Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BẢN KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI DỊCH BỆNH CẤP

XÃ/PHƯỜNG

I. Đặt vấn đề
Năm 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, ngoại trừ dịch sốt xuất huyết (SXH),
sởi, cúm và viêm gan B có số mắc cao hơn cùng kỳ 2018, đặc biệt dịch sởi được ghi
nhận tại 7/8 huyện (Khánh Sơn chưa phát hiện ổ dịch), các bệnh truyền nhiễm khác
được kiểm soát tốt. Các dịch bệnh mới nổi đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 Khánh Hòa
có 1 ca bệnh và đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc và bước đầu đã mang
lại kết quả khả quan.
SXH ước tính có 11.552 ca, 02 ca tử vong tại Diên Khánh, 565 ổ dịch được
phát hiện và xử lý. So với cùng kỳ 2018 (7.071 ca, 01 ca tử vong, 280 ổ dịch) số mắc
tăng 63,4 , số tử vong tăng 01 ca, số ổ dịch tăng 100,7 ). Từ đỉnh dịch vào tháng
12/2018 với 2415 ca mắc, số ca mắc giảm liên tục từ tháng 01/2019 đến tháng 5, sau
đó tăng nhẹ trở lại tới tháng 7 và tiếp tục giảm cho tới tháng 9 dịch SXH bắt đầu bùng
phát trở lại với số mắc liên tục tăng. Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Ranh, Diên Khánh,
Vạn Ninh, Cam Lâm có số mắc cao, trong đó Nha Trang có số mắc cao nhất, tiếp đến
là Ninh Hòa, Cam Ranh và Diên Khánh; Khánh Sơn có số mắc thấp nhất. TCM ước
tính có 2.327 ca, không có tử vong, so với cùng kỳ số mắc giảm 2,1%. Giai đoạn
tháng 9/2019 dịch tăng lại theo chu kỳ dịch, có dấu hiệu bùng phát với 413 ca mắc và
đạt đỉnh ở tháng 10 với 571 ca, sau đó số mắc giảm mạnh. Nha Trang, Diên Khánh,
Ninh Hòa, Vạn Ninh là các địa phương có số ca mắc tay chân miệng cao. Theo hệ
thống thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm, dự báo ca SPB nghi sởi và sởi XN dương
tính vẫn ghi nhận rải rác tại các huyện. Trong đó, số mắc tại Nha Trang là chủ yếu.
Sởi ước tính ghi nhận 543 ca, cao hơn nhiều lần (9,1 lần) so với năm có dịch sởi gần
nhất (2014 chỉ có 60 ca). Từ ca sởi ghi nhận đầu tiên tại Vạn Thạnh- Vạn Ninh tháng
02/2019, đến 30/11 ghi nhận 928 ca sốt phát ban (SPB) sởi (chỉ tính nội tỉnh, có 10 ca
sởi ngoại tỉnh) đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó đã lấy mẫu huyết thanh
662 trường hợp gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm.
Từ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh tại Khánh Hòa cho thấy, sự quan tâm
của chính quyền địa phương và các sở ban ngành đối với sự phòng, chống dịch bệnh
truyền nhiễm là rất quan trọng. Chính quyền địa phương đặc biệt là Sở y tế tỉnh Khánh
Hòa đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó với tình hình dịch bệnh
trên người, ngoài ra còn đầu tư con người và trang thiết bị y tế, kể cả việc huy động
cộng đồng thực hiện phòng bệnh cho đến việc hỗ trợ ngành y tế chống chọi với dịch
bệnh khi có các vụ dịch xảy ra. Tuy nhiên không thể thiếu sự tham gia của các tổ chức
xã hội, trong đó thể hiện rõ nhất là vai trò của Hội chữ thập đỏ các cấp. Những vụ
dịch gần đây bùng phát, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự ổn định của xã hội như
dịnh cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, cúm A/H7N9, sốt xuất huyết, tay chân miệng,
Covid-19… là những trải nghiệm chứng minh sự cần thiết huy động các tổ chức hỗ
trợ, phối hợp với ngành y tế để vượt qua thành công, kiểm soát được hoàn toàn dịch
bệnh trong một thời gian ngắn. Đó là lí do cần thiết xây dựng những kế hoạch dự
phòng cho Hội chữ thập đỏ tỉnh để chủ động chuẩn bị về cơ chế phối hợp, năng lực
cần thiết truyền thông và ứng phó với dịch bệnh, những điều kiện phương tiện và vật
chất… Bản kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh cấp xã xây dựng cho Hội
chữ thập đỏ Khánh Hòa với ý nghĩa đó.
