Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

BỘ CÂU HỎI TEST GHP MODULE THẦN KINH

ÁNH DƯƠNG
Câu 1: Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán chấn thương cột sống: thoái
hóa đốt sống ngực 7. Hỏi bệnh nhân có thể bị tổn thương khoanh tủy nào?
A. Khoanh tủy ngực 4
B. Khoanh tủy ngực 7
C. Khoanh tủy ngực 10
D. Khoanh tủy thắt lưng 1
Giải thích: Giáo trình thần kinh trang 14
Trên lâm sàng, để đánh giá tổn thương tủy khi có chấn thương ở cột sống thì đốt
với:
- Vùng đốt sống cổ (C1-C7), khi sờ thấy mỏm gai đốt sống, muốn biết khoanh
tủy ngang mức với nó thì cộng thêm 1
- Vùng đốt sống ngực trên (Th1-Th5) cộng thêm 2
- Vùng ngực dưới (Th6-Th10) cộng thêm 3
- Riêng đốt Th11 và khoảng liên gai ngay dưới liên quan với đoạn tủy của 3
đôi thắt lưng 3,4,5
- Mỏm gai đốt sống Th12 và khoảng liên gai ngay dưới liên quan với nguyên
ủy các đôi dây sống cùng.
 BN bị tổn thương đs ngực 7 (vùng ngực dưới)  khoanh tủy bị tổn
thương: 7+3=10
Câu 2: Khi cắt ngang qua nhân nước bọt dưới ở hành não người trưởng thành,
sẽ không thấy được nhân:
A. Nhân hạ thiệt
B. Nhân lang thang
C. Nhân hoài nghi
D. Nhân đỏ
Giải thích: Gtr trang 18: Chất xám hành não có sự thay đổi so với tủy sống:
- Ở sừng trước: bó tháp từ trên xuống 1/3 dưới hành não chia 2 phần, phần lớn
bắt chéo bên đối diện, chặt đứt sừng trước làm đôi
+ Nhân trước ngoài: Phần lớn tách khỏi chất xám để trở thành nhân hoài
nghi (Nhân vận động dây 9,10,11), phần không bị tách rời sẽ trở thành nhân
vận động dây 7 và dây 5
+ Nhân trước trong lấn vào giữa khi sừng sau toạc rộng ra tạo thành nhân
vận động dây 12 hành não
- Sừng sau: toạc rộng ra, phần chất xám còn lại dàn thành hàng ngang ở nền
não thất IV, dồn phần còn lại sừng trước vào giữa. Do đó từ giữa ra 2 bên
có:
+ Nhân vận động dây XII
+ Nhân bên tạo thành nhân thực vật dây X (nhân tâm phế vị tràng), dây IX
(nhân nước bọt dưới), nhân nước bọt trên dây VII’, nhân lệ tỵ dây VII, nhân
đồng tử dây III...
 Cắt ngang qua hành não thấy được nhân hạ thiệt (XII), nhân lang thang
(X), nhân hoài nghi(nhân vận động IX,X,XI)
- Nhân đỏ là nhân mới phát sinh ở Trung não  cắt qua hành não không thấy
nhân này.
Câu 3: Nếu cắt ngang qua vị trí nào của não thì con vật có trạng thái duỗi cứng
mất não: trương lực các cơ đều tăng, cơ duỗi khỏe hơn cơ gấp nên con vật ở tư
thế duỗi:
A. Dưới trung não và trên hành não
B. Dưới hành não và trên tủy sống
C. Dưới đại não và trên gian não
D. Dưới đại não và trên tiểu não
Giải thích: Thí nghiệm sinh lý trên thỏ:
- Trương lực cơ bản chất là một phản xạ tủy, nhưng phản xạ này chịu ảnh
hưởng điều hòa của các phần khác của hệ thần kinh trung ương như tiểu não,
vỏ não, cấu trúc lưới...
- Riêng hành não có nhân tiền đình có tác dụng làm tăng trương lực cơ.
- Ở não giữa có nhân đỏ, các xung thần kinh phát ra từ nhân đỏ ức chế trương
lực cơ, làm cho cơ thể hoạt động mềm mại.
- Cắt ngang qua não thỏ giữa nhân đỏ và nhân tiền đình → đứt con đường
dẫn truyền từ nhân đỏ ở não giữa với tủy sống → nhân tiền đình thoát khỏi
ảnh hưởng của nhân đỏ → tăng trương lực cơ → hiện tượng duỗi cứng mất
não.(làm mất tác dụng của nhân đỏ)
Câu 4: Tổn thương dải Reil giữa gây ra hậu quả gì?
A. Liệt chi bên đối diện
B. Mất cảm giác sâu có ý thức bên đối diện
C. Mất cảm giác đau, nóng lạnh cùng bên
D. Mất cảm giác sờ mó thô sơ cùng bên
Giải thích:
- Dải Reil giữa hình thành do: Bó Goll và bó Burdach từ tủy đi lên hành não
tới dừng ở nhân Goll và nhân Burdach (chêm), nhân Fonmonacov, rồi từ đó
các sợi bắt chéo đường giữa lên tới phía trên hành não chập lại thành dải
Reil giữa đi lên cầu não, trung não.
- Bó Goll và bó Burdach là đường dẫn truyền cảm giác của sợi cảm giác xúc
giác tinh tế, cảm giác sâu có ý thức (rung, va chạm trên da, cảm giác về vị
trí, áp suất).

Câu 5: Sự biến đổi cấu trúc từ tủy sống lên hành não bao gồm những nguyên
nhân nào, ngoại trừ?
A. Sự hình thành của não thất ba
B. Sự bắt chéo của bó tháp
C. Sự hình thành các nhân dây thần kinh sọ
D. Sự xuất hiện các nhóm nhân phức tạp, nối tiếp nhau, có phần nằm dọc theo
tổ chức lưới
Giải thích: Gtr TK trang 17: Hành não có cấu trúc phức tạp do nhiều nguyên nhân:
- Sự mất dần cột sau (Cột nhân thon, nhân chêm) ở tủy sống
- Sự bắt chéo vận động và cảm giác
- Sự hình thành não thất IV
- Do có nhiều nhân mới phát sinh thêm : nhân dây TK sọ, nhân mới xuất hiện:
nhân trám hành...

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của Tiểu não?
A. Chất trắng ở trong, chất xám ở ngoài.
B. Có những rãnh sâu chia tiểu não thành nhiều thùy, các lá tiểu não.
C. Vỏ tiểu não từ ngoài vào trong có 4 lớp
D. Chất trắng bao gồm những sợi thần kinh có myelin tận hết ở nhân xám dưới
vỏ tiểu não.
Giải thích: Gtrinh TK trang 21,22
- Tiểu não giống Đại não: Chất xám ngoài, chất trắng trong. Trong chất trắng
có 1 số nhân xám  A đúng
- Bề mặt tiểu não không bằng phẳng, có những rãnh sâu chia tiểu não thành
nhiều thùy, những rãnh nông chia tiểu thùy thành lá tiểu não  B đúng
- Vỏ tiểu não từ ngoài vào trong có 3 lớp: Lớp phân tử , lớp TB Purkinje, Lớp
hạt  C sai
- Chất trắng cấu tạo bởi các sợi Tk có myelin (tất cả mọi nơi). Các sợi đều tận
hết ở nhân xám dưới vỏ (Bó TN thẳng, chéo đi tới vỏ TN rồi tới nhân răng,
nhân mái. 2 cuống TN trên, giữa cũng tới vỏ TN, rồi các thớ này lại từ vỏ tới
nhân).  D đúng

