Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC

NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II


MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

I. LÝ THUYẾT
BÀI 14: GIỚI THIỆU VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
1. Khái niệm và vị trí của hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ
bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tồ chức quyền
lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do
Quốc hội ban hành đề quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.
2. Đặc điểm của hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp
luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
- Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến

BÀI 15: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
1. Hiến pháp 2013 về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
- Chính thể của nước Việt Nam là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, bao gốm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả
xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
2. Nội dung của Hiến pháp 2013 về bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
3. Quy định về đường lối đối ngoại, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
a. Quy định về đường lối đối ngoại
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội
nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc
tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
3. Quy định về đường lối đối ngoại, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều
dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm
cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm
1945.
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

BÀI 16: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TRONG HIẾN PHÁP
1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền cọn người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16); Mọi
người đều có quyền sống (Điều 19); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thề, được pháp luật
bảo hộ về sức khoẻ, danh dự, nhân phầm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
theo quy định cùa luật (Điều 20); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình; Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Mọi người có quyền bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đồi thông tin riêng tư khác (Điều 21);...
2. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
a) Các quyền về chính trị, dân sự.
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như: quyền có nơi ở hợp pháp
(Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước
theo luật định (Điều 23); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình theo luật định (Điều 25); quyền bầu cử khi đủ 18 tuồi trờ lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi trở lên (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); quyền
biểu quyết khi Nhà nước tồ chức trưng cầu ý dân khi đù 18 tuổi trở lên (Điều 29),...
b) Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội như: quyền bình đẳng về
kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 26); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền làm việc, lựa
chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền học tập (Điều 39); quyền xác định dân tộc
của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42).
c) Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: nghĩa vụ học tập (Điều 39); nghĩa vụ
bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ trung thành với Tồ quốc (Điều 44); nghĩa vụ bảo vệ Tồ quốc,
nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp
và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh
hoạt công cộng (Điều 46); nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47).

BÀI 17: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VÈ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, GIÁO DỤC,
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế


Nội dung về kinh tế được quy định tại các Điều 50, 51,52,53,54, 55, 56 của Hiến pháp năm 2013. Theo
đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sờ
hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các
tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sờ hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sờ
hữu và thống nhất quản lí. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước, được quản lí theo pháp luật. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các
nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lí và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng,
công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá, xã hội
Nội dung về văn hoá, xã hội được quy định tại Điều 57, 58, 59, 60 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó
Hiến pháp quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội
như: tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử
dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ồn định; chăm lo, phát triền
sức khoẻ của nhân dân; tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hường phúc lợi xã hội, phát triển hệ
thống an sinh xă hội; chăm lo xây dựng và phát triền nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại;...
3. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục
Điều 61 Hiến pháp năm 2013 xác định: Pháttriền giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước Việt Nam ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn
đầu tư cho giáo dục; chăm lo phát triển giáo dục ở các cấp học, thực hiện phổ cập giáo dục và các chính
sách về học bồng, học phí hợp lí; ưu tiên phát triền giáo dục ở các vùng có điều kiện khó khăn, tạo điều
kiện đề các nhỏm yếu thế được tiếp cận với giáo dục
4. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về khoa học công nghệ
Điều 62 Hiên pháp năm 2013 khăng định: Phát triển khoa học và công nghệ là quôc sách hàng đầu, giữ
vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triền kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và
khuyến khích tồ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triền, chuyền giao, ứng dụng có hiệu quả thành
tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hường lợi ích từ các hoạt động khoa học
và công nghệ.
5. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về môi trường
Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu
quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng,
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường,
phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm
suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc
phục, bồi thường thiệt hại

BÀI 18: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam gôm nhiêu cơ quan, thiêt chê tạo thành như: Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,
Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam được tồ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính
đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam
Cơ quan đại biểu của nhân dân
Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan tư pháp
Chủ tịch nước
Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước

II. TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Trong lúc dọn dẹp vệ sinh ven đường, cô T phát hiện bé sơ sinh bị bỏ rơi, cô đã đưa em đến bệnh
viện kiểm tra sức khỏe và tiến hành làm các thủ tục nhận nuôi theo quy định của pháp luật. Nếu không có
cô, rất có thể sức khỏe và tính mạng của em bé sẽ không được đảm bảo. Vậy, cô T đã đảm bảo quyền gì
cho em bé?
