Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG SẠCH

TRONG NGÀNH DẦU KHÍ TẠI ĐỨC


Mục lục
I/ Chủ trương và chính sách của Đức về việc chuyển đổi năng lượng sạch
1. Chủ trương
2. Chính sách
II/ Mô hình chuyển đổi năng lượng sạch trong ngành dầu khí
1. Công nghệ làm giảm hàm lượng Carbon trong các sản phẩm dầu khí
1.1. Công nghệ Common-Rail trong sản xuất ô tô
1.2. Công nghệ CCS: Thu hồi và lưu trữ CO2
2. Thực trạng và quy trình chuyển đổi năng lượng trong ngành dầu khí
2.1. Thực trạng tại Đức
2.2. Quy trình chuyển đổi năng lượng.
3. Kinh nghiệm và công nghệ chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng
tái tạo trên toàn thế giới
3.1. Kinh nghiệm và công nghệ tại Đức
3.2. Công nghệ tại các nước khác
III/ Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ngành dầu khí.
1. Cơ hội
2. Thách thức
I/ Chủ trương và chính sách của Đức về việc chuyển đổi năng lượng sạch
1. Chủ trương:
Hiện nay, an ninh năng lượng và thay đổi khí hậu là hai vấn đề quan trọng được nhiều
quốc gia quan tâm. Đức, một trong những nền kinh tế mạnh mẽ, không chỉ cần đảm bảo
năng lượng cho phát triển kinh tế mà còn phải tìm giải pháp giảm thải ra môi trường. Để
có một tương lai an toàn và thân thiện với khí hậu, Đức đang chuyển đổi nguồn cung cấp
năng lượng, hướng tới sự độc lập với nhiên liệu hóa thạch. Chính phủ đã đặt mục tiêu trở
thành nước trung hòa với khí hậu vào năm 2045, mở rộng nhanh chóng năng lượng tái
tạo. Hiện tại, năng lượng tái tạo chiếm khoảng 52% trong nửa đầu năm 2023, từ 41% vào
năm 2021, và Đức đặt mục tiêu bao phủ ít nhất 80% lượng điện tiêu thụ từ năng lượng tái
tạo vào năm 2030. Kế hoạch này sẽ thúc đẩy việc loại bỏ than, khí đốt tự nhiên và dầu
khỏi nguồn cung cấp năng lượng của Đức vào năm 2045. [1]
2. Chính sách:
- Chiến lược Hydrogen:

Chiến lược hydro của Đức tích hợp chính sách khí hậu, năng lượng và công nghiệp để
định vị nước này là trung tâm hàng đầu về hydro xanh và công nghệ hydro toàn cầu.
Chính phủ hướng tới việc tạo ra thương hiệu "Made in Germany" cho công nghệ giảm
thiểu, sở hữu nền công nghiệp xây dựng phức tạp và vị thế dẫn đầu về nghiên cứu hydro.
Điều này cho phép Đức chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ quá trình chuyển đổi toàn cầu sang
năng lượng tái tạo. [2]

Hình 1.1: Một phòng điện phân hydro ở Đức. Nguồn: Recharge.

- Đảm bảo an ninh năng lượng:

Đức hiện đã đảm bảo mức an ninh cung cấp khí đốt tự nhiên tương đối cao, mặc dù phụ
thuộc chủ yếu vào nhập khẩu (93% nguồn cung). Nga, Hà Lan và Na Uy là những nhà
xuất khẩu chính sang Đức. Mặc dù Đức đang mở rộng năng lượng tái tạo, loại bỏ sản xuất
hạt nhân và than đá sẽ làm tăng nhu cầu khí đốt tự nhiên cho sản xuất điện, đặc biệt khi
hydro từ nguồn tái tạo trở thành giải pháp lâu dài. Sự gia tăng này dự kiến làm tăng nhu
cầu nhập khẩu khí đốt tự nhiên, đặc biệt khi sản lượng trong nước giảm và nhập khẩu từ
châu Âu cũng giảm, đặc biệt từ Hà Lan. Việc đa dạng hóa nguồn cung cấp, bao gồm
LNG, trở nên quan trọng hơn và việc sử dụng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện cũng
gắn kết an ninh điện với an ninh khí đốt.[3]
- Tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

Từ tháng 7/2022, chính phủ liên bang sẽ hỗ trợ mở rộng hoàn toàn năng lượng tái tạo từ
Quỹ khí hậu và chuyển đổi. Nó thay thế nguồn tài chính từ phụ phí EEG, vốn đã không
đến hạn kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2022. Khoảng 177,5 tỷ euro sẽ được cung cấp từ năm
2023 đến năm 2026 để thúc đẩy nguồn cung cấp năng lượng thân thiện với môi trường,
đáng tin cậy và giá cả phải chăng và bảo vệ khí hậu. Chính phủ Đức đã đưa ra ngân sách
36 tỷ euro cho năm 2023. Quỹ được tài trợ bởi thu nhập của Hệ thống giao dịch khí thải
châu Âu và từ giá CO2 quốc gia cho sưởi ấm và vận chuyển. [4]