Câu 7: Bệnh nhân bị tổn thương phần mặt ngoài đồi thị dính vào bán cầu đại
não cùng bên thì có thể có những biểu hiện nào, ngoại trừ?
A. Liệt toàn bộ, liệt đều ở cả tay, chân, mặt
B. Liệt đối bên với bên tổn thương
C. Liệt kèm rối loạn cảm giác (giảm cảm giác, tăng cảm giác đau muộn..)
D. Gây mất thăng bằng.
Giải thích: Giáo trình TK trang 23
Đồi thị là 1 khối chất xám hình xoan giống quả trứng chim bồ câu. Trục đồi thị
hướng ra trước, vào trong. Gồm 4 mặt, 2 đầu:
- Mặt trên: đỉnh ở phía trước có rãnh thị vân và rãnh chéo có ĐRMM não thất
bên nằm
- Mặt dưới: liên quan đến vùng hạ đồi phía trước trong, vùng dưới đồi phía
sau ngoài
- Mặt trong: 1/3 sau liên quan đến củ não sinh tư, 2/3 trước là thành bên não
thất III.
- Mặt ngoài dính vào bán cầu đại não cùng bên, liên quan đến nhân đuôi và
bao trong  tổn thương mặt ngoài đồi thị có thể tổn thương bao trong
A. Do bao trong là nơi toàn bộ các sợi trục vận động tập trung sát lại nhau  tổn
thương bao trong sẽ tổn thương toàn bộ sợi trục vận động: liệt toàn bộ, đồng đều ở
cả mặt, chân, tay.
B. Do tổn thương các sợi thần kinh ở bao trong thuộc neuron trung ướng  liệt đối
bên
C. Do đồi thị là chặng dừng của mọi đường cảm giác trước khi lên vỏ não  Tổn
thương đồi thị gây mất cảm giác
D. Chức năng thăng bằng điều hòa cử động của tiểu não  Bệnh nhân bị tổn
thương bao trong, đồi thị thôi không liên quan đến tiểu não nên ko bị tổn thương.

Câu 8: Thành phần nào sau đâu nằm ở vùng sau đồi thị?
A. Giao thị, tuyến yên, nhân thể vú, dây thần kinh III
B. Thể chai, vòm não, vách trong suốt, não thất bên
C. Lồi não trên, lỗi não dưới, thể gối trong, thể gối ngoài
D. Tuyến tùng và 2 cuống tuyến tùng.
Giải thích: Giáo trình trang 24
Gian não gồm não thất III, đồi thị và vùng quanh đồi
Vùng quanh đồi gồm 4 vùng:
- Vùng trên đồi thị: Có tuyến tùng, 2 cuống tuyến tùng, thể chai, vòm não,
vách trong suốt, não thất bên
- Vùng sau thị: 4 thể gối với các củ não sinh tư
- Vùng dưới thị: đè lên cuống đại não, nằm sau ngoài đồi thị, ngăn cách với
vùng hạ đồi bởi cột vòm.
- Vùng hạ đồi: Vùng trước nhấn của gian não: Từ bờ sau củ núm vú  rãnh
giao thoa thị giác, củ xám, phễu và tuyến yên...

Câu 9: Chứng athetose (múa vờn) là biểu hiện của tổn thương
A. Nhân bèo sẫm
B. Nhân cầu nhạt
C. Tổn thương chất đen của vòng nhân đậu
D. Nhân trước tường (Nhân vách)
Giải thích: Giáo trình thần kinh trang 25
Chất xám BC ĐN gồm vỏ não và nhân xám dưới vỏ (khối thể vân). Thể vân gồm
có:
- Nhân đuôi
- Nhân bèo: bèo sẫm, bèo nhạt
- Nhân trước tường hay nhân vách
- Chức năng thể vân: trung khu vận động dưới vỏ. Cựu thể vân (bèo nhạt)
kiểm soát sự cường cơ và phối hợp động tác; khi tổn thương bị co cứng cơ
(bệnh Parkinson). Tân thể vân (nhân đuôi và bèo sẫm): kiểm soát hoạt động
của cựu thể vân; tổn thương độ cường cơ giảm, cử động rối loạn (múa giật,
múa vờn).
Chất đen liên hệ với nhân đậu thông qua chất truyền đạt trung gian là
dopamin -> Tổn thương đường liên hệ này  tổn thương chất đen
(substantia nigra) làm giảm chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Điều này
gây ra sự gia tăng chung, tăng dần trương lực cơ  Parkinson
THANH NGÂN
(Hiểu) 1. Nếu bị tắc lỗ Monro, dịch não tủy sẽ bị ứ lại ở?
A. Não thất bên
B. Não thất III
C. Não thất IV
D. Ống nội tủy
Giải thích:
Theo lưu thông dịch não tủy, dịch từ não thất bên qua lỗ monro vào buồng não thất
III, qua cống sylvius xuống buồng não thất IV. Từ đây qua các lỗ của màng mái
não thất IV để chảy vào khoang dưới nhện của não và khoang dưới nhện của tủy
sống. Một phần rất nhỏ chảy vào trong ống nội tủy
 Do đó, nếu tắc lỗ Monro, dịch não tủy bị ứ lại ở não thất bên

(Vận dụng) 2. Một bệnh nhân 25 tuổi trong quá trình làm việc bị chấn thương
phần đầu. Anh này không quan tâm cho đến khi xuất hiện các triệu chứng mệt
mỏi và rất đau đầu, cơ thể gần như không giữ được thăng bằng trong quá trình
hoạt động, được chẩn đoán não úng tuỷ. Có thể sử dụng biện pháp chữa trị nào
sau đây?
A. Chọc lấy mẫu dịch não tuỷ
B. Siêu âm
C. Thẩm phân phúc mạc
D. Chọc ống thắt lưng
Giải thích:
Thẩm phân phúc mạc là phương pháp dẫn lưu dịch vào ổ bụng. Do phúc mạc có
khả năng hấp thụ dịch tốt => đây là phương pháp chữa trị hữu ích

(Hiểu) 3. Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán xuất huyết dưới nhện. Vị trí
xuất huyết của bệnh nhân là?
A. Giữa màng cứng và hộp sọ
B. Giữa màng cứng và màng nhện
C. Giữa màng nhện và màng nuôi
D. Giữa màng nuôi và bán cầu não

(Vận dụng) 4. Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán có khối máu tụ ngoài
màng cứng. Theo nghiên cứu lâm sàng, khối máu tụ ngoài màng cứng thường
xuất hiện ở vùng thái dương . Hãy giải thích tại sao?
A. Màng cứng không dính vào xương, động mạch não giữa tách nhánh đi vào
các rãnh vùng thái dương
B. Màng cứng ít dính vào xương, động mạch não giữa tách nhánh đi vào các
rãnh vùng thái dương
C. Màng cứng không dính vào xương, động mạch màng não giữa tách
nhánh đi vào các rãnh vùng thái dương
D. Màng cứng ít dính vào xương, động mạch màng não giữa tách nhánh đi vào
các rãnh vùng thái dương
Giải thích: màng cứng không dính vào xương ở vùng thái dương nên dễ bóc tách.
Động mạch màng não giữa tách các nhánh đi vào các rãnh vùng thái dương nên khi
chấn thương làm đứt các nhánh này, màng cứng dai khó rách do đó gây chảy máu
ngoài màng cứng

(Vận dụng cao) 5. Một bệnh nhân vào viện có các triệu chứng như sau yếu
chân, tay; không kiểm soát được vận động của tay, chân, Mờ mắt trong 3 giờ,
không nói được, lú lẫn, khó nuốt. Nguyên nhân có thể nghĩ tới là do?
A. Hẹp động mạch cảnh
B. Hẹp động mạch hầu lên
C. Phình động mạch chủ
D. Phình động mạch hầu lên
Giải thích:
1. Động mạch cảnh trong cấp máu phần lớn bán cầu đại não, cấp máu cho mắt
và các phần phụ của mắt
2. Phình động mạch chủ đa phần diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng,
thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe hoặc nhiều khi bệnh nhân
tự sờ thấy khối ở bụng rồi đi khám.