A. Quyền sống, được chăm sóc sức khỏe. B. Quyền có nơi ở hợp pháp.
C. Quyền không bị phân biệt đối xử. D. Quyền được nuôi dưỡng.
Câu 2: Phát hiện gia đình bà A kinh doanh thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, anh T đã tố cáo hành vi
của gia đình bà A với cơ quan chức năng. Việc làm của anh T là thực hiện quyền:
A. khiếu nại. B. tố cáo. C. tự do ngôn luận. D. tự do báo chí.
Câu 3 : Thực hiện chủ trương của xã, anh Y (18 tuổi) đã hăng hái tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Hội
đồng nhân dân xã mình. Anh Y đã thực hiện quyền:
A. dân chủ trong lĩnh vực chính trị. B. dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.
C. dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. D. dân chủ trong lĩnh vực xã hội.
Câu 4: A là học sinh giỏi nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên A có ý định nghỉ học để phụ giúp gia đình.
Sau khi nắm được thông tin, Quỹ khuyến học tại địa phương quyết định trao học bổng cho A. A rất mừng
và hứa ra sức học tập để sau này trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Vậy A đã được bảo đảm thực
hiện quyền gì?
A. Quyền lao động. B. Quyền học tập.
C. Quyền không bị phân biệt đối xử. D. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Câu 5 : Phát hiện H đang đi trên đường sau nhiều ngày trốn tránh về khoản nợ, N đã dùng vũ lực bắt H
về nhà mình nhốt lại và yêu cầu người nhà mang tiền đến trả. Sau khi nhận được tin báo, gia đình H đã tới
công an trình báo sự việc vì N đã xâm phạm đến …. của H.
A. quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
B. quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 6 : Năm học vừa qua, M đạt thành tích cao trong học tập nên nghỉ hè được bố mẹ cho đi du lịch. Cả
nhà cùng đi tham quan nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Kết thúc chuyến đi, M đã
viết bài chia sẻ những trải nghiệm của mình trên các trang báo mạng và nhận được sự phản hồi tích cực từ
người đọc. Vậy, M đã thực hiện quyền:
A. quyền tự do ngôn luận. B. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. quyền được tự do đi lại. D. quyền tự do tiếp cận thông tin.
Câu 7 : Năm đủ 18 tuổi, anh V được cầm trên tay lá phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Anh rất
hãnh diện và tự nhủ sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để sau này có thể tham gia ứng cử vào Hội đồng
nhân dân xã, đóng góp công sức phát triển quê hương thêm giàu đẹp. Theo em, anh V đã được thực hiện
quyền gì của công dân?
A. Quyền lao động. B. Quyền học tập. C. Quyền bầu cử. D. Quyền kinh doanh.
Câu 8 : Việc quy định các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa:
A. là cơ sở để công dân phát triển toàn diện.
B. là cơ sở để đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
C. tạo cơ sở cho tình đoàn kết giữa các dân tộc.
D. tạo cơ sở pháp lý và đảm bảo sự tham gia quản lý nhà nước và xã hôi.
Câu 9 : Dịch bệnh Covid 19 đã gây nên hậu quả nghiêm trọng cho đời sống nhân dân Việt Nam, cuộc
sống của người lao động trở nên vô cùng khốn khó. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy
mạnh các chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giúp dân giải quyết phần nào khó khăn
trước mắt. Vậy Đảng và Nhà nước đã thực hiện quyền gì cho người dân?
A. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội. B. Quyền được làm việc, lựa chọn việc làm.
C. Quyền được bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế. D.Quyền được bình đẳng trong lĩnh vực xã hội.
Câu 10 : Quyền và nghĩa vụ của công dân không:
A. ảnh hưởng nhau. B. liên quan nhau. C. tách rời nhau. D. phụ thuộc nhau.
Câu 11: Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định về những vấn đề cơ bản
nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức quyền lực nhà
nước, địa vị pháp lí của con người và công dân là:
A. Hiến pháp. B. Luật giáo dục. C. Luật kinh tế. D. Luật hôn nhân gia đình.
Câu 12: Đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do
Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước là:
A. Luật lao động. B. Luật dân sự. C. Luật an ninh quốc gia. D. Hiến pháp.
Câu 13: Văn bản quy phạm pháp luật nào có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật ở nước ta?
