Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO BÀI THƯỜNG KÌ 1


MÔN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: ThS. NGUYỄN LÊ PHƯƠNG UYÊN


LỚP: DHMK18FTT
NGÀNH: MARKETING
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2
NIÊN KHÓA: HK2 (2023-2024)

TP. HỒ CHÍ MINH, 01.2024.


Mục lục
DANH SÁCH NHÓM .................................................................................................................................. 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM ......................................................................................................................... 3

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM ................................................................................................................. 4

10 ĐỐI TƯỢNG MÀ PR HƯỚNG ĐẾN.................................................................................................... 5

1. Cơ quan truyền thông .......................................................................................................................... 5

2. Cơ quan công quyền............................................................................................................................. 6

3. Khách hàng ........................................................................................................................................... 7

4. Nhà cung cấp ........................................................................................................................................ 8

5. Đại lý, trung gian .................................................................................................................................. 9

6. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................................................. 11

7. Tổ chức, đoàn thể ............................................................................................................................... 12

8. Hoạt động xã hội................................................................................................................................. 13

9. Gới đầu tư, tài chính .......................................................................................................................... 14

10. Nhân viên công ty. ............................................................................................................................ 15

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

DANH SÁCH NHÓM


STT Họ và tên MSSV GHI CHÚ

1 Nguyễn Bình Nguyên 22721331 Nhóm trưởng

2 Cái Thị Tuyết Hương 22710811

3 Trần Thị Phương Huỳnh 22705031

4 Nguyễn Thị Thúy Ngọc 22704791

5 Huỳnh Nhật Tân 22730001

6 Nguyễn Đức Thanh 22701281

7 Nguyễn Thị Tường Vy 22710201

2
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM
STT Họ và tên Công việc Đánh giá
- Nội dung: nhân viên công ty
1 Nguyễn Bình Nguyên 100%
- Tổng hợp bài
- Nội dung: tổ chức đoàn thể,
2 Cái Thị Tuyết Hương giới hoạt động xã hội, giới đầu 100%
tư tài chính.
- Nội dung: : nhà cung cấp, đại
lý trung gian phân phối, đối thủ
3 Trần Thị Phương Huỳnh 100%
cạnh tranh.

- Nội dung: cơ quan truyền


thông, cơ quan công quyền,
4 Nguyễn Thị Thúy Ngọc 100%
khách hàng.

- Nội dung: cơ quan truyền


thông, cơ quan công quyền,
5 Huỳnh Nhật Tân 100%
khách hàng.

- Nội dung: nhà cung cấp, đại lý


6 Nguyễn Đức Thanh trung gian phân phối, đối thủ 100%
cạnh tranh.
- Nội dung: : tổ chức đoàn thể,
giới hoạt động xã hội, giới đầu
7 Nguyễn Thị Tường Vy 100%
tư tài chính.

3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm : Nhóm 2
Buổi họp lần thứ 1.
Thời gian : 13 giờ 30 phút đến 14 giờ, ngày 6 tháng 1 năm 2024.
Địa điểm : Thư viện trường Đại học Công Nghiệp Tp HCM.
Thành viên tham dự:
- Cái Thị Tuyết Hương
- Trần Thị Phương Huỳnh
- Nguyễn Bình Nguyên
- Nguyễn Thị Thúy Ngọc
- Huỳnh Nhật Tân
- Nguyễn Đức Thanh
- Nguyễn Thị Tường Vy
Mục tiêu: Trao đổi và phân công nhiệm vụ về bài tập thường kì 1 môn Quan Hệ Bán
Hàng.
Nội dung công việc:
1. Nhóm trưởng Nguyễn Bình Nguyên đọc lại nội dung đề bài và yêu cầu thời hạn của
giáo viên.
2. Các thành viên trao đổi sơ về các yêu cầu và những việc cần phải làm.
3. Sau khi trao đổi, nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên và thời gian
phải hoàn thành cho từng thành viên là trước 20h ngày 10/1/2024.
4. Trần Thị Phương Huỳnh ghi nhận biên bản họp nhóm.
Tp.HCM, ngày 6 tháng 1 năm 2024
Nhóm trưởng
Nguyễn Bình Nguyên

