng đất (Deep Carbon
Observatory) được thực hiện bởi hơn 500 nhà khoa học hàng đầu trên khắp thế giới,
con người đang thải ra hàng năm một lượng khí CO2 nhiều gấp 100 lần so với lượng
khí CO2 do hoạt động núi lửa tạo ra. Ví dụ, chỉ trong năm 2018, con người đã thải ra
tới 37 gigaton khí CO2, trong khi núi lửa chỉ đóng góp 0,37 gigaton.

Điều đáng sợ hơn, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong suốt lịch sử hình thành
của Trái Đất, lượng cacbon thường chỉ gia tăng đáng kể sau những trận siêu thiên tai
hiếm hoi. Tuy nhiên, lượng CO2 mà con người đã thải ra trong 12 năm gần đây gần
như bằng tổng lượng khí từ tất cả các sự kiện thiên tai trong quá khứ. Điều này đặt ra
một tình trạng cảnh báo sâu sắc về tác động của hoạt động con người đối với hành tinh
của chúng ta.

CO2, mặc dù không phải là một chất khí độc hại, nhưng khi nồng độ của nó vượt
quá mức cho phép, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm khó
thở, mệt mỏi, kích thích hệ thần kinh và nhiều rối loạn khác. Hơn nữa, sự gia tăng
nhanh chóng của CO2 còn có thể gây suy giảm sự tổng hợp protein, góp phần tạo ra sự
mất cân bằng sinh thái.

Một vấn đề quan trọng khác mà toàn cầu đang phải đối mặt chính là hiệu ứng nhà
kính. Khi lượng khí CO2 trong khí quyển tăng lên, nó hoạt động như một lớp áo ấm,
tiếp thu sức nhiệt từ mặt trời và làm tăng nhiệt độ trái đất. Kết quả của hiện tượng này
là biến đổi khí hậu, bao gồm các thiên tai, bão lụt, nước biển dâng, và hiện tượng đất
đai khô cằn.

4
Tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35
vào ngày 3/11/2019 tại Bangkok, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã
tuyên bố rằng 4 trong số 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu
thuộc ASEAN, bao gồm Indonesia, Myanmar, Philippines và Việt Nam. Những quốc
gia này, giống như nhiều nước Đông Nam Á khác, đang phải đối mặt với những hậu
quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Những con số và thông điệp từ báo cáo này là một lời cảnh báo đầy sự nghiêm
trọng về cần phải hành động để giảm lượng khí thải CO2 và đối phó với biến đổi khí
hậu, thế giới thường xuyên phải đối mặt với lốc xoáy và lũ lụt bời vậy chúng em đã
lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến lượng khí thải CO2 ở 10
nước ASEAN từ năm 2005 – 2019” để thấy rõ được những ảnh hưởng nghiêm trọng
của Co2 tới môi trường được nhóm chúng em thu thập được ở 10 nước ASEAN từ
2005 – 2019. Từ những phân tích đó, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một số đề xuất cũng
như các biện pháp giảm thiểu sự tác động của khí thải CO2.
2. Nền tảng cơ sở
2.1. Các khái niệm liên quan tới Carbon Dioxide

2.1.1. Khái niệm

CO2 có nghĩa là “khí carbonic”. Đây là một loại khí không màu, không mùi,
không vị, và không độc và sinh ra do tự nhiên và nhân tạo.
2.1.2. Tính chất và cấu trúc của Co2

CO2 là một phân tử ổn định bao gồm một nguyên tử carbon (C) và hai nguyên tử
oxy (O). Cấu trúc phân tử của CO2 là một hình bầu dục, với nguyên tử carbon ở giữa
và hai nguyên tử oxy ở hai bên. Điểm nóng chảy của CO2 là -56,6 độ C, điểm sôi là -
78,5 độ C.
2.1.3. Khí Co2 và vai trò của nó trong môi trường tự nhiên

CO2 là một phần quan trọng của chu trình cacbon trên trái đất và đóng vai trò
quan trọng trong quá trình quang hợp của thực vật. Nó cũng là một phần của khí
quyển, và có tác động lớn đến khí hậu và môi trường khi phát thải quá nhiều CO2.

5
CO2 cũng có thể được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và sản xuất năng
lượng.
Đó là những điều cơ bản về khái niệm, tính chất và vai trò của CO2 trong môi
trường tự nhiên. Trong các phần tiếp theo của bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
thêm về tác động tiêu cực của CO2 đến môi trường, sức khỏe con người, cũng như các
giải pháp giảm thiểu sự phát thải CO2.
2.1.4. Sự phát thải Co2 và tác động tiêu cực tới môi trường

- Tăng nhiệt độ toàn cầu: CO2 làm tăng nồng độ khí nhà kính và dẫn đến hiện tượng
nóng lên toàn cầu.
- Thay đổi khí hậu: Thay đổi khí hậu do CO2 có thể dẫn tới thời tiết cực đoan như là
hạn hán, lũ lụt và thậm chí là núi lửa, sóng thần
2.1.5. Nguyên nhân gây phát thải Co2 vào môi trường

- Hoạt động của con người: Đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng, sản xuất
hàng hóa, đi lại bằng xe hơi.
- Hoạt động công nghiệp: Nhiều ngành công nghiệp có công đoạn xử lý khí thải không
tốt dẫn đến phát thải quá nhiều CO2 ra môi trường
- Sự phân hủy sinh vật: Phân hủy sinh vật và một số chất thải hữu cơ cũng là nguyên
nhân gây ra CO2
2.2. Cơ sở lý thuyết

