Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BT 11.

27
Công ty Thiên Tân đã ghi nhận sai nguyên giá TSCĐ mua ngày 5/5/200X-1. Nguyên giá
đúng phải là 30.000.000.000đ (không phải 10.500.000.000đ như đã ghi), nên chi phí khấu
hao đã bị tính sai.
Bút toán điều chỉnh: điều chỉnh dựa trên số dư.
1. Điều chỉnh nguyên giá TSCĐ và nợ phải trả:
Nợ TK TSCĐ 19.500.000.000
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ 1.500.000.000
Nợ TK Chi phí tài chính 1.400.000.000
Có TK Phải trả cho nhà cung cấp 22.400.000.000
2. Điều chỉnh chi phí khấu hao:
- Chi phí khấu hao phải trích:
30.000.000.000x20%x10/12= 5.000.000.000(a)
- Mức khấu hao đã trích:
10.500.000.000x20%x10/12= 1.750.000.000(b)
- Mức khấu hao cần phải trích thêm (a-b) =3.250.000.000
* Bút toán điều chỉnh
Nợ TK Chi phí bán hàng 3.250.000.000
Có TK Hao mòn TSCĐ 3.250.000.000
BT 11.28
a. Sai sót của năm đầu tiên khi không ghi nhận các TSCĐ mà đưa thẳng vào chi phí
sẽ ảnh hưởng đến BCTC của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200X nếu các
TSCĐ này có thời gian hữu dụng trên 3 năm. Cụ thể là:
- TSCĐ bị giảm xuống với số tiền bằng với giá trị còn lại của các TSCĐ không
được hạch toán.
- Lợi nhuận chưa phân phối sẽ giảm tương ứng với số tiền trên.
- Chi phí sản xuất kinh doanh năm 200X sẽ bị thiếu chi phí khấu hao của các TSCĐ
không được hạch toán.
b. Nếu kiểm toán viên Hùng không kiểm tra số dư đầu kỳ, phạm vi kiểm toán sẽ bị
giới hạn. Kiểm toán viên Hùng chỉ có thể đồng ý với ông Toàn khi:
- Các TSCĐ không được hạch toán có thời gian hữu dụng từ 3 năm trở xuống hoặc
giá trị còn lại của các TSCĐ này không trọng yếu. Lúc này, dù phạm vi kiểm toán
bị giới hạn nhưng không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC nên kiểm toán viên
Hùng vẫn có thể kiểm toán như bình thường.
- Giới hạn về phạm vi kiểm toán tuy trọng yếu nhưng chưa đủ dẫn đến ý kiến từ
chối, kiểm toán viên Hùng vẫn có thể nhận lời, tuy nhiên nên lưu ý ông Toàn về
khả năng dẫn đến một báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ.
c. Các thủ tục kiểm toán cần thiết:
- TH này số dư đầu kỳ TSCĐ có khả năng không đầy đủ. Do đó, kiểm toán viên
Hùng cần rà soát lại các chi phí của các niên độ trước để phát hiện các chi phí cần
được ghi nhận vào tài sản; xem xét tình trạng hiện tại của tài sản để lựa chọn
phương pháp khấu hao phù hợp, qua đó xác định đúng giá trị còn lại.
- Kiểm kê TSCĐ, trong đó kiểm toán viên cần chú ý chọn những tài sản có giá trị
lớn đang sử dụng trong thực tế để lần đến sổ sách kế toán để xem có được ghi
nhận là TSCĐ hay không. Nếu phát hiện những tài sản giá trị lớn đang sử dụng
nhưng chưa có trong sổ đăng kí TSCĐ, kiểm toán viên cần xác định bản chất của
nghiệp vụ mua các tài sản này và có những điều chỉnh phù hợp.
- Ngoài ra, kiểm toán viên Hùng cũng cần xem lại giá trị TSCĐ trên sổ sách đầu kỳ
xem có được ghi nhận đúng vào các niên độ trước và xác định mức khấu hao phù
hợp trong các trước không?
BT 11.30
1. Thời gian khấu hao thấp hơn thời gian sử dụng thực tế của tài sản cố định.
--> Trước mắt cầm xem lại phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp đã đăng ký
với cơ quan Thuế và xem việc áp dụng này có nhất quán, xuyên suốt không ? có
văn bản giải trình hay đề nghị với Cơ quan Thuế về việc thay đổi này không ?
Để đánh giá thời gian khấu hao nhanh hay chậm ở 1 tài sản nào đó thì cần phải
xem xét đến cường độ làm việc của loại tài sản đó (nhật ký vận hành, sử dụng
máy, ...). và để xem có áp dụng nhất quán còn phải so sánh việc số liệu khách hàng
các năm trước và năm hiện tại ở 1 mặt bằng chung (là cùng 1 loại tài sản, loại trừ
những tài sản mới đầu tư trang bị mà không có ở những năm trước).
2. Mua tài sản cố định nhưng lại ghi vào công cụ dụng cụ.
--> Ảnh hưỡng đến việc ghi nhận chi phí không hợp lý, kéo theo việc xác định giá
thành sp hay lợi nhuận kế toán không chính xác. Cần kiểm tra chứng từ, UNC liên
quan đến việc mua bán trang bị, hợp đồng mua bán, loại tài sản, công cụ dụng cụ
để xác định đó là tài sản hay công cụ dụng cụ.
3. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị dùng cho sản xuất tính vào chi phí quản lí.
--> sẽ không phản ánh đúng vào giá thành sản phẩm nếu có. Cần liệt kê danh sách
các tài sản phục vụ cho sản xuất để tính khách hàng lại và so sánh số liệu đó với số
liệu khách hàng của đơn vị nhằm xác định chênh lệch.
Tuy nhiên nếu tài sản vừa phục cho sản xuất vừa phục vụ quản lý doanh nghiệp thì
cần có tỉ lệ phân bổ cho phù hợp dựa trên % tỉ trọng 2 loại chi phí này để xác định
tỉ lệ khấu hao phù hợp ở đơn vị sản xuất và đơn vị quản lí doanh nghiệp và cái này
cần thể hiện trong sổ sách tính toán hoặc quy chế của hệ thống kiểm soát nội bộ
của doanh nghiệp.
4. Nguyên giá tài sản cố định chỉ bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn. Các chi phí
khác liên quan đến TSCĐ (chi phí lắp đặt, chạy thử) được ghi vào chi phí trong kì.
--> Vi phạm chuẩn mực VAS 03 - tài sản cố định.
5. Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá tài sản cố
định.
-- > Trong VAS 03 mục 25: " Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình
nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản
theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ."
Tuy nhiên việc sửa chữa lớn có khả năng làm thay đổi công năng của TSCĐ thì sẽ
được ghi tăng nguyên giá
Cần kiểm tra chứng từ sửa chữa: bảng xác nhận tình trạng hỏng hóc và đề nghị
thay thế sửa chữa, hợp đồng hóa đơn có liên quan, biên bản nghiệm thu việc sửa
chữa để xác định đây là sửa chữa bảo trì hay sửa chữa lớn làm thay đổi công năng
của máy.
Và thủ tục chung là phải kiểm tra sổ tài sản và các thẻ tài sản ở các phòng ban, nhà
xưởng, biên bản kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, quyết định giao quản lý tài sản
của BGĐ cho các phòng ban (nếu có). Và bằng chứng quan trọng hơn là việc tham
gia và chứng kiến kiểm kê TSCĐ ở cuối niên độ để xác định tiến hiện hữu của loại
tài sản này trên BCTC.

You might also like