4
10 ĐỐI TƯỢNG MÀ PR HƯỚNG ĐẾN
1. Cơ quan truyền thông
Cơ quan truyền thông gồm: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình...
Trong các hoạt động PR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm tới cơ
quan truyền thông vì:
+ Các cơ quan truyền thông có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và uy
tín của doanh nghiệp trong tâm trí của công chúng giúp truyền đạt thông tin và quảng
bá doanh nghiệp, ý kiến đến công chúng. Bằng các phương tiện truyền thông, doanh
nghiệp có cơ hội để phản ánh ý kiến, giải thích và đưa ra quan điểm của mình một
cách công bằng trên các phương tiện truyền thông để tại ra sự tin tưởng và thu hút.
+ Các hoạt động PR thông qua cơ quan truyền thông giúp tạo ra sự chú ý và tăng
cường nhận thức về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Quản lý thông tin và khủng hoảng: Các cơ quan truyền thông cung cấp kênh để quản
lý thông tin và đối phó với khủng hoảng. Thông qua việc chủ động tương tác với cơ
quan truyền thông, doanh nghiệp có cơ hội kiểm soát thông điệp của mình trong các
tình huống khó khăn.
+ Mối quan hệ tích cực với cơ quan truyền thông giúp doanh nghiệp có thể làm tăng
cơ hội xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và giữ cho thông điệp của doanh
nghiệp được truyền đạt đúng cách.
+ Qua hoạt động PR, doanh nghiệp có thể tiếp cận và tương tác với đối tượng mục
tiêu của mình thông qua các kênh truyền thông phổ biến.

Ví dụ:
Chiến lược quan tâm đến cơ quan truyền thông của Apple có thể liên quan đến việc giới
thiệu iPhone mới trong các sự kiện ra mắt sản phẩm. Các sự kiện này không chỉ là nơi
Apple giới thiệu các tính năng mới và sản phẩm, mà còn là một phần quan trọng của chiến
lược PR của họ. Các cơ quan truyền thông lớn từ khắp thế giới được Apple mời và có cơ
hội làm quen và kiểm tra sản phẩm trước khi chúng được tung ra thị trường.

5
Apple chủ động cung cấp sản phẩm cho các nhà báo và đánh giá viên trước khi sự
kiện ra mắt chính diễn ra. Điều này giúp tạo ra bài đánh giá và bài báo về sản phẩm trước
thời điểm chính thức ra mắt, tăng cường sự chú ý và tác động tích cực. Các bài viết trên
các trang tin tức công nghệ và đánh giá từ cơ quan truyền thông lớn thường tập trung vào
những cải tiến về thiết kế và công nghệ của iPhone . Apple được nhấn mạnh thông điệp về
tính đột phá và đổi mới trong sản phẩm này.
Các sự kiện này không chỉ là nơi Apple giới thiệu các tính năng mới và sản phẩm,
mà còn là một phần quan trọng của chiến lược PR giúp họ tạo ra sự chú ý đặc biệt quanh
sản phẩm mới của Apple mà còn hỗ trợ trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực
về công ty trong cộng đồng người tiêu dùng và ngành công nghiệp.
2. Cơ quan công quyền
Cơ quan công quyền gồm: các tổ chức Nhà nước có ảnh hưởng chi phối đến hoạt
động của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật.
Trong các hoạt động PR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm tới cơ
quan công quyền vì:
+ Cơ quan công quyền thường đặt ra các quy định và luật lệ mà doanh nghiệp cần tuân
thủ. Quan tâm đến cơ quan này trong hoạt động PR, hoạt động kinh doanh giúp đảm
bảo rằng doanh nghiệp đang hành động tuân thủ và có mối quan hệ tích cực với cơ
quan quy định.
+ Mối quan hệ tích cực với cơ quan công quyền giúp doanh nghiệp xây dựng và duy
trì một hình ảnh tích cực trong cộng đồng. Có sự ủng hộ từ phía cơ quan công quyền
có thể có tác động lớn đến danh tiếng của doanh nghiệp.
+ Sự tương tác tích cực với cơ quan công quyền thông qua các cuộc họp, buổi thảo
luận, và sự kiện giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý và quy định.
Điều này giúp xây dựng mối quan hệ đối thoại và làm tăng sự hiểu biết chung.
+ Sự hỗ trợ và hợp tác từ phía cơ quan công quyền có thể tạo ra cơ hội và ưu đãi cho
doanh nghiệp, chẳng hạn như việc tham gia vào các dự án quốc gia, nhận được các
loại giấy phép cần thiết, hoặc hưởng các chính sách ưu đãi.

