Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Bài Làm Giữa Kì Môn Pháp Luật

Đại Cương
Họ và tên: Nguyễn Thành Lộc
MSSV: 2255012029
Số thứ tự: 45
Phần 1: Nhận định đúng/ sai và giải thích.
Câu hỏi 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?
Nhận định 1: Đấu tranh giai cấp là nguyên nhân hình
thành nhà nước theo quan điểm Mác-xít.
Đúng. Vì các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Leenin đã nhận
định nhà nước chính là sản phẩm của mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa được, là sản phẩm do xã hội có giai cấp
tạo ra. ( trang 21 giáo trình PLDC).
Nhận định 2: Chủ tịch nước là cơ quan nhà nước trong bộ
máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nhận định 2: Nhận định này là đúng . Vì theo điều 86
Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Chủ tịch nước là người đứng
đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về đối nội và đối ngoại.” . Vì vậy chủ tịch nước cũng
được xem là một trong những cơ quan nhà nước trong bộ máy
nhà nước CHXHCN Việt Nam .
Nhận định 3:Quốc hội là cơ quan quản lí nhà nước cấp
trung ương.
Nhận định 3: Sai .Vì vị trí pháp lý của Quốc hội được xác
định tại Điều 69 Hiến Pháp 2013: “ là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, là quyền lực Nhà nước cao nhất”. Và là cơ
quan lập hiến, lập pháp có quyền quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước, có quyền tổ chức bộ máy Nhà nước
và giám sát các cơ quan Nhà nước.
Nhận định 4: Quy phạm pháp luật luôn bao gồm 3 thành
tố: Giả định, quy định và chế tài.
Nhận định 4: Sai. Vì trong một số trường hợp quy phạm
pháp luật chỉ bao gồm giải định và chế tài.
Nhận định 5: Cá nhân chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý
khi có hành vi vi phạm pháp luật.
Nhận định 5: Đúng vì khi một cá nhân, tổ chức có hành vi
vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý tương
ứng. ( trang 74 giáo trình PLDC).
Phần 2: Câu hỏi lí luận
Câu 2: Theo anh/chị, quan điểm và hình thức thể hiện của
hệ thống pháp luật Việt Nam có khác biệt với các hệ thống
pháp luật của Anh- Mỹ hay không?Vì sao?
Trả lời : Hệ thống pháp luật của Việt Nam có sự khác biệt với
hệ thống pháp luật của anh và mỹ . Vì hệ thống pháp luật của
Việt Nam theo hơi hướng của hệ thống pháp luật Civil Law ,
còn hệ thống pháp luật của Anh – Mỹ theo hệ thống pháp luật
Common Law. Ngoài ra hình thức chủ yếu hệ thống pháp luật
Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật , án lệ chỉ mới được
thừa nhận, tập quán pháp chỉ được áp dụng khi không có quy
phạm pháp luật điều chỉnh . Còn đối với hệ thống pháp luật
Common Law là án lệ, phần lớn các chế định và quy phạm
pháp luật được hình thành không phải bằng việc ban hành văn
bản pháp quy mà bằng án lệ.
Câu 3: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự và Luật
Hôn nhân gia đình đều là các mối quan hệ về nhân thân và
tài sản. Vậy, tại sao 2 ngành luật này không được kết hợp
thành một ngành luật để thuận tiện hơn trong quá trình
xây dựng luật, áp dụng luật, áp dụng luật?
Trả lời : Tuy đối tượng điều chỉnh của cả hai ngành luật này
đều là các mối quan hệ về nhân thân và tài sản nhưng nếu xét
về bản chất , quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong Luật
Hôn nhân và gia đình khác với Luật Dân sự . Ví dụ Quan hệ
tài sản không mang tính đền bù ngang giá như trong ngàng
Luật Dân sự và tương đối hẹp , chủ yếu là giữa các thành viên
trong gia đình . Nói tóm lại tuy đối tượng điều chỉnh của hai
ngành luật này là giống nhau như ở ngành Luật hôn nhân và
gia đình quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản chỉ gói gọn
trong phạm vị hôn nhân và gia đình yếu tố tình cảm gắn bó
giữa các chủ thể là đặc điểm cơ bản , còn quan hệ nhân thân
và quan hệ tài sản trong Luật dân sự rộng hơn rất nhiều, chú
trọng vào giá trị , quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh
mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và đền bù tương đương là
đặc trưng khi trao đổi. .
Câu 4: Tại sao hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa có
chế định phá sản cá nhân?
Trả lời: Vì các lý do: thứ nhất, các đối tượng là cá nhân, hộ
kinh doanh cá thể, tổ hợp tác... không phải là các đối tượng
phải đăng ký vốn, không thực hiệt tốt chế độ kế toán, gây khó
khăn khi thanh lý tài sản; thứ hai, đối với các trường đại học,
các trường học ở các cấp khác theo luật giáo dục thì việc việc
đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể đối với các
đối tượng này giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành, vì khi giải quyết vấn đề đình chỉ hoạt động, sáp
nhập, chia, tách, giải thể đối với các đối tượng này còn liên
quan đến chính sách đối với học sinh, sinh viên; thứ ba, đối
với xí nghiệp hiện nay tồn tại không nhiều và được quy định
tại các văn bản dưới luật, trong thời gian tới cần chuyển đổi
mô hình xí nghiệp sang mô hình DN để thống nhất quản lý.

