Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Trường: THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội Họ và tên giáo viên:

Tổ: Toán - Tin Dương Quỳnh Châu

TÊN BÀI DẠY: CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI LƯỢNG GIÁC


Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Mô tả được các phép biến đổi lượng giác cơ bản: công thức cộng.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc
lượng giác và các phép biến đổi lượng giác.
2. Về năng lực:
Hình thành và phát triển cho HS các năng lực
- Tư duy và lập luận toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để chứng minh
một trường hợp đặc biệt của quy tắc cộng.
- Giải quyết vấn đề toán học: Áp dụng được các quy tắc, công thức để giải
quyết các bài toán.
- Mô hình hóa toán học: Vẽ hình minh họa, sử dụng các công thức, quy tắc
để giải quyết bài toán gắn với thực tiễn.
- Giao tiếp toán học: HS có khả năng sử dụng các thuật ngữ, … để biểu đạt,
trao đổi ý tưởng rõ ràng, chính xác.
- Giao tiếp và hợp tác: HS thảo luận, làm việc nhóm.
- Tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập ở phần luyện tập và bài tập về
nhà.
3. Về phẩm chất:
Hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất
- Trung thực: Khách quan, công bằng trong đánh giá bài làm của nhóm mình
và các nhóm khác.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các công việc mà bản thân được phân
công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, máy tính, máy chiếu, bảng
phụ, bút dạ, nam châm.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, điện thoại kết
nối Internet
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập
a) Mục tiêu:
- Học sinh xác định được nhiệm vụ của bài học là xây dựng các phép tính
lượng giác, cụ thể là công thức cộng.
b) Nội dung
- Học sinh nhắc lại kiến thức về góc lượng giác, giá trị lượng giác của các
góc có liên quan đặc biệt, các công thức tính diện tích tam giác.
- Học sinh xác định mục tiêu bài học là xây dựng công thức cộng.
c) Sản phẩm
- Học sinh hoàn thành hàng 1, cột K, W của bảng KWL.
- Dự kiến câu trả lời của học sinh

L
W (Liệt kê
K
(Liệt kê những gì những gì
(Liệt kê những gì em đã biết)
em muốn biết thêm em đã học
được)

sin ( −a ) = − sin a, cos ( −a ) = cos a , tan ( −a ) = − tan a Công thức tính


sin ( a + b ) , cos ( a + b ) ,
sin ( a +  ) = − sin a, cos ( a +  ) = − cos a, tan ( a +  ) = tan a
tan ( a + b ) theo
sin (  − a ) = sin a, cos (  − a ) = − cos a, tan (  − a ) = − tan a sin a, cos a, tan a,
      sin b, cos b, tan b .
sin  − a  = cos a, cos  − a  = sin a, tan  − a  = cot a
2  2  2 
1
SABC = AB  AC sin A .
2

d) Tổ chức thực hiện


- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh kẻ bảng KWL, nêu câu hỏi.
- Bước 2: Học sinh nhắc lại kiến thức về góc lượng giác, giá trị lượng giác
của các góc có liên quan đặc biệt, các công thức tính diện tích tam giác và
điền vào cột K.
- Bước 3: Giáo viên gợi sự tò mò của học sinh về công thức tính
sin ( a + b ) ,cos ( a + b ) và tan ( a + b ) và yêu cầu học sinh viết điều muốn biết
vào cột W.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Công thức cộng đối với sin
a) Mục tiêu
- Xây dựng công thức cộng đối với sin trong một trường hợp đơn giản.
- Sử dụng công thức vào một số ví dụ cơ bản.
b) Nội dung
Bài toán 1. Cho tam giác MNP, đường cao PQ .