6
Ví dụ:
Mối quan hệ giữa Grab và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ở Việt Nam là khi Grab
tham gia vào dự án thử nghiệm hệ thống quản lý vận tải trực tuyến (VTVT) ở Hà Nội từ
tháng 11/2020 đến tháng 4/2021.
Grab đã tham gia tích cực vào dự án thử nghiệm VTVT, một hệ thống quản lý thông
tin và vận tải trực tuyến do Bộ GTVT phát động. Mục tiêu của dự án là cải thiện quản lý
vận tải và an toàn giao thông. Trong dự án, Grab đã chia sẻ dữ liệu liên quan đến hoạt động
của họ với cơ quan quản lý, giúp Bộ GTVT có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình giao thông
và sử dụng dịch vụ gọi xe.
Grab đã hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc đánh giá và quản lý tuyến đường giao
thông. Dữ liệu từ Grab có thể cung cấp thông tin về mức độ tắc nghẽn, số lượng chuyến đi,
và các điểm tập trung dịch vụ.
Grab đã đề xuất giải pháp để cải thiện an toàn giao thông và hiệu quả vận tải. Họ
cùng với Bộ GTVT đánh giá các thay đổi và điều chỉnh trong quá trình thử nghiệm để xem
xét hiệu suất của các biện pháp được áp dụng.
Trong quá trình dự án, Grab thường xuyên tương tác với cộng đồng và người sử
dụng để lắng nghe ý kiến, nhận phản hồi, và giải đáp thắc mắc về quy trình và thay đổi
trong dịch vụ của họ.
3. Khách hàng
Khách hàng gồm: một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nhận hàng hóa, dịch vụ,
sản phẩm hoặc ý tưởng từ một cá nhân/ công ty khác để đổi lấy giá trị có thể là tiền hoặc
những thứ gì có giá trị tương đương.
Trong các hoạt động PR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm tới
khách hàng vì:
+ Tất cả các hoạt động PR của doanh nghiệp điều hướng đến đối tượng khách hàng
làm sao để thu hút khách hàng vì vậy xây dựng mối quan hệ với khách hàng là yếu
tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tạo ra một cộng đồng trung thành.

7
+ Quan tâm đến khách hàng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng. Sự
chú ý và tôn trọng đối với nhu cầu và ý kiến của họ có thể tạo ra trải nghiệm tích
cực, từ đó tăng khả năng duy trì và mở rộng cơ sở khách hàng.
+ Các chiến lược PR có thể được sử dụng để kêu gọi ý kiến và phản hồi từ khách hàng.
Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và lo ngại của
khách hàng, từ đó có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh và PR.
+ Các thông điệp PR có thể tập trung vào việc thể hiện giá trị và lợi ích mà doanh
nghiệp mang lại cho khách hàng. Ngoài ra, khách hàng còn giúp giải quyết vấn đề
và xử lý khủng hoảng cho doanh nghiệp. Việc chân thành với khách hàng có thể
giúp phục hồi uy tín nhanh chóng.
Ví dụ:
Trong chiến lược chăm sóc khách hàng của Vinamilk: Vinamilk đã thiết lập một hệ
thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và hiệu quả. Họ cung cấp các kênh liên lạc như
điện thoại, email và mạng xã hội để người tiêu dùng có thể dễ dàng gửi phản hồi và đặt câu
hỏi. Sau đó Vinamilk sẽ thường xuyên truyền đạt thông điệp về sự minh bạch và trung thực
trong sản xuất sữa. Họ chia sẻ với khách hàng về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản
xuất, và các biện pháp kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó Vinamilk có chiến lược đáp ứng
nhanh chóng đối với ý kiến và phản hồi từ khách hàng. Họ không chỉ lắng nghe mà còn có
các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vinamilk thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi và sự kiện đặc biệt dành
cho khách hàng, như các chương trình khuyến mãi, quà tặng hoặc sự kiện gặp gỡ và giao
lưu. Điều này giúp tạo ra sự gần gũi và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Các chiến lược trên giúp Vinamilk xây dựng một mối quan hệ tích cực với khách
hàng, tăng cường lòng tin, và duy trì vị thế của họ trong thị trường sữa tại Việt Nam.
4. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp gồm cá nhân hoặc tổ chức có thể phân thành 2 nhóm:
Nhóm cung cấp dịch vụ, các thành phần, dịch vụ đóng gói, những dịch vụ chuyên nghiệp
và nhóm cung cấp nguyên liệu thô, như nước và năng lượng.