II. Căn cứ để xây dựng bản kế hoạch
1. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và ứng phó với dịch bệnh của thế giới, tỉnh
Khánh Hòa và một số huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa
1.1 Bệnh Covid-19
Tính đến 16 giờ 30 ngày 14/7/2020, thế giới ghi nhận thêm 133.018 trường hợp mắc
và 3574 trường hợp tử vong. Đến nay, toàn cầu ghi nhận 13.465.440 trường hợp mắc
COVID-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 552.380 trường hợp tử vong.
Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận số mắc cao nhất, với 3.159.414 trường hợp; 20 quốc
gia khác có số mắc trên 100.000 trường hợp (Brazil, Ấn Độ, Nga, Peru, Tây Ban Nha,
Chile, Anh, Mexico, Ý, Iran, Pakistan, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Nam Phi,
Pháp, Bangladesh, Colombia, Canada, Qatar);
Tại khu vực Đông Nam Á: Indonesia ghi nhận số mắc và số tử vong cao nhất (68.079
trường hợp mắc và 3.359 trường hợp tử vong), 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do
dịch COVID-19 (Việt Nam, Campuchia, Timo-Leste và Lào).
Việt Nam tính đến 16 giờ 30 ngày 14/7/2020, không ghi nhận trường hợp mắc mới,
liên tiếp 84 ngày qua không ghi nhận trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay
cả nước ghi nhận tổng số 377 trường hợp mắc, trong đó 352 trường hợp đã được điều
trị khỏi (chiếm 93%). Hiện chỉ còn 25 bệnh nhân đang điều trị tại 5 bệnh viện, trong
đó có 5 người có kết quả âm tính từ 2 lần trở lên
1.2 Bệnh Sốt xuất huyết
Tính đến hết ngày 01/01/2020 trên địa bàn thị xã Ninh Hòa có 2.253 ca mắc sốt xuất
huyết(SXH), là địa phương có số ca mắc cao sau thành phố nha trang chiếm 19% số
ca mắc toàn tỉnh( tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018), không có tử vong phân bố
khắp 27/27 xã phường. Thành phố Nha trang có 5.588 ca mắc SXH, là địa phương có
số ca mắc cao nhất tỉnh Khánh Hòa, tăng gấp hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2018 và
phân bố khắp các xã phường.
1.3 Bệnh tay chân miệng
Năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận 2.325 ca tay chân miệng (TCM), không tử vong, so với
cùng kỳ số mắc giảm 2.1%.Tình hình TCM tạm ổn trong 8 tháng đầu năm 2019, do
ảnh hưởng đỉnh từ tháng 10 năm 2018 nên ngay từ đầu năm 2019, số mắc tháng 1,2 đã
cao hơn cùng kỳ (140 ca gấp 6.7 lần so với cùng kỳ 2018) sau đó giảm dần, số mắc
tăng nhẹ từ tháng 3, đạt đỉnh ở tháng 4 (158 ca) và giảm dần, ổn định ở các tháng còn
lại, tới tháng 9/2019 dịch tăng lại theo chu kỳ dịch, có dấu hiệu bùng phát với 413 ca
mắc và đạt đỉnh ở tháng 10 với 571 ca (đỉnh của số mắc năm 2019), sau đó số mắc
giảm mạnh vào tháng tháng 11 còn 260 ca và ổn định vào tháng 12 với 95 ca mắc. So
sánh cùng kỳ năm 2018, Nha Trang, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh các huyện, thành phố có
số mắc cao hơn cùng kỳ.
Theo nhận định của ngành chức năng, từ nay đến cuối năm 2020 dịch sốt xuất huyết
và tay chân miệng (TCM) tiếp tục diễn biến phức tạp, có khả năng bùng phát thành
dịch lớn nếu không có các biện pháp quyết liệt để khống chế.
2. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và ứng phó với dịch bệnh của xã
Theo báo cáo số 1619/BC-KSBT của trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh khánh hòa
năm 2019 đã thực hiện hoàn thành 2 chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi và diệt loăng
quăng/bọ gậy chủ động phòng chống sốt xuất huyết. Đa số các địa phương đã xây
dựng kế hoạch phun hóa chất chủ động và triển khai theo đúng kế hoạch. Một số địa
phương chưa triển khai đúng kế hoạch vì lý do thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến hiệu
quả công tác diệt bọ gậy và phun hóa chất xử lý dịch SXH. Theo kế hoạch ban đầu có
32 xã/phường phun hóa chất chủ động nhưng khi triển khai thực tế tăng thêm 2 xã của
huyện Vạn Ninh lên 34 xã/phường đạt tỷ lệ 106,3%. Có 58 xã/phường trên cả tỉnh tổ
chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy trong đợt phun hóa chất chủ động đợt 2. Kết
quả có 55.573 HGĐ được diệt lăng quăng, bọ gậy, 2.123 người tham gia, 137.967
DCCN được phát hiện, 13.137 DCCN có bọ gậy, 31.708 DCCN xử lý, 4.323 phế thải
xử lý.