Câu 5: “Thực tiễn đi vào Pháp Luật” vì xây dựng pháp


luật phải xuất phát từ cuộc sống và phục vụ được nhu cầu
của cuộc sống để mọi người thấy được trách nhiệm và
quyền lợi của mình.
Ví dụ : Dựa vào tình hình dịch bệnh covid19 diễn biến phức
tạp và nguy hiểm Đảng và nhà nước ta đã cho ra quyết định là
theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
(được sửa đổi tại điểm a Khoản 5 Điều 2 Nghị định
124/2021/NĐ-CP) thì:

“ Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người
tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo
hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát
khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác
sẽ bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng.”
Phần 3: Bài tập tình huống
Câu 6: Ông A mua 500kg gạo của Công ty B để làm từ
thiện. Tuy nhiên, Ông A phát hiện gạo kém chất lượng
nên yêu cầu công ty B phải đổi gạo đúng chất lượng mà
hai bên đã thoả thuận . Tuy nhiên, công ty B không đồng ý
đổi gạo vì công ty này cho rằng gạo được giao là gạo đúng
chất lượng. Cuối cùng, Ông A đã khởi kiện công ty B ra
toà án quận X( nơi công ty B đặt trụ sở chính).
a/ Vụ án này là án dân sự, hành chính hay thương mại? Vì
sao?
Trả lời : Vụ án này là án dân sự. Vì đối tượng điều chỉnh ở
đây thuộc phạm vi dân sự là “ quan hệ tài san mang tính chất
hàng hoá và tiền tệ” mà số gạo.
b/ Ai có nghĩa vụ chứng minh số gạo trên là kém chất
lượng trước toà án? Vì sao?
Ông A có nghĩa vụ chứng minh số gạo trên là kém chất lượng.
Vì Ông A là người khởi kiện nên phải có trách nhiệm cung
cấp bằng chứng số gạo trên không phải là số gạo mà công ty
B đã thoả thuận trên hợp đồng với ông để toà án tiến hành xét
xử cũng như bảo vệ quyền lợi cho ông A.
c/ Có quan điểm cho rằng Công ty B sẽ có lợi thế hơn ông
A trong vụ kiện này vì Công ty B là một tổ chức kinh tế,
trong khi đó ông A chỉ là một cá nhân. Anh/chị có đồng
tình với quan điểm này không?Vì sao?
Trả lời: Em không đồng tình với quan điểm này. Vì theo
khoản 1 Điều 3 BLDS 2015: "Mọi cá nhân, pháp nhân đều
bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối
xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân
và tài sản", như vậy ông A hay côngty B đều có những lợi thế
như nhau, không vì công ty B là tổ chức kinh tế lớn mà sẽ có
lợi hơn, giữa họ chỉ có sự bình đẳng trước Tòa án.
d/Nếu Ông A không muốn khởi kiện Công ty B ra Toà án
thì Ông A có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ( Giả
sử Công ty B giao gạo kém chất lượng thực sự).
Trả lời: Ông A có thể bán đi số gạo kém chất lượng mà công
ty B đã giao cho mình cho các cá nhân hay doanh nghiệp chế
biến thức ăn cho gia súc gia cầm, điều này có thể giúp ông A
giữ uy tín cho mình và bảo vệ quyền lợi của mình và có thể
lấy lại 1 ít vốn để mua gạo ở công ty bán gạo khác uy tín và
chất lượng hơn.

You might also like