II/ Mô hình chuyển đổi năng lượng sạch trong ngành dầu khí
1/Công nghệ làm giảm hàm lượng Carbon trong các sản phẩm dầu khí

1.1. Công nghệ Common-Rail trong sản xuất ô tô

Đức, một quốc gia hàng đầu trong sản xuất và sở hữu lượng lớn ô tô trên toàn cầu, cần các
công nghệ giảm khí thải carbon từ dầu khí. Công nghệ Common Rail của Bosch, được sử
dụng rộng rãi trong động cơ diesel trên toàn cầu, đang được áp dụng ở Đức để giảm khí
thải carbon từ ngành công nghiệp ô tô. Hệ thống này cung cấp kiểm soát chính xác hơn về
việc phun nhiên liệu, cải thiện hiệu suất và giảm tiêu thụ nhiên liệu. Mặc dù việc tắt một
số bộ phận của máy bơm cao áp giúp giảm công suất dư thừa, nhưng vẫn cần van điều
chỉnh áp suất để duy trì hiệu suất tối ưu, và hệ thống có thể hoạt động thông qua điều
khiển bướm ga hút để tối ưu hóa áp suất và giảm áp suất đột ngột ở chế độ dốc.

Hình 2.2: Sơ đồ tổng quan của hệ thống phun xăng Common Rail. Nguồn:
Wikipedia.

Công nghệ Common Rail trong động cơ diesel không trực tiếp giảm khí Carbon, nhưng
nó có một số ảnh hưởng đến việc giảm phát thải carbon trong quá trình hoạt động, cụ thể:

- Hệ thống phun xăng Common rail tối ưu hóa quá trình đốt cháy và các đặc tính
vận hành động cơ và giảm lượng khí thải hạt. Do áp suất rất cao, nhiên liệu được
phun rất mịn. Những giọt nhiên liệu nhỏ có diện tích bề mặt lớn so với thể tích.
Một mặt, điều này làm tốc độ của quá trình đốt cháy nhiên liệu và mặt khác, giảm
khả năng hình thành các chất thải không đốt cháy đầy đủ.
- Hệ thống Common Rail giúp tăng hiệu suất nhiên liệu bằng cách tăng áp suất phun
nhiên liệu và kiểm soát chính xác thời gian phun. Khi động cơ hoạt động hiệu quả
hơn, lượng nhiên liệu tiêu thụ giảm, từ đó giảm phát thải carbon.
- Công nghệ Common Rail thường được kết hợp với các hệ thống khác như lọc bụi,
xử lý khí thải, và cô lập carbon. Kết hợp này có thể giảm phát thải carbon tổng thể
của động cơ. [5]

1.2. Công nghệ CCS: Thu hồi và lưu trữ CO2

Đức đã cam kết trở thành nước trung hòa khí hậu vào năm 2045, nhưng việc giảm lượng
khí thải không diễn ra đủ nhanh để đạt được mục tiêu này. Điều này đang thúc đẩy các
nhà nghiên cứu tìm kiếm các cách giảm CO2 ngoài việc tiết kiệm năng lượng. IPCC đã
nhấn mạnh rằng để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai ở mức 1,5°C, chúng ta cần
triển khai công nghệ loại bỏ carbon khỏi khí quyển. CCS, một công nghệ thu hồi và lưu
trữ carbon, có thể đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề sưởi ấm toàn cầu. Quá
trình CCS bao gồm ba bước cơ bản.

1. Thu giữ carbon dioxide để lưu trữ: CO2 được tách ra khỏi các loại khí khác trong
quy trình công nghiệp như nhà máy phát điện đốt than, khí đốt tự nhiên, thép và xi
măng. Quá trình này còn được gọi là thu hồi và cô lập carbon, có thể được thực
hiện qua nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp chính của CCS bao
gồm:
- Sau quá trình đốt cháy: Loại bỏ CO2 từ khí thải hình thành từ đốt nhiên liệu hóa
thạch.
- Quá trình đốt trước: Chuyển đổi nhiên liệu thành hỗn hợp CO2 và hydro trước khi
đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
- Oxyfuel: Đốt nhiên liệu hóa thạch trong oxy tinh khiết để tạo ra CO2 và hơi nước.
2. Vận chuyển: CO2 sau đó được nén và vận chuyển qua đường ống, vận tải đường
bộ hoặc tàu đến một địa điểm để lưu trữ.
3. Lưu trữ: Phương pháp lưu trữ CO2 bao gồm bơm CO2 sâu dưới lòng đất, thường
hơn 1km, lưu trữ trong các mỏ than cạn kiệt, hồ chứa dầu khí hoặc tầng chứa nước
mặn sâu có điều kiện địa chất phù hợp. Hành động này ngăn chặn CO2 xâm nhập
vào khí quyển, giảm khí thải carbon từ công nghiệp và sưởi ấm, từ đó giảm sự tác
động lên hiện tượng nóng lên toàn cầu và axit hóa đại dương.[6]