A. Nghị quyết. B. Hiến pháp. C. Quyết định. D. Pháp lệnh.
Câu 14: Ở nước ta, việc soạn thảo, thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích
Hiến pháp do cơ quan nào quy định?
A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân tối cao.
C. Quốc hội. D. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 15 : Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hiến pháp năm:
A. 1993. B. 1983. C. 2003. D. 2013.
Câu 16: Theo quy định của Hiến pháp, quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm mấy bước?
A. 3 bước. B. 7 bước. C. 5 bước. D. 8 bước.
Câu 17. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bằng các hoạt động của mình, cơ quan nào sau đây đã
đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá
nhân, nhà nước và xã hội?
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Hội đồng nhân dân.
C. Bộ và cơ quan ngang bộ. D. Tòa án nhân dân.
Câu 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp năm 2013, bao
gồm những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. B. Kí kết hợp tác kinh tế với nước ngoài.
C. Phê duyệt các văn bản của Chính phủ. D. Điều hành hoạt động của các địa phương.
Câu 19. Năm 2021 công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp đã hoàn tất. Trong
thời gian diễn ra bầu cử, nhiều địa phương dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp. Theo sự chỉ đạo và
hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ bầu cử đã lập phương
án, thực kiện đúng quy định 5k và thông báo cho nhân dân đi bầu phải thực hiện đúng quy định này. Vì
vậy ngày bầu cử đã diễn ra an toàn và đúng quy định. Cơ quan có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan nào sau đây?
A. Hội đồng bầu cử quốc gia. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Ủy ban nhân dân các cấp. D. Ủy ban Mặt trận tổ quốc.
Câu 20: Ngày 7/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định gồm 78 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày:
A. 25/8/2022. B. 26/8/2022. C. 27/8/2022. D. 24/8/2022.
Câu 21: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Nhà nước quy định ở đâu?
A. Chỉ thị, thông tư. B. Hiến pháp, luật pháp.
C. Quyết định, chính sách. D. Nghị quyết, văn bản.
Câu 22 : Anh A và chị K có hợp đồng mua bán rau, củ, quả. Trong quá trình kí kết, anh A muốn giảm giá
trị trên hợp đồng để tránh một phần thuế nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, chị K không đồng ý vì cho rằng
nộp thuế là nghĩa vụ khi thực hiện quyền kinh doanh được Hiến pháp quy định. Chị K bày tỏ điều này và
được anh A đồng tình. Cả hai ký kết hợp đồng đúng giá trị và nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Theo em,
anh A và chị K đã thực hiện nghĩa vụ gì đối với Nhà nước?
A. Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
C. Nghĩa vụ nộp thuế theo Luật định. D. Nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Câu 23 : Anh H và chị C cùng làm việc tại cơ quan M. Cả hai đều có thành tích tốt trong lao động, nhận
được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và cũng là ứng viên cho vị trí lãnh đạo của cơ quan. Tuy nhiên, khi bổ
nhiệm, phòng Nhân sự không bổ nhiệm chức vụ cho chị C với lí do chị đang nuôi con nhỏ và nhà ở xa.
Theo em, phòng nhân sự đã xâm phạm đến quyền gì của chị C?
A. quyền không bị phân biệt đối xử. B. quyền tự do sử dụng sức lao động.
C. quyền bình đẳng trong kinh doanh. D. Quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế.
Câu 24 : Do mâu thuẫn cá nhân với nhau, K lên mạng xã hội nói xấu M với lời lẽ miệt thị, xúc phạm
khiến M vô cùng tức giận. Theo em, M đã bị xâm phạm đến quyền gì được ghi nhận trong Hiến pháp?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
C. Quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. D. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 25: Em hãy cho biết, việc làm nào dưới đây thể hiện công dân tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình?
A. Chị Q tham gia đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
B. Bạn P nộp hồ sơ và được trúng tuyển vào công ty A làm việc.
C. Anh N nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được cơ quan thuế nhắc nhở.
D. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh K đã xung phong lên đường nhập ngũ.
Câu 26: Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào?
A. 1945 B. 1946 C. 1958 D. 2001
Câu 27: Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công đân
trong Hiến pháp.
A. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh và đó là trách nhiệm của
lực lượng quân đội.
B. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng các quyền con người, quyền công
dân theo Hiến pháp.
