Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 70

Chương 5:

Quản trị tài sản


dài hạn của
doanh nghiệp
Nội dung
– 5.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
– 5.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh của
doanh nghiệp
– 5.1.2. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp
– 5.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
– 5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
– 5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh
nghiệp

5.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh của


doanh nghiệp
– Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số
tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư
hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
5.1.2. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp
a. Theo kết quả hoạt động đầu tư:
- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản
lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao
gồn các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hoá, các khoản phải thu, các loại
TSLĐ khác của doanh nghiệp
- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản
cố định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện
vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, các khoản chi phí mua
bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, giá trị lợi thế về
vị trí địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính: là số vốn doanh nghiệp đầu tư
vào các TSTC như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ,
kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác.
5.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh
nghiệp

5.1.2. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp


b. Theo đặc điểm luân chuyển của vốn
– Vốn cố định: là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các
TSCĐ sử dụng trong kinh doanh.
– Vốn lưu động: là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm, hình
thành các TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
như nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán.
5.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định


5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
5.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định
• Khái niệm: vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà
doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói
cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ
trong doanh nghiệp.
• Đặc điểm:
- Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân
chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm
- Sau nhiều chu kỳ kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành
một vòng luân chuyển
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định

5.2.1.2. Khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp


5.2.1.2.1. Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ được chia thành 2 loại:

Hao mòn
TSCĐ

Hao mòn hữu hình: Hao mòn vô hình:


Là sự hào mòn về vật Là sự giảm sút thuần
chất, về giá trị sử dụng thuý về giá trị TSCĐ,
và giá trị của TSCĐ biểu hiện sự giảm sút
trong quá trình sử dụng giá trị trao đổi của
TSCĐ
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình:

Hao mòn hữu hình: Hao mòn vô hình:


- Do quá trình sử dụng TSCĐ - Do tiến bộ của KHKT và
ứng dụng tiến bộ KHKT
và cường độ sử dụng TSCĐ.
vào SXKD
- Do tác động điều kiện tự - Do chấm dứt chu kỳ sống
nhiên và điều kiện sử dụng của sản phẩm.
TSCĐ
- Do chất lượng vật tư cấu
thành TSCĐ
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
5.2.1.2.2. Khấu hao TSCĐ
• Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ
thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
• Mục đích của việc khấu hao: Là nhằm bù đắp các hao mòn
TSCĐ và thu hồi vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất
giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ
• Nguyên tắc: Khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao
mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban
đầu vào TSCĐ
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
5.2.1.2.3. Phương pháp khấu hao
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng
Công thức xác đinh:
𝑁𝐺"#
𝑀"# =
𝑇
𝑀"# 1
𝑇"# = 𝑥100% = 𝑥100%
𝑁𝐺"# 𝑇
Trong đó:
– MKH: Mức khấu hao hàng năm
– TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
– NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
– T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
– Mức khấu hao hàng năm hoặc tỷ lệ khấu hao hàng
năm chia cho 12 tháng để xác định mức khấu hao và
tỷ lệ khấu hao theo từng tháng
– Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến
thời điểm đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
– Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian dự
tính còn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp
– Tỷ lệ khấu hao có thể được xác định riêng cho từng
TSCĐ
5.2.1. Vốn cố định và quản trị
vốn cố định

– Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá 100 trđ, dự


kiến sử dụng trong 5 năm. Mức khấu hao và tỷ
lệ khấu hao hàng năm tính theo phương pháp
bình quân như sau:
,-./ 122
– MKH= = = 20𝑡𝑟đ
0 3
8./ 92
– TKH= = 𝑥100% = 20%
,-./ 122
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định

Tính toán giản đơn

Chi phí khấu hao được phân


bổ đều đặn nên ổn định Ưu điểm
giá thành và giá bán
Phù hợp với các TSCĐ
hao mòn đều đặn trong kỳ
5.2.1. Vốn cố định và quản trị
vốn cố định

Không phản ánh đúng mức độ


hao mòn thực tế của TSCĐ
TH không lường trước được
sự tiến bộ KHKT thì có thể Hạn chế
k thu hồi được vốn cố định
Không phù hợp với TSCĐ
hoạt động k đều trong kỳ
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
b. Phương pháp khấu hao nhanh
* Đặc điểm: Phương pháp này tập trung thu hồi VCĐ ở những
năm đầu và giảm dần ở các năm sau.