III. Nội dung bản kế hoạch
1. Mục tiêu
1.1 Mục tiêu chung
- Thực hiện đúng quy trình phòng chống dịch bệnh khẩn cấp tại địa bàn xã, phường và
sử dụng hợp lý các nguồn lực được trang bị để phòng chống dịch hiệu quả.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động phối hợp với các cơ quan ban ngành khi dịch bệnh
xảy ra viết báo cáo nhanh và kịp thời lên tổ chức hội của Huyện và thành phố trực
tiếp.
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh hàng ngày và đột xuất với chủ tịch ủy ban nhân
dân xã, tổ chức hội của huyện và thành phố đồng thời giám sát, đánh giá và báo cáo
hội cấp trên, chia sẻ thông tin với các tổ chức liên quan
- Báo cáo thiệt hại và nhu cầu của địa phương phụ trách, xác định các hoạt động ứng
phó tại chỗ đồng thời huy động cộng đồng phòng chống dịch hiệu quả
2. Các hoạt động và giải pháp
2.1 Bệnh Covid-19
2.1.1 Các hoạt động trước khi xảy ra dịch
2.1.1.1 Công tác thực hiện theo chỉ đạo của hội chữ thập đỏ Huyện
- Thực hiện kế hoạch đáp ứng với bệnh Covid-19 tại địa bàn xã, phường được phân
công
- Báo cáo, nắm bắt kịp thời về tình hình dịch bệnh và phối hợp kịp thời với các đoàn
thể tại xã phường.
- Phối hợp với các cơ quan đoàn thể kiểm tra và đôn đốc thực hiện công tác phòng
chống dịch bệnh tại địa bàn phụ trách
2.1.1.2 Công tác truyền thông
- Căn cứ thông tin hàng ngày về tình hình dịch bệnh do Covid-19 của Sở y tế và báo
cáo của trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh Khánh hòa, hội chữ thập đỏ Huyện để
cung cấp các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Chỉ đạo cộng tác viên hội chữ thập đỏ truyền tải các thông điệp truyền thông, khuyến
cáo phòng chống dịch bệnh tại các tổ dân phố và nơi đông người có nguy cơ cao lây
lan dịch bệnh
- Cung cấp các tài liệu truyền thông tại trạm y tế, ủy ban xã phường và hướng dẫn
người có nguy cơ mắc bệnh tự theo dõi sức khỏe của mình và chủ động đến các cơ sở
y tế kiểm tra khi cần thiết.
- Theo dõi các nguồn thông tin tuyên truyền thiếu chính xác để có biện pháp xử lý,
cung cấp thông tin chính xác kịp thời để người dân tin tưởng vào chính quyền và tổ
chức hội trong công tác phòng chống dịch bệnh.
2.1.1.3 Công tác giám sát, dự phòng
- Thực hiện theo đúng quyết định số 181/QĐ-BYT, ngày 21/01/2020 của Bộ Y Tế về
việc ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Covid-19.
- Phối hợp chặt chẽ với Viện Pasteur Nha Trang và các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh
để tiến hành điều tra ca bệnh, phối hợp lấy mẫu xét nghiệm.
- Thành lập các nhóm lâm thời để triển khai kịp thời các hoạt động đáp ứng với các
tình huống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ y tế QĐ 5894 BYT 19/12/2019.
- Đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp đáp ứng phù hợp.
2.1.1.4 Công tác hậu cần
- Nhận bàn giao các trang thiết bị y tế, hóa chất, thuốc điều trị sẵn sàng thực hiện công
tác giám sát, phối hợp xử lý ổ dịch.
- Chủ động phối hợp với các tổ chức và đoàn thể cách ly và điều trị bệnh nhân khi
dịch bệnh xảy ra.
2.1.2 Các hoạt động trong khi xảy ra dịch
2.1.2.1 Công tác thực hiện chỉ đạo của hội chữ thập đỏ cấp Huyện
- Chỉ đạo, phối hợp với nhóm cộng tác viên triển khai các hoạt động truyền thông
phòng chống dịch bệnh, kịp thời xử lý ổ dịch tại xã phường.
- Tổ chức thực hiện các nội dung chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cấp
hội
- Tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của tổ chức hội và ủy ban nhân dân xã
phường.
2.1.2.2 Công tác giám sát, dự phòng
- Phát hiện sớm các trường hợp có tiếp xúc với trường hợp bệnh để cách ly theo dõi.
Đồng thời phối hợp xử lý các ổ dịch đúng theo quy định nhằm hạn chế lây lan.