(Vận dụng)6. Một bệnh nhân có cảm giác mạch sau gáy đập mạnh mỗi khi ngủ
kèm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Nguyên nhân có thể nghĩ tới là?
A. Thiểu sản động mạch thông trước
B. Thiểu sản động mạch thông sau
C. Thiểu sản động mạch não chủ
D. Thiểu sản động mạch mắt
Bổ sung thông tin bệnh:
Thiểu sản động mạch thông sau hai bên, đây là bệnh lý bẩm sinh, nó thường có
tuần hoàn bàng hệ (những mạch máu khác) đến nuôi dưỡng vùng não do 2 động
mạch này chi phối thay thế cho sự thiểu sản này (nhưng thường động mạch thông
sau chỉ để nối thông động mạch não sau và động mạch cảnh trong tạo nên đa giác
Willis). Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác mạch sau gáy đập
mạnh mỗi khi ngủ
THẮNG
Câu 1: Phân loại neuron theo cấu trúc thì các neuron ở não và tủy sống thuộc
loại?
A. Neuron đa cực B. Neuron hai cực
C. Neuron đơn cực D. Neuron giả một cực
Đáp án A
Câu 2: Phân loại neuron theo cấu trúc thì các neuron ở võng mạc mắt, tai trong
và vùng khứu giác của não thuộc loại?
A. Neuron đa cực B. Neuron hai cực
C. Neuron đơn cực D. Neuron giả một cực
Đáp án B
Câu 3: Phân loại neuron theo cấu trúc thì các neuron ở tế bào hạch rễ sau
thuộc?
A. Neuron đa cực B. Neuron hai cực
C. Neuron đơn cực D. Neuron giả một cực
Đáp án D
Câu 4: Phân loại neuron theo cấu trúc thì các neuron gian đốt sống thuộc loại?
A. Neuron đa cực B. Neuron hai cực
C. Neuron đơn cực D. Neuron giả một cực
Đáp án C
Câu 5: Tại sao rễ thần kinh hay bị tổn thương một cách chọn lọc do:
A. Chất collagen ở các rễ thần kinh thưa thớt hơn so với ở thân dây thần kinh
B. Chất collagen ở các rễ thần kinh dày đặc hơn so với ở thân dây thần kinh
C. Chất collagen chỉ có ở thân dây thần kinh
D. Chất collagen chỉ có ở rễ dây thần kinh
Đáp án: A. Giáo trình trang 79
Câu 6: Trong các loại tế bào thần kinh đệm, chức năng của tế bào ống nội tủy
là:
A. Lưu thông, sản xuất dịch não tủy B. Tạo hàng rào máu – não
C. Thực bào D. Tạo thành bao myelin
Đáp án: A
Câu 7: Trong các loại tế bào thần kinh đệm, chức năng của tế bào hình sao là:
A. Lưu thông, sản xuất dịch não tủy B. Tạo hàng rào máu – não
C. Thực bào D. Tạo thành bao myelin
Đáp án: B. Giáo trình trang 79,80
Câu 8: Trong các loại tế bào thần kinh đệm, chức năng của vi tế bào đệm là:
A. Lưu thông, sản xuất dịch não tủy B. Tạo hàng rào máu – não
C. Thực bào D. Tạo thành bao myelin
Đáp án: C
Câu 9: Trong các loại tế bào thần kinh đệm, chức năng của tế bào ít nhánh là:
A. Lưu thông, sản xuất dịch não tủy B. Tạo hàng rào máu – não
C. Thực bào D. Tạo thành bao myelin
Đáp án: D
Câu 10: Chức năng chung của các tế bào thần kinh đệm là:
A. Sản xuất, lưu thông dịch não tủy B. Tạo hàng rào máu – não
C. Bảo vệ sợi trục D. Tái hấp thu các chất truyền đạt thần kinh
Đáp án D
Câu 11: Đâu không phải chức năng của tế bào Schwann:
A. Bảo vệ sợi trục khỏi dịch gian bào B. Hỗ trợ quá trình biệt hóa tế bào thần kinh
C. Định hướng phát triển hướng đi của sợi trục D. Tạo hàng rào máu – não
Đáp án: D
Câu 12: Tại sao trẻ thường bắt đầu biết đi từ khoảng 2 tuổi?
A. Từ 2 tuổi sự myelin hóa các sợi thần kinh mới bắt đầu
B. Sự myelin hóa các sợi vận động xảy ra vào khoảng 2 tuổi trước sợi bó gai
tiểu não được myelin hóa
C. Sự myelin hóa các sợi vận động xảy ra vào khoảng 2 tuổi ngay sau khi các
sợi cảm giác được myelin hóa
D. Sự myelin hóa các sợi vận động xảy ra sau cùng vào khoảng 2 tuổi
Đáp án: D. Giáo trình trang 77
Câu 13: Phát biểu nào ĐÚNG khi nói về sự vận chuyển trong sợi trục và sợi gai
A. Vận chuyển theo hướng ly tâm nhờ protein Dynein
B. Vận chuyển theo hướng hướng tâm nhờ protein Kinesin
C. Các tiểu quan, túi nhỏ vận chuyển theo hướng ly tâm còn yếu tố tăng trưởng
thần kinh vận chuyển theo hướng hướng tâm
D. Sự vận chuyển các chất trong sợi trục chỉ giúp duy trì sự tồn tại của tổ chức
do nó chi phối
Đáp án: C. Giáo trình trang 78
Câu 14: Phát biểu SAI khi nói về chất dẫn truyền thần kinh
ACETYLCHOLINE:
A. Tổng hợp nhờ enzym Cholin Acetyltransferase có mặt trong bào tương
B. Cholin được lấy chủ yếu từ thức ăn
C. Acetyl CoA được tổng hợp từ acetat và CoA
D. Sự tổng hợp Acetyl CoA bên trong các ty thể
Đáp án: C. Tế bào thần kinh không tổng hợp Acetyl CoA từ acetat và CoA vì các
tế bào thần kinh không có enzym acetyl CoA synthetase.
Câu 15: Một bệnh nhân nam vào viện với triệu chứng tăng huyết áp, nhịp tim
nhanh, qua kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu
bệnh nhân có lượng VMA tăng (> 5mg/ngày). Giải thích nào phù hợp với kết
quả tăng VMA trong nước tiểu của bệnh nhân?
A. Là suy tuyến tủy thượng thận, VMA là Catecholamine bị phân hủy bởi
MAO
B. Là u tuyến tủy thượng thận, VMA là Catecholamine bị phân hủy bởi COMT
C. Là u tuyến tủy thượng thận, VMA là Catecholamine bị phân hủy bởi MAO
D. Là suy tuyến tủy thượng thận, VMA là Catecholamine bị phân hủy bởi
COMT
Đáp án: C. U tủy thượng thận  Tăng sản xuất Catecholamine  Tăng thoái hóa
 Tăng đào thải. Mà Catecholamine sẽ đào thải 20 – 40 % dưới dạng Metanephrin
và Normetanephrin do tác dụng của COMT, còn 60 – 80% còn lại dưới dạng VMA
do tác dụng của MAO. Giáo trình trang 97
Câu 16: Chất truyền đạt thần kinh nào sau đây chủ yếu được chấm dứt tín hiệu
thần kinh bằng cách tái hấp thu vào cúc tận cùng và tái sử dụng?
A. Norepinephrine B. Serotonin
C. Vasopressin D. Endorphin
Đáp án: A. Đầu tiên các chất được tái hấp thu phải là chất truyền đạt thần kinh có
phân tử nhỏ (như là acetylcholin, carecholamie, GABA, serotonin, glycine). Các
chất truyền đạt thần kinh có phân tử lớn (như là Endorphin, vasopressin,
encephalin, neurotensin, chất P, gastrin, …) thường thoái hóa theo con đường
khác. Trong 2 chất truyền đạt thần kinh có phân tử nhỏ, con đường thoái hóa chủ
yếu của serotonin là khử amin oxy hóa bởi MAO. Còn phần lớn Norepinephrine
được tái nhập màng nhờ NET và trở lại các túi dự trữ nhờ VMAT2 để tái sử dụng
Câu 17: Tác dụng của Serotonin lên thụ thể 5HT – 2 là:
A. Tăng tính thấm với K+ B. Tăng tính thấm với Cl-
C. Giảm tính thấm với K+ D. Tăng Na+ đi vào và K+ ra
Đáp án: C. Serotonin tác dụng lên nhiều loại thụ thể
+, 5HT – 1A: Tăng tính thấm với K+
+, 5HT – 1C: Tăng tính thấm với Cl-
 Ức chế màng sau synap
+, 5HT – 2: Giảm tính thấm với K+
+, 5HT – 3: Tăng Na+ đi vào cùng K+ đi ra
 Kích thích màng sau synap
HOÀNG LONG
Câu 1. Đặc điểm đúng về U sao bào lông
A. U sao bào lông là typ có khả năng tiến triển ác tính nhất trong các loại u sao
bào biệt hóa rõ
B. Thường gặp khối u ở vùng trên lều
C. Mạch máu có thể kính hóa, dày lên tuy nhiên không phải do tăng sinh nội
mao mạch
D. Mật độ tế bào cao tạo thành vùng đặc
Đáp án: C (gt trang 304)
 Đây là typ lành tính nhất trong các loại u sao bào biệt hóa rõ (U sao bào lông
là u duy nhất ở độ I theo phân loại WHO – slide cô)
 Khối u này thường gặp ở vùng dưới lều (dưới lều tiểu não)
 Vùng đặc trong u sao bào lông không phải do nhiều tế bào mà là do các
nhánh bào tương của tế bào tỏa ra tạo thành nền chất đặc bắt màu tím hồng
trong nhuộm H&E