 Lý thuyết về đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve-


EKC)
Tiền đề hình thành nên đường cong môi trường Kuznets được nhà kinh tế học
Simon Kuznets công bố lần đầu tiên tại cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội
Kinh tế Châu Mỹ vào tháng 12/1954. Đó là một đường cong dạng chữ U ngược, thể
hiện mối quan hệ giữa sự bất bình đẳng trong thu nhập với sự phát triển kinh tế. Vào
đầu thập niên 90, hai nhà kinh tế người Mỹ là Gene Grossman và Alan Krueger đã
phát hiện ra một sự trùng lặp khi tìm hiểu số liệu về mối tương quan giữa GDP với
chất lượng không khí và nguồn nước trên khoảng 40 quốc gia, họ thấy rằng cùng với
sự gia tăng GDP, vấn đề ô nhiễm đầu tiên là tăng cao nhưng sau đó lại giảm dần, tạo ra
biểu đồ hình chữ U lộn ngược khi phác họa trên giấy. Vì trông rất giống với Đường
cong Kuznets nổi tiếng của nhà kinh tế học Simon Kuznets, đường cong hình chữ U
6
lộn ngược này cũng sớm được biết đến với cái tên là Đường cong Môi trường Kuznets
(Environmental Kuznets Curve).
Đường cong kinh tế môi trường Kuznets

Từ đồ thị có thể thấy, hình dạng chữ U ngược mô tả mối quan hệ phi tuyến tính
giữa thu nhập bình quân đầu người và mức độ ô nhiễm môi trường. Cụ thể, khi mức độ
phát triển nền kinh tế còn thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, sự gia tăng
trong thu nhập bình quân làm ô nhiễm môi trường càng thêm trầm trọng. Tuy nhiên,
khi nền kinh tế đạt được mức độ phát triển nhất định, tăng thu nhập lại làm giảm mức
độ ô nhiễm môi trường.
2.3. Tổng quan về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến sự phát thải CO2 và các
yếu tốt liên quan

Những năm gần đây trái đất trở nóng lên trở lên nhanh chóng sau đại dịch Covid
2019, nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển vẫn tiếp tục tăng lên mức kỉ lục
vào năm 2020. Nguyên nhân này chủ yếu bắt nguồn từ sự gia tăng lượng khí thải CO2.
Đặc biệt, dựa theo số liệu thống kê của Worldbank lượng khí thải CO2 tại khu vực
Đông Nam Á tăng nhanh hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới. Điều này đã góp
phần thôi thúc nhiều tác giả nghiên cứu về lượng phát thải CO2.

7
2.3.1. Những nghiên cứu trong nước

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát thải khí CO2 ở các quốc gia phát triển và đang
phát triển là: (1) Tăng trưởng kinh tế (GDP); (2) Độ mở thương mại; (3) Tổng dân số;
(4) Tiêu thụ năng lượng tái tạ; (5) Kinh tế ngầm; (6) Đầu tư trực tiếp (FDI) . Nhóm tác
giả Đào Ngọc Bích, Đào Minh Huyền và Hoàng Thị Băng Ngân (2022) đã nghiên cứu
và xác thực 6 yếu tố đó dựa trên phương pháp FMOLS được áp dụng bởi Bilgili và
cộng sự (2016) và hồi quy phân vị được giới thiệu bởi Canay (2011)
Trong nghiên cứu “Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu
thực nghiệm ở các nước ASEAN”,Phạm Vũ Thắng và Bùi Tú Anh đã áp dụng các
phương pháp POLS, FEM và REM để đánh giá mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường
và tăng trưởng kinh tế, cùng với một số yếu tố khác như FDI, năng lượng, dân số và đô
thị hóa đối với môi trường. Họ kết luận rằng GDP vẫn có tác động đến ô nhiễm môi
trường sau khi xem xét vị trí của nó trên đường cong EKC.
Nghiên cứu “Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng
phát thải CO2 ở Việt Nam” nhóm tác giả Trường đại học Thương Mại Hà Nội sử dụng
mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL để kiểm tra mối quan hệ trong ngắn hạn và
dài hạn của các biến tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại với lượng phát thải CO2.
2.3.2. Những nghiên cứu nước ngoài

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nghiên cứu khảo sát sự tương quan giữa tăng
trưởng kinh tế và lượng khí CO2 thải ra môi trường. Một số nghiên cứu cho rằng việc
tăng GDP có thể dẫn đến tăng lượng khí CO2 thải ra. Nghiên cứu “Impact of
Economic Growth, Financial Development and Technological Advancements on
Carbon Emissions: Evidence from ASEAN Countries” đã sử dụng mô hình hồi quy dữ
liệu bảng (panel data regression model) để phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế,
phát triển tài chính và tiến bộ công nghệ đối với phát thải carbon ở các nước ASEAN.
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét tác động ngắn hạn và dài hạn của sự phát
triển tài chính, tăng trưởng GDP và tiến bộ công nghệ đối với lượng khí CO2 thải ra
trong một số quốc gia ASEAN được lựa chọn. Các kết quả thực nghiệm hỗ trợ giả
thuyết Kuznets bằng cách chứng minh một mối quan hệ dài hạn quan trọng giữa tất cả
các biến. Hơn nữa, sự phát triển tài chính, tăng trưởng GDP cũng thể hiện một mối
quan hệ tiêu cực đáng kể trong ngắn hạn.