- Giám sát điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh nghi ngờ.
- Thực hiện phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu đối với các xã phường
có cửa khẩu thông qua địa bàn của mình
- Phối hợp giám sát dựa vào các sự kiện tại cộng đồng.
- Phối hợp với các cộng tác viên chữ thập đỏ tổ chức thường trực tại các địa phương
khi được yêu cầu phối hợp.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên
môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để thực hiện hành động phù hợp với đặc
điểm, tình hình dịch bệnh.
- Phối hợp với ủy ban nhân dân xã phường, các tổ chức đoàn thể trong việc chia sẻ
thông tin, tình hình dịch tễ của bệnh, hoạt động giám sát, biện pháp xử lý ổ dịch phù
hợp, cách ly người bệnh và cách ly xã hội phù hợp.
- Đối với các trường hợp tử vong nghi do mắc Covid-19 phải phối hợp để báo cáo và
tìm nguyên nhân.
- Tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh
Covid-19
2.1.2.3 Công tác truyền thông
- Cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch cho các cơ quan
truyền thông, báo chí để tuyên truyền cho nhân dân tin tưởng vào quá trình phòng
chống dịch bệnh của địa phương
- Cập nhật, bổ sung các thông điệp truyền thông, các tài liệu truyền thông, khuyến cáo
phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng và tuyên truyền trên các phương tiện
truyền thông tại xã phường.
- Thực hiện đúng quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
- Theo dõi các nguồn tuyên truyền thiếu chính xác về tình hình dịch bệnh để có biện
pháp xử lý, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, phù hợp.
- Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động truyền thông tại xã phường.
2.1.2.4 Công tác hậu cần
- Căn cứ vào tình hình dịch bệnh hiện tại để tiếp tục đề xuất bổ sung kinh phí, vật tư,
hóa chất, bảo hộ để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch hạn chế bùng
phát dịch trên diện rộng.
- Hỗ trợ các cơ sở y tế về trang thiết bị, vật tư, hóa chất, kinh phí nhằm nâng cao chất
lượng phòng chống dịch bệnh
- Phân bổ nguồn kinh phí hợp lý và hiệu quả theo tình hình dịch bệnh
- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, hóa chất, phương tiện trong trường hợp dịch
bệnh tiếp tục diễn biến lan rộng trên địa bàn xã phường
- Xây dựng kế hoạch dự trữ vật tư, hóa chất, bảo hộ và kinh phí phục vụ công tác
phòng chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng kéo dài.
2.1.3 Các hoạt động sau khi xảy ra dịch
2.1.3.1 Công tác thực hiện theo chỉ đạo của hội chữ thập đỏ Huyện
- Xây dựng kịch bản và sẵn sàng cho làn sóng dịch bệnh Covid-19 kế tiếp tại địa bàn
xã, phường được phân công
- Báo cáo, nắm bắt kịp thời về tình hình dịch bệnh và có những đề xuất, phối hợp kịp
thời
- Phối hợp với các cơ quan đoàn thể kiểm tra và đôn đốc thực hiện công tác phòng
chống dịch bệnh tại địa bàn phụ trách.
- Thực hiện vận động người dân đóng góp kinh phí, nhân lực, vật lực sẵn sàng khi có
tình huống dịch bệnh bùng phát trở lại
- Thực hiện và phối hợp phân bổ vaccine phòng chống dịch bệnh.
2.1.3.2 Công tác truyền thông
- Căn cứ thông tin hàng ngày về tình hình dịch bệnh do Covid-19 của Sở y tế và báo
cáo của trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh Khánh hòa để cung cấp các thông tin
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Truyền tải các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh tại các tổ
dân phố và nơi đông người có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh.
- Cung cấp các tài liệu truyền thông tại trạm y tế, ủy ban xã phường và hướng dẫn
người có nguy cơ mắc bệnh tự theo dõi sức khỏe của mình và chủ động đến các cơ sở
y tế kiểm tra khi cần thiết.
- Theo dõi các nguồn thông tin tuyên truyền thiếu chính xác để có biện pháp xử lý,
cung cấp thông tin chính xác kịp thời để người dân tin tưởng vào chính quyền và tổ
chức hội trong công tác phòng chống dịch bệnh.
- Cập nhật các kiến thức mới về phòng chống dịch bệnh hiệu quả và tuyên truyền hiệu
quả đến người dân trên địa bàn xã phường
- Phối hợp với cán bộ hội của xã phường lân cận nhằm thực hiện hiệu quả việc tuyên
truyền và giáo dục nâng cao sức khỏe cho người dân.
