Đề Cương Văn Học So Sánh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đề tài: Hình tượng Maslova (tiểu thuyết Phục Sinh) - Lev Tonstoy và hình

tượng Phăng Tin (tiểu thuyết Những người khốn khổ) – Victor Hugo
từ góc nhìn so sánh.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho
chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải
cuộc sống” (G.Đuy-a-men). Sự viết nhìn một cách tổng thể là tiếng lòng của
chính tác giả, ở đó họ có thể thoải mái bộ lộ tư tưởng, quan điểm và cách cảm
nhận của bản thân với sự vật, sự việc xung quanh. Không khó để nhận thấy, hầu
hết các nhà văn, nhà thơ mượn con chữ để thoả chí tung hoành trên địa hạt văn
chương. Tiểu thuyết với kết cấu là một thể loại văn xuôi đã đóng góp hết thảy
những tinh hoa vốn có cho nền văn chương nhân loại. Tiểu thuyết khiến người
đọc đắm chìm vào từng câu chuyện, khiến người đọc tìm thấy được chính bản
thân mình sau những bức rèm bị gói ghém bởi cảm xúc, bởi ràng buộc xã hội.
Tuy nhiên đọc tiểu thuyết không chỉ để vui, để giải trí mà thông qua những câu
chuyện do thể loại này mang lại, khiến người đọc phải nhận thức được cuộc
sống đang vận hành như thế nào, từ đó lí giải khúc mắc trong lòng, rút ra cho
bản thân những bài học mà không một ai có thể mang lại.
Sự đóng góp của tiểu thuyết có vai trò không nhỏ trong việc đa dạng hoá
nền văn chương nghệ thuật thế giới. Trước sự chảy trôi của thời gian, hàng
nghìn tên tuổi nhà văn vẫn “tung hoành”, “khai phá” một cách triệt để thông
điệp của mình trên địa hạt sáng tác này, một trong số những cây viết kì cựu, có
sức ảnh hưởng trên văn đàn thế giới cho đến ngày nay không thể không kể đến
Lev Tonstoy với tác phẩm Phục sinh và Victor Hugo với Những người khốn
khổ - hai đại thi hào của văn chương thế giới. Bằng những trải nghiệm trong
đời sống, bằng con mắt quan sát hiện thực tinh tường, Lev Tonstoy và Victor
Hugo đã phản ánh hiện thực vào văn chương một cách tinh tế và đầy khát vọng
thông qua hệ thống nhân vật đa dạng và trùng điệp, trong đó không thể không
kể đến hình tượng các nhân vật nữ, một trong những phương diện góp phần làm
hài hoà và thống nhất nội dung của tác phẩm.
Phục sinh và Những người khốn khổ viết về những câu chuyện riêng biệt,
những đất nước khác biệt và có sự phân chia về mặt văn hoá. Điều đó cho thấy
nếu mang hai tác phẩm ra so sánh và đối chiếu thì còn có nhiều sự khập khiễng.
Tuy nhiên cả hai thi hào đều có một điểm chung là xây dựng nhân vật nữ trên
một bối cảnh câu chuyện hết sức phức tạp, họ là những người yếu đuối, cam
chịu, phải sống một cuộc đời mà không tìm ra được lối thoát. Các tác giả chú
trọng tới cảm quan và thiên tính nữ của nhân vật, từ đó có những phát hiện và
sáng kiến xây dựng hết sức phong phú, mới mẻ. Có thể nói nhân vật nữ trong
Phục Sinh của Lev Tonstoy với đại diện là Maslova và Fantine trong Những
người khốn khổ của Victor Hugo có nhiều điểm tương đồng và khác biệt nhau
song chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu kĩ càng và chi tiết. Vậy nên
người viết lựa chọn đề tài Hình tượng Maslova (tiểu thuyết Phục Sinh) - Lev
Tonstoy và hình tượng Phăng Tin (tiểu thuyết Những người khốn khổ) –Victor
Hugo từ góc nhìn so sánh để giúp người đọc có cái nhìn trực quan hơn về hai
nhân vật trong tương quan đối chiếu những điểm giống và khác nhau.