8
Аl Khаthlаn và Jаvid (2013) đã tìm thấy tác động cùng chiều giữа GDP và lượng
khí thải cаrbоn diоxide. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng điện tạо rа ít ô nhiễm hơn
các nguồn năng lượng khác. Họ phát hiện rа rằng tăng trưởng kinh tế, phát thải CО2
và tiêu thụ năng lượng có ảnh hưởng đến nhаu trоng cả ngắn hạn và dài hạn ở tất cả
các quốc giа. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế được chо rằng có thể giảm thiểu lượng
khí thải CО2 ở Singаpоre và Thái Lаn, trоng khi GDP và lượng khí thải CО2 ở
Indоnesiа và Philippines có quаn hệ ngược chiều.
Năm 2015, Rаfаł Kаsperоwicz đã thực hiện nghiên cứu về mối quаn hệ giữа tăng
trưởng kinh tế và lượng khí CО2 thải rа môi trường, sử dụng phân tích ECM
(Kаsperоwicz, 2015). Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng để điều
trа mối quаn hệ giữа lượng khí thải CО2 và tăng trưởng kinh tế chо 18 nước thành
viên EU từ 1995 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu chỉ rа rằng, tăng trưởng kinh tế
củа các quốc giа thúc đẩy việc sử dụng nhiều năng lượng dẫn đến lượng khí thải CО2
ngày càng tăng, dо đó sự tăng trưởng kinh tế, được đо bằng GDP có ảnh hưởng trực
tiếp đến lượng khí thải CО2.
2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên việc phân tích và kế thừa các nghiên cứu đi trước đặc biệt là “Tăng
trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước ASEAN”
cũng như tìm hiểu các nghiên cứu và báo cáo liên quan như “Tác động của tăng trưởng
kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam”, “Impact of
Economic Growth, Financial Development and Technological Advancements on
Carbon Emissions: Evidence from ASEAN Countries”, với đề tài nghiên cứu “ẢNH
HƯỞNG TĂNG TRƯƠNTG KINH TẾ ĐẾN PHÁT THẢI KHÍ CO2 Ở CÁC QUỐC
GIA TRONG HIỆP HỘI ASEAN TỪ NĂM 2005-2019”, nhóm đã xây dựng hàm hồi
quy để nghiên cứu về đề tài này. Nhóm đặt giả thuyết tăng trưởng kinh tế tại các nước
ASEAN có cả tác động cùng lẫn ngược chiều với phát thải CO2. Phân tích của nhóm
dựa trên dữ liệu dòng thời từ 2005-2019, kết quả cho thấy sự tương quan trong ngắn
hạn và dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế với lượng khí thải CO2. Ban đầu tăng trưởng
kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tăng trưởng kinh tế đi kèm với tăng công
nghiệp hoá dẫn tới tăng lượng khí thải CO2. Đến giai đoạn của quá trình các cơ quan
quản lý trở nên hiệu quả hơn và giảm ô nhiễm môi trường.
9
3. Xây dựng mô hình nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu:

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ 10 quốc gia trong
khu vực ASEAN: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar,
Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam từ năm 2005-2019. Các quốc gia ASEAN
được chọn trong nghiên cứu có các đặc điểm:
 Nền kinh tế phát triển cao: Điển hình như Singapore được coi là một trong những
nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới với một nền kinh tế dựa vào dịch vụ và công
nghệ cao.
 Nền kinh tế phát triển nhanh nhanh:
- Malaysia: có một nền kinh tế đa dạng, với sự phát triển đáng kể trong các ngành như
công nghiệp sản xuất, dịch vụ tài chính và du lịch
- Thailand: Thailand cũng có một nền kinh tế đa dạng, với sự phát triển mạnh mẽ
trong ngành du lịch, sản xuất và nông nghiệp.
- Indonesia: Indonesia là quốc gia lớn nhất trong ASEAN và có nền kinh tế dựa vào
nông nghiệp, công nghiệp và tài nguyên tự nhiên.
 Nền kinh tế đang phát triển:
- Việt Nam: Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng với sự tăng
trưởng trong ngành sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ.
- Philippines: Philippines có một nền kinh tế đa dạng, với tăng trưởng trong các lĩnh
vực như dịch vụ và sản xuất.
 Nền kinh tế có quy mô nhỏ và đang trong quá trình phát triển: Brunei, Campuchia
và Lào
 Nguồn: dữ liệu thứ cấp hằng năm được thu thập từ website của Ngân hàng Thế
giới (World Bank).
3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu:

Trong quá trình phân tích, bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
Nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy với biến phụ thuộc là lượng phát thải CO2 và 5
biến độc lập là những yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới lượng phát thải CO2(tổng sản phẩm
10
quốc nội-GDP; sử dụng năng lượng tái tạo-REC; độ mở của thương mại; tổng dân số;
tổng sản phẩm quốc nội bình phương)
 Do nghiên cứu được thực hiện dựa trên phân tích hồi quy đa biến nên cỡ mẫu được
xác định như sau:
- Theo Tabachnick & Fidell (1996), đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối
thiểu được tính theo công thức: n = 50 + 8*m
Trong đó: m là số biến độc lập tham gia vào mô hình hồi quy
Vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là: n = 50 + 8*5 = 90 (phần tử)
- Theo Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp
dụng trong các nghiên cứu thực hành là từ 150 đến 200 phần tử.
Từ đó cỡ mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này là 150 quan sát
Phương pháp ước lượng OLS
Mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu OLS (Ordinary
Least Square) hay còn gọi là mô hình Pooled OLS. Mục đích là lựa chọn các hệ số hồi
quy sao cho tổng bình phương các sai số của mô hình ước lượng là nhỏ nhất.
Hàm hồi quy tổng thể: Yi = β0+ β1.X1i +ui

Hàm hồi quy mẫu: Yi = β0+ β1.X1i + ui

Ý tưởng của phương pháp bình phương tối thiểu là tìm β0 và β1 sao cho tổng
bình phương phần dư có giá trị nhỏ nhất.
 Tính chất của ước lượng
- Tuyến tính: hàm tuyến tính của biến phụ thuộc Y
- Không chệch
- Có phương sai nhỏ nhất trong lớp các ước lượng tuyến tính không chệch hay hiệu
quả nhất.
3.2. Xây dựng mô hình lý thuyết

Sau khi nghiên cứu về các mô hình lý thuyết của các nhà nghiên cứu về các đề
tài có liên quan đi trước đặc biệt là: “ Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội đến
phát thải CO2 tại các quốc gia phát triển và đang phát triển” của Đào Bích
Ngọc(2022), “ Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát
thải CO2 ở Việt Nam” của Đoàn Thị Thu Trang(2022) cùng với lý thuyết “ Đường

11
cong môi trường Kuznets” nhóm quyết định sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu
mối quan hệ của biến phụ thuộc (CO2) và bốn biến độc lập ( Tổng sản phẩm quốc nội,
sử dụng năng lượng tái tạo, độ mở thương mại, tổng dân số).

