Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch Quảng Ninh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của

tính thời vụ đến du lịch Quảng Ninh

Nguyễn Thị Kim Thanh

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn


Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch học
Người hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Hậu
Năm bảo vệ: 2013
Abtracts: Nghiên cứu tổng quan lý luận về tính thời vụ du lịch. Khảo sát thực tế
và xác định thời vụ du lịch Hạ Long, Quảng Ninh. Thu thập phân tích các số liệu
về hoạt động kinh doanh du lịch Hạ Long, xác định các nhân tố chính gây lên
tính thời vụ du lịch ở Hạ Long, mức độ ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ du
lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. Đề xuất một số giải pháp
nhằm hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tính thời vu du lịch trong hoạt động kinh
doanh du lịch Hạ Long.

Keywords: Du lịch; Thời vụ; Quảng Ninh; Hạ Long; Du lịch thời vụ

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng thế mạnh, đặc biệt loại hình du lịch biển –
đảo. Nếu so với loại hình khai thác thuỷ hải sản, vận chuyển và dầu khí, nguồn thu từ du
lịch biển – đảo hiện nay còn hạn chế nhưng với đà bùng phát nguồn khách trong thời
gian gần đây và dự báo thời gian tới, trong tương lai không xa du lịch biển – đảo sẽ trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của nước ta. Đó là chưa kể đây là phương thức
đánh bóng thương hiệu nhanh, hiệu quả và ít tốn kém nhất.

Nằm ở khu vực đông bắc Việt Nam, Quảng Ninh có diện tích vùng biển đảo
chiếm 50% diện tích toàn tỉnh, hơn nữa Quảng Ninh còn sở hữu một dải bờ biển dài hơn
250km và 2.077 hòn đảo lớn, nhỏ, chiếm 2/3 số đảo của cả nước. Đặc biệt hơn thế,
trong lòng biển Quảng Ninh còn chứa đựng di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long và nhiều bãi biển đẹp, hấp dẫn. Với những lợi thế về tài nguyên du lịch biển

1
đảo, thời gian qua, Quảng Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, mời
gọi các nhà đầu tư, hình thành các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng ven biển, mở rộng
không gian du lịch. Trong đó, có nhiều khu du lịch ven biển đã đi vào hoạt động và khai
thác như: Khu du lịch giải trí quốc tế Tuần Châu, khu công viên quốc tế Hoàng Gia, Trà
Cổ – Móng Cái, Quan Lạn, Minh Châu, Bãi Dài – Vân Đồn…
Tuy nhiên, Quảng Ninh mang đặc thù khí hậu miền Bắc, có đủ bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông. Do đó du lịch biển ở đây chỉ phát huy được từ tháng 4 đến hết tháng 7,
còn du lịch lễ hội kết hợp khám phá di tích thường nở rộ từ cuối mùa đông cho đến hết
mùa xuân.

Điều đáng nói, hiện nay, hầu hết các khu du lịch biển của Quảng Ninh vẫn hoạt
động theo tính chất thời vụ, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp chưa tương xứng với tiềm
năng. Nhiều khu du lịch biển chỉ hoạt động trong vòng vài tháng vào dịp hè, chủ yếu
phục vụ khách nội địa, còn lại các mùa khác trong năm hầu như rất vắng khách.

Là một trong những trung tâm du lịch lớn của Quảng Ninh, bao gồm 1969 hòn
đảo lớn nhỏ, vịnh Hạ Long được đánh giá như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ. Với
những giá trị về văn hoá, địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công
nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên
nhiên thế giới, đây không những là niềm tự hào của Quảng Ninh mà còn khẳng định vị
thế và hình ảnh của Việt Nam trên thế giới.