Hình 2.3: Quá trình thu hồi và lưu trữ khí CO2. Nguồn: Thornton Tomasetti.
2/ Thực trạng và quy trình chuyển đổi năng lượng trong ngành dầu khí

2.1 Thực trạng tại Đức

Cấm tiếp thị nhiên liệu hóa thạch từ năm 2035 ở Đức:
Việc từ bỏ hoàn toàn việc đốt nhiên liệu hóa thạch là biện pháp cần thiết để có thể tuân
thủ các thỏa thuận của Thỏa thuận khí hậu Paris(2015). Nếu các quy định pháp lý, trợ cấp
hoặc quy định kinh tế được đề xuất trong các gói biện pháp 2-19 và việc điều chỉnh lại là
không đủ, lệnh cấm tiếp thị nhiên liệu hóa thạch ở Đức từ năm 2035 là quy định pháp lý
cần thiết. Do đó, điều lệ 20a của Hiến pháp cơ bản Đức về "Bảo vệ cơ sở tự nhiên của sự
sống" được cụ thể hóa theo cách mà các nhà lập pháp đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ rằng:

- Đức muốn tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Thỏa thuận khí hậu Paris
- Đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch mà không có con đường chuyển đổi phải được coi
là "đầu tư bị mắc kẹt" ngày nay.[7]

Một số công ty dầu khí lớn tại Đức đã bắt đầu chuyển đổi sang năng lượng sạch và
tham gia vào các dự án tái tạo. Dưới đây là một số công ty tiêu biểu:
OMV tại Đức:

OMV, ban đầu là Quản lý Dầu mỏ Áo (Österreichische Mineralölverwaltung), đã mở rộng


hoạt động từ khai thác dầu và khí đốt sang xử lý và phân phối năng lượng. Công ty con
của OMV, OMV Đức GmbH, có trụ sở chính tại Burghausen. Là một tập đoàn năng lượng
và hóa chất toàn cầu, OMV cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Phạm vi 1, 2 và 3)1
vào năm 2050, với mục tiêu giảm tuyệt đối 30% vào năm 2030 và 60% vào năm 2040 đối
với Phạm vi 1 và 2. Đối với Phạm vi 3, OMV đặt mục tiêu giảm 20% vào năm 2030 và
50% vào năm 2040. Cùng với giảm cường độ CO2 trong nguồn cung cấp năng lượng,
công ty chuyển đổi chuỗi giá trị từ mô hình tuyến tính sang mô hình tuần hoàn. Sử dụng
công nghệ tiên tiến và các sáng chế về tái chế hóa học và cơ học, OMV hướng tới giảm ô
nhiễm và chất thải, tái sử dụng vật liệu, sử dụng năng lượng ít carbon và giữ carbon lưu
thông tuần hoàn để cải thiện môi trường.[8]

1
Phạm vi 1 (scope 1) – Tất cả lượng phát thải nhà kính phát sinh trực tiếp từ các nhà máy, hoạt động
của một tổ chức, lượng khí thải này nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của tổ chức.

Phạm vi 2 (scope 2) - Phát thải gián tiếp phát sinh từ việc tổ chức mua điện, năng lượng để sử dụng
cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Phạm vi 3 (scope 3)- Tất cả các phát thải gián tiếp khác phát sinh từ các hoạt động có liên quan từ
chuỗi giá trị, xuất phát từ các nguồn mà doanh nghiệp không sở hữu hoặc kiểm soát.
Hình 2.4: Kinh tế tuyến tính và tuần hoàn Nguồn: OMV [9]

Tính đến năm 2022


● Cường độ CO2 của danh mục sản phẩm giảm 3% (so với năm 2010)
● Lượng khí thải tuyệt đối Phạm vi 3 giảm 8% (so với năm 2019)
● Cường độ CO2 trong cung cấp năng lượng giảm 3,3% (so
với năm 2019)

Mục tiêu của SDG2:

● 7.2 Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo
trong cơ cấu năng lượng toàn cầu.
● 7.3 Đến năm 2030, tăng gấp đôi tốc độ tăng hiệu quả năng
lượng toàn cầu
● 13.1 Tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với các
mối đe dọa liên quan đến khí hậu và thiên tai ở tất cả các
quốc gia [9]

Wintershall Dea tại Đức:

Wintershall Dea, công ty dầu khí hàng đầu ở Đức, cam kết sản xuất năng lượng hiệu quả
và có trách nhiệm đối với nhu cầu toàn cầu. Đối mặt với tăng cường nhu cầu, họ hướng
đến việc mở rộng nguồn cung và giảm phát thải để đối phó với biến đổi khí hậu.Mặc dù
năng lượng tái tạo tăng, Wintershall Dea tin rằng khí đốt tự nhiên và nhiên liệu hóa thạch
với khí thải CO2 thấp sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Cùng với đó, họ cam kết giảm
phát thải khí nhà kính Phạm vi 1 và Phạm vi 2 xuống mức 0 vào năm 2030. [10]

Hoạt động kinh doanh của Wintershall Dea ảnh hưởng đến nhiều mục Tiêu Phát triển Bền
vững (SDGs). Họ tập trung nỗ lực vào 4 mục tiêu có thể đóng góp nhiều nhất, xác định rõ
sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với SDGs.

2
Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) là một bộ tập hợp gồm 17 mục tiêu và chỉ tiêu mới, phổ
quát mà các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc dự kiến ​sẽ sử dụng để trong khuôn khổ các
chương trình nghị sự và chính sách chính trị của họ trong 15 năm tới.(2015-2030)
Wintershall Dea biết rằng chỉ đưa ra kế hoạch thôi là chưa đủ. Do đó, công ty tích cực
tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau, cam kết tuân thủ các nguyên tắc của các sáng kiến
​đã chọn và cam kết đạt được chúng. Những cam kết mà công ty đã tham gia có thể kể
đến: Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc; Nguyên tắc hướng dẫn về khí metan; IPIECA
– Hướng dẫn ngành dầu khí về báo cáo bền vững tự nguyện; Hiệp hội các nhà sản xuất
dầu khí quốc tế (IOGP) [11]

2.2 Quy trình chuyển đổi năng lượng

Hydro, như một nhiên liệu tương lai, được chiết xuất từ nước thông qua điện phân và
đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thép, pin nhiên liệu và nhiều sản phẩm khác.
Liên minh châu Âu nhắm đến mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2050 bằng cách thay
thế khí đốt tự nhiên bằng hydro, sử dụng thuật ngữ Power-to-Gas (PtG) để chuyển đổi
năng lượng điện thành khí. Hydrogen có thể tái sử dụng để tạo điện, phục vụ di động và
công nghiệp hóa học, và hiện nay, lưới khí đốt có hiệu quả cao khi kết hợp với điện qua
nhà máy điện, đặc biệt khi lưới khí đốt vận chuyển lượng năng lượng gấp đôi so với lưới
điện. [12]

Hình 2.5: Mối quan hệ chung của việc kết nối các lĩnh vực năng lượng……
……………………………….Nguồn: Fraunhofer ISE

Chúng ta cũng cần xét đến năng lượng để tạo ra hydro phân tử. Nguồn năng lượng và
phương pháp sản xuất được sử dụng để tạo ra hydro phân tử chính là tiêu chí để xác định
màu của hydro. Trong đó có:

● Hydro xanh lá: điện phân trong các nhà máy điện khí
● Hydro xám: một quy trình công nghiệp tiêu chuẩn
● Hydro xanh dương: lưu trữ CO2
● Hydro màu ngọc lam: nhiệt phân metan…. [13]

3/ Kinh nghiệm và công nghệ chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng
lượng tái tạo trên toàn thế giới.

3.1 Tại Đức

a) Kinh nghiệm:

OMV tập trung vào lĩnh vực Hóa chất & Vật liệu, là động lực tăng trưởng chính và cam
kết về chuỗi giá trị nền kinh tế tuần hoàn. Công ty sở hữu công nghệ tái chế cơ học và hóa
học để chuyển đổi nhựa sau tiêu dùng thành nguyên liệu thô tổng hợp. Thành công với
nhà máy thí điểm ReOil® ở Schwechat, OMV hướng đến phát triển công nghệ tái chế này
thành mô hình quy mô lớn với công suất xử lý 200.000 tấn nhựa tái chế mỗi năm vào năm
2026. Mục tiêu của công ty là trở thành nhà sản xuất hàng đầu về nhiên liệu bền vững và
nguyên liệu hóa học trong lĩnh vực lọc dầu, với sự tối ưu hóa liên kết giữa dầu và hóa chất
tại các cơ sở Schwechat và Burghausen, bao gồm việc giảm sản xuất diesel và tăng cường
sản xuất nguyên liệu hóa học bền vững.