3.2.1. Đặc tả mô hình

Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu sự ảnh hưởng đến lượng phát thải khí CO2 thông qua các
yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế ( Tổng sản phẩm quốc nội, sử dụng năng lượng tái
tạo, độ mở thương mại, tổng dân số).
CO2 = f(GDP , REC ,Open, POP, GDP2)
Lấy logarit tự nhiên của biến CO2; REC; Open; POP ta có:
lnCO = β0+ β1GDP + β2lnREC + β3lnOpen + β4lnPOP + β5GDP + u
2
2
i

3.2.2. Mô hình hồi quy tổng thể

lnCO = β0 + β1GDP + β2lnREC + β3lnOpen + β4lnPOP + β5GDP + u


2
2
i

Trong đó:
β0: Hệ số chặn
β1: Hệ số góc của biến GDP
β2: Hệ số góc của biến lnREC
β3: Hệ số góc của biến lnOpen
β4: Hệ số góc của biến lnPOP
β5: Hệ số góc của biến GDP 2

u : Sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i, đại diện cho các
i

nhân tố khác ảnh hưởng đến phát thải CO nhưng không được đề cập đến
2

trong mô hình.
3.2.3. Mô hình hồi quy mẫu

lnCO =β̂ 0 + β̂ 1GDP + β̂ 2 lnREC + β̂ 3lnOpen + β̂ 4lnPOP + β̂ 5 GDP + 𝒖̂𝒊


2
2

Trong đó:
β̂ 0: Ước lượng của hệ số chặn
β̂ 1: Ước lượng của hệ số góc của biến GDP
β̂ 2: Ước lượng của hệ số góc của biến lnREC
β̂ 3: Ước lượng của hệ số góc của biến lnOpen

12
β̂ 4: Ước lượng của hệ số góc của biến lnPOP
β̂ 5: Ước lượng của hệ số góc của biến GDP 2

𝒖̂𝒊: Phần dư, ước lượng của sai số ngẫu nhiên


3.2.4. Giải thích các biến số trong mô hình và kỳ vọng của các biến độc lập lên
biến phụ thuộc.

Tổng sản phẩm quốc nội: Mối quan hệ giữa GDP và lượng khí thải CO2 có hình
chữ U ngược. Ở giai đoạn đầu, tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện chất lượng môi
trường, nhưng ở giai đoạn sau, mối quan hệ hình chữ U ngược xuất hiện giữa tăng
trưởng kinh tế và ô nhiễm không khí. Là điều đáng lo ngại đối với nhiều nước đang
phát triển, phát hiện của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, khi thu nhập bình quân đầu
người hàng năm tăng thì mức độ ô nhiễm môi trường cũng tăng, tiến gần đến ngưỡng
thu nhập cao (8.000 đến 10.000 USD), mức độ ô nhiễm đang có dấu hiệu giảm dần.
Mức sử dụng năng lượng tái tạo (REC): Mức sử dụng năng lượng tái tạo ảnh
hưởng tích cực đến lượng phát thải khí CO2. Các quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo
càng nhiều thì lượng phát thải CO2 càng giảm xuống. Theo số liệu sơ bộ của năm
2015 từ Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy phát thải khí carbon từ khu vực
năng lượng đã giảm 32,1 tỉ tấn trong khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng hơn 3%. Điện
sản xuất từ các nguồn tái tạo hiện đóng vai trò rất quan trọng, chiếm khoảng 90% điện
sản xuất từ năng lượng mới trong năm 2015. Điện gió chiếm hơn một nửa lượng điện
sạch.
Độ mở thương mại (Open): Biến Open giải thích mức độ giao thương của độ mở
thương mại của nền kinh tế và tầm quan trọng của giao dịch quốc tế liên quan đến giao
dịch trong nước. Độ mở thương mại có tác động không nhỏ đến lượng phát thải CO2
(P.V.Thắng và B.T.Anh, 2022). Ở đây, tác giả kỳ vọng hệ số β3 sẽ mang dấu dương,
thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa độ mở thương mại và lượng phát thải khí CO2.
Tổng dân số (POP): Biến POP giải thích mức độ gia tăng của tổng dân số của các
quốc gia ASEAN so với lượng phát thải khí CO2. Ở đây, tác giả kỳ vọng hệ số 𝛽4 sẽ
mang dấu dương, thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa tổng dân số và lượng phát thải
khí CO2. Tổng dân số tăng lượng phát thải khí CO2 tăng.
Bình phương tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người: Mối quan hệ giữa
GDP2 và lượng phát thải CO2 tương tự như GDP và CO2.

13
Mô tả kỳ vọng của các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy và cách đo
lường
Bảng 1: Mô tả kỳ vọng các biến trong mô hình

Dấu
Tên biến Biến đo lường Ký hiệu Đơn vị kỳ
vọng
Biến phụ thuộc
Logarit lượng phát nghìn
Tổng lượng phát thải CO lnCO
thải khí CO tấn
2 2
2

Biến độc lập

Tổng sản phẩm Tổng sản phẩm quốc nội của 10


GDP USD +
quốc nội nước trong khu vực ASEAN
Logarit sử dụng năng
Tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo/
lượng tái tạo/ tổng số lnREC % -
năng lượng sử dụng tổng năng lượng tiêu thụ

Tổng xuất khẩu và nhập khẩu


Logarit độ mở hàng hóa hóa và dịch vụ được đo
lnOpen % +
thương mại lường bằng tỷ lệ trong tổng sản
phẩm nội địa.
Logarit tổng dân số
Tổng số dân trên 1 nước lnPOP Người +
của các quốc gia

Tổng sản phẩm


quốc nội bình GDP 2 USD 2 -
phương

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA


3.3. Mô tả số liệu

3.3.1. Nguồn số liệu

Số liệu trong mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng dữ liệu bảng, bao gồm
150 quan sát của 10 nước trong khu vực ASEAN từ năm 2005-2019. Biến phụ thuộc là
lượng phát thải CO2 . Các biến độc lập là tổng sản phẩm quốc nội, sử dụng năng lượng
tái tạo, độ mở thương mại, tổng dân số, tổng sản phẩm quốc nội bình phương.