8
Trong các hoạt động PR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm tới
khách hàng vì:
+ Quan tâm đến nhà cung cấp trong hoạt động PR là quan trọng vì khi có mối quan hệ tích
cực với nhà cung cấp giúp đảm bảo nguồn cung ổn định của nguyên liệu, sản phẩm hoặc
dịch vụ, đặc biệt quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, mối quan hệ
mạnh mẽ với nhà cung cấp giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp, từ đó tăng cường uy tín và lòng tin từ phía khách hàng và đối tác kinh doanh, giúp
doanh nghiệp quản lý rủi ro liên quan đến sự cố trong chuỗi cung ứng, như thiếu hụt nguyên
liệu hoặc vấn đề vận chuyển. Sự hợp tác với nhà cung cấp có thể tạo ra cơ hội để hỗ trợ đổi
mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, và thậm chí mở rộng danh mục sản phẩm của doanh
nghiệp. Và còn giúp doanh nghiệp giúp doanh nghiệp duy trì luồng thông tin chính xác và
kịp thời về tình thị trường.
Ví dụ:
Một ví dụ cụ thể về quan tâm đến nhà cung cấp có thể được thấy trong chiến lược
PR của Starbucks, đặc biệt là vào năm 2019. Starbucks tuyên bố cam kết của họ đối với
chuỗi cung ứng cà phê và môi trường. Starbucks đưa ra thông điệp về việc họ mua cà phê
từ các nguồn cung cấp chủ yếu là những hợp tác có trách nhiệm xã hội và môi trường.
Công ty chia sẻ câu chuyện về những nỗ lực để cải thiện chất lượng và giữ cho các nguồn
cung cấp cà phê của họ phát triển bền vững. Ngoài ra Starbucks còn công bố kế hoạch đầu
tư 20 triệu đô la để hỗ trợ những người trồng cà phê và cộng đồng nơi họ hoạt động. Những
nỗ lực này không chỉ giúp Starbucks duy trì mối quan hệ tích cực với nhà cung cấp mà còn
tạo ra một hình ảnh tích cực về sự cam kết của họ đối với bền vững và trách nhiệm xã hội
trong tâm trí của khách hàng.
5. Đại lý, trung gian
Đại lý, trung gian được chia làm 3 nhóm:
- Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối mà thành phần tham gia chỉ gồm nhà sản
xuất và người tiêu dùng.

9
- Kênh phân phối gián tiếp bao gồm nhà sản xuất, người tiêu dùng và các cấp phân phối
trung gian ở giữa; được chia làm hai loại là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối
hiện đại.
- Kênh phân phối đa cấp là mô hình mà bản thân người tiêu dùng cũng là nhà phân phối và
ngược lại.
Trong hoạt động PR hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm đến nhà phân
phối. Nhà phân phối có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ
của doanh nghiệp được đưa đến khách hàng một cách hiệu quả và đáng tin cậy. Mối quan
hệ tích cực với nhà phân phối giúp đảm bảo rằng thông điệp PR của doanh nghiệp được
truyền đạt một cách đồng nhất qua các kênh phân phối, giúp tăng cường hình ảnh thương
hiệu. Ngoài ra còn giúp đảm bảo rằng thông điệp PR của doanh nghiệp được truyền đạt
một cách đồng nhất qua các kênh phân phối, giúp tăng cường hình ảnh thương hiệu. Hợp
tác chặt chẽ có thể giúp đàm phán giá cả và điều kiện ưu đãi, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa
chi phí và giữ lại lợi nhuận. Nhà phân phối thường có cái nhìn sâu sắc về thị trường và
người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược PR của mình theo xu hướng và
nhu cầu thị trường. Mối quan hệ tích cực với nhà phân phối không chỉ ảnh hưởng đến quá
trình phân phối mà còn đóng góp vào việc xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của doanh
nghiệp trong ngành và trong tâm trí của khách hàng.
Ví dụ:
Một ví dụ thực tế có thể là mối quan hệ giữa Samsung và các nhà phân phối đối với
dòng sản phẩm điện thoại di động của họ. Samsung đã thực hiện nhiều chiến lược PR nhằm
tối ưu hóa mối quan hệ với những đối tác phân phối lớn. Samsung thường xuyên cung cấp
chính sách hỗ trợ linh hoạt và ưu đãi cho các đối tác phân phối, giúp họ có lợi thế cạnh
tranh trong thị trường. Ngoài ra, Samsung tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm tại các địa điểm
đặc biệt và kênh phân phối, tạo cơ hội cho những đối tác này trải nghiệm trực tiếp và tương
tác với sản phẩm mới. Samsung còn hỗ trợ đối tác phân phối thông qua các chiến lược
quảng cáo chung và chiến dịch tiếp thị, giúp tăng cường nhận thức thương hiệu và tạo ra
sự kích thích mua sắm, cung cấp hỗ trợ và tư vấn về cách trưng bày sản phẩm một cách
hiệu quả tại các cửa hàng, giúp sản phẩm nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng. Mối