a) Viết công thức tính PQ theo cạnh n và góc a , công thức tính PQ theo
cạnh m và góc b .
b) Viết công thức tính diện tích các tam giác MPQ, NPQ, MNP theo các
cạnh m, n và các góc a, b, a + b .
c) Chứng minh rằng sin ( a + b ) = sin a cos b + cos a sin b (công thức tính
sin ( a + b ) theo sin a,cos a,sin b,cos b ).
d) Tính sin ( a − b ) bằng cách biến đổi sin ( a − b ) = sin ( a + ( −b ) ) và công
thức ở câu c.
 5 
e) Áp dụng công thức, tính sin  
 12 
c) Sản phẩm
- Dự kiến câu trả lời của học sinh:
a) PQ = n cos a, PQ = m cos b.
1 1
b) SMPQ = nPQ sin a = mn cos b sin a ,
2 2
1 1
S NPQ = mPQ sin b = mn cos a sin b ,
2 2
1
SMNP = mn sin ( a + b ) .
2
1 1 1
c) SMNP = SMPQ + S NPQ  mn sin ( a + b ) = mn sin a cos b + mn cos a sin b
2 2 2
 sin ( a + b ) = sin a cos b + cos a sin b.
sin ( a − b ) = sin ( a + ( −b ) ) = sin a cos ( −b ) + cos a sin ( −b )
d)
= sin a cos b − cos a sin b.
 5        2+ 6
e) sin   = sin  +  = sin cos + cos sin = .
 
12  4 6  4 6 4 6 4
- Bảng kiểm đánh giá kết quả hoạt động nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
Các ý a,b,c,d: Làm việc nhóm
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, chọn nhóm trưởng, phát bảng phụ, bút dạ.
- GV trình chiếu câu hỏi, phổ biến thời gian làm việc nhóm và cách báo cáo
kết quả.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm thảo luận, đưa ra câu trả lời, ghi kết quả vào bảng phụ.
- GV quan sát, gợi ý cho HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm gắn bảng phụ của nhóm mình lên bảng.
- Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tổng
hợp kết quả.
- GV chốt lại kiến thức: Công thức trên cũng đúng với góc lượng giác a, b
bất kỳ:
sin ( a + b ) = sin a cos b + cos a sin b
sin ( a − b ) = sin a cos b − cos a sin b
Ý e: Làm việc cá nhân
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu câu hỏi, giải thích rõ yêu cầu của câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, gợi ý cho HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS lên bảng trình bày cách làm của mình, yêu cầu một số
HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tổng
hợp kết quả.
Hoạt động 2.2: Công thức cộng đối với cosin
a) Mục tiêu
- Xây dựng công thức cộng đối với cosin.
- Sử dụng công thức vào một số ví dụ cơ bản.
b) Nội dung
Bài toán 2.
i) Tính cos ( a + b ) bằng cách biến đổi
     
cos ( a + b ) = sin  − ( a + b )  = sin  − a  − b  .
2   2  
ii) Tính cos ( a − b ) theo cos a,sin a,cos b,sin b dựa vào kết quả ở i).

iii) Áp dụng công thức vừa tìm được, tính cos .
12
c) Sản phẩm
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
     
i) cos ( a + b ) = sin  − ( a + b )  = sin  − a  − b 
2   2  
   
= sin  − a  cos b − cos  − a  sin b
2  2 
= cos a cos b − sin a sin b
ii) cos ( a − b ) = cos ( a + ( −b ) ) = cos a cos ( −b ) − sin a sin ( −b )
= cos a cos b + sin a sin b .
       6+ 2
iii) cos = cos  − cos  = cos cos + sin sin = .
12 3 4 3 4 3 4 4
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc theo cặp.
- GV trình chiếu câu hỏi, phổ biến thời gian làm việc và cách báo cáo kết
quả.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các cặp thảo luận, đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, gợi ý cho HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV trình chiếu bài làm của một số nhóm và yêu cầu nhóm giải thích bài
làm của nhóm mình.
- Các học sinh còn lại nhận xét, đánh giá kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tổng
hợp kết quả.
- GV chốt lại kiến thức: Với góc lượng giác a, b bất kỳ:
cos ( a + b ) = cos a cos b − sin a sin b
cos ( a − b ) = cos a cos b + sin a sin b
Hoạt động 2.3: Công thức cộng đối với tang
a) Mục tiêu
- Xây dựng công thức cộng đối với tang.
- Sử dụng công thức vào một số ví dụ cơ bản.
b) Nội dung
Bài toán 3.
i) Sử dụng công thức cộng đối với sin và cosin, hãy tính tan ( a + b ) theo
tan a, tan b khi các biểu thức đều có nghĩa.
ii) Khi các biểu thức đều có nghĩa, hãy tính tan ( a − b ) theo tan a, tan b
dựa vào kết quả đạt được ở ý i).
7
iii) Áp dụng, tính tan .
12
c) Sản phẩm
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
sin ( a + b ) sin a cos b + cos a sin b
i) tan ( a + b ) = =
cos ( a + b ) cos a cos b − sin a sin b
sin a sin b
+
= cos a cos b = tan a + tan b .
sin a sin b 1 − tan a tan b
1−
cos a cos b
tan a + tan ( −b ) tan a + tan b
ii) tan ( a − b ) = tan ( a + ( −b ) ) = = .
1 − tan a tan ( −b ) 1 + tan a tan b
 