Trong lĩnh vực tiếp thị, OMV hướng đến việc trở thành lựa chọn hàng đầu cho khách
hàng về năng lượng và tính di động. Họ cũng tập trung vào bán nhiên liệu hàng không bền
vững (SAF) với mục tiêu tăng sản lượng SAF lên hơn 700.000 tấn vào năm 2030, phát
triển mạng lưới sạc EV và phát triển kinh doanh bán lẻ ngoại trừ nhiên liệu. Sản xuất SAF
từ dầu ăn tái chế giúp giảm hơn 80% khí thải so với dầu hỏa thông thường. Trong lĩnh vực
thăm dò và sản xuất (E&P), OMV mục tiêu giảm sản lượng hóa thạch xuống ~350 Kboe/d
(nghìn thùng trên ngày) vào năm 2030 và ngừng sản xuất nhiên liệu hóa thạch vào năm
2050. Họ đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo, với kế hoạch đạt 10 TWh năng lượng tái
tạo và công suất CCS 5 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030. OMV cũng hướng tới công suất
nhiệt địa nhiệt 8-9 TWh mỗi năm vào năm 2030 và triển khai hai dự án năng lượng địa
nhiệt tại Áo và Đức.[8]

Wintershall Dea đang giảm lượng khí thải thông qua quản lý chuyên dụng và tăng hiệu
quả sử dụng năng lượng, hỗ trợ bằng cách bù đắp khí thải không tránh khỏi với chi phí
hợp lý, bao gồm các dự án tái tạo rừng. Công ty cũng sử dụng chuyên môn E&P để tận
dụng CO2 và nghiên cứu "hydro xanh" thông qua cải tạo khí metan, kết hợp với công
nghệ CCS để đảm bảo lưu trữ CO2 an toàn.
Hình 3.1: Mô hình mô tả việc thu hồi và lưu trữ carbon ở độ sâu lớn……..
…………………………..Nguồn: Wintershall Dea

Bên cạnh đó, Wintershall Dea cố gắng chuyển đổi nguồn cung năng lượng tại các cơ sở
sản xuất của mình sang năng lượng tái tạo. Tại Đức, Wintershall Dea đã chuyển đổi tất cả
các địa điểm sản xuất sang nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Ở Na Uy, công ty tham gia
một số dự án điện khí hóa hoạt động sản xuất dầu và khí đốt ngoài khơi bằng cách sử
dụng điện xanh từ đất liền.

…….

Hình 3.2: Mô hình khu giàn khoan Mittelplate, Schleswig-Holstein Wadden,........ …………
…vận hành bằng 100% năng lượng tái tạo Nguồn: Wintershall Dea

Wintershall Dea duy trì cam kết bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiếp cận môi trường
sống có sẵn thông qua đánh giá và nghiên cứu trước khi thực hiện các dự án mới. Công ty
ưu tiên tránh khu vực có giá trị đa dạng sinh học và sử dụng công nghệ với dấu chân
carbon thấp để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, đồng thời hạn chế tiếp cận
thứ cấp. Điều này giúp Wintershall Dea lập kế hoạch cho hoạt động của mình một cách có
trách nhiệm và giảm thiểu tác động đối với môi trường. [10]

b) Công nghệ: Hydro xanh lá- vận chuyển trong lưới khí đốt tự nhiên
Các nhà nghiên cứu tại Fraunhofer-Gesellschaft đã phát triển một công nghệ có thể được
sử dụng để tách hydro và khí tự nhiên khỏi nhau một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Do đó, công nghệ màng lọc cho phép vận chuyển hai chất lại với nhau thông qua mạng
lưới khí đốt tự nhiên trên toàn quốc và tách chúng ra khỏi nhau tại điểm đến của chúng.
Đây là một bước tiến lớn cho việc vận chuyển và phân phối hydro như một nguồn năng
lượng. Ngoài vật liệu gốm, Viện Công nghệ và Hệ thống Gốm Fraunhofer IKTS cũng
đang nghiên cứu tiềm năng của các vật liệu khác, chẳng hạn như carbon.

Hình 3.3:19 kênh trong màng carbon với độ dày lớp dưới 1 micromet. Nguồn: Fraunhofer

Hydro được coi là một nguồn năng lượng không gây ra CO2, đặc biệt nếu được sản xuất
từ năng lượng tái tạo như gió và mặt trời. Tuy nhiên, việc phân phối hydro "xanh lá" từ
nhà sản xuất đến người tiêu dùng gặp khó khăn tại Đức do thiếu mạng lưới phân phối
quốc gia. Dự án HYPOS (Hydrogen Power Storage & Solutions Đông Đức) đang nghiên
cứu giải pháp, với mục tiêu tạo ra một hạ tầng thông minh, lưu trữ và phân phối hydro để
cung cấp năng lượng sạch tới mọi khu vực.