10
quan hệ tích cực này giúp Samsung không chỉ duy trì mối liên kết mạnh mẽ với các đối tác
phân phối lớn mà còn tối ưu hóa quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và xây
dựng hình ảnh tích cực về thương hiệu trong thị trường.
6. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ canh tranh được chia thành 3 nhóm:
- Đối thủ canh tranh trực tiếp: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những công ty cung cấp dịch
vụ hoặc sản phẩm tương đồng nhau trong cùng khu vực địa lý, cùng phân khúc giá cả,
nhắm đến cùng một đối tượng và phục vụ cùng một nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ : Apple – Samsung, Coca Cola – Pepsi, Adidas – Nike, Milo – Ovaltine,....
- Đối thủ canh tranh gián tiếp: đối thủ cạnh tranh gián tiếp là đối thủ cung cấp các sản
phẩm hoặc dịch vụ không tương đồng nhau nhưng có thể đáp ứng cùng một nhu cầu của
khách hàng hoặc giải quyết cùng một vấn đề.
Ví dụ: đối thủ canh tranh gián tiếp với McDonald’s, KFC, Texas Chicken,... là những nhà
hàng , quán ăn có thực đơn khác nhau nhưng phục vụ cùng một nhu cầu của khách hàng
như gà rán , pizza, khoai tây chiên, ...
- Đối thủ canh tranh tiềm ẩn hoặc tiềm năng: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh
nghiệp hiện tại chưa có mặt trong lĩnh vực của cụ thể nào đó của doanh nghiệp hoặc mới
xuất hiện nhưng chưa cung cấp bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào cho thị trường. Nhưng
đối tương này được xem là mối đe dọa lớn đối doanh nghiệp trong tương lai.
Trong các hoạt động PR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm tới đối thủ
cạnh tranh vì:
+ Hiểu rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ về bối cảnh thị
trường, xu hướng phát triển của ngành. Xác định điểm mạnh và điểm yếu, phân tích điểm
mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như tự xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ
đó, tân dụng thế mạnh của doanh nghiệp để xây dựng chiến dịch PR một cách linh hoạt.
+ Tăng khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược linh hoạt, cải thiện
chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như tối ưu hóa chính sách giá để tăng sức hấp dẫn
đối với khách hàng.

