Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên học phần: Quản trị NHTM
Lớp học phần: MAG310_1921_5_L05
Thời gian làm bài: 60 PHÚT

Họ và tên: ..................................................................................Mã số sinh viên:.........................................


ĐIỂM BÀI THI CHỮ KÝ CỦA CHỮ KÝ CỦA SỐ
Bằng số Bằng chữ CÁN BỘ CHẤM THI CÁN BỘ COI THI BÁO DANH
Thứ nhất: Thứ nhất:

Thứ hai: Thứ hai:

PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A
B
C
D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A
B
C
D
Câu 1
Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTM cho thấy tình hình:
A. Tài sản và Nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm
B. Tài sản và Nguồn vốn của NHTM trong một thời kỳ
C. Thu nhập và Chi phí của NHTM tại một thời điểm
D. Thu nhập và Chi phí của NHTM trong một thời kỳ
Câu 2
Nhược điểm của bảng cân đối kế toán của NHTM là:
A. Chỉ cho thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của NHTM trên sổ sách kế toán tại mỗi thời điểm
B. Chỉ cho thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của NHTM theo giá thị trường tại mỗi thời điểm
C. Chỉ cho thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của NHTM trên sổ sách kế toán trong từng thời kỳ
D. Chỉ cho thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của NHTM theo giá thị trường trong từng thời kỳ.
Câu 3
Phương trình kế toán của NHTM là:
A. Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền
tệ thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính
B. Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay
đổi về tài sản và nợ hoạt động + Tăng/giảm về tài sản hoạt động + Tăng/giảm về nợ hoạt động + Lưu chuyển
tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính
C. Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ = Tiền và tương đương tiền cuối kỳ - Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4
Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo KQKD của NHTM là:
A. Khi NHTM có kết quả kinh doanh là lãi, nó sẽ làm tăng nguồn vốn của NHTM
B. Khi NHTM có kết quả kinh doanh là lãi, nó sẽ làm tăng VCSH của NHTM
C. Khi NHTM có kết quả kinh doanh là lãi, nó sẽ làm tăng tài sản ròng của NHTM
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5
Mục đích phân tích và đánh giá hoạt động của NHTM là:
A. Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động của NHTM
B. Lập kế hoạch và biện pháp khắc phục những điểm yếu trong hoạt động của NHTM
C. Ra quyết định cho vay, gửi tiền, xếp hạng tín nhiệm, quản trị điều hành, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, v.v
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6
Ai cần phân tích và đánh giá hoạt động của NHTM?
A. Hội đồng quản trị và Ban điều hành của NHTM
B. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
C. Các nhà đâu tư cổ phần
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7
ROA của NHTM có thể được tính bằng
A. Thu nhập sau thuế/Tổng tài sản bình quân
B. Hiệu suất sử dụng tổng TS * Tỷ lệ sinh lời hoạt động
C. ROE * Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu bình quân
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8
Để gia tăng ROA, NHTM cần phải gia tăng:
A. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
B. Tỷ lệ sinh lời hoạt động
C. Cả A và B
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9
ROE của NHTM có thể được tính bằng
A. Thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