Phương pháp khấu hao


theo số dư giảm dần

Phương pháp khấu hao


theo tổng số thứ tự năm
sử dụng

0 1 2 3 4 5
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Công thức xác định:
MKHt = GCt * TKHđ
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t
TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1->n)

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao
bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh.
Theo chế độ tài chính hiện hành, hệ số điều chỉnh xác định là 1,5
nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống; là 2,0 nếu
TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm đến 6 năm; là 2,5 nếu
TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định

Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu đồng, thời gian sử
dụng hữu ích là 5 năm. Nếu khấu hao theo phương pháp số dư
giảm dần thì tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định là
TKHđ=1/5x2=40%
Mức khấu hao hàng năm được tính trong bảng sau:
Mức khấu hao hàng
Năm Khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại
năm
1 200 x 40% = 80 80 200 - 80 = 120
2 120 x 40% = 48 80 + 48= 128 120 – 48 = 72
3 72 x 40% = 28,8 128 + 28,8 = 156,8 72 – 28,8 = 43,2
156,8 + 17,28 = 43,2 – 17,28 =
4 43,2 x 40% = 17,28
174,08 25,92
164,08 + 10,36 = 25,92 – 10,36 =
5 25,92 x 40% = 10,36
184,44 15,56
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
• Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng:
Công thức xác định:
MKHt = NGKH x TKHt
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định

Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết
thời hạn sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng.
Ví dụ, nếu một TSCĐ có thời gian sử dụng là 5 năm, tỷ lệ khấu
hao hàng năm sẽ được tính như sau:

Năm Số năm sử dụng còn lại Tỷ lệ khấu hao


1 5 5/15
2 4 4/15
3 3 3/15
4 2 2/15
5 1 1/15
Cộng: 15 Cộng: 15/15 = 100%
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
Cách 2: Áp dụng công thức sau:
9(0;<=1)
TKHt =
0(0=1)
Trong đó:
TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao
T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)
t: Thời điểm (năm) cần tính khấu hao

Cũng theo ví dụ trên, giả dịnh muốn tính tỷ lệ khấu hao ở năm thứ
3 ta có:
9(3;?=1) ?
TKHt = =   = 20%
3(3=1) 13
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định
• Ưu điểm:
- Giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn
chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
- Tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp (làm giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp).

• Hạn chế:
- Làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao, làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.
- Việc tính toán khấu hao cũng phức tạp hơn
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định

c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng


Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định
bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng nhân với mức
trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng
công việc hoàn thành. Công thức tính như sau:
MKHt = QSPt x MKHsp
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t
QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định

Ví dụ: Doanh nghiệp X mua một xe vận tải có nguyên giá


500trđ, dự kiến sử dụng trong 10 năm, mỗi năm định mức vận
chuyển là 200.000 tấn/km. Như vậy mức trích khấu hao bình
quân tính cho một đơn vị tấn/km hàng hoá vận tải là:
500 trđ/(200.000 km x 10 năm) = 0,025 trđ/tấn/km
Giả định khối lượng công tác vận tải trong một năm nào đó thực
hiện được là 30.000 tấn/km, mức khấu hao trong năm sẽ là:
30.000 tấn/km x 0,025 trđ = 75 trđ
5.2.1. Vốn cố định và quản trị vốn cố định

• Ưu điểm:
Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những
TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan
trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm.

• Hạn chế:
Phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm,
công việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràng, đầy
đủ.
Bài 1:
Doanh nghiệp A mua một thiết bị chuyên dùng và đưa vào sử dụng. Các tài
liệu liên quan đến thiết bị đã mua như sau:
Giá mua theo hoá đơn (chưa có thuế giá trị gia tăng): 528 triệu đồng.
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 7 triệu
Chi phí lắp đặt, chạy thử: 5 triệu
Thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị được xác định là 8 năm
Yêu cầu:
1. Xác định mức trích khấu hao hàng năm, nếu doanh nghiệp áp dụng:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh
- Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng
2. Hãy so sánh mức trích khấu hao hàng năm và có nhận xét gì về tốc độ
thu hồi vốn đầu tư theo 3 phương pháp nói trên
Biết rằng: Theo quy định hiện hành, các TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6
năm thực hiện khấu hao theo phương pháp “số dư giảm dần có điều chỉnh”
áp dụng hệ số điều chỉnh tỷ lệ khấu hao là 2,5. Doanh nghiệp nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Bài 2:
Công ty chế biến lâm sản B mua một thiết bị sấy gỗ của Nhật Bản theo giá FOB
tại cảng Osaka là 150.000 USD bằng vốn vay của Vietcombank với lãi suất
5%/năm. Trọng lượng của thiết bị (kể cả bao bì) là 100 tấn. Chi phí vận chuyển từ
cảng Osaka về cảng Hải Phòng là 50 USD/tấn. Phí bảo hiểm thiết bị trên đường
vận chuyển là 2%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ thiết bị về tới công ty là 30 triệu
đồng. Chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác là 28 triệu đồng. Thời gian kể
từ khi mở L/C cho tới khi đưa thiết bị vào làm việc là 12 tháng (thời hạn vay vốn
theo hợp đồng tín dụng là 12 tháng và trả lãi 1 lần cùng vốn gốc). Thiết bị này khi
nhập khẩu về phải chịu thuế nhập khẩu với thuế suất 20% và chịu thuế giá trị gia
tăng với thuế suất 5%. Tỷ giá ngoại tệ là 20.000 đồng/USD tại thời điểm vay, tỷ
giá này có sự biến động không đáng kể.
Dựa theo hồ sơ thiết kế và đặc điểm kỹ thuật của thiết bị, công ty xác định thời
gian sử dụng hữu ích của thiết bị là 5 năm.
Biết rằng: Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá của thiết bị sấy gỗ nhập khẩu
2. Tính mức khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng
3. Tính mức khấu hao hàng năm theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính

5.2.2.1. Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp


• Khái niệm:
Đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành
nên những tài sản cần thiết phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận
trong khoảng thời gian dài trong tương lai.
• Phân loại:
a. Theo cơ cấu vốn đầu tư
b. Theo mục tiêu đầu tư
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
a. Theo cơ cấu vốn đầu tư
- Đầu tư xây dựng cơ bản: Là khoản đầu tư tạo ra TSCĐ của doanh
nghiệp
+ Theo tính chất công việc gồm:
++ Đầu tư cho xây lắp
++ Đầu tư cho thiết bị
++ Đầu tư xây dựng cơ bản khác
+ Theo hình thái vật chất của kết quả đầu tư gồm:
++ Đầu tư về TSCĐ hữu hình (có hình thái vật chất)
++ Đầu tư về TSCĐ vô hình
- Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết: Là khoản đầu tư
để hình thành nên tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần
thiết.
- Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư vào tài sản tài chính:
Là khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
b. Theo mục tiêu đầu tư
- Đầu tư hình thành doanh nghiệp: Gồm các khoản đầu tư ban đầu
để thành lập doanh nghiệp
- Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh: Là toàn bộ các khoản đầu tư
nhằm mở rộng thêm các phân xưởng mới hay đơn vị trực thuộc
- Đầu tư chế tạo sản phẩm mới: Là khoản đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển sản phẩm, tạo điều kiện phát triển lâu dài cho doanh
nghiệp
- Đầu tư thay thế, hiện đại hoá máy móc: Là khoản đầu tư thay thế
các thiết bị cũ bị hỏng, hoặc đổi mới các trang thiết bị cho phù hợp
với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm duy trì hoặc tăng năng suất
sản phẩm của doanh nghiệp
- Đầu tư ra bên ngoài: Là sự đầu tư góp vốn thực hiện liên doanh
dài hạn với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, đầu tư về tài
sản tài chính khác.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính

5.2.2.2. Dòng tiền của dự án đầu tư


a. Xác định dòng tiền ra của dự án
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Bao gồm các khoản chi để hình thành
nên TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, những khoản chi liên quan
đến hiện đại hoá nâng cấp máy móc thiết bị khi dự án đi vào hoạt
long.
- Chi đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết: Gồm các
khoản vốn đầu tư để hình thành vốn lưu động thường xuyên cần
thiết ban đầu đưa dự án vào hoạt động và số vốn lưu động thường
xuyên cần thiết bổ sung thêm trong quá trình hoạt động của dự án
khi có sự tăng về quy mô.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính

5.2.2.2. Dòng tiền của dự án đầu tư


b. Xác định dòng tiền vào dự án đầu tư
- Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm: Là khoản chênh lệch giữa số
tiền thu được (dòng tiền vào) và số tiền chi ra (dòng tiền ra) phát sinh
từ hoạt động thường xuyên hàng năm khi dự án đi vào hoạt động

Dòng tiền thuần hoạt


Lợi nhuận sau Khấu hao TSCĐ
động hàng năm (vận = +
thuế hàng năm hàng năm
hành)
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.2. Dòng tiền của dự án đầu tư
b. Xác định dòng tiền vào dự án đầu tư
- Số tiền thuần từ thanh lý (nhượng bán) tài sản khi kết thúc dự án:
Là số tiền chênh lệch giữa số tiền thu được từ việc thanh lý
nhượng bán với số tiền chi ra liên quan đến thanh lý, nhượng bán
và số tiền thuế thu nhập phải nộp về thanh lý, nhượng bán tài sản
cố định (nếu có)
Thu nhập từ Chi phí liên
Số tiền thu được từ
nhượng bán, quan đến
= nhượng bán, thành -
thanh lý tài nhượng bán,
lý tài sản
sản thanh lý tài sản