Câu 2. Đâu không là đặc điểm của U sao bào biệt hóa rõ
A. Các typ u đều có mật độ tế bào thấp hoặc trung bình
B. Chỉ cần thấy có tăng nhân chia có thể kết luận U sao bào độ III
C. U sao bào phồng là thể biệt hóa rõ nhất
D. Sợi Rosenthal là đặc trưng của U sao bào lông
Đáp án: C
A,B,D (gt trang 304->306): U sao bào kém biệt hóa  Độ III dù mật độ tế bào hay
hình thái tế bào có giống mô gốc thì nhìn thấy tăng nhân chia có thể xếp luôn vào
độ III (sách và cô giảng)
C: So với cấu trúc vi thể của tb thần kinh đệm bình thường  U sao bào phồng
biệt hóa kém nhất trong các u, được phân vào độ II theo WHO và theo TS.BS
Lánh, trưởng khoa GPB bv Việt Đức thì U sao bào phồng là u cuối độ II đầu độ
III)  Biệt hóa tốt nhất là u sao bào lông xếp vào độ I theo WHO
Câu 3. Bệnh nhân nữ 50 tuổi vào viện vì có khối nổi vồng lên ở sàn miệng. Sau
chụp CT và MRI xác định có một khối u kéo dài từ sàn miệng tới vùng dưới
hàm bên trái. Chỉ định sinh thiết làm mô bệnh học thấy hình ảnh: tăng sản tế
bào mảnh có nhân đậm màu hình lượn sóng cùng với tăng sản tế bào Schwann
sắp xếp thành dải trên nền hồng giàu Collagen, ko thấy hình ảnh nhân chia,
mật độ tế bào thấp. Hình ảnh vi thể này phù hợp nhất với tổn thương nào sau
đây
A. U xơ thần kinh
B. U tế bào Schwann sắp xếp kiểu Antoni B
C. U tế bào Schwann sắp xếp kiểu hỗn hợp
D. U sao bào sợi
Đáp án: A
D  Loại (đọc sách)
Phân biệt A, B, C  U tế bào Schwann có những tế bào hình lượn sóng tuy nhiên
sắp xếp song song (trong Atoni A) hoặc sắp xếp lộn xộn (trong Atoni B). Thêm
nữa Mô đệm trong U tế bào Schwann là mạng sợi võng ko bắt màu hồng thuần
nhất như màu của collagen
Câu 4. Sự khác nhau giữa cơ chế bệnh sinh của Bệnh nhược cơ và hội chứng
nhược cơ
A. Bệnh nhược cơ do cơ chế tự miễn còn hội chứng nhược cơ thì không
B. Bệnh nhược cơ do rối loạn màng sau synap còn hội chứng nhược cơ do rồi
loạn màng trước synap
C. Cả 2 bệnh đều không liên quan tới cơ chế tự miễn
D. Hội chứng nhược cơ do rối loạn màng sau synap còn bệnh nhược cơ do rối
loạn màng trước synap
Đáp án: B (sách 103)
 Cả 2 bệnh đều do cơ chế tự miễn
 Bệnh nhược cơ do kháng thể chặn Ach gắn receptor hoặc kháng thể hủy
receptor nhận Ach hoặc giảm hình thành receptor  Rối loạn màng sau
synap
 Hội chứng nhược cơ do kháng thể kháng kênh calci  Ko khử cực màng 
Các bọc ko xuất bào được  Rối loạn màng trước synap

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về phản xạ H và sóng F
A. Phản xạ H và sóng F đều có thể sử dụng để đánh giá tổn thương ở rễ thần
kinh
B. Phản xạ H có biên độ lớn hơn sóng M khi kích thích với cường độ thấp còn
sóng F có biên độ thấp hơn sóng M
C. Thời gian tiềm của phản xạ H tương đối ổn định còn thời gian tiềm của sóng
F không ổn định
D. Nếu cắt đứt rễ sau tủy sống thì cả sóng F và phản xạ H đều bị dập tắt
Đáp án: D
 A (đọc sách)
 B (nhìn hình C trang 111 và kết hợp đọc phần phản xạ H sẽ hiểu được sóng
H chỉ có khi kích thích dây cảm giác với cường độ thấp  Phản xạ H xuất
hiện với biên độ cao hơn sóng M nhưng khi kích thích với cường độ cao dần
 Sóng H cũng cao lên tuy nhiên đến 1 mức thì nó bị dập tắt còn sóng M lại
cao tối đa)
 C  Phản xạ H là phản xạ ĐƠN SYNAP tức là nó chỉ lquan tới 1 synap 
Kích thích 1 lần hay nhiều lần thì bản chất vẫn là kích thích 1 cái synap đó
nên thời gian tiềm tương đối ổn định còn sóng F liên quan tới nhiều synap
thần kinh cơ  Kích thích nhiều lần thì mỗi 1 synap thần kinh cơ có tốc độ
dẫn truyền khác nhau  Thời gian tiềm cũng biến đổi nhiều.
 Nhìn hình A trang 110  Phản xạ H là 1 phản xạ tủy nguồn xuất hiện là
do kích thích dây cảm giác (vào sừng sau tủy sống)  Đứt rễ sau  Đứt
dây đi vào sừng sau  Sóng H bị dập tắt
 Còn sóng F là do kích thích dây vận động ở sừng trước tủy ko liên quan
tới sừng sau  Đứt sừng sau khi kích thích thần kinh vận động để khảo
sát thì sóng F vẫn xuất hiện  Chọn D