2.1.3.3 Công tác giám sát, dự phòng
- Thực hiện theo đúng quyết định số 181/QĐ-BYT, ngày 21/01/2020 của Bộ Y Tế về
việc ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Covid-19.
- Phối hợp chặt chẽ với Viện Pasteur Nha Trang và các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh
để tiến hành điều tra ca bệnh, phối hợp lấy mẫu xét nghiệm.
- Thành lập các nhóm lâm thời để triển khai kịp thời các hoạt động đáp ứng với các
tình huống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ y tế QĐ 5894 BYT 19/12/2019.
- Tiếp tục đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp đáp ứng phù hợp.
2.1.3.4 Công tác hậu cần
- Nhận bàn giao và cất trữ các trang thiết bị y tế, hóa chất, thuốc điều trị sẵn sàng thực
hiện công tác giám sát, phối hợp xử lý ổ dịch khi tái bùng phát.
- Chủ động phối hợp với các tổ chức và đoàn thể cách ly và điều trị bệnh nhân khi
dịch bệnh xảy ra.
- Đề xuất các trang thiết bị, nhân lực để chủ động thực hiện xử lý khi dịch bùng phát
trở lại.
2.1.4 Giải pháp chủ yếu phòng chống dịch bệnh Covid-19
2.1.4.1 Công tác thực hiện theo chỉ đạo của hội chữ thập đỏ Huyện
- Tổ chức thực hiện truyền thông trên địa bàn xã phường được phân công phụ trách.
- Phối hợp với tổ chức hội Huyện và Tỉnh để tổ chức tập huấn cho cộng tác viên chữ
thập đỏ và các ban ngành đoàn thể liên quan.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị liên quan trong công tác giám sát các
trường hợp bệnh tại cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ quan đoàn thể và y tế để thực hiện sàng lọc và cách ly các
trường hợp nghi nhiễm Covid-19.
2.1.4.2 Chuyên môn kỹ thuật
* Giải pháp giảm mắc
- Tham gia tập huấn nâng cao năng lực giám sát, điều tra, phối hợp tổ chức cách ly, xử
trí ban đầu các trường hợp mắc và nghi mắc.
- Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh, thực hiện
điều tra dịch tễ trường hợp bệnh.
- Thực hiện nghiêm túc việc phòng hộ cá nhân và phòng hộ cho cộng tác viên hội chữ
thập đỏ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.
- Lập kế hoạch cho nhóm cộng tác viên hội chữ thập đỏ lâm thời phối hợp với các cơ
quan đoàn thể khác lập đội cơ động phòng chống dịch thường trực 24/24 trong thời
gian có dịch
- Chi tiêu và sử dụng các nguồn lực hóa chất, thuốc, trang thiết bị y tế, kinh phí kịp
thời và hiệu quả để đảm bảo công tác chống dịch đạt hiệu quả cao.
* Giải pháp giảm tử vong
- Phối hợp việc thực hiện phân luồng khám bệnh, cách ly, kiểm soát lây nhiễm, phòng
lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám chữa bệnh.
- Thực hiện xây dựng cơ số dự trữ trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư, phương tiện bảo hộ
trong phòng chống dịch
- Áp dụng các kiến thức cập nhật của Bộ Y tế để thực hiện phòng chống dịch cho hiệu
quả
* Công tác thông tin báo cáo
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại thông tư số
54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của bộ y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và
khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
2.1.4.3 Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, cung cấp thông tin về tình
hình dịch bệnh và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người dân
không hoang mang và chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, hạn chế đi
đến vùng có dịch nhằm bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Thực hiện tuyên truyền cho các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc
gần với những trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh.
- Huy động các tổ chức đoàn thể, ủy ban nhân dân xã phường tham gia công tác
truyền thông phòng chống dịch bệnh.
- Phối hợp với các cơ quan ban ngành thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng
ngày trên loa đài, kênh truyền hình địa phương và các trang tin điện tử.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để triển khai các hoạt động truyền
thông phòng chống dịch bệnh, công tác vệ sinh môi trường.
- Triển khai các nội dung truyền thông nguy cơ theo chỉ đạo của tổ chức hội cấp
Huyện.
2.1.4.4 Phối hợp với các tổ chức đoàn thể
- Phối hợp chặt chẽ với ủy ban nhân dân xã phường, hội phụ nữ, thanh niên, nông dân,
người cao tuổi thực hiện các chỉ đạo của ủy ban nhân dân Huyện trong công tác phòng
chống dịch covid-19.
- Huy động các tổ chức đoàn thể, ủy ban nhân dân xã, trạm y tế trong việc vận động
nhân dân triển khai các biện pháp phòng chống dịch
- Chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ủy ban nhân dân xã, trạm y tế xây dựng
kế hoạch phòng chống dịch bệnh và duy trì các hoạt động thiết yếu trong trường hợp
dịch bệnh bùng phát rộng.