C. Học sinh còn ít tuổi nên không phải thực hiện nghĩa vụ cơ bản của công dân.
D. Học sinh cũng được hưởng các quyền con người, quyền công dân ghi nhận tại Hiến pháp 2013.
Câu 28: Chị H có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, anh D tự ý mở máy tính của chị H ra để đọc
những dòng tâm sự của chị H trên email. Hành vi của anh D xâm phạm đến quyền nào của chị H?
A. Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. B. Quyền được bảo hộ về danh dự.
C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền bảo vệ tài sản cá nhân.
Câu 29: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn
cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện điều gì?
A. Bất bình đẳng trong giáo dục. B. Công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Định hướng đổi mới giáo dục. D. Chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 30: N và H trèo vào nhà ông K ăn trộm. Ông K và vợ là bà S bắt được H, còn N chạy thoát. Ông K
nhốt H vào nhà kho rồi sai hai con là M và T xuống canh chừng. Vì tức giận nên M và T đã xông vào
đánh H bị thương nặng. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe của công
dân?
A. H và N. B. M, T và ông K, bà S. C. M và T. D. Ông K và bà S.
Câu 31: Nội dung về kinh tế được quy định tại các Điều từ 50 đến 56 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó,
nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường:
A. định hướng xã hội chủ nghĩa. B. theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. coi trọng phát triển nông nghiệp. D. gắn với hội nhập quốc tế.
Câu 32: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó:
A. kinh tế tư bản nhà nước là chủ đạo. B. kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
C. kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo. D. kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Câu 33: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động
theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và:
A. cạnh tranh lành mạnh. B. cạnh tranh gay gắt.
C. chia nhau lợi ích. D. mở rộng thị trường.
Câu 34: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời….và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là:
A. tài sản công được khai thác tự do. B. tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.
C. tài sản của dân, do dân khai phá. D. tài sản công và chia đều cho nhân dân.
Câu 35: Theo quy định của Hiến pháp về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong các lĩnh vực
văn hóa, xã hội là luôn tạo sự bình đẳng về cơ hội để công dân:
A. thụ hưởng phúc lợi xã hội. B. được làm việc theo sở thích.
C. đóng góp thu nhập cho xã hội. D. làm chủ cuộc sống của mình.
Câu 36: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 ở Điều 60 về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã
hội trong lĩnh vực văn hóa là luôn chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam:
A. tiến bộ để hội nhập với thế giới. B. theo mô hình của các nước tư bản.
C. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. D. phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 37: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 ở Điều 60 về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã
hội đối với lĩnh vực xã hội là:
A. tạo việc làm cho người lao động. B. xây dựng nền văn hóa tiên tiến.
C. gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc. D. phát huy các truyền thống văn hóa.
Câu 38: Điều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và:
A. bồi dường nhân tài cho đất nước. B. hội nhập với nền kinh tế thế giới.
C. tập trung phát triển kinh tế tri thức. D. đào tạo đội ngũ các nhà khoa học.
Câu 39: Điều 62 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng
đầu. Nhà nước bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ:
A. quyền tự do kinh doanh. B. quyền tự do học tập.
C. quyền sở hữu tài sản. D. quyền sở hữu trí tuệ.
Câu 40: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, đây là nội dung được
pháp luật ghi nhận trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh tế. B. Xã hội. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Câu 41: Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, phát triển, chuyển
giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ thì Nhà nước cần phải làm gì?
A. Ưu tiên đầu tư và khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân.
B. Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt cho các tổ chức, cá nhân.
C. Ưu tiên cho các tổ chức thuộc thành phần kinh tế nhà nước.
D. Thu hút nhân tài và tích cực chuyển giao công nghệ hiện đại.
Câu 42: Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế khẳng định nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng
của nước ta là gì?
A. Vùng trời. B. Sông, hồ. C. Đất đai. D. Biển đảo.
Câu 43: Nhà nước đảm bảo thực hiện chính sách ưu đãi người có công, có chính sách trợ giúp người cao
tuổi, người khuyết tật. Nội dung này của Hiến pháp năm 2013 đề cập đến lĩnh vực nào?
A. Văn hóa. B. Xã hội. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 44: Những nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào đến đời
sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước?
A. Tạo việc làm cho người lao động. B. Khẳng định chủ quyền của đất nước.
C. Tạo mối quan hệ quốc tế thuận lợi. D. Góp phần hội nhập kinh tế thế giới.
Câu 45: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện cụ thể của Hiến pháp 2013 về giáo dục?