Mặc dù là một khu du lịch biển lớn của Quảng Ninh với rất nhiều tiềm năng phát
triển, tuy nhiên du lịch Hạ Long cũng chỉ tập trung lượng khách nội địa vào các tháng hè
và tháng 11, tháng 12 đối với khách quốc tế. Các tháng còn lại rất vắng khách. Thêm nữa, trên
thực tế, vẫn còn không ít đơn vị làm kinh doanh du lịch theo kiểu “chộp giật” gây không ít
phiền toái cho du khách, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh thương hiệu chung của du lịch
Hạ Long...

Hoạt động du lịch Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung bị ảnh hưởng
sâu sắc bởi tính thời vụ. Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lý, hoạch định chính
sách và các nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này các nghiên cứu về tính
thời vụ trong của du lịch Quảng Ninh chỉ dừng lại ở một số bài viết trên các tạp chí hoặc
những cố gắng riêng lẻ của các doanh nghiệp mà chưa có một nghiên cứu chuyên sâu

2
nào để đưa ra những luận cứ khoa học về bản chất, nguyên nhân hình thành, hướng tác
động cũng như các giải pháp giảm thiểu tác động của tính thời vụ du lịch. Vấn đề đặt ra
là xác định được những yếu tố chính của hiện tượng này làm cơ sở cho việc đề xuất các
biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch. Chính vì vậy việc
nghiên cứu tính thời vụ du lịch không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực
tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch biển Quảng Ninh. Với lý do như vậy, tác giả đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ
đến du lịch Quảng Ninh.” Và trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động du lịch biển
Hạ Long để tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đó.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ du lịch
đến hoạt động du lịch Hạ Long, Quảng Ninh. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm
thiểu sự tác động bất lợi của tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch Hạ
Long.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết một số nhiệm vụ
sau:

- Nghiên cứu tổng quan lý luận về tính thời vụ du lịch.

- Khảo sát thực tế và xác định thời vụ du lịch Hạ Long, Quảng Ninh. Thu thập
phân tích các số liệu về hoạt động kinh doanh du lịch Hạ Long, xác định các nhân tố
chính gây lên tính thời vụ du lịch ở Hạ Long, mức độ ảnh hưởng bất lợi của tính thời
vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tính thời vu du
lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch Hạ Long.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

3
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính thời vụ du lịch và ảnh hưởng bất lợi của
tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về nguồn lực và thời gian, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch Quảng
Ninh là một vấn đề rộng lớn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu điển hình là tính thời vụ của du lịch Hạ Long và những tác động tiêu cực
của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch biển Hạ Long.

- Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn nghiên cứu và khảo sát trung tâm du
lịch biển Hạ Long là nơi chiếm phần lớn lượng khách du lịch trong toàn tỉnh và đây
cũng là nơi chịu tác động sâu sắc của tính thời vụ nhất là vào mùa cao điểm.

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp trong thời
gian 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2013
– 2015 và những năm tiếp theo.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tính thời vụ được hiểu là sự mất cân đối về “cung” và “cầu du lịch” trong một
không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số
lượng khách, mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịch và tính hấp dẫn của điểm
du lịch. Tính thời vụ gây nên những khó khăn trong kinh doanh du lịch, duy trì đội ngũ
cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nên những rủi ro hoặc tạo nên sự quá tải về cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch trong mùa du lịch và ngược lại sự lãng phí cơ sở vật chất trong
mùa vắng khách.

Trên thế giới, đến những năm cuối của thập niên 60, trọng tâm nghiên cứu được
chú ý là nguồn gốc, bản chất và các đặc điểm của tính thời vụ cũng như các yếu tố quyết
định độ dài của mùa du lịch. Trong số các tác giả nghiên

cứu vấn đề tính thời vụ có thể chỉ ra L. Bur, O. Riomer, K. Daneke, V. Hunsiker, N.
Falkovnch...