11
+ Tối ưu chiến lược Marketing: thông qua phân tích đối thủ canh tranh doanh nghiệp có
thể thực hiện các chiến lược quảng cáo thông minh, chiến dịch khuyến mãi có hiệu suất,
PR để thu hút và giữ chân khách hàng, từ đó tăng cường vị thế trong thị trường.
Ví dụ:
Coca Cola và Pepsi là hai trong nhiều thương hiệu nước ngọt cạnh tranh mạnh mẽ trên toàn
cầu. Coca Cola thường tập trung vào việc xây dựng hình ảnh truyền thống và độc đáo của
thương hiệu, với thông điệp về “ Hạnh phúc” và “Hòa bình” có thể kể đến như: Mới nhất
vào đầu năm 2024 Coca Cola đã khởi động chiến dịch Tết 2024 với thông điệp “Gắn Kết
Làm Nên Tết Diệu Kì” . Còn Pepsi vào đầu năm 2024 Pepsi cũng đã hợp tác với Double
2T để ra mắt MV “Mang Tết về nhà – Sống trọn khoảnh khách”.Cả 2 không ngừng đổi
mới sáng tạo sản phẩm, chú trọng cập nhật các loại nước ngọt và sản phẩm liên quan. Cuộc
cạnh tranh giữ Coca Cola – Pepsi đến nay vẫn chưa có hồi kết vì mỗi thương hiệu đều có
“chiến lược vùng” nhất định. Ở vùng này Coca giành nhiều thị phần hơn nhưng ở vùng
khác Pepsi lại chiếm phần đông hơn.
7. Tổ chức, đoàn thể:
Tổ chức, đoàn thển là những nhóm người có ảnh hưởng đến hoạt động và thành công của
một tổ chức hay doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại các đối tượng này, nhưng một cách
phổ biến là dựa vào mối quan hệ của họ với tổ chức hay doanh nghiệp, có thể kể đến các
đối tượng sau: Dân chúng trong khu vực, các đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên, các
hiệp hội, các nhà đầu tư, cán bộ,
Trong các hoạt động PR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm tới các đối
tượng này vì:
+ Các đối tượng này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh
nghiệp. Có thể tạo ra những cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp. Các đối tượng này
có thể giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và thương hiệu của mình.
+ Ngoài ra, khi doanh nghiệp có các hoạt động PR liên quan đến các tổ chức đoàn thể
còn là cách thể hiện trách nhiệm xã hội, tăng cường sự hợp tác với bên ngoài tạo ra lợi ích
cho doanh nghiệp và cộng đồng.

12
Ví dụ:
Công ty đa quốc Unilever là một công ty chuyên về các sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm,
đồ gia dụng, đồ chăm sóc cá nhân bên cạnh kinh doanh công ty Unilever còn quan tâm,
thực hiện nhiều hoạt động đoàn thể như tổ chức cung cấp, hộ trợ cho các cộng đồng nghèo,
đặc biệt chú trọng đến phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện để cải thiện cho họ về sức khỏe và
giáo dục ở những cộng đồng, đoàn thể còn khó khăn. Không những thế công ty còn tham
gia các hoạt động thiện nguyện, đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường...
8. Hoạt động xã hội.
• Đối tượng PR hướng đến trong hoạt động xã hội, mà doanh nghiệp thường quan
tâm đến các nhóm trong giới hoạt động xã hội. Các nhóm này bao gồm:
• Cộng đồng: Đây là nhóm người sống trong cùng một khu vực hoặc có mối liên hệ
với doanh nghiệp.
• Nhà đầu tư xã hội: Đây là nhóm nhà đầu tư quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi
trường.
• Các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận: Đây là các tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực xã hội, nhân đạo, từ thiện, môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế, và các lĩnh vực khác.
• Người tiêu dùng và khách hàng: Đây là nhóm người sử dụng sản phẩm hoặc dịch
vụ của doanh nghiệp. PR nhằm tạo dựng lòng tin, tăng cường quan hệ và tạo sự hài lòng
cho nhóm này.
• Giới truyền thông: Đây là nhóm các nhà báo, phóng viên, blogger, và những người
có ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông. PR nhằm thiết lập mối quan hệ tốt với giới
truyền thông để tạo dựng và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quan tâm đến các nhóm trong giới hoạt động xã hội trong hoạt động PR vì
các lý do sau:
• Tạo dựng hình ảnh tích cực: Quan tâm đến các nhóm trong giới hoạt động xã hội
giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh tích cực trong cộng đồng và trước công chúng. Điều
này giúp tăng cường lòng tin và tạo sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp
có cái nhìn tích cực từ cộng đồng tạo ra những giá trị cho xã hội.