A. Thực hiện chính sách về học bổng, học phí hợp lí.
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục ở các khu đô thị lớn.
C. Có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
D. Thực hiện phổ cập giáo dục đại học cho dân.
Câu 46: Khi tìm hiểu về nội dung của Hiến pháp năm 2013, bạn A tâm đắc với nội dung: “Nhà nước phải
có trách nhiệm tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh
xã hội..”. Nội dung của Hiến pháp mà bạn A tâm đắc là thuộc về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Đoàn kết dân tộc. B. Bình đẳng giới.
C. Giáo dục và đào tạo. D. Văn hóa, xã hội.
Câu 47: Xác định “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay sau Cách mạng tháng 8, trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xếp tiêu diệt giặc dốt là một trong những
nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Để giải quyết vấn đề trên thì cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của
lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hóa. B. Xã hội. C. Giáo dục. D. Kinh tế.
Câu 48: Do chưa học bài kĩ nên khi được giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung của
Hiến pháp năm 2013 về một số lĩnh vực. Bạn H rất phân vân không biết lựa chọn đáp án nào cho đúng
với nội dung của Hiến pháp về giáo dục. Nếu là H thì em sẽ chọn đáp án nào dưới đây?
A. Phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. B. Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
C. Chăm lo, phát triển sức khỏa cho nhân dân. D. Các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh lành mạnh.
Câu 49: Hiến pháp 2013 quy định về chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bao gồm
A. đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo.
B. đất liền, vùng trời và vùng biển, dưới lòng đất.
C. đất liền, dưới lòng đất, và hải đảo, không gian.
D. đất liền, vùng biển và hải đảo, không gian.
Câu 50: Hiến pháp 2013 có quy định những nội dung nào dưới đây vì đó là một trong những nội dung cơ
bản, quan trọng gắn liền với chế độ chính trị của đất nước. Đồng thời, đây cũng là những nội dung thể
hiện biểu tượng của mỗi quốc gia trên thế giới.
A. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Quốc khánh.
B. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô.
C. Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc khánh và thủ đô.
D. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô.
Câu 51: Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhân dân ủy quyền để thực hiện ý
chí nhân dân; là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân là hình thức dân chủ
A. đại diện. B. trực tiếp. C. tập trung. D. thống nhất.
Câu 52: Lần đầu tiên được tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp,
anh K rất phấn khởi, tích cực và thực hiện nghiêm túc 6 bước trong quy trình bầu cử. Anh K được cùng
mọi người trực tiếp bỏ lá phiếu của mình để bầu ra những Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Việc
này thể hiện hình thức dân chủ
A. Gián tiếp. B. trực tiếp. C. tập trung. D. thống nhất.
Câu 53: Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương do chính quyền xã tổ chức. Điều này cho thấy, ngoài việc không thực
hiện nghĩa vụ của mình đối với địa phương nói riêng và đất nước nói chung, anh A còn không sử dụng
quyền gì của mình?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do ngôn luận, tự do cá nhân.
C. Quyền không bị phân biệt đối xử. D. Quyền được đối xử bình đẳng trong chính trị.
Câu 54: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các
quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ
A. bình đẳng. B. phổ thông.
C. trực tiếp. D. gián tiếp.
Câu 55: Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân
dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới
đây của công dân ?
A. Quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị. B. Quyền tự do dân chủ, tự do chính trị.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
Câu 56: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh D có hành vi
gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân cùa mình là anh H và anh T nghe, vốn mâu thuẫn với D nên
anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D trên trang tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền D.
Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chồng chị A, anh D và H. B. Vợ chồng chị A và anh D.
C. Vợ chồng chị A, anh D, H và T. D. Chị A, anh D và H.
Câu 57: Ủy ban nhân dân xã A đồng ý cho công ty X đặt cơ sở sản xuất tại thôn B. Công ty thường
xuyên hoạt động vào ban đêm và gây ra những tiếng ồn lớn. Người dân đã viết đơn đề nghị chính quyền
xã xem xét lại quy định về thời gian sản xuất của công ty X được ghi trong quyết định cấp phép của
mình. Việc làm của người dân thôn B là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền tố cáo. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 58: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị
người dân phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ
thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã và ông K. B. Người dân xã X và ông K.