Câu 6. Với kết quả xét nghiệm dịch não tủy: 350TB/mm3 (80% lympho bào, 20%
BCTT), Glucose= 1,4 mmol/L, Protein = 1,2 g/L, Lactat = 14 mmol/L (bt 3
mmol/L), điện giải đồ thấy Cl- = 90mmol/L (bt: 120-130 mmol/L). Kết quả xn
máu: Glucose = 5 mmol/L, Protein Tp = 75g/L. Với kết quả dịch não tủy trên có
thể gợi ý được gì và nên làm gì tiếp theo?
A. Viêm màng não do vi khuẩn, chỉ định làm soi AFB, nuôi cấy và làm PCR
B. Viêm màng não do virus, chỉ định PCR
C. Viêm màng não do vi khuẩn, chỉ định nhuộm Gram và nuôi cấy
D. Viêm màng não do virus, chỉ định tìm IgM và làm PCR
Đáp án: A
Glucose DNT < 50% Glucose HT
Lactat tăng cao
 Khả năng cao ko phải virus  Loại B và D
Cl- giảm nhiều  Nghĩ nhiều tới vk lao  Chọn A
Câu 7. Sinh thiết khối u ở màng não thấy tế bào nhỏ tỉ lệ nhân/ bào tương cao,
tb u xếp thành đám lớn có 16 nhân chia/10 vi trường ở độ phóng đại cao, không
thấy xâm lấn mô não lành. Với đặc điểm vi thể này có thể kết luận khối U màng
não ở bệnh nhân đang ở độ mấy theo phân loại của WHO?
A. Độ I
B. Độ II
C. Độ III
D. Chưa đủ tiêu chuẩn phân độ
Đáp án: B
 Giải thích: Để phân độ khối u màng não theo phân loại của WHO thì dựa
vào 3 tiêu chuẩn (Phải cả 3 tiêu chuẩn (-) thì mới kết luận độ I)
1. Nhân chia (<4 4-19 >20)
2. Xâm nhập não lành (ko có có)
3. Đặc điểm tế bào u (>3 đặc điểm  Độ 2 trở lên. Độ 3 thì chỉ dựa vào nhân
chia >20 hoặc có tế bào loạn sản dạng nhú hoặc dạng cơ vân)
+ mật độ tế bào cao
+ Hoại tử
+ Tăng sinh mạch
+ Đa hình thái nhân
+ U cấu trúc dạng bè, đám

Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây không dùng để làm căn cứ phẩn độ ác tính cho u
tế bào hình sao
A. Nhân chia
B. Mật độ tế bào cao
C. U phá vỏ bọc
D. Đa hình thái nhân
Đáp án: C
Lý thuyết: Căn cứ vào 5 đặc điểm
- Đa hình thái nhân, nhân chia
- Mật độ tế bào
- Hoại tử
- Tăng sinh mạch dạng cuộn (cầu thận)
- Xâm nhập não lành

TUẤN
Câu 1. Receptor của cảm giác nông D gtr114
và cảm giác bản thể không được phân 4 cách phân loại receptor:
loại theo: -theo vị trí: ngoài, trong cơ thể
A. Theo cảm giác mà nó tiếp -theo nguồn kích thích: cơ, nhiệt độ, ánh
nhận sáng
B. Theo tốc độ thích nghi -theo cảm giác nó tiếp nhận
C. Theo nguồn kích thích -theo tốc độ thích nghi:
D. Theo số lượng đáp ứng Chậm : Trương lực, tư thế
Nhanh: Khứu giác, vị giác
Câu 2. Cảm giác xúc giác thô sơ B
được dẫn truyền :
A. Theo bó tủy – đồi thị trước và
bên
B. Theo bó tủy – đồi thị trước
C. Theo bó tủy – đồi thị sau
D. Theo bó tủy – đồi thị trước và
sau

Neuron 1: từ receptor vào sừng sau tủy


Neuron 2: bắt chéo trong tủy, theo cột
trắng trước – bên đi lên và tận cùng ở đồi
thị
Neuron 3: từ đồi thị lên vỏ não

Câu 3. Cảm giác đau được dẫn A


truyền: Neuron 1:Từ receptor vào sừng sau tủy
A. Theo bó tủy – đồi thị bên Neuron 2: Bắt chéo trong tủy, theo cột
B. Theo bó tủy – đồi thị trước trắng trước – bên đi lên và tận cùng ở đồi
C. Theo bó tủy – đồi thị sau thị
D. Theo bó tủy – đồi thị trước và Neuron 3: Từ neuron 2 lên vỏ não
sau
Câu 4. Đường dẫn truyền cảm giác B
xúc giác ở Neuron thứ nhất thực hiện Xung động từ các receptor cảm giác xúc
bởi : giác chủ yếu theo sợi C và một ít sợi C
A. Sợi Aα và C về tủy
B. Sợi Aδ và C
C. Sợi Aβ và C
D. Sợi B và C

Câu 5. Hiện tượng tạo thuận thần C


kinh giải thích cho loại đau:
A. Đau cơ
B. Đau sâu
C. Đau nội tạng
D. Đau xương

Câu 6. Bó cung giữa là những sợi A


cảm giác của neuron thứ hai dẫn
truyền thông tin đến:
A. Đồi thị
B. Hành não
C. Tuỷ sống
D. Vỏ não

Câu 7. Đặc điểm không phải của sợi C


delta:
A. Đường kính sợi trục to
B. Sợi có myelin
C. Chất dẫn truyền thần kinh là
glutamat
D. Ngưỡng tiếp nhận thấp

Câu 8. Trong các loại tế bào thần B


kinh tham gia chức năng vận động
của tủy sống thì tế bào nào không bao
giờ kết nối với các tế bào trung gian
của tủy sống?
A. Tế bào vận động Alpha
B. Các loại tế bào đệm
C. Tế bào ức chế Renshaw
D. Tế bào vận động Gamma

Câu 9. Trong các loại tế bào thần D


kinh tham gia chức năng vận động
của tủy sống thì tế bào nào liên tục
hưng phấn phát ra xung với tần số
1500 lần/s ?
A. Tế bào vận động Alpha
B. Các loại tế bào đệm
C. Tế bào ức chế Renshaw
D. Tế bào vận động Gamma