B. ROA * 1/Tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân
C. Tỷ suất sinh lời hoạt động * Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản * 1/(1- Tỷ lệ Nợ bình quân)
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10
Để gia tăng ROE, NHTM cần phải gia tăng:
A. Tỷ lệ VCSH
B. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
C. Cả A và B
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 11
Chiến lược Quản trị Nợ thích hợp nhất với những NHTM nào?
A. NHTM được chính phủ bảo hộ;
B. NHTM trong nền kinh tế cạnh tranh;
C. NHTM đang trong quá trình kiểm soát đặc biệt;
D. Tất cả các NHTM trên.
Câu 12
Khe hở nhạy cảm lãi suất (IS Gap) được tính bằng:
A. Tài sản nhạy cảm lãi suất trừ Nợ nhạy cảm lãi suất
B. Tài sản nhạy cảm lãi suất trừ Nợ nhạy cảm lãi suất*Nợ/Tổng tài sản
C. Tài sản nhạy cảm lãi suất trừ Nợ nhạy cảm lãi suất*Tổng tài sản/Nợ
C. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 13
Một NHTM có khe hở nhạy cảm lãi suất âm có nghĩa là NHTM đang nhạy cảm lãi suất về:
A. Tài sản
B. Nợ
C. VSCH
D. Thu nhập sau thuế.
Câu 14
Tài sản nào của NHTM nhạy cảm lãi suất?
A. Cho vay ngắn hạn sắp đến hạn
B. Tiền gửi tại NHNN
C. Tiết kiệm ngắn hạn
D. Vốn chủ sở hữu
Câu 15
Nợ nào của NHTM không nhạy cảm lãi suất?
A. Cho vay ngắn hạn sắp đến hạn
B. Tiền gửi tại NHNN
C. Tiết kiệm ngắn hạn
D. Vốn chủ sở hữu
Câu 16
Một NHTM có tổng tài sản là 100 ngàn tỷ đồng, tài sản nhạy cảm lãi suất là 50 ngàn tỷ đồng và nguồn vốn
nhạy cảm LS điều chỉnh tỷ trọng là 45 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất của NHTM này là:
A. 5%
B. 45%
C. 50%
D. Không tính được.
Câu 17
Một NHTM có khe hở nhạy cảm lãi suất dương thì khi lãi suất thị trường tăng sẽ dẫn đến:
A. NIM của NHTM tăng và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng lợi nhuận cho
NHTM
B. NIM của NHTM tăng và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm giảm lợi nhuận cho NHTM
C. NIM của NHTM giảm và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng lợi nhuận cho NHTM
D. NIM của NHTM giảm và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm giảm lợi nhuận cho NHTM
Câu 18
Một NHTM có IS Gap âm thì khi lãi suất được dự báo giảm thì để tránh tổn thất, nhà quản trị của NHTM sẽ:
A. Tăng ISA đồng thời tăng ISL
B. Tăng ISA đồng thời giảm ISL
C. Giảm ISA đồng thời tăng ISL
D. Giảm ISA đồng thời giảm ISL
Câu 19
Một NHTM có ISA là 50 ngàn tỷ đồng và ISL là 60 ngàn tỷ đồng. Tài sản không nhạy cảm lãi suất là 20
ngàn tỷ đồng và Nợ không nhạy cảm lãi suất là 10 ngàn tỷ đồng. Biết lãi suất của ISA là 10% và ISL là 8%,
lãi suất của tài sản không nhạy cảm lãi suất là 6% và Nợ không nhạy cảm lãi suất là 4%. Thu nhập lãi ròng
của NHTM này tính được là:
A. 0,8 ngàn tỷ
B. 8,2 ngàn tỷ
C. Không tính được
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 20
Một NHTM có ISA là 50 ngàn tỷ đồng và ISL là 60 ngàn tỷ đồng. Tài sản không nhạy cảm lãi suất là 20
ngàn tỷ đồng và Nợ không nhạy cảm lãi suất là 10 ngàn tỷ đồng. Biết lãi suất của ISA là 10% và ISL là 8%,
lãi suất của tài sản không nhạy cảm lãi suất là 6% và Nợ không nhạy cảm lãi suất là 4%. Khi lãi suất của ISA
và ISL dự báo tăng thêm 2 điểm phần trăm thì thay đổi thu nhập lãi ròng của NHTM này tính được là:
A. 0,8 ngàn tỷ
B. 10,4 ngàn tỷ
C. 44,92 ngàn tỷ
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
GIẢI: Thay đổi TN lãi ròng=Thay đổi ls*quy mô khe hở nhạy cảm ls tích lũy
Trc thay đổi: 50.10% +60.8%-(