2. Lịch sử vấn đề
Phục sinh và Những người khốn khổ là những tiểu thuyết ghi dấu ấn trong
lòng độc giả bởi giá trị hiện thực mà nó mang lại. Đây là những mảnh đất màu
mỡ mà nhiều nhà nghiên cứu đã kì công “cày xới” trên nhiều địa hạt.
Phan Hiệp Hưng trong nghiên cứu “Tư tưởng tôn giáo và đạo đức của
Lev Tonstoy qua tiểu thuyết Phục sinh” đã phơi bày bức tranh xã hội Nga vào
thế kỉ XIX đầy hỗn loạn. Qua đó, toàn bộ những khía cạnh của Nga được miêu
tả một cách chi tiết và toàn vẹn, các nhận vật phải chống lại những bi kịch từ
chính thời đại mình đang sống và các nhân vật nữ thì nhận nhiều phần thiệt thòi
và gặp nhiều bi kịch hơn.
Trong cuốn Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX đã khẳng định vị trí của Lev
Tonstoy trong bối cảnh văn chương Nga đồng thời dành nhiều lời khen ngợi cho
tác phẩm Phục sinh: “tác phẩm vì đại nhất của Tonxtoi trong những năm 90 là
tiểu thuyết Phục sinh (1889 – 1899). Đây là bản án đanh thép tố cáo chế độ
nông nô chuyên chế và giáo hội Nga là những kẻ đẩy quần chúng vào cảnh
khốn cùng. Tác phẩm này là duyên cớ cuối cùng để giáo hội khai trừ Tonxtoi
vào năm 1901. Hằng năm, vào ngày chủ nhật, các nhà thờ Nga nguyền rủa bá
tước Tonxtoi là tên dị giáo và phản chúa”[2]. Điều đó có nghĩa là Phục sinh
chiếm dung lượng và vị trí quan trọng, đề cập đến hiện thực một cách trần trụi.
Vượt qua mọi điều luật của tôn giáo để phản ánh cái chân thật, sự ruồng rẫy của
những phận người, tính chất bi kịch khi đề cập đến phái nữ và coi trọng nữ
quyền trong một xã hội trọng nam giới.
Trong giáo tình Lịch sử văn học Nga đã trình bày khái quát nội dung mà
Phục sinh phản ánh. Tác giả tóm tắt hoàn cảnh ra đời của Maxlova cho đên khi
cô bị lưu đàym phải gồng mình trên những con đường cực khổ với các tù chính
tị khác, tác giả đã tố cáo xã hội Nga với hệ thống chính quyền mục ruỗng và
thối nát, đồng thời tìm ra một hướng đi mới cho những con người khốn khổ và
thấp hèn,…
Phạm Thị Thu Hằng trong nghiên cứu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của
Victor Hugo đã làm nổi rõ những nét đặc điểm của các nữ nhân vật trong các
sáng tác của hi hào người Pháp. Tác giả nhắc đến Fantine như một biểu tượng
của sự hi sinh và vị tha, tình yêu thương con vô bờ bến và chăm lo cho con đến
chết.
Mai Lan Hương với bài báo Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Những người
khốn khổ của V.Hugo chỉ ra vẻ đẹp và sự hi sinh của nữ giới cho toàn bộ câu
chuyện: “Fatine có một sự nổi trội về vẻ đẹp thanh khiết, sự đoan trang, trong
sáng và tình mẫu tử thiêng liêng cao cả”[4],….