Câu 10. Cảm giác nóng lạnh được A


dẫn truyền:
A. Theo bó tủy – đồi thị bên
B. Theo bó tủy – đồi thị trước
C. Theo bó tủy – đồi thị sau
D. Theo bó tủy – đồi thị trước và
sau
HẢI YẾN
Câu 1: ý nào sau đây đúng về thị giác?
A. Khi có kích thích thì tế bào nón và tế bào que sinh ra điện thế hoạt động
B. Cơ chế cảm nhận ánh sáng của tế bào que là cơ chế điện hóa học
C. Bệnh mù màu là bệnh di truyền gen lặn trên NST thường
D. Dây thần kinh thị giác được tạo bởi sợi trục của tế bào hạch
Đáp án :D. Dây tk II tạo bới các sợi trục của tb hạch của võng mạc,các sợi hội
tụ ở gần cực sau nhãn cầu
Câu 2: cảm giác cay được dẫn truyền theo dây thần kinh nào?
A. Dây X
B. Dây VII’
C. Dây XII
D. Dây IX
Đáp án : D. Cay là cảm giác của lưỡi chứ không phải vị giác
 Hai phần ba trước của lưỡi:
Vị giác: nhánh của dây thần kinh mặt (VII) qua các sợi hướng nội tạng chuyên
biệt.
Cảm giác: nhánh ngôn ngữ của thần kinh hàm dưới (V3) của dây thần kinh sinh
ba (V) qua các sợi hướng tâm nội tạng chung
 1/3 sau của lưỡi:
Vị giác và cảm giác: dây thần kinh IX thông qua một hỗn hợp của các sợi hướng
tâm nội tạng chuyên biệt và chung.
Câu 3: một bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng Brown-Séquard ( tổn
thương tủy sống 1 bên) bên phải, dấu hiệu nào sau đây phù hợp với bệnh
nhân:
A. Liệt vận động bên trái
B. Mất cảm giác sâu có ý thức bên trái
C. Mất cảm giác đau bên phải
D. Mất cảm giác nóng bên trái
Đáp án D: chấn thương 1 bên tủy sống : liệt cùng bên,mất cảm giác nông bên đối
diện,mất cảm giác sâu có ý thức cùng bên
Câu 4 : sau khi thăm khám nhận thấy bệnh nhân có nhìn thấy ánh sáng và
màu sắc của vật nhưng không biết là vật gì, không nhận biết được hình
dạng,chuyển động của vật. Bệnh nhân có thể bị tổn thương ở đâu?
A. Vùng 18 trên bản đồ vỏ não của Brodman
B. Vùng 17 trên bản đồ vỏ não của Brodman
C. Các tế bào nón ở võng mạc
D. Các tế bào que ở võng mạc
Đáp án : A : tổn thương vùng thị giác thứ cấp ( vùng thị giác liên hợp hay nhận
thức) làm mất chức năng phân tích ý nghĩa của cảm giác thị giác ( hình
thể,chuyển động,hình dạng 3 chiều của vật) .
Câu 5: bệnh nhân có tình trạng mất thị trường gốc mũi bên trái và mất thị
trường thái dương bên phải . tổn thương xảy ra ở vị trí nào?
A. Dây thần kinh thị giác bên phải
B. Dây thần kinh thị giác bên trái
C. Dải thị giác bên phải
D. Dải thị giác bên trái
đáp án: D. dải thị gồm các sợi dẫn truyền thị giác của thị trường gốc mũi cùng
bên và thị trường thái dương đối bên
Câu 6: một bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt,buồn nôn, đi đứng loạng choạng,
ù tai,dấu hiệu Romberg: bệnh nhân luôn ngã về 1 bên và khi nhắm mắt thì rối
loạn này tăng lên. Vị trí tổn thương ở:
A. Tai trong
B. Tiểu não
C. Vòi nhĩ
D. Hòm nhĩ
Đáp án A: các dấu hiệu trên thể hiện có rối loạn tai trong ảnh hưởng tới khả năng
thăng bằng của tiền đình, rối loạn tăng lên khi nhắm mắt ( dấu hiệu Romberg tiền
đình) phân biệt với tổn thương tiểu não
THÚY ANH
Câu 1: Thành phần có vai trò tinh chỉnh tín hiệu của hệ thần kinh, hạn chế sự
lan tỏa khi truyền xung thần kinh?
A. Sợi túi nhân
B. Tế bào Renshaw
C. Bộ Golgi
D. Sợi chuỗi nhân
Giải thích: Tế bào Renshaw nằm ở sừng trước tủy sống, gần các neuron vận động.
Sau khi sợi trục của neuron vận động rời khỏi thân tế bào, các sợi nhánh bên của
sợi trục kích thích TB Renshaw liền kề, TB Renshaw truyền tín hiệu ức chế neuron
xung quanh neuron được kích thích  Ức chế bên.

Câu 2: Sự hình thành cung phản xạ của các phản xạ sau đều cần từ 3 neuron
trở lên, ngoại trừ?
A. Phản xạ duỗi chéo
B. Phản xạ căng cơ
C. Phản xạ rút lui
D. Phản xạ da
Giải thích: Cung phản xạ căng cơ gồm: dây cảm giác Ia xuất phát từ suốt cơ tới rễ
sau tủy sống  neuron 1. Nhánh từ neuron 1 có thể trực tiếp tạo synap với neuron
vận động ở sừng trước tủy sống (neuron 2), từ neuron này gửi tín hiệu tới chính sợi
cơ đó.
Ngoài ra phản xạ căng cơ có thể cần 3 neuron nếu tín hiệu đi về qua dây thứ cấp
IIa. Dây này tận cùng ở các neuron liên hợp, sau đó truyền tín hiệu đến các neuron
vận động.
Thông tin khởi phát phản xạ rút lui cũng truyền qua neuron liên hợp mới tới
neuron vận động  ngắn nhất phải 3 – 4 neuron.
Phản xạ duỗi chéo cần nhiều neuron trung gian giữa neuron cảm giác và neuron
vận động bên đối diện.
Phản xạ da có 3 neuron, neuron trung gian nằm ở bó gai – đồi thị trước.
Câu 3: Một bệnh nhân được chẩn đoán liệt trung ương do tắc động mạch não
giữa phải cách đây 1 năm. Thăm khám thần kinh vận động trên bệnh nhân,
thấy các dấu hiệu sau ngoại trừ?
A. Mất phản xạ gân xương
B. Tiểu tiện không tự chủ
C. Mất phản xạ da bụng
D. Tăng trương lực cơ
Giải thích:
Các phản xạ tủy sống có trung tâm ở tủy sống nhưng chịu sự điều hòa từ thần kinh
trung ương theo hướng kìm hãm. Bệnh nhân bị liệt trung ương, do đó mất tín hiệu
điều khiển từ trung ương xuống, các phản xạ có cung phản xạ khép kín tại tủy sống
vẫn xảy ra nhưng không được kìm hãm nên có xu hướng tăng lên, dẫn tới dấu hiệu
khi khám như phản xạ gân xương tăng, trương lực cơ tăng. Riêng phản xạ da bụng
lại mất, do cung phản xạ của phản xạ da có 3 neuron, trong đó neuron trung gian
nằm ở bó gai – đồi thị trước, nên cần sự phản hồi từ thần kinh trung ương.
Các trung tâm cao hơn tủy có thể tạo hưng phấn hoặc ức chế phản xạ tiểu tiện theo
ý muốn. Khi phản xạ tiểu tiện không có tín hiệu ức chế từ các trung tâm cao hơn
tủy, do đó các cơ vòng liên tục có phản xạ co bóp  tiểu tiện không tự chủ.

Câu 4: Tổn thương nhân tiền đình của thân não có thể gây ra hiện tượng:
A. Tăng trương lực cơ
B. Rung giật nhãn cầu
C. Mất phản xạ định hướng với âm thanh
D. Mất phản xạ định hướng với ánh sáng
Giải thích: Nhân tiền đình nằm ở hành não có tác dụng duy trì trương lực cơ theo
hướng tăng, do đó khi tổn thương nhân tiền đình thì trương lực cơ giảm.
Nhân tiền đình có tham gia vào phản xạ tiền đình mắt, giúp cho mắt nhìn cố định
vào vật khi quay đầu. Nếu tổn thương nhân tiền đình sẽ gây rung giật nhãn cầu,
mắt chuyển từ khóe mắt về giữa rồi về hướng ngược với hướng quay đầu.
Phản xạ định hướng với âm thanh có trung tâm là củ não sinh tư sau (dưới)
Phản xạ định hướng với ánh sáng có trung tâm là củ não sinh tư trước (trên)
Câu 5: Bệnh nhân nam 53 tuổi, tiền sử THA, đến khám do nôn, đau đầu chóng
mặt. Bệnh nhân đi đứng loạng choạng, lắc lư về bên trái, nói khó, ngập ngừng,
phát âm sai không rõ ràng, rung giật nhãn cầu. Khám thực thể thấy không liệt
vận động, nghiệm pháp romberg (+), nghiệm pháp ngón tay- chỉ mũi (+). Vị trí
tổn thương nào là phù hợp nhất?
A. Bán cầu tiểu não trái
B. Bán cầu tiểu não phải
C. Bán cầu đại não trái
D. Hành não
Giải thích: Bệnh nhân có tình trạng thất điều dáng đi (đi đứng loạng choạng, lắc
lư), thất điều lời nói, rung giật nhãn cầu. Ngoài ra các nghiệm pháp khám thăng
bằng và phối hợp động tác đều dương tính  có thể nghĩ đến hội chứng tiểu não.
Bệnh nhân mắc hội chứng tiểu não thường lắc lư về bên tổn thương  Bán cầu
tiểu não trái.
(Bệnh nhân thất điều dáng đi do mất chức năng thăng bằng, điều hòa trương lực
cơ của tiểu não. Bệnh nhân thất điều lời nói do tiểu não tham gia đường hợp nhất
thần kinh có vai trò quan trọng trong ổn định hướng nhìn)
+ Không chọn C và D vì BN không có liệt vận động (với tổn thương bán cầu đại
não và hành não, bệnh nhân thường liệt vận động nửa người bên đối diện).