CÂU 19 20 có trong đề thi


Câu 21
Kỳ hạn hoàn trả là thời gian trung bình để NHTM:
A. Thu hồi lại vốn đầu tư đã bỏ ra
B. Hoàn trả vốn đã huy động
C. Thu hồi vốn cổ phần đầu tư vào NHTM của cổ đông
D. Hoàn trả vốn cổ phần đầu tư vào NHTM cho cổ đông
Câu 22
Kỳ hạn hoàn vốn được tính cho công cụ tài chính nào dưới đây?
A. Trái phiếu đầu tư
B. Trái phiếu phát hành
C. Trái phiếu phát hành vĩnh viễn
D. Tất cả các công cụ tài chính trên
Câu 23
Chọn phát biểu đúng
A. Kỳ hạn hòan vốn có quan hệ cùng chiều với giá trị thị trường của tài sản
B. Kỳ hạn hòan vốn có quan hệ ngược chiều với giá trị thị trường của tài sản
C. Lãi suất có quan hệ ngược chiều với giá trị thị trường của tài sản
D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng.
Câu 24
Một NHTM có khe hở kỳ hạn âm thì:
A. Khi lãi suất giảm sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu của NHTM
B. Khi lãi suất giảm sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu của NHTM
C. Khi lãi suất giảm sẽ không làm thay đổi vốn chủ sở hữu của NHTM
D. Tất cả các đáp trên đều sai.
Câu 25
Kỳ hạn hoàn vốn của trái phiếu bằng với kỳ hạn danh nghĩa khi:
A. Lãi suất coupon bằng 0%
B. Thanh toán tiền gốc và lãi một lần khi đến hạn
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai.
Câu 26
Tài sản nào dưới đây của NHTM là tài sản có tính thanh khoản cao?
A. Dự trữ bắt buộc tại NHNN
B. Trái phiếu kho bạc đang nắm giữ
C. Các khoản cho vay trung dài hạn
D. Trụ sở và trang thiết bị của NHTM.
Câu 27
Điều kiện để một tài sản dùng làm tài sản thanh khoản:
A. Phải sẵn sàng chuyển đổi thành tiền mặt
B. Giá trị của tài sản phải lớn
C. Phải cho phép người mua bán lại với phí tổn không quá cao.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 28
Chiến lược quản trị thanh khoản tài sản của NHTM là chiến lược:
A. Tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao
B. Đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời
C. Quản trị thanh khoản tài sản và quản trị thanh khoản nợ
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 29
Nhược điểm của chiến lược quản trị thanh khoản nợ là:
A. Mất thu nhập từ tài sản trong tương lai
B. Chi phí vay thanh khoản khó xác định
C. Cả hai nhược điểm trên đều đúng
D. Cả hai nhược điểm trên đều sai.
Câu 30
Khoản mục nào dưới đây là cung thanh khoản của NHTM?
A. Trả gốc và lãi tiết kiệm đến hạn
B. Giải ngân theo cam kết của NHTM
C. Tái thay thế trang thiết bị
D. Vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng
Câu 31
Khoản mục nào dưới đây là cầu thanh khoản của NHTM?
A. Trả gốc và lãi tiết kiệm đến hạn
B. Phát hành giấy tờ có giá
C. Thu nợ khách hàng vay đến hạn
D. Nhận lãi từ hoạt động đầu tư
Câu 32
Một NHTM có tổng tiền gửi cuối năm gần đây là 100 ngàn tỷ đồng (trong đó yếu tố vụ mùa là 10 ngàn tỷ
đồng và yếu tố chu kỳ là - 5 ngàn tỷ đồng). Trong 10 năm gần dây, tiền gửi tăng trung bình 12% năm. Dự
báo tiền gửi xu thế trong tháng tới của NHTM này là:
A. 95,95 ngàn tỷ đồng
B. 101 ngàn tỷ đồng
C. 106,05 ngàn tỷ đồng
D. 111,1 ngàn tỷ đồng
Câu 33
Một NHTM có tổng tiền gửi cuối năm gần đây là 100 ngàn tỷ đồng (trong đó yếu tố vụ mùa là 10 ngàn tỷ
đồng và yếu tố chu kỳ là - 5 ngàn tỷ đồng). Tổng cho vay cuối năm gần đây là và 80 ngàn tỷ đồng (trong đó
yếu tố vụ mùa là -10 ngàn tỷ đồng và yếu tố chu kỳ là - 5 ngàn tỷ đồng). Trong 10 năm gần dây, tiền gửi tăng