- Huy động sự đóng góp kinh phí, trang thiết bị, vật tư, hóa chất phòng chống dịch từ
cộng đồng, doanh nghiệp.
2.2 Bệnh sốt xuất huyết
2.2.1 Các hoạt động trước khi xảy ra dịch
- Giám sát thường xuyên tình hình bệnh nhân, vi rút, véc tơ, kịp thời cảnh báo,
nhắc nhở các tuyến có nguy cơ xảy dịch nhằm giúp địa phương chủ động triển khai
biện pháp phòng chống kịp thời theo quy định, không để dịch bùng phát.
- Phối hợp triển khai các hoạt động giám sát bệnh nhân theo quy định, thực hiện
nghiêm túc chế độ thống kê báo cáo số mắc, chết do SXH theo lứa tuổi ( trẻ em, người
lớn) và theo phân độ lâm sàng.
- Thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo theo qui định, phản hồi kịp thời, xử lý
ổ dịch trong vòng 48 giờ. Giám sát chặt chẽ ca bệnh SXH tại ổ dịch đã xử lý nhằm đảm
bảo sau 14 ngày không có bệnh nhân mắc mới.
- Chủ động phối hợp triển khai chiến dịch diệt lăng Phòng chống SXH 2 đợt
trong năm tại các địa phương có chỉ số côn trùng cao nguy cơ xảy ra dịch.
- Huy động mọi nguồn lực, vận động và thực hiện loại bỏ ổ lăng quăng tại từng hộ
gia đình.
2.2.2 Các hoạt động trong khi xảy ra dịch
- Thực hiện đúng “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết” ban hành
kèm theo Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Báo cáo lên tổ chức hội tại Huyện trực thuộc tình hình dịch bệnh hàng ngày.
- Chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh với các đơn vị truyền thông chính xác và
minh bạch.
- Hỗ trợ về trang thiết bị phòng chống dịch, thuốc, vật tư và kinh phí cho lực lượng y
tế tại trạm y tế xã và các đơn vị y tế tăng cường.
- Tổ chức tuyên truyền đến các hộ dân trên địa bàn cách phòng chống bệnh SXH và
giáo dục sức khỏe.
- Khuyến cáo người dân tuân thủ các quy định của sở y tế về phòng chống dịch bệnh,
cách ly người nhiễm và phối hợp với chính quyền trong công tác phòng chống dịch
lây lan
- Đề xuất các trang thiết bị cần thiết để phòng chống dịch lên cấp hội chữ thập đỏ
Huyện nhằm chuẩn bị cho công tác chống dịch trong thời gian tiếp theo.
2.2.3 Các hoạt động sau khi xảy ra dịch
- Tiếp tục phối hợp với cộng tác viên hội chữ thập đỏ tại xã phường thực hiện tuyên
truyền người dân phòng chống bệnh SXH.
- Chuẩn bị kế hoạch cho dịch bệnh tái bùng phát để chủ động ứng phó hiệu quả
- Thực hiện dự trữ các phương tiện, vật tư, kinh phí sẵn sàng cho việc ứng phó dich
bệnh
- Kiểm tra, giám sát các công tác đã triển khai cho cộng tác viên hội chữ thập đỏ.
2.2.4 Giải pháp
a. Giảm nguồn sinh sản của muỗi
- Thực hiện phối hợp với cộng tác viên chữ thập đỏ, lực lượng y tế dự phòng xử lý các
dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà để làm giảm nguồn sinh sản của
muỗi.
- Phối hợp thực hiện phát quang bụi rậm khơi thông ao tù nước đọng.
b. Loại trừ ổ bọ gậy
- Phối hợp với trạm y tế, các đoàn thể, ủy ban nhân dân xã thực hiện:
+ Đối với bẫy kiến, lọ hoa, khay nước tủ lạnh.. dùng dầu ăn hoặc muối cho vào,
thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành chứa dụng cụ để diệt trứng muỗi Aedes aegypty.
+ Thu dọn phá hủy các ổ chứa tự nhiên hoặc nhân tạo ( Lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ
hộp, vỏ dừa, vỏ lốp xe hỏng..) cho vào túi rồi chuyển đến nơi thu gom rác hoặc hủy bỏ
bằng cách chôn đốt.
+ Các nơi nước đọng tự nhiên: ao hồ, kênh rạch nước đọng, hố ga ngăn mùi, bể
cá cảnh sử dụng các loại hóa chất diệt ấu trùng.