Câu 6: Hội chứng Dejerine là biểu hiện lâm sàng điển hình của thiếu máu hành
não, bao gồm tam chứng
A. Liệt dây thần kinh hạ thiệt đối bên, liệt nửa người đối bên, bất thường cảm
giác sâu đối bên.
B. Liệt dây thần kinh hạ thiệt cùng bên, liệt nửa người đối bên, bất thường cảm
giác sâu đối bên.
C. Liệt dây thần kinh hạ thiệt cùng bên, liệt nửa người đối bên, bất thường cảm
giác sâu cùng bên.
D. Liệt dây thần kinh hạ thiệt đối bên bên, liệt nửa người đối bên, bất thường
cảm giác sâu cùng bên.
Giải thích:
+ Liệt dây thần kinh hạ thiệt (XII) cùng bên vì nhân dây XII nằm ở hành não, bó
vỏ gối từ vỏ não đã bắt chéo trước khi đến nhân.
+ Bó tháp bắt chéo ở 1/3 dưới hành não, nên khi tổn thương ở trên đoạn bắt chéo sẽ
gây liệt nửa người đối bên.
+ Đường dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức thông qua bó thon và bó chêm, 2 bó
này cũng bắt chéo liềm tạo dải reil trong. Do đó bất thường cảm giác sâu do hành
não là đối bên.

Câu 7: Bệnh nhân nữ, 70 tuổi, thuận tay trái, nhập viện cách đây 4 ngày và
được xác định nhồi máu não do tắc nhánh dưới của động mạch não giữa trái.
Qua thăm khám trên bệnh nhân có thể thấy các dấu hiệu sau, ngoại trừ?
A. Liệt nửa dưới mặt phải
B. Liệt mềm nửa người phải
C. Thất ngôn Wernicke
D. Rối loạn cảm giác bên phải
Giải thích:
Thất ngôn Wernicke gây nên bởi tổn thương hồi sau trên thùy thái dương của bán
cầu ưu thế. Bệnh nhân bị nhồi máu não nhánh dưới động mạch não giữa trái  có
tổn thương thùy thái dương bên trái. Tuy nhiên, bệnh nhân thuận trái, sẽ tương ứng
với bán cầu não phải ưu thế, do đó vùng wernicke không nằm trong vùng bị tổn
thương.
Ổ nhồi máu lan rộng ảnh hưởng tới trung tâm vận động và cảm giác dẫn đến các
triệu chứng rối loạn vận động và cảm giác đối bên.