trung bình 12% năm và cho vay tăng trung bình 15% năm. Nếu tiền gửi trong tháng tới có yếu tố mùa vụ là
15 ngàn tỷ đồng và yếu tố chu kỳ là - 5 ngàn tỷ đồng, cho vay trong tháng tới có yếu tố mùa vụ là -5 ngàn tỷ
đồng và yếu tố chu kỳ là -10 ngàn tỷ đồng thì thanh khoản trong tháng tới của NHTM này là:
A. 1,19 ngàn tỷ đồng
B. 4,76 ngàn tỷ đồng
C. 5,95 ngàn tỷ đồng
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 34
Một NHTM có tài sản có tính thanh khoản cao là 50 ngàn tỷ đồng. Dòng tiền vào của 30 ngày liên tiếp kể từ
ngày hôm sau là 75 ngàn tỷ đồng và dòng tiền ra của 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau là 125 ngàn tỷ
đồng. Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của NHTM này là:
A. 41,67%
B. 66,67%
C. 111,11%
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 35
Một NHTM có tài sản có tính thanh khoản cao là 50 ngàn tỷ đồng. Tổng tài sản là 200 ngàn tỷ đồng và vốn
chủ sở hữu là 10 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của NHTM này là:
A. 25%
B. 26,32%
C. 500%
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 36
Vai trò của vốn chủ sở hữu của NHTM:
A. Cung cấp nguồn tài chính cho sự tăng trưởng & phát triển của NHTM
B. Tạo điều kiện cho hoạt động M&A của NHTM
C. Dùng để chống đỡ RR trong hoạt động của NHTM
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 37
Vốn pháp định của NHTM:
A. Là mức vốn tối thiểu phải có để được cấp phép thành lập và hoạt động của NHTM
B. Là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và
có thể được NHNNVN chấp thuận cho tăng từ các nguồn vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động của
NHTM
C. Là nguồn vốn do chủ sở hữu của NHTM góp vốn và có thể được tăng lên từ nguồn vốn chủ sở hữu nội bộ
hoặc huy động thêm vốn chủ sở hữu bên ngoài
D. Bao gồm tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ.
Câu 38
Vốn điều lệ của NHTM:
A. Là mức vốn tối thiểu phải có để được cấp phép thành lập và hoạt động của NHTM
B. Là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực
góp và có thể được NHNNVN chấp thuận cho tăng từ các nguồn vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt
động của NHTM
C. Là nguồn vốn do chủ sở hữu của NHTM góp vốn và có thể được tăng lên từ nguồn vốn chủ sở hữu nội bộ
hoặc huy động thêm vốn chủ sở hữu bên ngoài
D. Bao gồm tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ.
Câu 39
Vốn tự có của NHTM được tính bằng:
A. 3000 tỷ đồng
B. Vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử l ý)
được phản ánh trên sổ sách kế toán
C. Vốn điều lệ cộng thặng dư vốn cổ phần và các quỹ cộng (hoặc trừ) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại
tài sản, chênh lệch tỷ giá và Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối hay Lỗ lũy kế chưa xử lý cộng Vốn khác thuộc
sở hữu của NHTM
D. Tổng vốn cấp 1 cộng Tổng vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ
Câu 40
Một NHTM có các số liệu trên bảng cân đối kế toán về loại nguồn vốn như sau:
- Vốn điều lệ: 3000 tỉ đồng
- Thặng dư vốn: 2000 tỉ đồng
- Lợi nhuận chưa phân phối lũy kế: 600 tỉ đồng
- Các quỹ: 1000 tỉ đồng
- Chênh lệch tỷ giá: 100 tỉ đồng
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 300 tỉ đồng
- Vốn cấp 2: 4.000 tỉ đồng
- Các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2: 500 tỉ đồng
Giá trị thực của vốn điều lệ của NHTM này là:
A. 3.000 tỉ đồng
B. 5.600 tỉ đồng
C. 6.700 tỉ đồng
D. 10.500 tỉ đồng