14
3.3.2. Mô tả thống kê dữ liệu

Để giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về mô hình cũng như rút ra một số
đánh giá nhận xét sơ bộ, nhóm sẽ mô tả dữ liệu trước khi đi phân tích dữ liệu sâu.
Nhóm sử dụng tổng lệnh trong STATA để mô tả các biến độc lập và phụ thuộc và thu
về kết quả như sau:

Bảng 2 Mô tả các biến thống kê

Số
Giá trị Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Biến quan
trung bình chuẩn nhất nhất
sát

Logarit lượng phát


150 10.7426 1.687744 7.136706 13.31346
thải khí CO 2

Tổng sản phẩm quốc


150 2.19e+11 2.43e+11 2.74e+09 1.12e+12
nội

Logarit sử dụng năng


lượng tái tạo/tổng 150 2.217127 2.696281 -4.60517 4.451669
năng lượng

Logarit độ mở
150 4.719553 0.8526144 2.472783 11.7389
thương mại

Logarit tổng dân số 150 16.95814 1.791769 12.81235 19.41239

Tổng sản phẩm quốc


150 1.07e+23 2.22e+18 7.48e+18 1.25e+24
nội bình phương

 Nhận xét:
- Logarit lượng phát thải khí CO2 của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN từ năm
2005-2019 có giá trị trung bình là 10.7426, giá trị nhỏ nhất là 7.136706, giá trị lớn
nhất là 13.31346 và độ lệch chuẩn là 1.687744
- Tổng sản phẩm quốc nội của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN từ năm 2005-2019
có giá trị trung bình là 2.19e+11, giá trị nhỏ nhất là 2.74e+09, giá trị lớn nhất là
1.12e+12 và độ lệch chuẩn 2.43e+09

15
- Logarit sử dụng năng lượng tái tạo/tổng năng lượng của 10 quốc gia trong khu vực
ASEAN từ năm 2005-2019 có giá trị trung bình là 2.217127, giá trị nhỏ nhất là -
4.60517, giá trị lớn nhất là 4.451669 và độ lệch chuẩn là 2.696281
- Logarit độ mở thương mại của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN từ năm 2005-
2019 có giá trị trung bình là 4.719553, giá trị nhỏ nhất là 2.472783, giá trị lớn nhất là
11.7389 và độ lệch chuẩn là 0.8526144
- Logarit tổng dân số của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN từ năm 2005-2019 có
giá trị trung bình là 16.95814, giá trị nhỏ nhất 12.81235, giá trị lớn nhất là 19.41239
và độ lệch chuẩn là 1.791769
- Tổng sản phẩm quốc nội bình phương của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN từ
năm 2005-2019 có giá trị trung bình là 1.07e+23, giá trị nhỏ nhất là 7.48e+18, giá trị
lớn nhất là 1.25e+24 và độ lệch chuẩn 2.22e+18
3.3.3. Mô hình mô tả sự tương quan giữa các biến

Bằng việc sử dụng công cụ Stata với hàm corr lnCO2 lnGDP lnREC lnOpen lnPOP

Bảng 3 Tương quan giữa các biến hồi quy

lnCO2 GDP lnREC lnOpen lnPOP GDP 2

lnCO2 1.0000

GDP 0.7736 1.0000

lnREC 0.1580 0.1208 1.0000

lnOpen -0.0525 -0.1910 -0.2044 1.0000

lnPOP 0.7039 0.5754 0.7723 -0.2395 1.0000

GDP 2
0.5431 0.9235 0.1176 -0.2710 0.4531 1.0000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

16
Phân tích sự tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập định lượng:
Từ ma trận tương quan, nhóm nhận thấy mức độ tương quan giữa các biến độc
lập trong mô hình với nhau lớn. Mức độ tương quan giữa lnPOP với lnGDP và
lnREC rất cao:

R(lnPOP,lnREC)=0.7723. Mối tương quan lớn này là do tổng dân số trong một
quốc gia là một trong những yếu tố trong tổng lượng năng lượng tái tạo được sử dụng
của một quốc gia. R(GDP, GDP2) = 0,9498. Mối tương quan lớn này là do công thức
tính GDP2 bằng bình phương của GDP. Ngoài ra hệ số tương quan của lnPOP với
GDP cũng ở mức cao trên 0.5 là vì tổng dân số ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu dùng
và thị trường người lao động điều này thúc đẩy lớn đến nền kinh tế thông qua thị
trường hàng hóa , tiêu dùng và cung cấp lực lượng lao động đáng kể.
4. Mô hình ước lượng và suy diễn thống kê
4.1. Kết quả ước lượng ban đầu

4.1.1. Mô hình ước lượng

a. Mô hình ước lượng OLS:


Bằng phần mềm STATA, chúng ta có mô hình hồi quy theo phương pháp bình
phương tối thiểu thông thường (OLS), sau đó tiến hành phân tích dữ liệu để thu được
các kết quả đầy đủ sau:
reg lnCO2 GDP lnREC lnOpen lnPOP GDP2

17
Bảng 4 Kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phần mềm STATA

lnCO2 Hệ số ước Sai số chuẩn Giá trị p- Khoảng tin cậy


lượng của mẫu kiểm value (Độ tin cậy 95%)
định t

Cận trái Cận


phải

GDP 5.76e-12 6.66e-13 8.65 0.000 4.44e-12 7.07e-12

lnREC -0.389645 0.034369 -11.33 0.000 - -


0.457280 0.321410

lnOpen 0.113625 0.0511430 2.21 0.029 0.011968 0.215281

lnPOP 0.926647 0.065559 14.13 0.000 0.797063 1.05623

GDP 2
-4.39e-24 5.83e-25 -7.54 0.000 -5.54e-24 -3.24e-24

Hệ số -5.437557 1.038769 -5.23 0,000 - -3.84352


chặn 7.490763
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA
b. Mô hình hồi quy mẫu
lnCO = -5.437557+ (5.76e-12)GDP - 0.389345 lnREC + 0.113625lnOpen +
2