Trong dự án HYPOS, đối tác đang khám phá cách tiếp cận hydro (H2) kết hợp với khí tự
nhiên (chủ yếu là metan, CH4) để vận chuyển. Đức có mạng lưới khí đốt dài 511.000 km
và 33 cơ sở lưu trữ khí đốt, điều này mang lại lợi thế cơ sở hạ tầng cho việc tích hợp
hydro vào lưới khí đốt tự nhiên. Hai vật liệu này có thể được vận chuyển cùng nhau trong
một đường ống và tách ra khi cần thiết tại điểm đến, theo tiến sĩ Adrian Simon, trưởng
nhóm tại Fraunhofer IKTS.

Hình 3.4: Nguyên lý hoạt động của màng (Các phân tử hydro nhỏ đi qua màng và
phân tử metan lớn hơn được giữ lại.) Nguồn: Fraunhofer.

Một lớp mỏng wafer carbon được đặt lên vật liệu màng gốm xốp để tạo màng ngăn cách
khí tự nhiên và hydro. Quá trình sản xuất màng bao gồm tổng hợp polymer, áp dụng
chúng lên chất nền xốp, và nung nóng dưới điều kiện không có oxy để tạo thành lớp
carbon. Cấu trúc lỗ chân lông carbon, có đường kính nhỏ hơn một nanomet, tạo điều kiện
lý tưởng để tách khí. Hành vi tách có thể được điều chỉnh bằng các quá trình vật lý và hóa
học. Trong quá trình tách, màng carbon hình ống được phát triển bởi Fraunhofer IKTS và
DBI Gas- und Umwelttechnik được sử dụng để dẫn hydro và khí tự nhiên qua các mô-đun
hình ống. Các phân tử hydro nhỏ hơn được ép qua lỗ chân lông, đạt độ tinh khiết 80%, và
sau đó loại bỏ dư lượng khí tự nhiên để đạt độ tinh khiết hơn 90%.[14]

3.2 Công nghệ các nước khác:

HiiROC đã phát triển công nghệ nhiệt phân metan sử dụng ngọn đuốc plasma và lò phản
ứng kim loại lỏng để chuyển đổi khí metan thành hydro và carbon một cách hiệu quả. Kỹ
thuật này không chỉ tạo ra hydro với chi phí thấp tương đương với quy trình cải cách khí
metan (SMR), mà còn không thải ra CO₂. Sơ đồ mô tả lò phản ứng nhiệt phân metan, với
ngọn đuốc plasma và hệ thống tuần hoàn kim loại lỏng, nơi kim loại lỏng chơi vai trò
quan trọng trong quá trình chuyển đổi và duy trì ở dạng lỏng ở nhiệt độ vận hành.

Hình 3.8: Bình phân hủy metan của HiiROC. Nguồn: technologywealth.com

Nguyên liệu metan được nhiệt độ trước khi bơm vào mỏ hàn plasma ở tốc độ 72 kg/h. Tia
lửa plasma phân hủy khí metan thành hydro và carbon ở nhiệt độ 6.000 độ C và áp suất 50
bar. Sản phẩm được chuyển vào đường đua kim loại lỏng và sau đó đưa vào lò phản ứng
kim loại lỏng. Buồng xoáy trong lò tiếp tục quá trình nhiệt phân với sự thêm khí metan.
Kim loại lỏng trong buồng xoáy đóng vai trò tách hạt cacbon và chiết xuất carbon từ đế lò
phản ứng. Hydro sản xuất có nhiệt độ cao và được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ của khí
metan. HiiROC đã giải quyết vấn đề tích tụ carbon trong mỏ hàn plasma, giảm thiểu thời
gian bảo trì đáng kể.

(1) Như mô tả trong sơ đồ bên dưới, HiiROC đã sử dụng cực dương xốp trong mỏ hàn
để khí hydro thoát ra qua cực dương tạo ra một tấm màn bảo vệ dọc theo thành
trong của cực dương, ngăn ngừa sự tích tụ carbon.
Hình 3.9: Cực dương xốp của ngọn đuốc Plasma. Nguồn: technologywealth.com

(2) Như thể hiện trong sơ đồ bên dưới, HiiROC đã thiết kế đường dẫn khí đi qua cấu
trúc của mỏ hàn plasma. Khí đầu vào trong gốm bảo vệ điện cực cung cấp khí metan theo
phương tiếp tuyến vào buồng, từ đó tạo ra một đường xoắn ốc trong khí đầu ra tiếp giáp
với thành buồng và một dòng xoáy trong buồng mỏ hàn plasma. Cấu hình này không chỉ
cung cấp cho sản phẩm hydro tốc độ đáng kể hướng tới đầu ra của mỏ hàn plasma mà còn
ngăn chặn sự lắng đọng carbon trên thành.