Lưu ý : - Sinh viên được sử dụng tài liệu

Câu 1
Một NHTM có ISA là 800 ngàn tỷ đồng và ISL là 1000 tỷ đồng. Nếu tổng tài sản của NHTM
là 1400 ngàn tỷ đồng thì IS Gap của NHTM này tính được là:
A. -20 ngàn tỷ đồng
B. 0,8
C. 14,28%
D. Không tính được.
Câu 2
Một NHTM có ISA là 800 ngàn tỷ đồng và ISL là 1000 tỷ đồng. Nếu tổng tài sản của NHTM
là 1400 ngàn tỷ đồng thì tỷ lệ nhạy cảm lãi suất của NHTM này tính được là:
A. -20 ngàn tỷ đồng
B. 0,8
C. 14,28%
D. Không tính được.
Câu 3
Một NHTM có ISA là 800 ngàn tỷ đồng và ISL là 1000 tỷ đồng. Nếu tổng tài sản của NHTM
là 1400 ngàn tỷ đồng thì tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất của NHTM này tính được là:
A. -20 ngàn tỷ đồng
B. 0,8
C. 14,28%
D. Không tính được.
Câu 4
Một NHTM có ISA là 50 ngàn tỷ đồng và ISL là 60 ngàn tỷ đồng. Tài sản không nhạy cảm
lãi suất là 20 ngàn tỷ đồng và Nợ không nhạy cảm lãi suất là 10 ngàn tỷ đồng. Biết lãi suất
của ISA là 10% và ISL là 8%, lãi suất của tài sản không nhạy cảm lãi suất là 6% và Nợ không
nhạy cảm lãi suất là 4%. Thu nhập lãi ròng của NHTM này tính được là:
A. 0,8 ngàn tỷ
B. 8,2 ngàn tỷ
C. Không tính được
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 5
Một NHTM có ISA là 50 ngàn tỷ đồng và ISL là 60 ngàn tỷ đồng. Tài sản không nhạy cảm
lãi suất là 20 ngàn tỷ đồng và Nợ không nhạy cảm lãi suất là 10 ngàn tỷ đồng. Biết lãi suất
của ISA là 10% và ISL là 8%, lãi suất của tài sản không nhạy cảm lãi suất là 6% và Nợ không
nhạy cảm lãi suất là 4%. Khi lãi suất của ISA và ISL dự báo tăng thêm 2 điểm phần trăm thì
thay đổi thu nhập lãi ròng của NHTM này tính được là:
A. 0,8 ngàn tỷ
B. 10,4 ngàn tỷ
C. 44,92 ngàn tỷ
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 6
Một NHTM có ISA là 50 ngàn tỷ đồng và ISL là 60 ngàn tỷ đồng. Tài sản không nhạy cảm
lãi suất là 20 ngàn tỷ đồng và Nợ không nhạy cảm lãi suất là 10 ngàn tỷ đồng. Biết lãi suất
của ISA là 10% và ISL là 8%, lãi suất của tài sản không nhạy cảm lãi suất là 6% và Nợ không
nhạy cảm lãi suất là 4%. Khi lãi suất của ISA và ISL dự báo tăng thêm 2 điểm phần trăm thì
thay đổi thu nhập lãi cận biên (NIM) của NHTM này tính được là:
A. 14,86%
B. 20,80%
C. Không tính được
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Giải: lấy (thu nhập ròng lúc sau/tổng TS)- (thu nhập ròng lúc đầu/Tổng TS)
Câu 7
Một NHTM có ISA là 50 ngàn tỷ đồng và ISL là 60 ngàn tỷ đồng. Tài sản không nhạy cảm
lãi suất là 20 ngàn tỷ đồng và Nợ không nhạy cảm lãi suất là 10 ngàn tỷ đồng. Biết lãi suất
của ISA là 10% và ISL là 8%, lãi suất của tài sản không nhạy cảm lãi suất là 6% và Nợ không
nhạy cảm lãi suất là 4%. Thu nhập lãi cận biên (NIM) của NHTM này tính được là:
A. 1,14%
B. 1,60%
C. Không tính được
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 8
Một NHTM có IS Gap tích lũy là – 20 ngàn tỷ đồng. Nếu lãi suất dự báo giảm bớt 1 điểm
phần trăm thì thay đổi thu nhập lãi ròng của NHTM này tính được là:
A. -20%
B. + 20%
C. 0,2 ngàn tỷ
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9
Một NHTM có IS Gap tích lũy là – 20 ngàn tỷ đồng. Nếu lãi suất dự báo giảm bớt 1 điểm
phần trăm thì thay đổi thu nhập lãi cận biên (NIM) của NHTM này tính được là:
A. -20%
B. + 20%
C. Không tính được vì k có tổng ts
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 10
Một NHTM có ISA là 20 ngàn tỷ đồng và ISL là 30 ngàn tỷ đồng. Hệ số nhaỵ cảm lãi suất
của ISA là 1,5 và ISL là 1,2. Nếu lãi suất dự báo giảm bớt 1 điểm phần trăm thì thu nhập lãi
cận biên (NIM) của NHTM này tính theo hệ số nhạy cảm lãi suất là:
A. - 60 tỷ đồng
B. + 60 tỷ đồng
C. Tăng 60%
D. Giảm 60%
Câu 11
Một NHTM có ISA là 20 ngàn tỷ đồng và ISL là 30 ngàn tỷ đồng. Hệ số nhaỵ cảm lãi suất
của ISA là 1,5 và ISL là 1,2. Nếu lãi suất dự báo giảm bớt 1 điểm phần trăm thì thay đổi thu
nhập lãi cận biên (NIM) của NHTM này tính theo hệ số nhạy cảm lãi suất là:
A. - 60 tỷ đồng (20.1,5)-(30.1,2)= - 6
B. + 60 tỷ đồng =>-6.-1%=
C. Không tính được
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 12
Một NHTM có ISA là 20 ngàn tỷ đồng và ISL là 30 ngàn tỷ đồng. Hệ số nhaỵ cảm lãi suất
của ISA là 1,5 và ISL là 1,2. Nếu lãi suất dự báo giảm bớt 1 điểm phần trăm thì thu nhập lãi
ròng của NHTM này tính theo hệ số nhạy cảm lãi suất là:
A. - 60 tỷ đồng
B. + 60 tỷ đồng
C. Không tính được
D. Tất cả các đáp án trên đều sai