13
• Xây dựng quan hệ tốt: Quan tâm đến các nhóm trong giới hoạt động xã hội giúp
doanh nghiệp xây dựng và duy trì quan hệ tốt với cộng đồng, khách hàng, nhà đầu tư, và
các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Cụ thể về tại sao doanh nghiệp cần quan tâm tới giới hoạt động xã hội là khi một công ty
tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, như tổ chức các chiến dịch thu gom rác thải
hay sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Hành động này không chỉ giúp công ty xây dựng
một hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng và cộng đồng, mà còn tạo ra một lợi thế cạnh
tranh bằng cách thu hút những khách hàng quan tâm đến môi trường và có ý thức xã hội
cao.
9. Gới đầu tư, tài chính.
Giới đầu tư tài chính bao gồm các nhóm và cá nhân có quan tâm và ảnh hưởng đến các
quyết định đầu tư và giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Đối tượng này bao gồm:
• Nhà đầu tư cá nhân: Bao gồm các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, và các
quỹ đầu tư. Những người này quan tâm đến thông tin về doanh nghiệp để đưa ra quyết định
đầu tư và mua bán chứng khoán.
• Ngân hàng và tổ chức tài chính: Bao gồm các ngân hàng, công ty chứng khoán, công
ty quản lý tài sản và các tổ chức tài chính khác. Những tổ chức này quan tâm đến thông tin
về doanh nghiệp để đánh giá khả năng tài chính và đưa ra quyết định về việc cung cấp dịch
vụ tài chính cho doanh nghiệp.
• Các nhà phân tích tài chính: Bao gồm các chuyên gia tài chính, nhà phân tích chứng
khoán và các nhà phân tích tài chính khác. Những người này quan tâm đến thông tin về
doanh nghiệp để đưa ra đánh giá về giá trị cổ phiếu và khuyến nghị đầu tư
• Các tổ chức quản lý quỹ: Bao gồm các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các tổ chức quản
lý quỹ khác. Những tổ chức này quan tâm đến thông tin về doanh nghiệp để đưa ra quyết
định về việc đầu tư vào cổ phiếu và tài sản của doanh nghiệp.
Trong các hoạt động PR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm tới nhóm
này vì:

14
+ Các đối tượng này có thể cung cấp nguồn vốn tài chính cho doanh nghiệp để phát triển
và mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các nhà đầu tư này có thể ảnh hưởng đến giá
trị và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Các đối tượng này có thể giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề khủng hoảng hoặc
khó khăn tài chính.
Ví dụ:
Một ví dụ cụ thể về viêc doanh nghiệp phải quan tâm đến giới đầu tư, tài chính. Đó chính
là công ty Vinamilk họ đã thu hút giới đầu tư bằng cách công bố rõ ràng, minh bạch báo
cáo tài chính định kỳ. Tổ chức các hội nghị đầu tư, cập nhật các thông tin, chiến lược và
kết quả kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.
10. Nhân viên công ty.
Nhóm đối tượng nhân viên công ty có thể phân nhiều nhóm như: nhóm quản lý và điều
hành, nhóm làm việc trong phòng thí nghiệm, nhóm nhân viên kho hàng và phân xưởng,
nhóm nhân viên văn phòng, nhóm phục vụ hay lo về vận chuyển.
Trong các hoạt động PR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm tới các đối
tượng này vì:
+ Vì nhân viên công ty họ là nguồn nhân lực của công ty hay doanh nghiệp, những người
tham gia trực tiếp và việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là những người truyền
tải những thông tin và giá trị của doanh nghiệp.
+ Khi doanh nghiệp quan tâm đến nhân viên công ty sẽ tạo ra một môi trường làm việc
năng động, gắn kết nhân viên sẽ có động lực để tạo ra những giá trị cho công ty, doanh
nghiệp, giúp công ty phát triển bền vững.
Ví dụ:
Trong chiến dịch PR của công ty FPT Corporation. FPT đã đầu tư nhiều vào chăm sóc
nhân sự, thực hiện các chính sách như đào tạo liên tục, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân
viên. Kết quả, FPT được đánh giá là một trong những nơi làm việc tốt nhất và thu hút
nhiều tài năng. Điều này không chỉ giúp cải thiện hạnh phúc và năng suất của nhân viên
mà còn tạo nên một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng từ phía

15
cộng đồng và khách hàng. Nhân viên hài lòng không chỉ là nguồn động viên nội bộ mà
còn là "đại sứ" quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì uy tín của công ty.
Công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ.

16
17

You might also like