+ Các hốc chứa nước tự nhiên (Hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa…): loại bỏ hoặc lật
úp, chọc thủng hoặc làm biến đổi.
c. Xử lý các dụng cụ chứa nước
- Các dụng cụ chứa nước sinh hoạt phải được đậy kín không cho muỗi vào đẻ trứng,
thau rửa định kỳ hoặc thả cá
- Lật úp các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà (Xô, chậu, phế thải…) khi không sử
dụng
d. Tuyên truyền và giáo dục sức khỏe phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, đài truyền thông huyện và các phương tiện
truyền thông khác (tổ chức nói chuyện nhóm, thăm hộ gia đình, phát tờ rơi…) tuyên
truyền về các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết đến toàn bộ người dân trên
địa bàn xã phường
- Phối hợp với cộng tác viên hội chữ thập đỏ và các đoàn thể tuyên truyền rộng rãi về
cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
e. Huy động cộng đồng phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, ủy ban nhân dân xã, cộng tác viên thực hiện:
+ Vận động từng thành viên trong gia đình thực hiện các biện pháp thông
thường để phòng chống bệnh sốt xuất huyết: loại bỏ ổ loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi,
bảo vệ cá nhân không bị muỗi đốt
+ Phòng muỗi đốt: thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay
+ Xua, diệt muỗi: Sử dụng hương xua muỗi, bình xịt xua muỗi cầm tay, hun
khói, treo màn tẩm hóa chất hoặc sử dụng vợt điện
+ Khuyến khích sự tham gia tích cực của mỗi hộ gia đình vào hoạt động diệt
loăng quăng bọ gậy
+ Tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, áp
phích, tranh tuyên truyền, mạng lưới cộng tác viên hội chữ thập đỏ, hoạt động của nhà
trường trên địa bàn xã phường.
+ Kết hợp với các dịch vụ cộng đồng như dịch vụ thu gom rác, cấp nước sinh
hoạt… nhằm giảm nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.
2.3 Bệnh tay chân miệng
2.3.1 Trước khi xảy ra dịch
- Triển khai chiến dịch truyền thông “Rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh
tay chân miệng.
- Hưởng ứng phong trào “vệ sinh yêu nước” nâng cao sức khỏe nhân dân tại các thôn
trên địa bàn xã nhằm nâng cao nhận thức của các ban, ngành đoàn thể và người dân
trên địa bàn xã về vệ sinh trong phòng chống bệnh nói chung và phòng chống bệnh
tay chân miệng nói riêng.
- Phối hợp với cộng tác viên CTĐ, trường mầm non triển khai chiến dịch tuyên truyền
tại gia đình và cộng đồng, nhà trẻ, mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay
chân miệng như: Rửa tay thường xuyên với xà phòng, thực hiện vệ sinh lớp học, làm
sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Thực hiện công tác Treo băng rôn, pano, áp phích, khẩu hiệu với chủ đề "Rửa tay
với xà phòng để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng", " Rửa tay với xà phòng để
hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" tại các trường
học, nơi cộng cộng, các tuyến đường chính, trụ sở cơ quan, nhằm nhắc nhở mọi người
cùng hành động.
- Cập nhật tình hình bệnh tay chân miệng liên tục tại địa bàn báo cáo hội cấp Huyện
để có xử lý phù hợp.
- Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, vật tư để sẵn sàng chống dịch khi có dịch bệnh
xảy ra.
2.3.2 Trong khi xảy ra dịch
- Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo qui định của Thông tư 48/2010/TT-
BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế qui định về chế độ khai báo, thông tin, báo cáo
bệnh truyền nhiễm.
- Báo cáo lên tổ chức hội tại Huyện trực thuộc tình hình dịch bệnh.
- Chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh với các đơn vị truyền thông chính xác và
minh bạch.
- Hỗ trợ về trang thiết bị phòng chống dịch, thuốc, vật tư và kinh phí cho lực lượng y
tế tại trạm y tế xã và các đơn vị y tế tăng cường.
- Tổ chức tuyên truyền đến các hộ dân trên địa bàn cách phòng chống bệnh TCM và
giáo dục nâng cao sức khỏe.
- Khuyến cáo người dân tuân thủ các quy định của sở y tế về phòng chống dịch bệnh,
cho trẻ mắc TCM ở nhà và phối hợp với chính quyền trong công tác phòng chống dịch
lây lan.
- Đề xuất các trang thiết bị cần thiết để phòng chống dịch lên cấp hội chữ thập đỏ
huyện nhằm chuẩn bị cho công tác chống dịch trong thời gian tiếp theo.
2.3.3 Các hoạt động sau khi xảy ra dịch
- Tiếp tục phối hợp với cộng tác viên hội chữ thập đỏ tại xã phường thực hiện tuyên
truyền người dân phòng chống bệnh TCM.