KỲ HẠN HOÀN VỐN: LÀM LÊN LỚP SỬA


Câu 1
Một trái phiếu đầu tư mệnh giá 100.000 đồng còn thời hạn đến hạn là 5 năm có lãi suất cuống
lãi (là lãi suất dùng để làm cơ sở xác định số lãi định kỳ phải trả cho người sở hữu loại TPCP
trả lãi định kỳ) là 10% năm. Nếu lợi suất trái phiếu là 8% năm thì kỳ hạn hoàn vốn trung bình
của trái phiếu này là:
A. 4,20 năm
B. 4,25 năm
C. 4,30 năm
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 2
Một trái phiếu phát hành kỳ hạn 5 năm có mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa là 10%
năm được trả một lần khi đến hạn. Nếu lợi suất trái phiếu là 8% năm kỳ hạn hoàn vốn trung
bình của trái phiếu này là:
A. 4,0 năm
B. 4,5 năm áp dụng CT tính kì hạn hoàn vốn
C. 5,0 năm
Giải:
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3
Một trái phiếu phát hành vĩnh viễn có mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa là 10%
năm được. Nếu lợi suất trái phiếu là 8% năm kỳ hạn hoàn vốn trung bình của trái phiếu này
là:
A. 1,0 năm
B. Bằng kỳ hạn trái phiếu Vì tgian vĩnh viễn
C. Không xác định được
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4
Một khoản cho vay 10.000$ thời hạn 3 tháng có lãi suất 12% năm, trả lãi hàng tháng và trả
gốc khi đến hạn. Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của khoản cho vay này là:
A. 2,96 tháng