+ tan
tan
7   4 3 = 1 + 3 = −2 − 3 .
iii) tan = tan  +  =
12  3 4  1 − tan  tan  1 − 3
4 3
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu câu hỏi, giải thích rõ yêu cầu của mỗi câu hỏi.
- GV yêu cầu học sinh nêu điều kiện xác định của hàm tan x .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, gợi ý cho HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV trình chiếu bài làm của một số học sinh, yêu cầu một số HS khác nhận
xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tổng
hợp kết quả.
- GV chốt lại kiến thức: Với góc lượng giác a, b , khi tan ( a + b ) , tan a, tan b
xác định thì
tan a + tan b
tan ( a + b ) =
1 − tan a tan b .
tan a − tan b
tan ( a − b ) =
1 + tan a tan b

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu
- Vận dụng công thức cộng để tính toán một số giá trị lượng giác.
b) Nội dung
3     
Bài tập 1. Cho cos a = với 0  a  . Tính sin  a +  ,cos  a −  ,
5 2  6  6
 
tan  a +  .
 4
Bài tập 2. Phiếu học tập số 1.
Câu 1. Đẳng thức nào sau đây đúng?
  1
A. cos  a +  = cos a +
 3 2
  1 3
B. cos  a +  = sin a − cos a
 3 2 2
  3 1
C. cos  a +  = sin a − cos a
 3 2 2
  1 3
D. cos  a +  = cos a − sin a
 3 2 2
1 3
Câu 2. Cho hai góc nhọn a, b với tan a = , tan b = . Giá trị của a + b là
7 4

A.
3

B.
4

C.
6
2
D.
3
3 3
Câu 3. Cho sin a = ,cos a  0,cos b = ,sin b  0. Giá trị của sin ( a − b ) là
5 4
−1  9
A.  7+ 
5 4
−1  9
B.  7− 
5 4
1 9
C.  7 + 
5 4
1 9
D.  7 − 
5 4
 2   2 
Câu 4. Rút gọn biểu thức cos  − x  + cos  + x  − cos x
 3   3 
A. 0
B. − cos x
C. −2cos x
D. sin x − cos x
c) Sản phẩm
Bài tập 1.
 4 4
Do 0  a  nên sin a  0  sin a = 1 − cos 2 a =  tan a = .
2 5 3
Ta có:
    3+ 4 3
sin  a +  = sin a cos + cos a sin = ,
 6 6 6 10

    4+3 3
cos  a −  = cos a cos + sin a sin = ,
 6 6 6 2

 tan a + tan
 4 = −7.
tan  a +  =
 4  1 − tan a tan 
4
Bài tập 2. 1D 2B 3C 4C
d) Tổ chức thực hiện
Bài tập 1.
- GV trình chiếu câu hỏi, giải thích rõ yêu cầu của mỗi câu hỏi.
- HS suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, gợi ý cho HS khi cần thiết.
- GV chiếu bài làm của một số học sinh, yêu cầu một số HS khác nhận xét.
- GV đánh giá phương án trả lời của HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
Bài tập 2.
- Giáo viên chuẩn bị trước câu hỏi trên Kahoot.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm 4 người (theo số lượng điện
thoại kết nối Internet trong lớp).
- Giáo viên phát link (hoặc mã QR), học sinh đăng nhập.
- Giáo viên cho học sinh làm bài có thi đua giữa các nhóm.
- Giáo viên tuyên dương nhóm xuất sắc nhất và chữa các câu có học sinh
làm sai.
Tổng kết:
- Học sinh tổng kết lại những gì đã học được, ghi vào cột L của bảng KWL.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng công thức cộng vào bài toán thực tiễn
b) Nội dung
Bài tập 3. Một sợi cáp R được gắn vào một cột thẳng đứng ở vị trí cách mặt
đất 14m. Một sợi cáp S khác cũng được gắn vào cột đó ở vị trí cách mặt đất 12m.
Biết rằng hai sợi dây cáp trên cùng được gắn với mặt đất tại một vị trí cách chân
cột 18m.