Nhắc đến nhân vật nữ có rất nhiều bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu cuộc
đời của các nhân vật, tuy nhiên chưa có công trình nào có sự đối sánh các nhân
vật nữ giữa Những người khốn khổ và Phục sinh với nhau.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu nội dung thông qua hai tác phẩm lớn của
văn học nhân loại: Phục sinh của Lev Tonstoy và Những người khốn khổ của
Victor Hugo
4. Giới thuyết khái niệm
Nghiên cứu sử dụng giới thuyết của văn học so sánh nhằm chỉ ra những
nét tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện hình tượng nhân vật nữ của hai
tác phẩm Phục sinh và những người khốn khổ
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đi sâu tìm hiểu hình tượng nhân vật
Maxlova và Fantine trong từng tác phẩm để làm rõ cách thức các tác giả
xây dựng hình tượng nhân vật
- Phương pháp so sánh: đối chiếu hình tượng hai nhân vật Maxlova và
Fantine để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong việc xây dựng
nhân vật của Lev Tonstoy và Victor Hugo
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: đặt các nhân vật nữ trong tương
quan so sánh với văn hoá, chính trị để có thể làm rõ sự hi sinh, đức tính
cao đẹp của các nhân vật
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được triển
khai theo ba chương:
Chương 1. Giới thuyết về văn học so sánh và các tác phẩm Phục sinh –
Lev Tonstoy và Những người khốn khổ - Victor Hugo (nếu thấy dài bạn có thể
đặt lại là: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu)
Chương 2: Những điểm tương đồng trong việc xây dựng nhân vật
Maslova (tiểu thuyết Phục Sinh) - Lev Tonstoy và hình tượng Phăng Tin (tiểu
thuyết Những người khốn khổ) – Victor Hugo
Chương 3: Những điểm khác biệt trong việc xây dựng nhân vật Maslova
(tiểu thuyết Phục Sinh) - Lev Tonstoy và hình tượng Phăng Tin (tiểu thuyết
Những người khốn khổ) – Victor Hugo
(cái này bạn muốn làm rõ điểm giống và điểm khác cụ thể trên 2 chương 2 và 3
nên mình làm vậy, nhưng quan điểm riêng của mình là nên so sánh ở chương 2,
chương 3 nói về nghệ thuật thể hiện việc so sánh đó sẽ ok hơn)

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1. Giới thuyết về văn học so sánh và các tác phẩm Phục sinh – Lev
Tonstoy và Những người khốn khổ - Victor Hugo
1.1. Khái quát chung về văn học so sánh
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm/đặc trưng
1.2. Tác phẩm Phục sinh – Lev Tonstoy và Những người khốn khổ -
Victor Hugo
1.2.1. Tiểu thuyết Phục sinh của Lev Tonstoy (nếu muốn chia thêm thì có thể
chia thành các mục nhỏ như: quan niệm sáng tác – tóm tắt tác phẩm)
1.2.2. Tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victor Hugo (tương tự)
Chương 2. Những điểm tương đồng trong việc xây dựng nhân vật Maslova
(tiểu thuyết Phục Sinh) - Lev Tonstoy và hình tượng Phăng Tin (tiểu thuyết
Những người khốn khổ) – Victor Hugo
2.1. Tương đồng trong thân phận
2.1.1. Thân phận nghèo khó, hèn mọn
2.1.2. Hành trình trưởng thành đầy máu và nước mắt
2.2. Tương đồng trong nhân phẩm
2.2.1. Kiên cường, bất khuất, dám vươn lên và sống có ước mơ
2.2.2. Vô tư, vị tha và thánh thiện
2.2.3. Lòng yêu thương cô tận, khả năng hi sinh và dâng hiến cho con người,
cuộc đời
Chương 3. Những điểm khác biệt trong việc xây dựng nhân vật Maslova
(tiểu thuyết Phục Sinh) - Lev Tonstoy và hình tượng Phăng Tin (tiểu thuyết
Những người khốn khổ) – Victor Hugo
3.1. Xuất thân và thời đại
3.1.1. Xuất thân gia đình
3.1.2. Ảnh hưởng thời đại
3.2. Quan niệm sống/tính cách
- Maslova: sống rạch ròi, sẵn sàng đáp trả trước những điều tiêu cực (tìm nv
nam chính để trả thù, bất lực và uống rượu,…)
- Fantine: sống vị tha, hi sinh hết mình cho con, bán răng bán tóc để nuôi sống
con, chấp nhận làm gái mại dâm để con mình có đời sống tốt hơn
3.3. Sự luân chuyển cuộc đời
- Maslova: có thể làm lại từ đầu, yêu 1 người tù chính trị khác
- Fantine: chết
PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
1. Các tác giả (2010), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục Việt Nam
2. Nguyễn Hải Hà (2019), Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, nxb Đại học
Quốc gia
3. Phan Hiệp Hưng (2017), Tư tưởng tôn giáo và đạo đức của Lev Tonstoy
qua tiểu thuyết Phục sinh, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM
4. Mai Lan Hương (2011), Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Những người khốn
khổ của Victor Hugo, tạp chí Sông Hương số 157 (tháng 3)

You might also like