0.926647lnPOP + (-4.39e-24)GDP + 𝒖̂𝒊 2

Bảng 5 Phân tích dữ liệu


Số quan sát 150

Hệ số xác định R 2 0.9176


Hệ số xác định hiệu chỉnh R 2 0.9147

F quan sát 320.69

P-value 0.0000
Tổng bình biến động của biến phụ thuộc TSS 424.423342

Phần biến động mà mô hình giải thích được ESS 389.4488


Phần biến động mà mô hình không giải thích được RSS 34.974542
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA
c. Diễn giải hệ số ước lượng
Diễn giải kết quả cho hệ số hồi quy:

18
β̂ 0=-5.437557: Trong điều kiện các yếu tố khác đều bằng 0 thì tình trạng phát thải khí
CO2 10 nước trong ASEAN là -5.437557
β̂ 1=(5.76e-12): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi GDP tăng 1 đơn vị thì
tình trạng phát thải của CO2 10 nước trong ASEAN tăng (5.76e-12)%
β̂ 2= -0.389345: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi REC tăng 1% thì tình
trạng phát thải của CO2 10 nước trong ASEAN giảm 0.3893455%
β̂ 3= 0.113625: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Open tăng 1% thì tình
trạng phát thải của CO2 10 nước trong ASEAN tăng 0.113625%
β̂ 4= 0.926647: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi POP tăng 1% thì tình
trạng phát thải của CO2 10 nước trong ASEAN tăng 0.926647%
β̂ 5= (-4.39e-24): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi GDP2 tăng đơn vị thì
tình trạng phát thải của CO2 10 nước trong ASEAN tăng (-4.39e-24)%

4.1.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

a. Hệ số hồi quy

Bảng 6 Giá trị p- value


Biến GDP REC Open POP GDP 2

p-value 0.000 0.000 0.029 0.000 0.000


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Từ bảng kết quả trên, với mức ý nghĩa α=5%, ta có thể thấy:
Tất cả các giá trị p-value đều nhỏ hơn 5%, nói cách khác, tất cả các hệ số hồi quy đều
có ý nghĩa thống kê.

b. Kết quả ước lượng


 Cặp giả thuyết:
- H0:β1 = 0
- H1:β1≠ 0
p – value (ts) = 0.000
Mức ý nghĩa α = 5%, do đó p-value (ts) < Bác bỏ H0.

19
Suy ra, tại mức ý nghĩa α = 5% thì hệ số hồi quy của GDP > 0 hay biến GDP có
tác động cùng chiều đến biến CO2. Nói cách khác, khi tổng sản phẩm quốc nội tăng
(GDP) thì sẽ làm gia tăng phát thải CO2.
 Cặp giả thuyết:
- H0: β2 = 0
- H1: β2 ≠ 0
p – value (ts) = 0.000
Mức ý nghĩa α = 5%, do đó p-value (ts) < Bác bỏ H0.
Suy ra, tại mức ý nghĩa α = 5% thì hệ số hồi quy của REC < 0 hay biến REC có
tác động ngược chiều đến biến CO2. Nói cách khác, khi lượng sử dụng năng lượng tái
tạo/tổng năng lượng tăng thì sẽ làm giảm phát thải CO2.
 Cặp giả thuyết:
- H0: β3 = 0
- H1: β3 ≠ 0
p – value (ts) = 0,018
Mức ý nghĩa α = 5%, do đó p-value (ts) < Bác bỏ H0.
Suy ra, tại mức ý nghĩa α = 5% thì hệ số hồi quy của Open > 0 hay biến Open
có tác động cùng chiều đến biến CO2. Nói cách khác, khi độ mở thương mại tăng trong
một giới hạn nhất định thì sẽ làm gia tăng phát thải CO2.
 Cặp giả thuyết:
- H0: β4= 0
- H1: β4 ≠ 0
p – value (ts) = 0.000
Mức ý nghĩa α = 5%, do đó p-value (ts) < Bác bỏ H0.
Suy ra, tại mức ý nghĩa α = 5% thì hệ số hồi quy của POP > 0 hay biến POP có
tác động cùng chiều đến biến CO2. Nói cách khác, khi tổng dân số tăng quá ngưỡng
chuyển đổi thì sẽ làm tăng lượng phát thải CO2.
Như vậy, tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều được ủng hộ.
 Cặp giả thuyết:
- H0: β5 = 0
- H1: β5 ≠ 0
p – value (ts) = 0.000

20
Mức ý nghĩa α = 5%, do đó p-value (ts) < Bác bỏ H0.
Suy ra, tại mức ý nghĩa α = 5% thì hệ số hồi quy của GDP2< 0 hay biến GDP2 có
tác động ngược chiều đến biến CO2. Nói cách khác, khi tổng sản phẩm quốc nội bình
phường tăng sẽ làm giảm phát thải CO2.

c. Sự phù hợp của mô hình

 Cặp giả thuyết:


 H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5= 0
 H1: β12 + β22 +β32 + β42 + β52 >0
Theo kết quả ước lượng thu được từ STATA, ta thấy:
Fs = 320.69
Ta tính được: F0,05(5,144) = 2.277044
Fs > Fα nên ta bác bỏ giả thuyết H0
Vậy, mô hình có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.
4.2. Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp

4.2.1. Kết quả nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế cụ thể là 4 biến
độc lập trong mô hình có tác động mạnh mẽ đến lượng phát thải khí CO2 ở các quốc
gia ASEAN.
- Sự gia tăng mạnh mẽ trong tổng sản phẩm quốc nội, tổng dân số cùng với độ mở
thương mại phát triển kéo theo lượng CO2 tăng lên nhanh chóng được thể hiện trong
mô hình là dấu dương. Ngược lại, sự phát triển trong việc sử dụng năng lượng tái tạo
làm hạn chế lượng phát thải khí CO2 được thể hiện trong mô hình là dấu âm.
- Ngoài ra nghiên cứu còn hàm ý cho rằng tồn tại một sự đánh đổi về môi trường giữa
tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên
cũng cho thấy khả năng mang lại tác động tích cực tới môi trường của tăng trưởng
kinh tế như: xử lý lượng phát thải bằng những công nghệ tiên tiến thân thiện với môi
trường,...đặc biệt là khi tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng tích cực, giảm thiểu được
lượng phát thải CO2 ra môi trường.
Tóm lại, trong ngắn hạn tăng trưởng kinh tế tác động ảnh hưởng cùng chiều với
lượng phát thải CO2 đúng với kỳ vọng ban đầu. Điều này dễ hiểu khi nền kinh tế phát

21
triển gắn liền với công nghiệp hoá, lượng sản xuất và các nhà máy mọc lên như nấm.
Ngược lại trong dài hạn khi mức thu nhập tăng đến một mức độ đáng kể, cơ chế quản
lý của nhà nước trở nên phù hợp hơn sẽ giảm thiểu được mức phát thải CO2 đúng như
giả thuyết đặt ra ban đầu.
Đề xuất giải pháp
 Thứ nhất, 10 quốc gia ASEAN cần nâng cao hiệu quả đầu tư để thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, cụ thể:
- Khu vực kinh tế nhà nước nên tập trung xây dựng nền tảng căn bản cho nền kinh tế
thông qua đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, nâng cao hiệu quả
hoạt động và năng lực cạnh tranh để trở thành những đơn vị tiên phong trong lĩnh
vực kinh tế chủ chốt, tăng sức ảnh hưởng ở phạm vi quốc tế.
- Khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh theo hướng: (i) Đầu tư và mở rộng đầu tư theo chiều sâu,
có lợi thế cạnh tranh; (ii) Tập trung vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để
nâng cao 10 năng lực công nghệ, chìa khóa của phát triển bền vững; (iii) Sử dụng lợi
thế cạnh tranh để mở rộng thị trường là yếu tố cốt lõi cho thành công của doanh
nghiệp; (iv) Nâng cao năng lực quản trị và tư duy chiến lược của đội ngũ doanh nhân.

 Thứ hai, 10 quốc gia ASEAN cần phát triển những ngành có giá trị gia tăng cao, ít
gây ô nhiễm môi trường và ít tiêu hao nhiên liệu, ví dụ như tập trung vào ngành chế
biến thực phẩm tạo ra giá trị cao hơn nhằm thúc đẩy xuất khẩu và phát triển kinh tế
cho quốc gia. Chính phủ cần tăng sức ép và tạo điều kiện hợp lý cho các ngành tiêu
hao năng lượng cao (giao thông vận tải, xi măng, dệt, sắt, thép) tái cơ cấu lại quá trình
sản xuất và nâng cao công nghệ nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu.

 Thứ ba, tăng cường các dự án hợp tác công tư nhằm hỗ trợ tốt hơn cho tăng trưởng
xanh, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tích cực thu hút nguồn tài trợ
từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế và các quỹ để tài trợ cho các dự án liên
quan đến tăng trưởng xanh của 10 quốc gia ASEAN trên nhiều lĩnh vực như năng
lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng; các công trình thích ứng với biến đổi khí hậu như
đê biển, đường; sản xuất sạch hơn và các công nghệ ít phát thải các-bon.

22
 Cuối cùng, 10 nước ASEAN cần có những sự chung tay phối hợp với nhau để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế xanh đem lại những hoạt động tích cực đến môi trường kèm
theo đó các quốc gia phải có các chính sách được ban hành một cách có hiệu quả và
làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng trách nhiệm giải trình chặt chẽ hơn.

23
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn từ năm 2005 - năm 2019, 10 quốc gia ASEAN bao gồm: Brunei,
Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan,
Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, chính vì sự tăng
trưởng nhanh đó mà đã có sự lỏng lẻo trong khâu quản lý, các quy định về môi trường
không chặt chẽ, các doanh nghiệp đã nới lỏng quy trình xử lý chất thải, đưa dây
chuyền công nghệ thấp vào sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. Hậu quả là vấn đề ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là lượng phát thải CO2 ở 10 quốc gia ASEAN đang ngày
càng trầm trọng. Chính vì thế, việc phát hiện ra nghiên cứu là một trong những cơ sở
để kiểm kê lại lượng phát thải CO2, từ đó có những chính sách và chiến lược để giảm
thiểu tác hại tới môi trường.
Từ việc phân tích dữ liệu bảng bao gồm 150 quan sát của 10 quốc gia ASEAN
trong giai đoạn từ năm 2005 - năm 2019 theo phương pháp bình phương tối thiểu
thông thường (OLS), nhóm thu được mô hình ước lượng phù hợp nhất là:
lnCO2 = -14.86897+ 0.586507 lnGDP - 0.258463 lnREC + 0.110996lnOpen +
0.640298lnPOP + ui
Mô hình đã giải thích tác động của tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải CO2.
Mô hình là phù hợp với các giả thuyết, lý thuyết trước đó. Nghiên cứu ủng hộ giả
thuyết Kuznets (Giả thuyết Đường cong Kuznets) rằng trong giai đoạn đầu tiên của
tăng trưởng kinh tế, lượng phát thải CO2 sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi đất nước đạt đến
một mức thu nhập cao hơn, môi trường sạch hơn và công nghệ xanh hơn có thể được
áp dụng, lượng phát thải CO2 sẽ giảm đi. Đồng thời nghiên cứu không gặp vấn đề
trong các kiểm định về khuyết tật. Các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý
nghĩa 5%, hệ số xác định R2=0.9275 cho thấy các biến độc lập có khả năng giải thích
tốt cho sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc. Cụ thể, sử dụng năng lượng tái tạo
- REC có tác động tích cực đến lượng phát thải CO2. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP
có tác động tích cực ở giai đoạn đầu, giúp cải thiện môi trường, tuy nhiên ở giai đoạn
sau nó lại làm tăng lượng phát thải CO2. Độ mở thương mại và tổng dân số có mối
quan hệ cùng chiều với lượng phát thải CO2, nghĩa là khi hai biến độc lập đó tăng sẽ
làm tăng lượng phát thải CO2.
Sau khi phân tích kết quả, nhận thấy rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng
trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2, nhóm đưa ra một số giải pháp vừa giúp tăng