B. 2,97 tháng
C. 2,98 tháng
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 5
Một khoản cho vay 9.000$ thời hạn 3 tháng có lãi suất 1% tháng, trả lãi hàng tháng tính
trên số tiền vay và trả gốc đều nhau mỗi tháng. Thời hạn hoàn vốn trung bình của khoản cho
vay này là:
A. 1,99 tháng
B. 2,01 tháng đáp án 2,97 tháng
C. 2,03 tháng
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 6
Một khoản cho vay 10.000$ thời hạn 3 tháng có lãi suất 1% tháng, trả nợ đều nhau mỗi tháng
(trả lãi tính trên dư nợ giảm dần, trả gốc số tiền còn lại sau khi trả lãi mỗi tháng). Thời hạn
hoàn vốn trung bình của khoản cho vay này là:
A. 1,99 tháng như tính ls ngân hàng
B. 2,01 tháng excel: pmt(r,n,-pv)= pmt(1,3,-10000)=3400 mỗi tháng
C. 2,03 tháng = 10000*1%/(1-1.01^-3)
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7
Một khoản tiền gửi tiết kiệm 10.000$ thời hạn 3 tháng có lãi suất 0,5% tháng, trả lãi hàng
tháng và trả gốc khi đến hạn. Thời hạn hoàn trả trung bình của khoản tiết kiệm này là:
A. 2,98 tháng
B. 2,99 tháng
C. 3,00 tháng
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 8
Một NHTM có danh mục tài sản theo giá thị trường bao gồm: Tiền gửi tại các TCTD là 90
ngàn tỷ đồng, chứng khoán đầu tư là 150 ngàn tỷ đồng và cho vay là 200 ngàn tỷ đồng. Biết
kỳ hạn hoàn vốn trung bình của các tài sản này lần lượt là 0,24 năm; 1,5 năm; và 3,16 năm.
Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của danh mục tài sản của NHTM này là:
A. 2,0 năm
B. 2,1 năm Kỳ hạn TB của DMTS= (Tổng kì hạn mỗi khoản mục x Giáthị
C. 2,2 năm trường mỗi KM) / Tổng GTT Dmuc
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9
Một NHTM có danh mục nợ theo giá thị trường bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn là 120 ngàn tỷ
đồng, phát hành GTCG là 125 ngàn tỷ đồng và vay các TCTD là 50 ngàn tỷ đồng. Biết kỳ hạn
hoàn vốn trung bình của các khoản nợ này lần lượt là 2,5 năm; 3,51 năm; và 0,5 năm. Kỳ hạn
hoàn trả trung bình của danh mục tài sản của NHTM này là:
A. 2,6 năm Ki han TB cua DM nợ= 2,58
B. 2,7 năm Ki han hoan von TB cua DMTS= KHHT DM no*Tong Gtri
C. 2,8 năm Dmuc no / Tong gtri DMTS = 2,58 * 295/tong gtriDMTS
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 10
Một NHTM có kỳ hạn trung bình của danh mục tài sản theo giá thị trường là 2 năm. Kỳ hạn
trung bình của danh mục nợ theo giá thị là 2,6 năm. Nếu giá trị thị trường của tổng tài sản là 1
triệu tỷ đồng và giá trị thị trường của nợ là 950 ngàn tỷ đồng thì khe hở kỳ hạn của NHTM
này là:
A. – 0,47 năm
B. – 0,60 năm Khe hở kì hạn=Ki han hoan von TB DMTS- KH
C. – 0,74 năm hoàn trả DM nợ