4
Trong thời kỳ này, các nhà hoạt động du lịch và các tổ chức đặt ra nhiệm vụ làm
giảm thiểu các tác động bất lợi của một vài yếu tố và thực hiện các hoạt động nhằm hạn
chế những dao động của tính thời vụ trong hoạt động của các trung tâm du lịch. Từ đó
Hiệp hội Khách sạn Quốc tế (AIH) đã thành lập Uỷ ban chuyên trách về tính thời vụ
trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Năm 1962 tại Roma đã tổ chức hội nghị của
Liên hiệp quốc về du lịch và lữ hành quốc tế, trong đó đề cập đến các vấn đề của tính
thời vụ.

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hoạt động du lịch của nước ta
bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ du lịch trên bình diện quốc gia nói chung và các điểm du
lịch nói riêng. Ở Việt Nam, cho tới thời điểm này các nghiên cứu về tính thời vụ trong
du lịch có thể kể đến một số đề tài như: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa du lịch
đến hoạt động du lịch ở Việt Nam”1, “ Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính
thời vụ du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang”2,“Nghiên cứu tính thời vụ của hoạt động du
lịch biển Đồ Sơn” 3... Nhiều tạp chí, sách báo, website, cũng đề cập đến tính thời vụ và
ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch.

Hạ Long, Quảng Ninh là một trung tâm du lịch được đánh giá có nhiều tiềm
năng phát triển du lịch ở vùng Đông Bắc đặc biệt là du lịch biển, không chỉ thu hút
khách du lịch trong nước mà còn có sức hấp dẫn với khách du lịch quốc tế, các nhà đầu
tư, nhà khoa học nghiên cứu về du lịch. Tuy nhiên, du lịch Hạ Long bị ảnh hưởng sâu
sắc của tính thời vụ đặc biệt là những tác động tiêu cực vào mùa cao điểm.

1
Nhưng cho tới thời điểm này các nghiên cứu về tác động tiêu cực của tính thời vụ đối
với du lịch Quảng Ninh chỉ dừng lại ở một số bài viết trên các tạp chí hoặc những cố
gắng riêng lẻ của các doanh nghiệp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đó mà chưa có
một nghiên cứu chuyên sâu nào được công bố.

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

1. Nguyễn Thăng Long, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 1998.

2. TS. Mai Thị Ánh Tuyết, Đề tài NCKH cấp ngành


3. Hoàng Thị Thuỳ Trang, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 2011

5
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận đi trước, đề tài tổng
hợp và hệ thống lại cơ sở lý luận về tính thời vụ, chỉ số đánh giá tính thời vụ, xác định
được các yếu tố hình thành nên tính thời vụ du lịch và mức độ ảnh hưởng của tính thời
vụ du lịch lên hoạt động du lịch.

Về ý nghĩa thực tiễn, việc nghiên tác động tiêu cực của tính thời vụ đối với du
lịch Hạ Long là cơ sở giúp các nhà quản lý, kinh doanh định hướng để nhằm khai thác
tốt lợi thế tiềm năng du lịch Hạ Long vào chính vụ, chủ động chớp lấy cơ hội xúc tiến
mở rộng thị trường, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng cao tạo khả
năng cạnh tranh tốt, thu hút khách đến Hạ Long cả bốn mùa, tăng doanh thu, tạo nhiều
cơ hội việc làm cho nhân dân, nâng cao mức sống, phát triển nhanh Hạ Long sớm trở
thành trung tâm du lịch hấp dẫn.

6. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là các phương pháp thu thập
dữ liệu bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp thu thập dữ liệu sơ
cấp và các phương pháp phân tích dữ liệu như: phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp thống kê so sánh, thông kê liên quan với các công cụ phân tích là phần mềm thống
kê Excel.

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn
bao gồm:

* Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu

Thu thập số liệu, tài liệu của cơ quan quản lý nhà nước, của Bộ văn hoá thể thao
và du lịch về số lượng khách, doanh thu, công suất sử dụng phòng qua các tháng, các
báo cáo về phát triển du lịch biển Quảng Ninh…

Thu thập các số liệu, tài liệu tại cơ quan quản lý cấp địa phương phục vụ cho
tìm hiểu, nhận định ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch và
cuộc sống của người dân địa phương.

* Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân

6
Người viết đã thực hiện phỏng vấn có sự tham gia thảo luận của người khách du
lịch và người làm du lịch về các vấn đề liên quan tới tính thời vụ du lịch. Một số tác
động bất lợi của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch và dân cư sở tại, những
biện pháp đã thực hiện để góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đó…) cũng được
người viết và người làm du lịch tham gia thảo luận, trao đổi một cách khách quan.

* Phương pháp khảo sát thực địa

Người viết trực tiếp đến Hạ Long quan sát thực tế về tình hình hoạt động du
lịch và ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh, đến khách du lịch, đến
môi trường và an ninh trật tự nhất là vào mùa cao điểm, dịp cuối tuần và các ngày lễ
30/4, 1/5 và 2/9. (học viên đã đến các điểm như Bãi tắm Thanh Niên, Cảng tàu du
lịch, Khu du lịch Bãi Cháy)

* Phương pháp phỏng vấn theo phiếu điều tra

Người viết xây dựng bảng hỏi tiến hành điều tra phỏng vấn các đối tượng là
khách du lịch và người làm du lịch để có số liệu thông tin, đánh giá về tác động tiêu
cực của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch Hạ Long, Quảng Ninh.

7. Cấu trúc của luận văn

Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận,
nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tính thời vụ trong du lịch

Chương 2: Tác động của tính thời vụ đối với du lịch Quảng Ninh

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của tính
thời vụ đến du lịch Quảng Ninh.

References
Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Một số văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ và khai thác
Vịnh Hạ Long, NXB Thế Giới, 2003.

7
2. Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới, NXB Thế
Giới, 2002.

3. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (2009), Báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi trường
Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
4. Ban quản lý Vịnh (2009), Tăng cường công tác bảo vệ môi trường du lịch Vịnh
Hạ Long, Quảng Ninh.
5. Lê Trọng Bình (2010) Một số giải pháp phát triển du lịch biển và ven biển Việt
Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam
6. Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch (2008), Tài liệu khóa tập huấn về
bảo vệ môi trường du lịch cho cán bộ quản lý về du lịch, Hà Nội.
7. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Bộ KHCN & MT – UBND) (2010), Báo
cáo nghiên cứu quản lý môi trường Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
8. Lê Thành Đạt, Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò, Đề án kinh tế du
lịch – 2008.
9. Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hoà, Kinh tế du lịch, NXB Lao động – xã hội,
2004
10. Vũ Mạnh Hà, Giáo trình Thống kê du lịch, Hà Nội - 2008.
11. TS. Phạm Xuân Hậu, ThS. Trần Thị Bích Hằng , Thực trạng phát triển bền vững du
lịch biển ở phía Bắc Việt Nam.

12. Nguyễn Ngọc Khánh và những người khác (1998), Đánh giá tác động môi trường
cho phát triển du lịch Hạ Long, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, tái bản lần thứ
nhất, NXB Giáo Dục.

15. Th.s Trần Ngọc Nam, Trần Huy Hoàng (2005), Marketing du lịch, NXB trẻ, TP Hồ
Chí Minh.

16. TS. Lê Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống kê,
Hà Nội.

17. Ths. Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Giáo trình thống kê du lịch, NXB Hà Nội, 2005.

8
18. Quốc hội nước CHXHXN VN, Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, 2007.

19. Sở Du lịch Quảng Ninh (2010), Kiến nghị trung ương về tổ chức thực hiện điểm
chiến lược biển Việt Nam tại vùng ven biển và biển đảo Quảng Ninh, UBND Tỉnh
Quảng Ninh.
20. Sở du lịch Quảng Ninh(2020), Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long – Cẩm
Phả - Yên Hưng đến năm 2015 và định hướng đến 2020,Quảng Ninh.
21. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG HN, 2006.

22. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam, in lần thứ 7, Hà Nội - 2006.

23. UBND tỉnh Quảng Ninh (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng
Ninh thời kì 2001 – 2010.

24. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

9
10

You might also like