Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HỌC VIỆN TRIẾT HỌC GIOAN PHAOLÔ II

Cộng đoàn: Phước Lý Triết: 1 Môn: Triết Học Tôn Giáo


Sinh viên: Phaolô Lộc Nguyễn Minh Thông Giáo sư: Đaminh Hạnh Lê Văn Hạnh

Đề bài: Trong quá trình học môn Triết Học Tôn Giáo, thầy đã thu lượm được những hiểu biết gì?
Liệu những kiến thức ấy có giúp cho thầy trong việc chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế
chăng?
Bài làm:
Trong suốt lịch sử loài người, bất kể thuộc thời đại, văn hóa hay sắc tộc nào cũng luôn tồn tại
những thắc mắc, những bí ẩn mà con người không ngừng tìm kiếm giải đáp. Những thắc mắc này
gợi mở về sự tồn tại của Thượng đế, nguồn gốc của loài người, về nguyên nhân của sự dữ trong thế
giới, về bản chất của tôn giáo và đạo đức, về cái chết và sự sống đời sau, hay cả về những hiện
tượng bí ẩn và siêu nhiên mà con người không thể lý giải hoặc minh chứng. Chính những thắc mắc
này là nguyên nhân và là nguồn cảm hứng cho các triết gia suy tư, từ đó hình thành nên môn triết
học tôn giáo. Sau đây là sơ lược những kiến thức mà người viết đã được học qua môn này:
Thứ nhất: các trào lưu triết học minh chứng sự hiện hữu của Thượng Đế, ý nghĩa niềm tin tôn
giáo, đạo đức và tôn giáo. Từ thời bình minh đến hiện nay, các triết gia đã thảo luận về vấn đề này, dù
có các quan điểm khác nhau về tôn giáo. Họ quan tâm đặc biệt đến việc liệu có một Thượng Đế, linh
hồn và cuộc sống sau cái chết. Nghiên cứu thần học đề cập đến cách con người xây dựng khái niệm
tích cực về thần linh thông qua đường lối khẳng định (thần học thông thiên). Một phần khác của triết
học tôn giáo chấp nhận đường lối phủ định (thần học phủ định) vì họ cho rằng không thể biết chắc về
sự tồn tại của Thượng Đế. Bên cạnh đó, hai trào lưu triết học đáng chú ý bao gồm thuyết thực chứng
(duy thực nghiệm) và triết học tôn giáo theo Wittgenstein (khía cạnh thực hành) đã cố gắng diễn đạt ý
nghĩa và thực hành tôn giáo. Môn học này cũng nghiên cứu nhánh triết học tôn giáo về nhận thức
luận, chú trọng vào cách xem xét các mệnh đề tôn giáo thông qua 3 phương pháp: hiển nhiên luận,
nhận thức luận cải cách và nhận thức luận ý chí. Triết học cũng tìm hiểu về các thuộc tính của Thượng
Đế như: toàn tri, vĩnh cữu, và thiện hảo. Thêm vào đó, Thượng Đế được diễn tả như vô hình, phi vật
chất, bất biến, tối cao và hiện diện ở khắp mọi nơi. Ngoài ra, để minh chứng sự tồn tại của Thượng
Đế, triết học tôn giáo sử dụng 3 lập luận chính: lập luận bản thể học, lập luận vũ trụ học, và lập luận
cứu cánh học. Về vấn đề đạo đức và tôn giáo, đạo đức được nhìn nhận là không thể đứng riêng lẻ và
được nhìn nhận nếu không bắt nguồn từ tôn giáo; tôn giáo cung cấp nền tảng, động lực và sự biện
minh cho đạo đức.
Thứ hai: các vấn đề bí ẩn trong mọi thời đại là nguyên nhân của sự dữ, sự chết, sự sống sau
khi chết và phép lạ. Đầu tiên là vấn đề sự dữ, có hai quan điểm chính: suy diễn hoặc logic cho rằng
sự dữ không tương thích sự tồn tại của Thượng Đế và xác xuất thì lại khẳng định rằng thực tại của
sự dữ không chắc rằng Thượng Đế tồn tại. Thánh Augustino và thánh Toma Aquino đã đưa ra
những quan điểm rất thuyết phục về sự dữ. Sự dữ tồn tại vì sự thiện cần được đánh giá, và Thượng
Đế có thể kiểm soát việc tồn tại sự dữ. Về vấn đề sự chết và sự sống sau khi chết, các triết gia và
tôn giáo đã nghiên cứu vấn đề này và đưa ra các quan điểm riêng về sự tồn tại sau khi chết của linh
hồn và thân xác. Vấn đề về những hiện tượng bí ẩn và siêu nhiên hay còn gọi là phép lạ. Triết học
tôn giáo đề cập đến hiện tượng phép lạ, được coi là sự can thiệp của thần linh vào quy luật tự nhiên.
Thánh Toma phân loại phép lạ thành ba loại: phép lạ do Thượng Đế thực hiện, phép lạ không theo trật
tự tự nhiên và phép lạ do hoạt động của tự nhiên. Phép lạ được xem xét trong bối cảnh tôn giáo và có
ý nghĩa tôn giáo quan trọng.
Như vậy, qua những gì triết học tôn giáo trình bày ta có thể nói được rằng, mục đích chính
của triết học tôn giáo là đi tìm những luận lý để minh chứng sự hiện hữu của Thượng Đế và nhận
biết các chân lý của Ngài thông qua các thuộc tính, các tôn giáo, các hiện tượng siêu nhiên và cả
khoa học. Tuy nhiên, Thượng Đế không phải là thực tại mà con người có thể chứng minh và nắm
bắt được. Vì thế, những kiến thức này về căn bản có thể chỉ giúp ta phần nào chứng minh sự hiện
hữu của Thượng Đế. Dù vậy, không thể phủ nhận triết học tôn giáo đã minh chứng tầm quan trọng
và ảnh hưởng của mình đối với tôn giáo, đời sống nhân sinh và tri thức của nhân loại.

You might also like