Hình 3.10: Đầu vào nghiêng và đường đi xoắn của khí trong buồng đèn plasma của
HiiROC. Nguồn: technologywealth.com

Sự kết hợp giữa lò phản ứng plasma và lò phản ứng kim loại lỏng của HiiROC không chỉ
hiệu quả trong quá trình nhiệt phân metan mà còn cải thiện hoạt động và tuổi thọ của ngọn
đuốc. Khi ngọn đuốc plasma dừng lại, kim loại lỏng đông đặc, bảo vệ điện cực khỏi lão
hóa và tăng tuổi thọ của hệ thống.
Hình 3.11: Sự hình thành một nút kim loại rắn trong đèn plasma sau khi nó dừng lại.
………………………… Nguồn: technologywealth.com

Khi mỏ hàn plasma được khởi động lại bằng xung điện áp cao, lão hóa nhanh chóng xuất
hiện trên các điện cực và cấu trúc mỏ. Để giảm tác động lão hóa, kim loại lỏng khiến
phích cắm, kết nối các điện cực, tan chảy dưới tác động của xung điện áp cao. Kim loại
nóng chảy sau đó đi vào hệ thống tuần hoàn chất lỏng, được thực hiện thông qua áp suất
khí hoặc chân không.[15]

III/ Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ngành dầu khí
Ngành công nghiệp dầu và khí ở Đức đang đối mặt với một loạt thách thức và cơ hội quan
trọng trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng sạch. Đức, là một trong những nước tiên
phong trong việc đặt mục tiêu giảm lượng khí nhà kính và chuyển đổi sang nguồn năng
lượng tái tạo, đã đặt ra những mục tiêu rất rõ ràng. Mục tiêu giảm lượng khí nhà kính tối
thiểu 55% vào năm 2030 và trạng thái không phát thải khí nhà kính vào năm 2050 tạo ra
những thách thức lớn đối với ngành dầu và khí, vốn đóng góp một phần đáng kể vào
lượng khí nhà kính của đất nước. [16]
Cơ Hội:
● Nhu cầu năng lượng sạch tăng cao: Nhu cầu về năng lượng sạch ngày càng tăng
tạo ra cơ hội lớn cho ngành dầu và khí ở Đức. Chuyển đổi sang nguồn năng lượng
tái tạo và kỹ thuật tiên tiến giúp ngành này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về
năng lượng sạch và giảm lượng khí nhà kính. [17]
● Phát triển của khí hóa lỏng (LNG): Sự phát triển của khí hóa lỏng (LNG) mở ra cơ
hội mới. Đức, là thị trường tiêu thụ khí đốt lớn nhất ở châu Âu, có thể tận dụng cơ
hội này để xây dựng cơ sở hạ tầng LNG, đồng thời đóng góp vào mục tiêu giảm
lượng khí nhà kính.
● Tối ưu hoá hiệu suất: Cơ hội nâng cao hiệu suất năng lượng và giảm thất thoát
trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển dầu và khí. Sử dụng công nghệ
tiên tiến và quy trình hiệu quả có thể giúp tiết kiệm chi phí và giảm tác động đến
môi trường.
● Sự phát triển của năng lượng tái tạo: Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, bao gồm
cả việc sử dụng gió, mặt trời, sinh khối và thủy điện, tạo cơ hội cho ngành dầu khí
tham gia vào thị trường năng lượng sạch và bền vững.[18]
Thách Thức:
● Chi phí đầu tư lớn: Ngành dầu khí ở Đức sẽ đối mặt với thách thức về chi phí đầu
tư lớn để chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo. Sự cam kết từ các nhà đầu tư
và chính phủ sẽ là yếu tố quyết định trong việc vượt qua thách thức này.
● Nguồn năng lượng tạo ra chưa ổn định: Sự không ổn định của nguồn năng lượng
tái tạo, phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên như gió và mặt trời, đặt ra thách thức
về linh hoạt của hệ thống năng lượng để đảm bảo nguồn cung ổn định.
● Thách thức đối với nền kinh tế và chính trị: Sự thay đổi trong ngành dầu khí có thể
ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế và thương mại của Đức với các quốc gia sản
xuất nhiên liệu hóa thạch, tạo ra những tình thế chính trị và kinh tế phức tạp. [19]
● Ảnh hưởng của quá trình chuyển năng lượng đổi đối với thế giới: Việc chuyển đổi
có thể ảnh hưởng đến việc làm trong ngành, đặt ra thách thức về việc cắt giảm,
tuyển mới hoặc đào tạo lại công nhân, đồng thời tạo ra ảnh hưởng xã hội và kinh tế
trong cộng đồng.
● Sự hỗ trợ và hợp tác từ các chính phủ và doanh nghiệp: Việc chuyển đổi thành
công yêu cầu sự hỗ trợ và đồng thuận từ các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ,
doanh nghiệp và cộng đồng.[20]
Trong tương lai, việc thành công của ngành công nghiệp dầu và khí ở Đức trong quá trình
chuyển đổi năng lượng sạch phụ thuộc vào khả năng đối mặt và tận dụng những cơ hội
mà thách thức mang lại. Sự đổi mới, đầu tư vào năng lượng tái tạo và sự thích ứng linh
hoạt có thể định hình tương lai của ngành này, đồng thời đóng góp vào mục tiêu chung
của Đức về năng lượng sạch và bền vững.[21]

