Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CNG ÔN TP MÔN CÔNG NGH 12

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1


TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12

Câu 1. Dòng điện chạy trong các linh kiện tích cực mang bản chất của dòng điện trong
A. kim loại. B. không khí. C. chất bán dẫn. D. chất điện phân.
Câu 2: Đối với IC hai hàng chân cách đếm chân thực hiện theo quy ước?
A. Từ phải qua trái đối với IC B. Từ trái qua phải đối với IC
C. Theo ngược chiều kim đồng hồ D. Theo cùng chiều kim đồng hồ
Câu 3: Linh kiện bán dẫn nào sau đây dẫn điện được theo cả hai chiều?
A. Điôt, Triac, Tirixto. B. Tranzito, Triac, Diac.
C. Triac, Diac. D. Điôt, Tirixto.
Câu 4: Tranzito là linh kiện bán dẫn có
A. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).
C. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).
D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
Câu 5: Tirixto có mấy lớp tiếp giáp P-N?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 6: Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ
A. bị đánh thủng mà vẫn không hỏng
B. chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).
C. không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.
D. chịu được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.

Câu 7: Câu nào sai khi nói về công dụng của Điôt bán dẫn?
A. Chỉnh lưu dòng điện, tách sóng. B. Tách sóng, ổn định điện áp.
C. Ổn định điện áp, chỉnh lưu dòng điện. D. Chỉnh lưu dòng điện có điều khiển.
Câu 8: Khi đặt vào hai đầu một cuộn dây có trị số điện cảm \f(, H , điện trở 30 Ω một điện áp xoay chiều
có tần số 50 Hz thì hệ số phẩm chất có giá trị bằng
A. 1,33. B. 0,75.
C. 1. D. 0,25.
−3
2. 10
Câu 9: Tụ điện có điện dung C = π F, được nối vào một hiệu điện thế xoay chiều có tần số 50Hz. Giá
trị dung kháng của tụ là
A. 5Ω. B. 10 Ω.
C. 50 Ω. D. 100Ω.
Câu 10: Cuộn dây có trị số điện cảm bằng 159mH khi mắc vào điện áp xoay chiều có tần số 50Hz. Cảm
kháng của cuộn dây gần giá trị nào nhất
A. 49Ω B. 50Ω
C. 48 Ω D. 51 Ω
Câu 11: Đại lượng đặc trưng cho sự tổn hao năng lượng trong cuộn cảm là
A. Cảm kháng. B. Trị số điện cảm
C. Hệ số phẩm chất. D. Trị số điện dung.
Câu 12: Điện trở có các vòng màu: xám, xanh lam, cam, xanh lục thì trị số điện trở là bao nhiêu?
A. 68K ± 0.5% Ω B. 86K ± 5% Ω

Trường thpt Trương định 1


CNG ÔN TP MÔN CÔNG NGH 12

C. 86K ± 0.5% Ω D. 76K ±10% Ω


Câu 13: Tụ điện trong mạch điện tử có công dụng là gì?
A. Phân chia điện áp. B. Chặn dòng điện cao tần.
C. Phân áp và điều chỉnh dòng điện. D. Chặn dòng điện một chiều.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Điac có hai cực là: A1 và A2, còn Triac thì có ba cực là: A1, A2 và G.
B. Điac có ba cực là: A, K và G, còn Triac thì chỉ có hai cực là: A và K.
C. Điac và Triac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.
D. Điac có hai cực là: A1, A2, còn Tirixto thì có ba cực là: A1, A2 và G.
Câu 15: Có thể mắc phối hợp các linh kiện nào sau đây để tạo thành mạch cộng hưởng?
A. Cuộn cảm, điện trở B. Cuộn cảm, tụ điện.
C. Tụ điện, điện trở. D. Cuộn cảm, Tirixto.
Câu 16: Trong mạch điện, điện trở có công dụng
A. phân chia điện áp trong mạch.
B. điều chỉnh dòng điện trong mạch.
C. khống chế dòng điện trong mạch.
D. phân áp và hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện trong mạch.
Câu 17: Khi ánh sáng rọi vào quang điện trở thì R
A. giảm. B. tăng.
C. giữ nguyên. D. không hoạt động.
Câu 18. Một IC có 8 chân, kí hiệu các chân là các chữ cái: a, b, c, d, e, f, g, h như hình bên dưới. Chân số
5 tương ứng với chữ cái

A. e B. h C. d D. a
Câu 19: Theo phương thức gia công, xử lý tín hiệu, mạch điện tử gồm có mấy loại?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 20: Nếu phân loại mạch điện tử theo chức năng, nhiệm vụ thì mạch điện tử gồm có mấy loại?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 21: Cục sạc pin điện thoại di động sử mạch điện tử loại nào?
A. Mạch khuếch đại. B. Mạch tạo sóng hình sin.
C. Mạch nguồn chỉnh lưu, lọc và ổn áp. D. Mạch tạo xung.
Câu 22: Cho các công dụng sau:
(1) Thông báo về tình trạng thiết bị khi gặp sự cố.
(2) Tự động hóa các máy móc, thiết bị.
(3) Điều khiển tín hiệu.
(4) Làm thiết bị trang trí.
(5) Điều khiển các thiết bị dân dụng.

Trường thpt Trương định 2


CNG ÔN TP MÔN CÔNG NGH 12

(6) Điều khiển trò chơi, giải trí.