Số tiền thuần từ Thu nhập từ


Thuế TNDN
thanh lý, nhượng = thanh lý, nhượng -
(nếu có)
bán TSCĐ bán TSCĐ
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.2. Dòng tiền của dự án đầu tư
- Thu hồi vốn lưu động thường xuyên ứng ra: Khi dự án đưa vào hoạt
long, doanh nghiệp đã đầu tư vốn lưu động thường xuyên cần thiết
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.2. Dòng tiền của dự án đầu tư
c. Xác định dòng tiền thuần hàng năm của dự án đầu tư

Dòng Số tăng
Khoản Thu thuần
tiền Dòng tiền thêm hoặc
đầu tư từ thanh lý,
thuần thuần hoạt _ giảm bớt
= - mới tăng + nhượng
hàng động hàng + VLĐ
thêm bán TSCĐ
năm của năm thường
(nếu có) (nếu có)
DAĐT xuyên

Dòng tiền thuần Tổng dòng tiền


Tổng dòng tiền vào
hàng năm của = - ra hàng năm
hàng năm của DAĐT
DAĐT của DAĐT
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản khi xác định dòng tiền của dự án
+ Đánh giá dự án cần dựa trên cơ sở đánh giá dòng tiền tăng
thêm do dự án đầu tư đưa lại chứ không dựa vào lợi nhuận kế
toán
+ Phải tính đến chi phí cơ hội khi xem xét dòng tiền của dự án:
Chi phí cơ hội là khoản thu nhập mà nhà đầu tư có thể thu được từ dự
án tốt nhất còn lại. Chi phí cơ hội ở đây muốn nói tiếp đến chính là
phần thu nhập cao nhất có thể có được từ tài sản sở hữu của doanh
nghiệp nếu nó không sử dụng cho dự án. Chi phí cơ hội không phải
là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào vì đó là một khoản
thu nhập mà doanh nghiệp phải mất đi khi thực hiện dự án.
+ Không được tính chi phí chìm vào dòng tiền của dự án: Chi phí
chìm là những khoản chi phí của những DAĐT quá khứ (những chi
phí đã xảy ra rồi) không còn khả năng thu hồi mà doanh nghiệp phải
hoàn toàn gánh chịu bất kể dự án có được chấp thuận hay không.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản khi xác định dòng tiền của dự án
+ Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét dòng tiền:
Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền thu vào và dòng tiền
chi ra của dự án, đồng thời ảnh hưởng đến chi phí cơ hội của vốn.
+ Ảnh hưởng chéo: Phải tính đến ảnh hưởng của dự án đến các bộ
phận khác của doanh nghiệp.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.4. Ảnh hưởng của khấu hao đến dòng tiền của dự án đầu tư

𝑪𝑭𝒉𝒕 = 𝑪𝑭𝒌𝒕 𝟏 − 𝒕% + 𝑲𝑯𝒕 . 𝒕%

Trong đó:
CFht: Dòng tiền thuần hoạt động của dự án năm t
CFkt: Dòng tiền trước thuế chưa kể khấu hao ở năm t
KHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t
t%: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Dòng tiền thuần Chi phí hoạt động