24
giá trị của biến độc lập, đồng thời vừa giúp làm giảm tốc độ phát thải CO2. Thứ nhất,
cần thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, chọn lọc kỹ
càng và ưu tiên các dự án công nghệ cao để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực mà
doanh nghiệp gây ra. Thứ hai, cần đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng tái
tạo thay vì năng lượng hóa thạch với các chính sách, biện pháp để thúc đẩy đầu tư,
phát triển công nghệ và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Thứ ba, các quốc gia
ASEAN có thể hợp tác để chia sẻ thông tin, công nghệ và kinh nghiệm với nhau để đạt
được tiến bộ trong việc giảm phát thải CO2 thông qua các hội nghị và cơ chế hợp tác.
Thứ tư, Chính phủ cần có các biện pháp phù hợp để tăng giá trị của các biến độc lập
mà không làm tăng quá nhiều giá trị của biến phụ thuộc.
Từ nghiên cứu, nhóm đưa ra một số đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tiếp tục nghiên cứu để đánh giá sự hiệu quả và tác động của các biện pháp giảm phát
thải CO2, phân tích các chính sách, quy định và công nghệ được áp dụng nhằm đưa ra
những biện pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu giảm phát thải CO2. Mở rộng thêm
phạm vi nghiên cứu và so sánh lượng phát thải CO2 của 10 nước ASEAN với các
quốc gia trong khu vực châu Á hoặc trên toàn thế giới để có cái nhìn tổng quan và so
sánh giữa các quốc gia. Có thể tăng số biến độc lập, mở rộng thêm nhiều năm, kiểm
định các dạng mô hình khác để đánh giá tác động một cách toàn diện hơn.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn và nhân lực có hạn, các yếu tố
khách quan về số liệu và giới hạn về kinh nghiệm mà nghiên cứu của nhóm vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế. Trước hết, nghiên cứu chỉ xét trên khía cạnh tăng trưởng kinh tế
và không xác định được mức độ và cơ chế cụ thể giữa yếu tố này với lượng phát thải
CO2. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ xem xét 10 nước ASEAN, do đó không thể tổng quát
hóa kết quả cho các quốc gia khác. Một số quốc gia có đặc điểm kinh tế và môi trường
khác nhau, gây ảnh hưởng đến mức độ tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và lượng
phát thải CO2. Bên cạnh đó, nhóm chỉ nghiên cứu dựa trên dữ liệu về lượng phát thải
CO2 của 10 nước ASEAN từ năm 2005 - năm 2019, do đó việc không có dữ liệu của
các năm sau năm 2019 có thể làm giảm tính hiệu quả và độ tin cậy của nghiên cứu.
Chất lượng số liệu và việc thống kê số liệu còn hạn chế do năng lực của các thành viên
có giới hạn. Từ những hạn chế đó, nhóm rất hy vọng nhận được các nhận xét và sự
góp ý của cô để nhóm tiếp tục hoàn thiện và phát triển bài nghiên cứu của mình.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. [Infographic] So sánh lượng khí thải CO2 ở Việt Nam với các nước Châu
Á và ASEAN - Thạc sĩ QTKD Đại học Andrews Hoa Kỳ

2. https://kituaz.com/blog/co2-la-gi/

3. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội đến phát thải CO2 tại các quốc gia
phát triển và đang phát triển
4fd0f827_2387 Đào Bích Ngọc và Nhóm tác giả số 244 tháng 9 năm 2022.pdf
(hvnh.edu.vn)
4. Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu thực nghiệm ở các
nước ASEAN
Tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu thực nghiệm ở các
nước ASEAN | Digital Repository (ueh.edu.vn)
5. Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải
CO2 ở Việt Nam Đoàn Thị Thu Trang; Phạm Thảo Linh; Nguyễn Thị Thu
Huyền; Nguyễn Bảo Anh; Phùng Thị Hồng Ngát, PGS.TS Phan Thế Công
Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam
Bài báo gửi tạp chí - Công 1).pdf (vioit.vn)

6. Open Access proceedings Journal of Physics: Conference series (iop.org)


7. Ngân hàng dữ liệu thế giới (World bank)
8. Impact of Economic Growth, Financial Development and Technological
Advancements on Carbon Emissions: Evidence from ASEAN Countries
Open Access proceedings Journal of Physics: Conference series (iop.org)
9. Zaman K, Shahbaz M, Loganathan N and Raza S A 2016 Tourism
development, energy consumption and Environmental Kuznets Curve:
Trivariate analysis in the panel of developed and developing countries Tourism
Management. 54 275-83.
10. Gene M. Grossman and Alan Krueger

The Quarterly Journal of Economics, 1995, vol. 110, issue 2, 353-377

11. Ozokcu S and Ozdemir O 2017 Economic growth, energy, and environmental
Kuznets curve Renewable and Sustainable Energy Reviews. 72 639-47.
12. Kasperowicz, R., 2015. Economic growth and CO2 emissions: the
ECManalysis. Journal of International Studies, Volume 8, pp. 91-98.

26

You might also like