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 11
Một NHTM có kỳ hạn trung bình của danh mục tài sản theo giá thị trường là 2 năm. Giá trị
thị trường của tổng tài sản là 1 triệu tỷ đồng và giá trị thị trường của nợ là 950 ngàn tỷ đồng.
Nếu NHTM này muốn duy trì khe hở kỳ hạn cân bằng thì kỳ hạn trung bình của nguồn vốn
cần phải đạt được là:
A. 2,4 năm
B. 2,5 năm kết quả= 2,1
C. 2,6 năm
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 12
Một NHTM có kỳ hạn trung bình của danh mục nguồn vốn theo giá thị trường là 2,6 năm.
Giá trị thị trường của tổng tài sản là 1 triệu tỷ đồng và giá trị thị trường của nợ là 950 ngàn tỷ
đồng. Nếu NHTM này muốn duy trì khe hở kỳ hạn cân bằng thì kỳ hạn trung bình của danh
mục tài sản cần phải đạt được là:
A. 2,0 năm
B. 2,4 năm
C. 2,6 năm
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 13
Một NHTM có kỳ hạn trung bình của danh mục tài sản theo giá thị trường là 2 năm và kỳ hạn
trung bình của danh mục nguồn vốn theo giá thị trường là 2,6 năm. Giá trị thị trường của tổng
tài sản là 1 triệu tỷ đồng và giá trị thị trường của nợ là 950 ngàn tỷ đồng. Nếu dự báo lãi suất
tài sản và nguồn vốn tăng từ 10% lên 12% thì thay đổi giá trị tài sản ròng của NHTM này
là:
A. 6,54 ngàn tỉ đồng
B. 7,54 ngàn tỉ đồng
C. 8,54ngàn tỉ đồng
D. 9,54 ngàn tỉ đồng
Câu 14
Một NHTM có kỳ hạn trung bình của danh mục tài sản theo giá thị trường là 2 năm và kỳ hạn
trung bình của danh mục nguồn vốn theo giá thị trường là 2,6 năm. Giá trị thị trường của tổng
tài sản là 1 triệu tỷ đồng và giá trị thị trường của nợ là 950 ngàn tỷ đồng. Nếu dự báo lãi suất
tài sản và nguồn vốn giảm từ 10% xuống 8% thì thay đổi giá trị tài sản ròng của NHTM này
là:
A. 6,54 ngàn tỉ đồng
B. 7,54 ngàn tỉ đồng
C. -8,54ngàn tỉ đồng
D. -9,54 ngàn tỉ đồng

(Phần này không in trên đề thi)


Người duyệt đề theo quy định Giảng viên ra đề
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên học phần: Quản trị NHTM
Lớp học phần: MAG310_1921_5_L05
Thời gian làm bài: 60 PHÚT

Nội dung đáp án đề thi:

Câu hỏi Nội dung đáp án Điểm Câu hỏi Nội dung đáp án Điểm
1 D 0.25 21 B 0.25
2 A 0.25 22 A 0.25
3 D 0.25 23 C 0.25
4 D 0.25 24 B 0.25
5 D 0.25 25 C 0.25
6 D 0.25 26 B 0.25
7 D 0.25 27 A 0.25
8 C 0.25 28 A 0.25
9 D 0.25 29 B 0.25
10 B 0.25 30 D 0.25
11 C 0.25 31 A 0.25
12 B 0.25 32 A 0.25
13 B 0.25 33 B 0.25
14 A 0.25 34 C 0.25
15 D 0.25 35 B 0.25
16 A 0.25 36 D 0.25
17 A 0.25 37 A 0.25
18 C 0.25 38 B 0.25
19 A 0.25 39 D 0.25
20 C 0.25 40 B 0.25

Người duyệt đáp án theo quy định Giảng viên ra đề


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc

You might also like