Câu 8: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, trước khi vào viện 3 ngày, bệnh khởi phát đột
ngột, biểu hiện đầu tiên đau đầu nhiều kèm theo yếu nửa người phải, nói khó.
Không có chấn thương sọ não, không có sốt. Không nôn - buồn nôn; không
nghẹn sặc, đại tiểu tiện tự chủ. Khám thấy nửa mặt trái biểu hiện co thắt cơ liên
tục, các cơ yếu hơn nửa mặt phải. Liệt nửa người phải, tay, chân đồng đều, độ
II; Phản xạ gân xương bên phải giảm; Các dấu hiệu mang não âm tính, dấu
hiệu Barbinski (-). Bệnh nhân có thể đã gặp tổn thương ở vị trí nào?
A. Bán cầu đại não trái
B. Phần ngoài hành não trái
C. Cầu não trái
D. Tủy cổ đoạn C1-C4
Giải thích:
Chọn C: Bệnh nhân có cả liệt mặt bên trái, liệt nửa người bên phải nên hướng tới
bệnh nhân liệt trung ương. Vì giai đoạn đầu của liệt TW là liệt mềm, có choáng tủy
do đứt đột ngột các tín hiệu từ trung tâm cao hơn tủy xuống, do đó phản xạ gân
xương giảm, dấu hiệu Barbinski (-). Liệt nửa người phải  tổn thương trung ương
bên trái. Do có tình trạng liệt mặt cùng bên tổn thương  liệt do tổn thương ở sau
đoạn bắt chéo, tức tổn thương nhân dây VII nằm ở cầu não.
Không chọn A vì nếu tổn thương ở đại não, các sợi vận động dây VII chưa bắt
chéo, liệt mặt phải ở đối bên tổn thương.
Không chọn B, D vì tổn thương ở các đoạn này không ảnh hưởng đến dây mặt.
MỸ
Câu 1: Đối tượng nào sau đây không chống chỉ định sử dụng Benzodiazepin?
A. Nhược cơ
B. Suy gan
C. Suy thận
D. Làm việc trên cao
Giải thích: Benzodiazepin là thuốc an thần gây ngủ có cơ chế tác động liên
quan đến receptor α1, α2, α5 của GABAa. CCĐ: nhược cơ do thuốc gây ức
chế TK và giãn cơ (do tác động lên thụ thể α2), suy gan do thuốc chuyển hóa
qua gan tạo các chất có tác dụng kéo dài, có thể tăng độc tính hoặc gây
độccho gan đã bị suy, làm việc trên cao do cần minh mẫn, thuốc gây ngủ có
thể có tác dụng phụ gây ngủ gà -> nguy hiểm
Câu 2: Bệnh nhân 20 tuổi có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác, hành vi, ngôn ngữ
vô tổ chức, mất ý chí. Thuốc nào sau đây có thể được sử dụng trên bệnh nhân?
A.Thuốc ức chế D2
B.Thuốc ức chế 5HT2A
C.Thuốc ức chế H1
D.Thuốc ức chế M1
Giải thích: bn có triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt trội hơn triệu
chứng âm tính vì vậy cần ưu tiên ức chế D2 để điều trị các triệu chứng
dương tính. Ức chế 5HT2A -> giảm tác động của serotonin -> giảm triệu
chứng âm tính. Ng trẻ k nên dùng ức chế H1 do td an thần, gây ngủ. M1 do
giảm trí nhớ
Câu 3: Tác dụng của thuốc ức chế enzym MAO?
A.Giảm epinephrine
B.Tăng epinephrine
C.Giảm acetylcholine
D.Tăng acetylcholine
Giải thích: enzym MAO là enzym khử amin – oxh các monoamine trong cơ
thể -> Khi ức chế MAO thì catecholamine và serotonin sẽ tăng cao do đều là
monoamine.
Câu 4: Để chữa động kinh người ta cần:
A. Đóng kênh GAT-1
B. Mở kênh AMPA
C. Mở kênh Ca2+ type T
D. Đóng kênh Cl-
Giải thích: Để chống động kinh cần giảm tác dụng của glutamat và tăng tác
dụng của GABA
- GAT-1 là kênh tái hấp thu GABA ở màng trc synap
- AMPA là thụ thể ái ion glutamat
Câu 5: Đâu là thuốc lựa chọn hàng đầu cho động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ
em?
A.Ethosuximid
B.Carbamazepin
C.Phenobarbital
D.Acid valproic
Giải thích: - Bệnh nhân động kinh cơn vắng ý thức có sự xuất hiện các sóng
nhọn. Các sóng này có liên quan đến hoạt động của kênh Ca2+ loại T -> ức
chế kênh Ca2+ loại T làm giảm sự xh sóng nhọn
- Chẹn kênh Na+ không dùng vì gây co giật -> có thể làm trầm trọng thêm
triệu chứng
- Phenobarbital (thuốc kt GABAa receptor) là thuốc hàng 2 điều trị động
kinh cục bộ và động kinh co cứng – co giật
- Acid valproic (thuốc ức chế dẫn tr glutamat) cũng đc chỉ định trong động
kinh cơn vắng ý thức tuy nhiên k phải thuốc lựa chọn hàng đầu (ở phụ nữ
có thai dùng thuốc có thể gây nứt đốt sống và giảm nhận thức ở trẻ) (độc
gan – nguy cơ cao trẻ ≤ 2 tuổi)
Câu 6: Zolpidem có đặc điểm gì khác so với BZD?
A. An thần
B. Có thể gây nghiện thuốc
C. Rút ngắn thời gian của giấc ngủ nghịch thường
D. Ít chống co giật
Giải thích: - Đều làm tăng tác dụng của GABA -> ức chế tk -> an thần
- Zolpidem ít gây quen và nghiện thuốc so với BZD (quen thuốc do tăng
chuyển hóa hoặc điều hòa giảm số lượng receptor của BZD, các thuốc có
t/2 càng ngắn (triazolam) càng dễ gây nghiện)
- Zolpidem k ảnh hưởng đến tg của giấc ngủ nghịch thường
- Zolpidem chỉ tác dụng vào receptor α1 của GABAa nên không gây giãn
cơ, chống co giật. BZD thì tác động vào cả α2 -> có tác dụng giãn cơ,
chống co giật
TỐNG THÙY DƯƠNG
Câu 1: Nhận định nào sau đây sai:
a. Sợi trước hạch giao cảm ngắn hơn sợi trước hạch phó giao cảm
b. Sợi sau hạch của hệ phó giao cảm là sợi cholinergic
c. Recepter beta được hoạt hóa bởi propanol
d. Khi kích thích hệ giao cảm có phản xạ giãn đồng tử
Giải thích: recepter beta được hoạt hóa bởi isoproterenol và bị ức chế bởi
propranolol (trang 255)
Câu 2: Vị trí của receptor M2 loại cholinergic:
a. Tim
b. Các tuyến bài tiết
c. Hạch thần kinh thực vật
d. Cơ trơn
Giải thích: Trang 262
Câu 3: Pilocarin được dùng tra mắt điều trị tăng nhãn áp do
a. Ức chế hệ M làm giãn đồng tử
b. Kích thích hệ M làm co đồng tử
c. Đối kháng hệ M làm giãn đồng tử
d. Đối kháng hệ M làm giãn cơ mi
Câu 4: BN A nữ 23 tuổi vào viện trong tình trạng rối loạn tiêu hóa vã, mồ hôi,
khó thở, thở rít, mạch chậm. Các triệu chứng trên xuất hiện sau bữa ăn 15
phút. Chị A được chẩn đoán ngộ độc nấm loại muscarin . Loại thuốc nào được
sử dụng để điều trị cho bệnh nhân:
a. Atropin
b. Ipratropium
c. Scopolamin
d. Inversion
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải do hoạt động của hệ thần kinh giao
cảm?
a. Tăng giải phóng Ca2+ ở tế bào cơ tim.
b. Tăng cung lượng tim.
c. Tăng huyết áp.
d. Nhịp tim giảm.
Giải thích: Kích hoạt β1-adrenoceptors làm tăng giải phóng Ca2 từ mạng lưới cơ
tương của tế bào cơ tim. TĂNG nhịp tim và thể tích nhát bóp do kích thích thần
kinh giao cảm làm tăng cung lượng tim. Sự gia tăng cung lượng tim làm tăng huyết
áp. Kích thích hệ thần kinh phó giao cảm làm giảm nhịp tim trong khi kích hoạt hệ
thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim.
PHI LONG
1, Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Streptococcus suis:
A. Nhuộm soi trực tiêos
B. Kỹ thuật PCR
C. Kỹ thuật enzym
D. Nuôi cấy và phân lập
Giải thích: A chỉ xác định được hình dáng của cầu khuẩn gram dương xếp đôi hoặc
xếp chuỗi không phải là phương pháp chẩn đoán đặc hiệu
B. Là phương pháp chẩn đoán đặc hiệu do bắt giữ đc đoạn gene của vi khuẩn
C. Không đủ độ nhạy áp dụng trên các mảnh sinh thiết chỉ cho kết quả tốt trên mẫu
nuôi cấy
D. Do vừa có khả năng định danh định type và có thể lm kháng sinh đồ dựa vào pp
nuôi cấy và phân lập
2, Trong một lớp học có một thành viên có kết quả dương tính với Neisseria
meningitidis nhưng lại không có triệu chứng điển hình thì các thành viên còn
lại phải:
A. Uống kháng sinh dự phòng (gt284)
B. Tiêm vaccine
C. Tăng cường sức đề kháng
D. Tiêm huyết thanh ngay lập tức
3. Hãy cho biết đường lây truyền trên thực tế thường gặp của Listeria
monocytogenes: (gt 286)
A, Đường tình dục
B, Đường truyền qua đường máu
C, Đường da-niêm mạc
D, Đường truyền nhiễm từ động vật hoang dã
4.Một thanh niên bị chó nhà nuôi cắn vào phần đùi ngay tại thời điểm cắn chó
có triệu chứng bình thường và trong 10 ngày sau con chó vẫn bình thường vậy
anh thanh niên cần phải làm gì ngay sau khi bị cắn và sau 10 ngày: (bảng
gt293)
A. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy trong vòng 15
phút, sau đó tiêm vaccine dại ngay, dừng tiêm sau 10 ngày.
B. Dùng mật gà đắp lên vết thương bị cắn, tiêm vaccine dại ngay và đủ liều.
C .Rửa sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy trong vòng 15
phút, sau đó tiêm vaccine dại ngay và đủ liều.
D.Rửa sạch kết hợp vs chà mạnh ở vết thương dưới vòi nước đang chảy cùng với
xà phòng trong vòng 15 phút, sau đó tiêm vaccine dại ngay, dừng tiêm sau 10
ngày.
5.Loại vật chủ trung gian nào gây bệnh Viêm não Nhật Bản:
A. Muỗi Anopheles gambiae . ( sốt rét)
B. Muỗi Aedes aegypti. ( sốt xuất huyết)
C. Culex quinquefasciatus. ( giun chỉ)
D. Culex tritaeniorhynchus.
6.Vì sao có thể dùng mật động vật hay rượu mật gấu để đắp lên vết thương trong
sơ cứu bước đầu của người nghi bị chó dại cắn:
A. Do mật có tính kiềm mạnh sẽ tiêu diệt vi khuẩn.
B. Do trong mật có kháng thể nên tiêu diệt vi khuẩn.
C. Do mật làm tan bao ngoài của vi khuẩn.
D. Do mật ức chế sự di động của vi khuẩn lên hệ thần kinh trung ương.
Giải thích : Do bao ngoài của vi khuẩn dại là lipoprotein nên muối mật có khả năng
hòa tan lipid nên có thể dùng mật động vật, rượu mật gấu đắp lên vết thương.

You might also like