Tìm góc  , làm tròn kết quả đến hàng đơn vị theo đơn vị độ.
Bài tập 4. (Bài tập thực hành) Đưa cánh tay sang ngang, song song với mặt đất.
Hãy đo xem khi tay ở vị trí như vậy, cánh tay có thể xoay tối đa một góc bao
nhiêu độ? (làm tròn kết quả theo đơn vị độ)
c) Sản phẩm
- Bài tập 2: Lời giải bài toán được trình bày chi tiết vào vở cá nhân mỗi
học sinh.
- Bài tập 3: Báo cáo thực hành của mỗi nhóm, trong đó ghi đầy đủ thông
tin thành viên, các bước thực hiện, các số liệu đo được, các tính toán và
kết luận
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu câu hỏi, giải thích rõ yêu cầu của mỗi câu hỏi, đối với bài
tập 3, giáo viên mô tả kỹ vị trí cánh tay và quay cánh tay như thế nào.
- GV thông báo thời hạn hoàn thành bài tập cá nhân (trước tiết học tiếp theo),
bài tập nhóm (1 tuần).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-Bài tập 2: HS suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời, làm bài ở nhà, trình
bày lời giải vào vở cá nhân.
- Bài tập 3: Học sinh làm việc theo nhóm đã chia lúc trước, thực hành đo đạc
và viết báo cáo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả bài tập 3 (báo cáo cách thức thực hiện,
phương pháp đo và kết quả).
Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
- Các nhóm nhận xét bài làm của nhau
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tổng
hợp kết quả.
- Hình thức đánh giá sản phẩm nhóm: sử dụng Rubric sau
Tiêu chí Mức 5 Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1
Phân công Phân công Phân công Phân công Có phân Không
nhiệm vụ nhiệm vụ nhiệm vụ nhiệm vụ công phân công
hiệu quả rõ ràng, chi hợp lý, rõ chi tiết nhiệm vụ nhiệm vụ.
tiết, hợp lý. ràng. nhưng còn nhưng còn
chưa hợp sơ sài.
lý.
Kết quả Có phương Có phương Có phương Phương án Không có
án đo đạc, án đo đạc, án đo đạc, đo đạc, phương án
tính toán tính toán tính toán tính toán đo đạc,
đúng, dễ đúng, kết đúng, tính chưa đúng tính toán.
dàng, quả tính toán sai.
thuận tiện, toán đúng.
khoa học,
kết quả
tính toán
đúng.
Trình bày Đầy đủ yêu Đầy đủ yêu Đầy đủ yêu Còn thiếu Thiếu
cầu của cầu của cầu của một số nhiều
giáo viên. giáo viên giáo viên thông tin thông tin
Trình bày nhưng nhưng so yêu cầu so với yêu
đẹp, sáng trình bày trình bày của giáo cầu của
tạo, hấp còn thiếu thiếu tính viên. giáo viên.
dẫn. tính sáng thẩm mỹ.
tạo.
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ (Để ở cuối kế hoạch bài dạy)

Chưa thể
TT TIÊU CHÍ Đã thể hiện
hiện

X
1 Tiêu chí T1 Viết đúng, hợp lý mục tiêu, học
liệu, tiến trình hoạt động
X
2 Tiêu chí T2 HS làm việc cá nhân, làm việc
nhóm, làm việc theo cặp.
X
3 Tiêu chí T3 Gợi mục tiêu mở đầu thông qua
bảng KWL
X
4 Tiêu chí T4
Kỹ thuật KWL
X
5 Tiêu chí T5 Dạy học mô hình hóa để giải
quyết bài toán thực tiễn.
X

+ Sản phẩm học tập đa dạng:


bài tập nhóm, bài tập cá nhân

+ Sử dụng rubric để đánh giá


6 Tiêu chí T6
hoạt động nhóm

+ Đánh giá học sinh thông qua


quá trình thực hiện nhiệm vụ
(mức độ tích cực khi hoạt động
nhóm, ý thức làm bài tập cá
nhân)

X
7 Tiêu chí T7
Sử dụng Kahoot.

You might also like