Doanh thu
trước thuế chưa kể = - bằng tiền (không
thuần
khấu hao (CFkt) kể khấu hao)
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
Đây là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở so sánh giữa kết quả
thu được do dự án đầu tư mang lại lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế) và tiền vốn
bỏ ra đầu tư
+ Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án đầu tư:
𝑃PO
𝑇LM =
𝑉Pđ
Trong đó:
TVS: Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án đầu tư
𝑃PO : Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự kiến do dự án đầu tư mang lại
trong suốt thời gian đầu tư.
∑V S
𝑃PO = UWX TU
Y
Prt: Lợi nhuận sau thuế dự kiến do dự án đầu tư đưa lại ở năm thứ t; n: Thời
gian đầu tư (vòng đời của dự án)
𝑉Pđ : Vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án
∑Y<Z1 𝑉đ<
𝑉Pđ =
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
+ Đánh giá và lựa chọn dự án:
- Đối với các dự án độc lập nếu có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn
đầu tư lớn hơn hoặc bằng tỷ suất sinh lời tối thiểu mà doanh nghiệp
yêu cầu, dự án nào có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư cao hơn
sẽ là dự án tốt hơn và được lựa chọn.
- Đối với các dự án loại trừ nhau thì trong số những dự án có tỷ suất
lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn hơn tỷ suất sinh lời tối thiểu mà
doanh nghiệp yêu cầu, dự án nào có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn
đầu tư cao hơn sẽ là dự án tốt hơn và được lựa chọn.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
+ Ví dụ: Có hai dự án đầu tư (A và B) thuộc loại dự án loại trừ nhau. Số vốn
đầu tư cho cả hai dự án đều là 120 triệu đồng, trong đó 100 triệu đồng đầu tư
vào tài sản cố định, 20 triệu đồng đầu tư vào tài sản lưu động. Thời gian bỏ
vốn, số khấu hao và lợi nhuận sau thuế của hai dự án thể hiện ở bảng số liệu
sau:
Dự  án  A Dự  án  B
Diễn giải Lợi  nhuận   Số  khấu   Vốn  đầu   Lợi  nhuận   Số  khấu  
Vốn  đầu  tư
sau  thuế hao tư sau  thuế hao
I.Thời gian thi công
-­‐ Năm thứ 1 20 -­‐
-­‐ Năm thứ 2 50 50
-­‐ Năm thứ 3 50 70
II.Thời gian sản xuất
-­‐ Năm thứ 1 11 20 12 20
-­‐ Năm thứ 2 14 20 13 20
-­‐ Năm thứ 3 17 20 16 20
-­‐ Năm thứ 4 11 20 11 20
-­‐ Năm thứ 5 9 20 8 20
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
+ Ví dụ:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A được xác định
như sau:
-Số lợi nhuận sau thuế bình quân do đầu tư mang lại trong thời gian
đầu tư:
0 + 0 + 0 + 11 + 14 + 17 + 11 + 9
𝑃O\ = = 7,75  𝑡𝑟đ/𝑛ă𝑚
8
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
+ Ví dụ:
Số vốn bình quân hàng năm
Căn cứ vào tài liệu có thể xác định số vốn đầu tư ở từng năm
+ Năm thứ 1 thi công 20 triệu đồng
+ Năm thứ 2 thi công 20+50=70 triệu đồng
+ Năm thứ 3 thi công 70+50=120 triệu đồng
+ Năm thứ 1 sản xuất 120 triệu đồng
+ Năm thứ 2 sản xuất 120-20=100 triệu đồng
+ Năm thứ 3 sản xuất 120-40 = 80 triệu đồng
+ Năm thứ 4 sản xuất 120-60=60 triệu đồng
+ Năm thứ 5 sản xuất 120-80=40 triệu đồng
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
+ Ví dụ:
-Số vốn đầu tư bình quân hàng năm:
20 + 70 + 120 + 120 + 120 − 20 + 120 − 40 + 120 − 60 + 120 − 80
𝑉f\ =
8
= 76,25  𝑡𝑟đ/𝑛ă𝑚
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A:
7,75
𝑇LM(\) = = 0,101  (ℎ𝑜ặ𝑐  10,1%)
76,25
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
+ Ví dụ:
Tương tự như vậy cũng xác định được tỷ suất lợi nhuận bình quân
vốn đầu tư của dự án B
-Số lợi nhuận sau thuế bình quân thu được hàng năm của dự án B:
0 + 0 + 12 + 13 + 16 + 11 + 8
𝑃Ol = = 8,57  𝑡𝑟đ/𝑛ă𝑚
7
-Số vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án B:
50 + 120 + 120 + 120 − 20 + 120 − 40 + 120 − 60 + (120 − 80)
𝑉fl =
7
= 81,42  𝑡𝑟đ/𝑛ă𝑚
-Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án B:
8,57
𝑇LM(l) = = 0,105  (ℎ𝑜ặ𝑐  10,5%)
81,42
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
+ Ví dụ:
Nếu tỷ suất sinh lời yêu cầu của doanh nghiệp đối với vốn đầu tư
không thấp hơn 10%; xem xét hai dự án cho thấy cả 2 dự án đều có tỷ
suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn hơn tỷ suất sinh lời yêu cầu,
tuy nhiên dự án A có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư thấp hơn
dự án B, mặc dù dự án A có tổng số lợi nhuận sau thuế cao hơn dự án
B nhưng dự án A lại có thời gian thi công kéo dài hơn nên dự án B sẽ
là dự án lựa chọn.
+ Ưu điểm, hạn chế của phương pháp:
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán và tính đến
tổng lợi nhuận ròng và vốn đầu tư trong suốt tuổi thọ của dự án. Tuy
nhiên, phương pháp này có hạn chế là chưa tính đến các thời điểm
khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai của mỗi dự án.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
b. Phương pháp thời gian hoà vốn đầu tư (Pay back period)
Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian hoàn (thu hồi)
vốn đầu tư để lựa chọn dự án. Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng
thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn
đầu tư ban đầu để thực hiện dự án.
Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án có thể chia ra làm 2
trường hợp:
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
b. Phương pháp thời gian hoà vốn đầu tư (Pay back period)

Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn
hàng năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công
thức:
𝑽ố𝒏  đầ𝒖  𝒕ư  𝒃𝒂𝒏  đầ𝒖
Thời gian thu hồi VĐT (năm) =
𝑫ò𝒏𝒈  𝒕𝒊ề𝒏  𝒕𝒉𝒖ầ𝒏  𝒉à𝒏𝒈  𝒏ă𝒎  𝒄ủ𝒂  𝒅ự  á𝒏  đầ𝒖  𝒕ư
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
b. Phương pháp thời gian hoà vốn đầu tư (Pay back period)
Trường hợp 2: Dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định ở
các năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo cách sau:
+ Xác định số năm thu hồi vốn đầu tư bằng cách tính số vốn đầu tư còn phải
thu hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự:
VĐT còn phải thu Số VĐT chưa thu hồi Dòng tiền thuần của
= -
hồi ở cuối năm t ở cuối năm t-1 dự án đầu tư năm t
+ Khi số VĐT còn phải thu hồi ở cuối mỗi năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền
thuần của dự án đầu tư năm kế tiếp thì cần xác định thời điểm (số tháng) thu
hồi nốt vốn đầu tư trong năm kế tiếp.
𝑆ố  𝑉Đ𝑇  𝑐ℎư𝑎  𝑡ℎ𝑢  ℎồ𝑖  𝑐𝑢ố𝑖  𝑛ă𝑚  (𝑡 − 1)
𝑆ố  𝑡ℎá𝑛𝑔  𝑡ℎ𝑢  ℎồ𝑖  𝑉Đ𝑇  𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔  𝑛ă𝑚  𝑡 = 𝑥12
𝐷ò𝑛𝑔  𝑡𝑖ề𝑛  𝑡ℎ𝑢ầ𝑛  𝑐ủ𝑎  𝑛ă𝑚  𝑡
Tổng hợp số năm và số tháng chưa thu hồi vốn đầu tư chính là thời
gian thu hồi vốn đầu tư của dự án.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
b. Phương pháp thời gian hoà vốn đầu tư (Pay back period)
Ví dụ 2: Hai dự án A và B có số vốn đầu tư là 150 trđ (bỏ vốn
một lần). Khoản thu nhập dự kiến (bao gồm khấu hao và lợi
nhuận sau thuế) ở các năm tương lai như sau:
Dòng tiền thuần hàng năm của dự án (đơn vị trđ)

Năm 1 2 3 4 5
Dự án A
60 50 50 40 30
Dự án B
30 50 70 80 80
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
b. Phương pháp thời gian hoà vốn đầu tư (Pay back period)
Ta có thời gian thu hồi vốn của dự án A được tính như sau:
Thời gian hoàn vốn đơn giản
Thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án A:
TA=2+4050x12=2 năm và 9,6 tháng
Tương tự, thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án B là 3 năm
Dòng tiền thuần của Vốn đầu tư còn phải thu Thời gian thu hồi
Năm
DAĐT (trđ) hồi cuối năm (trđ) luỹ kế (năm)
0 (150) (150)
1 60 (90) 2
2 50 (40)
3 50 40/50x12=9,6 tháng
4 40
5 30
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
b. Phương pháp thời gian hoà vốn đầu tư (Pay back period)
** Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:
+ Để đơn giản việc tính toán, trước hết cần loại bỏ các dự án đầu
tư có thời gian thi công kéo dài không đáp ứng được yêu cầu của
doanh nghiệp; sau đó xếp các dự án có thời gian thi công không
giống nhau vào một loại.
+ Xác định thời gian thu hồi VĐT của từng dự án đầu tư. Trên
cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ chọn sẽ chọn dự án có thời gian thu
hồi vốn cố định phù hợp với thời gian thu hồi vốn mà doanh
nghiệp dự định.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
b. Phương pháp thời gian hoà vốn đầu tư (Pay back period)
** Ưu nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư: Đơn
giản, dễ tính toán. Phương pháp này rất phù hợp với việc xem xét các dự án
đầu tư quy mô vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng
quay vốn.
** Hạn chế của phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư:
+ Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn,
nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn. Do đó
kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự hướng dẫn chính xác để lựa chọn dự án
này hơn dự án kia, đặc biệt là đối với các dự án có mức sinh lời chậm như dự
án sản xuất sản phẩm mới hay xâm nhập vào thị trường mới... thì phương