C. Chủ tịch và người dân xã X. D. Kế toán M, ông K và người dân xã X.
Câu 59. Hiến pháp được thông qua khi có bao nhiêu tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. Ít nhất hai phần ba B. Hai phần ba
C. Ít nhất một phần ba. D. Một phần ba.
Câu 60. Tòa án nhân dân giữ vai trò gì trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. B. Cơ quan lập pháp, thực hiện quyền xét xử.
C. Cơ quan tư pháp, thực hiện quyền công tố. D. Cơ quan xét xử, thực hiện quyền hành pháp.
Câu 61. Người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và
đối ngoại là:
A. Chủ tịch nước. B. Chủ tịch quốc hội.
C. Thủ tướng chính phủ. D. Chủ tịch hội đồng nhân dân.
Câu 62. Theo quy định tại Điều 107 của Hiến pháp. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền
công tố và:
A. kiểm sát hoạt động tư pháp. B. điều tra trấn áp tội phạm.
C. xét xử các vụ án hình sự. D. giám sát hoạt động của Chính phủ.
Câu 63. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo
kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước cơ quan nào?
A. Quốc hội. B. Chính phủ.
C. Chủ tịch nước. D. Tổng Bí thư.
Câu 64. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo
kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách
nhiệm và báo cáo trước cơ quan nào sau đây?
A. Ủy ban thường vụ Quốc hội. B. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
C. Bộ và cơ quan ngang bộ. D. Văn phòng chính phủ.
Câu 65. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước được bầu ra từ đâu?
A. Trong số đại biểu Quốc hội. B. Trong số đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. Trong các Bộ và cơ quan ngang bộ. D. Trong các tổ chức Đảng.
Câu 66. Tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập,
có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của
mình được gọi là:
A. Nhà nước. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Câu 67. Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước và xã hội, Nhà nước ta đã thiết lập bộ máy nhà nước
từ:
A. trung ương đến địa phương. B. trung ương đến cấp tỉnh.
C. trung ương đến cấp huyện. D. tỉnh đến các xã, phường.
Câu 68. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các
đơn vị hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành là:
A. cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. B. cơ quan lập pháp, lập hiến, tư pháp.
C. cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan ngang bộ. D. Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
Câu 69. Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nào sau đây là cơ quan
đại biểu của nhân dân?
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội và Ủy ban nhân dân.
C. Quốc hội và Chính phủ. D. Quốc hội và Mặt trận tổ quốc.
Câu 70. Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 71. Tòa án nhân dân giữ vai trò gì trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. B. Cơ quan lập pháp, thực hiện quyền xét xử.
C. Cơ quan tư pháp, thực hiện quyền công tố. D. Cơ quan xét xử, thực hiện quyền hành pháp.
Câu 72. Người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam về đối nội và đối
ngoại là:
A. Chủ tịch nước. B. Chủ tịch quốc hội.
C. Thủ tướng chính phủ. D. Chủ tịch hội đồng nhân dân.
Câu 73. Theo quy định tại Điều 107 của Hiến pháp. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền
công tố và:
A. kiểm sát hoạt động tư pháp. B. điều tra trấn áp tội phạm.
C. xét xử các vụ án hình sự. D. giám sát hoạt động của Chính phủ.
Câu 74. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo
kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước cơ quan nào?
A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. Chủ tịch nước. D. Tổng Bí thư.
Câu 75. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo
kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách
nhiệm và báo cáo trước cơ quan nào sau đây?
A. Ủy ban thường vụ Quốc hội. B. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
C. Bộ và cơ quan ngang bộ. D. Văn phòng chính phủ.
Câu 76. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
A. 11 chương, 120 điều B. 12 chương, 121 điều
B. 11 chương, 121 điều D. 12 chương, 120 điều
Câu 77. Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?
A. 01/01/2014 B. 01/12/2014
C. 28/01/2013 D. 01/12/2013
Câu 78. Ở nước ta, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên được quyền tham gia đóng góp y kiến khi nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. 14 tuổi B. 16 tuổi C. 18 tuổi D. 21 tuổi
Câu 79. Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền dân sự của công dân được quy định trong Hiến pháp
2013?
A. Quyền tự do đi lại và cư trú. B. Quyền được đảm bảo an sinh xa hội
C. Quyền tự do kinh doanh D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Câu 80. Đâu không phải quyền của công dân?
A. Trung thành với Tổ quốc B. Tự do ngôn luận
C. Có nơi ở hợp pháp D. Bất khả xâm phạm về thân thể

You might also like