- Chuẩn bị kế hoạch cho dịch bệnh tái bùng phát để chủ động ứng phó hiệu quả.
- Thực hiện dự trữ các phương tiện, vật tư, kinh phí sẵn sàng cho việc ứng phó dich
bệnh.
- Kiểm tra, giám sát các công tác đã triển khai cho cộng tác viên hội chữ thập đỏ.
2.3.4 Giải pháp
a. Công tác kiểm tra, giám sát, thông tin, báo cáo
- Thực hiện giám sát cộng tác viên CTĐ, hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch trên
địa bàn quản lý.
- Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo qui định của Thông tư 48/2010/TT-
BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế qui định về chế độ khai báo, thông tin, báo cáo
bệnh truyền nhiễm.
b. Các biện pháp chuyên môn để giảm mắc, giảm tử vong
- Triển khai chiến dịch truyền thông “Rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh
tay chân miệng.
- Hưởng ứng phong trào “vệ sinh yêu nước” nâng cao sức khỏe nhân dân tại các địa
phương trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của các ban, ngành đoàn thể và
người dân trên địa bàn tỉnh về vệ sinh trong phòng chống bệnh nói chung và phòng
chống bệnh tay chân miệng nói riêng.
- Phối hợp tổ chức các buổi mittinh, cổ động phong trào phòng chống bệnh tay chân
miệng
- Triển khai chiến dịch tuyên truyền tại gia đình và cộng đồng, đặc biệt tại các trường
học, nhà trẻ, mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng như: Rửa
tay thường xuyên với xà phòng, thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi
hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Treo băng rôn, pano, áp phích, khẩu hiệu với chủ đề "Rửa tay với xà phòng để phòng
chống dịch bệnh tay chân miệng", " Rửa tay với xà phòng để hưởng ứng phong trào vệ
sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" tại các trường học, nơi cộng cộng, các
tuyến đường chính, trụ sở cơ quan, nhằm nhắc nhở mọi người cùng hành động.
- Hướng dẫn các trường học tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp học và vệ sinh hàng
ngày (lau rửa sàn nhà, lau bàn ghế, đồ chơi bằng Cloramin B 2% hoặc các chất tẩy
rửa).
- Hướng dẫn và huy động cộng đồng, đặc biệt là học sinh, người chăm sóc trẻ thực
hiện tốt vệ sinh cá nhân: vệ sinh răng miệng; rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau
khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, trước và sau khi đi vệ sinh. Thực hiện ăn chín, uống
chín.
c. Giám sát phát hiện sớm, cách ly điều trị kịp thời
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tay chân miệng trên địa bàn, nhằm phát hiện sớm
ca bệnh/ổ dịch tại cộng đồng, đặc biệt trong trường học.
- Triển khai nghiêm túc qui định về phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại trường
học.
- Thiết lập 1 đường dây nóng để hỗ trợ kịp thời cho người dân tại xã phường.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Công tác chỉ đạo
- Thực hiện nghiêm và báo cáo hàng ngày các chỉ đạo của cấp hội Huyện.
- Chỉ đạo và phối hợp với cộng tác viên hội CTĐ tại xã phường thực hiện các công tác
phòng chống bệnh tật và dự phòng bệnh truyền nhiễm lây lan.
2. Công tác truyền thông
- Tài liệu truyền thông: Sử dụng tài liệu truyền thông đã được trung ương hội phê
duyệt nội dung, được thiết kế phù hợp với cộng đồng. Sử dụng khẩu hiệu truyền thông
đã được trung ương hội phê duyệt.
- Vật phẩm truyền thông: Tờ rơi, pano áp phích, băng rôn, các video clip về phòng
chống dịch bệnh.
- Công cụ truyền thông: máy tính, xe máy.
- Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thông trên đài phát
thanh, truyền hình địa phương, fanpage facebook target đúng người dân tại xã
phường, zalo..
- Truyền thông kết hợp với cộng tác viên để tổ chức các buổi nói chuyện nhóm, đi đến
hộ gia đình vào buổi tối để tuyên truyền, kết hợp với các buổi chào cờ của các trường
học để tuyên truyền.
3. Nâng cao năng lực đảm bảo an toàn, an ninh
-
4. Công tác vận động nguồn lực và triển khai các hoạt động chương trình, dự án được
hỗ trợ.
5. Công tác phối hợp và hợp tác.
Phụ lục: hướng dẫn các nội dung, hoạt động ứng phó với dịch bệnh tại các xã, phường
TT Tên hoạt Số Người thực Người phối Kết quả đầu
động lượng/tần hiện hợp ra
suất
1 Dịch bệnh
Covid-19

2 Dịch bệnh
Sốt xuất
huyết

3 Dịch bệnh
Tay chân
miệng

You might also like