HuynhVietDan Chuong1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Huỳnh Việt Đan

MSSV: 22110306
Câu hỏi ôn tập chương 1
1. Giải thích khái niệm dữ liệu (data)
- Dữ liệu: Là dữ kiện có thể lưu trữ được và có một nghĩa ngầm định nào
đó.
2. Giải thích khái niệm thông tin (information)
- Thông tin là tập các dữ liệu được tổ chức (xử lý dữ liệu) để nó mang lại
một ý nghĩa nào đó trong một ngữ cảnh cụ thể.
3. Định nghĩa về cơ sở dữ liệu (CSDL)
- Cơ sở dữ liệu (CSDL-Database): Một tập hợp các dữ liệu có liên quan
với nhau trong một lĩnh vực cụ thể.
4. Định nghĩa về Hệ quản trị CSDL (DBMS)
- Hệ quản trị CSDL (Database Management System – DBMS): Một gói/
hệ thống phần mềm giúp cho việc tạo và duy trì cơ sở dữ liệu trên máy
tính một cách thuận lợi.
5. Liệt kê tên một vài hệ quản trị CSDL
- Tên các hệ quản trị CSDL: SQL -Server, DB2, Paradox, Informix,
Oracle,…
6. Các thành phần của một hệ CSDL
- Hệ cơ sở dữ liệu bao gồm DBMS cùng với một CSDL. Đôi khi có thể
bao gồm cả chương trình ứng dụng.
7. Siêu dữ liệu là gì
- Hệ CSDL không chỉ lưu CSDL mà còn lưu trữ định nghĩa về cấu trúc dữ
liệu và các ràng buộc trong catalog. Thông tin được lưu trữ trong catalog
được gọi là siêu dữ liệu.
8. Trình bày các loại đối tượng sử dụng CSDL
- Người quản trị CSDL (DSA – DataBase Administrator)
- Người thiết kế CSDL (Database designer)
- Người dùng cuối (End user)
- Phân tích viên hệ thống (System Analyst) và lập trình viên ứng dụng
(Application Programmer)
9. Nêu nhiệm vụ của DBA, Database designer, System Analyst, Application
Programmer
- Người quản trị CSDL (DSA – DataBase Administrator)
+ Cấp quyền khai thác CSDL
+ Xem xét việc sử dụng CSDL và thu hồi tài nguyên
+ Bảo mật và thời gian đáp ứng yêu cầu của hệ thống
- Người thiết kế CSDL (Database designer)
+ Hiểu yều cầu của người dùng và tạo một thiết kế đáp ứng yêu cầu
+ Xác định dữ liệu cần lưu trong CSDL và cấu trúc CSDL
- Phân tích viên hệ thống (System Analyst) xác định yêu cầu người dùng
và xây dựng bản đặc tả cho nhưng giao tác đáp ứng yêu cầu người dùng.
- Lập trình viên ứng dụng cài đặt đặc tả thành chương trình, kiểm tra, dò
lỗi, ghi sưu liệu và bảo trì các thao tác này.

10. Mô hình dữ liệu là gì


- Mô hình dữ liệu là một tập hợp các khái niệm dùm để mô tả cấu trúc của
cơ sở dữ liệu.
11. Giải thích 3 loại mô hình: mô hình mức khái niệm, mô hình dữ liệu mức
logic và mô hình dữ liệu mức vật lý
- Mô hình dữ liệu cao (mức khái niệm): cung cấp các khái niệm gần với
cách người dùng cảm nhận về dữ liệu.
- Mô hình dữ liệu mức logic: múc trung gian giữa 2 mức khái niệm và vật
lý để người dùng có thể hiểu nhưng cũng gần với cách dữ liệu được tổ
chức trên đĩa cứng . Mô hình này dấu đi chi tiết lưu trữ dữ liệu trên đĩa
nhưng có thể cài đặt trên máy tính.
- Mô hình dữ liệu mức thấp (mức vật lý): mô tả cách dữ liệu được lưu trữ
trên máy tính.
12. Trình bày kiến trúc 3 mức của 1 hệ CSDL
- Theo kiến trúc ANSI-PARC, một CSDL có 3 mức biểu diễn
- Kiến trúc 3 mức giúp tách biệt các ứng dụng người dùng với CSDL vật
lý.
+ Mức vật lý : Sử dụng mô hình dữ liệu vật lý để mô tả cấu trúc lưu trữ
vật lý của CSDL
+ Mức logic/quan niệm: Dấu đi chi tiết về cấu trúc lưu trữ vật lý. Dùng
mô hình dữ liệu logic để mô tả cái gì được lưu trữ trong CSDL và mối
quan hệ giữa các dữ liệu đó.
+ Mức ngoài/ view: Mô tả một phần của CSDL cho một nhóm người
dùng quan tâm và dấu đi phần còn lại của CSDL khỏi nhóm người dùng
đó.
13. Tính độc lập dữ liệu là gì?
- Tính độc lập dữ liệu có thể định nghĩa như khả năng thay đổi lược đồ tại
một mức của một hệ CSDL mà không phải thay đổi lược đồ tại mức cao
hơn kế tiếp
14. Trình bày tính độc lập dữ liệu vật lý và tính độc lập logic
- Tính độc lập vật lý: là khả năng thay đổi lược đồ vật lý màkhông phải
thay đổi lươc đồ quan niệm. Vì vậy lược đồ ngoài cũng không cần phải thay
đổi.
- Tính độc lập logic: là khả năng thay đổi lược đồ quan niệm mà không
phải thay đổi lược đồ ngoài hay chương trình ứng dụng.

You might also like