Tài liệu tham khảo:


[1] Bundesregierung, “Wo steht Deutschland bei der Energiewende | Bundesregierung”.
Available: Wo steht Deutschland bei der Energiewende | Bundesregierung
[2] Rechargenews, “BP and RWE plan Germany’s first green hydrogen grid | Recharge (rechargenews.com)”.
Available:BP and RWE plan Germany’s first green hydrogen grid | Recharge
[3] IEA, “Germany 2020 – Analysis - IEA”. Available: Germany 2020 – Analysis - IEA
[4] Bundesregierung, “Mehr Energie aus erneuerbaren Quellen | Bundesregierung”.
Available:Mehr Energie aus erneuerbaren Quellen | Bundesregierung.
[5] Wikipedia, “Common-Rail-Einspritzung – Wikipedia”. Available: Common-Rail-Einspritzung – Wikipedia
[6] Nationalgrid, “What is carbon capture and storage? | CCS explained | National Grid Group”. Available:
What is carbon capture and storage? | CCS explained | National Grid Group
[7] Bảo vệ khí hậu ở Hội đồng Liên bang, Hợp pháp hóa bảo vệ khí hậu như một nhiệm vụ bắt buộc:
Klimaschutz als Pflichtaufgabe rechtlich konkretisieren
[8] Florian Greger-Phó chủ tịch cấp cao OMV, Tầm nhìn về vai trò và sự chuyển đổi trong tương lai của OMV
Die Vision für die zukünftige Rolle und Transformation der OMV (erste-am.com)
[9] Báo cáo bền vững OMV 2022, Chuyển dịch năng lượng
Energiewende - OMV Nachhaltigkeitsbericht 2022
[10] Wintershall Dea, Giảm thiểu tác động đến môi trường
Umwelt | Wintershall Dea AG
[11] Wintershall Dea, Với trách nghiệm cho sự phát triển lâu dài: Nachhaltigkeit | Wintershall Dea AG
[12] Fraunhofer ISE, Nguồn điện thành khí đốt, Power-to-Gas - Fraunhofer ISE
[13] Hiệp hội Khí tự nhiên, Dầu mỏ và Năng lượng địa nhiệt của Đức, Hydro – Cơ hội và các giải pháp dựa trên
khí đốt tự nhiên: Wasserstoff – Chancen mit erdgasbasierten Lösungen - BVEG
[14] Fraunhofer, Hydro xanh lá: Sư vận chuyển trong mạng lưới khí tự nhiên, Grüner Wasserstoff - Transport im
Erdgasnetz (fraunhofer.de)
[15] Công nghệ nhiệt phân metan kết hợp tổng hợp ngọn đuốc plasma và lò phản ứng kim loại lỏng để chuyển
đổi khí metan thành hydro và carbon: HiiROC ($34M for thermal plasma electrolysis of natural gas) -
Technology Wealth
[16] Đức và các nước EU vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thạch:
Germany, EU remain heavily dependent on imported fossil fuels | Clean Energy Wire
[17] Khí đốt là nguồn năng lượng của Đức trong tương lai:
Deutschland braucht den Energieträger Gas – auch in Zukunft
[18] Các nguồn năng lượng tái tạo: Mehr Energie aus erneuerbaren Quellen | Bundesregierung.
[19] Tương lai khó dự đoán của ngành dầu khí: Die unerwartete Zukunft von Öl und Gas |
Max-Planck-Gesellschaft
[20] Cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp dầu mỏ trong quá trình chuyển đổi năng lượng:
Öl-Multis wollen die Energiewende als Geschäftschance nutzen
[21] Ngành dầu khí trong quá trình chuyển đổi năng lượng:
The Oil and Gas Industry in Energy Transitions – Analysis - IEA

You might also like