pháp này sẽ không thích hợp.
+ Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư cũng không chú trọng tới yếu tố giá
trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác nó không chú ý tới thời điểm phát sinh
của các khoản phải thu, các đồng tiền thu được ở các thời điểm khác nhau
được đánh giá như nhau.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
c. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Đây là phương pháp đánh giá, lựa chọn dự án, trong đó tiêu chuẩn đánh giá
và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần của dự án.
Công thức tính như sau:
Y
𝐶𝐹<
𝑁𝑃𝑉 = Š − 𝐶𝐹2
(1 + 𝑟)<
<Z1
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại thuần (ròng) của dự án đầu tư
𝐶𝐹< : Dòng tiền thuần của dự án đầu tư ở năm t
CF0: Vốn đầu tư ban đầu của dự án
n: Vòng đời của dự án
r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hoá
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính giá trị hiện tại thuần của dự án
đầu tư thường là chi phí sử dụng vốn bình quân, đó chính là tỷ suất sinh lời
mà người đầu tư đòi hỏi.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
c. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
** Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:
Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự
án thực hiện như sau:
+ Xác định giá trị hiện tại thuần của mỗi dự án đầu tư
+ Đánh giá và lựa chọn dự án: Cần phân biệt 3 trường hợp
Trường hợp 1: Nếu NPV<0 thì dự án bị loại bỏ.
Trường hợp 2: Nếu NPV=0 thì tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết
của dự án mà doanh nghiệp có thể quyết định chấp thuận hoặc loại bỏ dự án.
Trường hợp 3: Nếu NPV>0 thì các dự án thuộc loại loại trừ nhau và vòng
đời của các dự án bằng nhau thì sẽ chọn dự án có giá trị hiện tại thuần
dương cao nhất (trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng huy động
vốn đầu tư)
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
c. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
** Ưu điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần:
+ Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố
giá trị thời gian của tiền.
+ Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó
giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng
giá trị hiện tại thuần của dự án với nhau.
Nghĩa là NPV(A+B) = NPVA + NPVB trong khi các phương pháp khác
không thể có tính chất này.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
c. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
** Những hạn chế của phương pháp giá trị hiện tại thuần.
+ Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.
+ Phương pháp này cũng không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của
vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.
+ Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt
thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư
khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
c. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Ví dụ 3: Hai dự án đầu tư A và B cùng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu là 100
triệu đồng và dự kiến sẽ kéo dài trong 3 năm. Theo các tính toán ban đầu dự
án A sẽ mang lại dòng tiền thuần hàng năm lần lượt trong các năm từ năm
thứ nhất đến năm thứ ba là 10 triệu đồng, 60 triệu đồng và 80 triệu đồng.
Tương tự dòng tiền thuần hàng năm của dự án B là 70 triệu đồng, 50 triệu
đồng và 20 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn bình quân mà nhà đầu tư phải
chịu khi huy động vốn là WACC=10%. Tính NPV của mỗi dự án

12 •2 •2
Ta có 𝑁𝑃𝑉\ = + + − 100 = 18,73  𝑡𝑟𝑖ệ𝑢  đồ𝑛𝑔
(1=12%)X (1=12%)Ž (1=12%)•

70 50 20
𝑁𝑃𝑉l = 1
+ 9
+ ?
− 100
(1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%)
= 19,95  𝑡𝑟𝑖ệ𝑢  đồ𝑛𝑔
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
d. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là
một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của
dòng tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn
đầu tư ban đầu.
’“X
Ta có: ∑Y<Z1 U = 𝐶𝐹2
(1=”••)
’“X
Hoặc 𝑁𝑃𝑉 = ∑Y<Z1 − 𝐶𝐹2 = 0
(1=”••)U

Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại thuần (ròng) của dự án đầu tư
𝐶𝐹< : Dòng tiền thuần của dự án đầu tư ở năm t
CF0: Vốn đầu tư ban đầu của dự án
IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
d. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
Phương pháp thử và xử lý sai số:
Theo phương pháp mày trước tiên phải chọn một lãi suất và sử dụng
lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để xác định giá trị hiện tại thuần của
dự án.
Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác không và tương đối lớn thì
tiếp tục thử lại bằng cách nâng mức lãi suất lên (nếu NPV>0), hoặc hạ
mức lãi suất xuống (nếu NPV<0), cứ làm như vậy cho đến khi tìm
được một mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư
bằng không hoặc xấp xỉ bằng không thì lãi suất đó chính là tỷ suất
doanh lợi nội bộ IRR của dự án
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
d. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
Phương pháp nội suy:
Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án
được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn một mức lãi suất tuỳ ý r1 sau đó tính giá trị hiện tại thuần của
dự án NPV1 theo lãi suất r1.
Bước 2: Chọn tiếp một mức lãi suất r2 thoả mãn điều kiện
+ Nếu NPV>0 thì chọn r2>r1 sao cho r2 sẽ làm cho NPV2<0 và ngược lại
+ Để đảm bảo mức độ chính xá cao hơn thì chênh lệch giữa r1 và r2 trong
khoảng 5%
Bước 3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án: IRR sẽ nằm trong khoảng r1
và r2 và được xác định theo công thức:
𝑁𝑃𝑉1
𝐼𝑅𝑅 = 𝑟1 + 𝑟9 − 𝑟1
𝑁𝑃𝑉1 + 𝑁𝑃𝑉9
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
d. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
** Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:
+ Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư
+ Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ
làm tiêu chuẩn xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thường
dựa trên cơ sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng
vốn bình quân cho dự án (r) và cần phân biệt 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: IRR<r thì loại bỏ dự án
Trường hợp 2: IRR=r thì tuỳ điều kiện cụ thể và sự cần thiết
của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.
Trường hợp 3: IRR>r. Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được
chấp nhận. Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ
suất doanh lợi nội bộ cao nhất.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
d. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
** Ưu điểm của phương pháp:
+ Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án
có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền
+ Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử
dụng vốn, thấy được mối liên hệ giữa việc huy đồng vốn và hiệu quả
sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư.
+ Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án
đầu tư so với tính rủi ro của nó (trong khi phương pháp PNV không
cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp những thông tin như vậy).
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
d. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
** Hạn chế của phương pháp:
+ Trong phương pháp này thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư
với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Điều đó
không thật phù hợp với thực tế, nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh
lợi nội bộ ở mức cao.
+ Phương pháp này không quá chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên
có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thoả đáng khi đánh giá dự
án, vì tỷ suất doanh lợi nội bộ luôn luôn cao đối với những dự án có
quy mô nhỏ.
+ Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ sẽ rất khó khăn
trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có
thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn dự án
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
d. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
Ví dụ 4:Một dự án đầu tư, dự kiến số vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần là 150
triệu đồng, thời gian hoạt động của dự án kéo dài trong 3 năm. Dự
kiến dòng tiền thuần hàng năm do dự án mang lại trong các năm lần
lượt là 40 trđ, 60 trđ, 90 trđ. Hãy tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự
án.
Có thể tìm IRR gần đúng bằng phương pháp nội duy như sau:
˜2 •2 ™2
Ta có: 𝑁𝑃𝑉 = + Ž + • − 150 = 0
(1=”••) (1=”••) (1=”••)

+ Chọn r1=12% => NPV1=-2,38


+ Chọn r2=10% => NPV2=3,51
2,38
𝐼𝑅𝑅 = 12% + 10% − 12% 𝑥 = 12% − 0,8%
2,38 + 3,51
= 11,2%
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
e. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
Chỉ số sinh lời cũng là một thước đo khả năng sinh lời của một dự án
đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của dòng
tiền thuần hàng năm từ dự án và vốn đầu tư ban đầu của dự án
𝐶𝐹<
∑Y<Z1
(1 + 𝑟)<
𝑃𝐼 =
𝐶𝐹2
Trong đó:
PI: Chỉ số sinh lời của dự án
𝐶𝐹< : Dòng tiền thuần của dự án đầu tư ở năm t
CF0: Vốn đầu tư ban đầu của dự án
r: Tỷ lệ chiết khấu thường sử dụng là chi phí sử dụng vốn bình quân
để thực hiện dự án
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
e. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
** Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:
+ Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư
+ Đánh giá và lựa chọn dự án: Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem
xét 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu PI<1 thì loại bỏ dự án
Trường hợp 2: Nếu PI=1 thì tuỳ điều kiện có thể chấp nhận
hay loại bỏ
Trường hợp 3: Nếu PI>1: nếu là dự án độc lập thì dự án được
chấp thuận, nếu là dự án loại trừ nhau thì thông thường dự án có chỉ
số sinh lời cao nhất là dự án sẽ được chọn.
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
e. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
** Ưu điểm của phương pháp:
+ Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn
đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án
+ Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu
tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
+ Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số
dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu
hiệu hơn.
+ Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có
tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền
+ Phương pháp này thường cũng giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với mức chi
phí sử dụng vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện
tại thuần, nó phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
e. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
** Nhược điểm của phương pháp: Giống như phương pháp tỷ suất
doanh lợi nội bộ, phương pháp chỉ số sinh lời cũng không phản ánh
trực tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng
phương pháp chỉ số sinh lời có thể dẫn đến quyết định sai lầm
5.2.2. Quản trị các khoản đầu tư tài chính
5.2.2.5. Các phương pháp đánh giá và sự lựa chọn dự án đầu tư
e. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
Ví dụ 6: Dự án đầu tư A với chi phí sử dụng vốn của dự án là
10% và dòng tiền của dự án như sau:
Dòng tiền, NPV, IRR của dự án A
PI=1.0411.000=1,041
Chỉ số PI cho biết thu nhập ròng của dự án sẽ đủ để hoàn trả vốn
gốc, trả lãi, còn lại là phần giá trị tăng thêm tương đương 4,1%
của vốn đầu tư ban đầu.
Năm NPV
Chỉ tiêu IRR
0 1 2 (r=10%)
Dòng tiền -1.000 600 600 41 13,06%
(tr.đ)

You might also like