Công dụng của mạch điện tử điều khiển là
A. (2), (4), (5) và (6). B. (1), (2), (3), (5) và (6).
C. (1), (2), (3) và (4). D. (2), (3), (5) và (6).
Câu 23: Mạch chỉnh lưu có chức năng gì?
A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
C. Điều chỉnh biên độ của âm thanh.
D. Tạo ra dao động điện trường.
Câu 24: Khi Diode được kết nối với nguồn điện xoay chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Diode sáng liên tục. B. Diode chớp tắt liên tục.
C. Diode không hoạt động. D. Diode sẽ được nạp năng lượng.
Câu 25: Đâu không phải là nguồn điện một chiều?
A. Nguồn acquy.
B. Nguồn điện dùng cho bóng đèn sợi đốt.
C. Pin điện thoại.
D. Nguồn điện dùng cho máy in.
Câu 26: Hãy chỉ ra ý sai.
A. Mạch chỉnh lưu được dùng để tạo nguồn điện cung cấp cho thang máy.
B. Mạch khuếch đại được dùng trong Amplify (thiết bị có thể dùng để hát karaoke).
C. Mạch tạo xung được dùng để sản xuất cảm biến rung trên điện thoại.
D. Mạch điện tử số được dùng để khuếch đại tín hiệu điện.
Câu 27: Mạch điện tử loại nào có chức năng biến năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng
dao động điện?
A. Mạch tạo xung. B. Mạch chỉnh lưu. C. Mạch khuếch đại. D. Mạch điện tử số.
Câu 28: Hình bên dưới là loại linh kiện điện tử nào?

A. IC.
B. Transistor.
C. Loa.
D. OA.
Câu 29: Thiết kế mạch điện tử được tiến hành theo mấy bước?
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 30: Để phân loại mạch điện tử điều khiển ta dựa vào các tiêu chí nào?

Trường thpt Trương định 3


CNG ÔN TP MÔN CÔNG NGH 12

A. Theo công suất, theo chức năng và theo mức độ tự động hóa.
B. Theo công suất, theo điện áp và theo dòng điện.
C. Theo công suất, theo điện áp và theo mức độ tự động hóa.
D. Theo công suất, theo chức năng và theo điện áp.
Câu 31: Sơ đồ mạch điện tử bên dưới là

A. mạch nguyên lí để tạo ra nguồn điện một chiều.


B. mạch nguyên lí để tạo ra nguồn điện xoay chiều.
C. mạch lắp ráp để tạo ra nguồn điện một chiều.
D. mạch lắp ráp để tạo ra nguồn điện xoay chiều.
Câu 32: Hãy chỉ ra nhận định sai khi nói về mạch điện tử điều khiển.
A. Để áp ứng yêu cầu về tự động hóa cần có mạch điều khiển.
B. Mạch điện tử điều khiển có chức năng xử lí, khuếch đại tín hiệu.
C. Đối tượng điều khiển có nhiệm vụ đưa ra tín hiệu điều khiển.
D. Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển được coi là mạch điện tử điều khiển.
Câu 33: Đèn tín hiệu giao thông được điều khiển bằng
A. mạch tạo xung. B. mạch khuếch đại.
C. mạch điều khiển tín hiệu. D. mạch điều khiển tốc độ.
Câu 34: Chọn đáp án sai khi nói về công dụng của mạch điện tử điều khiển.
A. Điều khiển các thông số của thiết bị. B. Điều khiển các thiết bị dân dụng.
C. Điều khiển các trò chơi giải trí. D. Điều khiển tín hiệu.
Câu 35: Khi thiết kế mạch lắp ráp, phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?
A. Chọn phương án hợp lí nhất. B. Hoạt động ổn định, chính xác.
C. Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành. D. Dây dẫn không chồng chéo và ngắn nhất.
Câu 36: Trong sơ đồ khối tổng quát của mạch điện tử điều khiển, tín hiệu điều khiển được đưa vào khối
nào?
A. Mạch điện tử điều khiển.
B. Đối tượng điều khiển.
C. Mạch khuếch đại.
D. Mạch vi xử lý.
Câu 37: Theo tiêu chí mức độ tự động hóa, mạch điện tử điều khiển đèn giao thông thuộc loại nào?
A. Điều khiển tốc độ đếm số.
B. Điều khiển tín hiệu.
C. Điều khiển có lập trình.
D. Công suất nhỏ.
Câu 38. Câu nào đúng khi nói về công dụng của mạch điện tử điều khiển tín hiệu?

Trường thpt Trương định 4


CNG ÔN TP MÔN CÔNG NGH 12

A. Tự động hóa các thiết bị dân dụng.


B. Hoạt động ổn định, chính xác.
C. Điều khiển tốc độ.
D. Làm các thiết bị trang trí bằng bảng điện tử.
Câu 39: Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40: Thiết kế mạch điện tử gồm có các bước nào?
A. Chuẩn bị linh kiện điện tử, thiết kế sơ đồ mạch điện để lắp ráp linh kiện.
B. Thiết kế mạch lắp ráp, lắp ráp linh kiện điện tử lên mạch.
C. Chuẩn bị linh kiện điện tử, thiết kế mạch lắp ráp.
D. Thiết kế mạch nguyên lý, thiết kế mạch lắp ráp.
Câu 41: Trong mạch chỉnh lưu, linh kiện điện tử nào là quan trọng nhất?
A. Thermixto. B. IC OA. C. Transistor. D. Diode.
Câu 42: Mạch nào sau đây không phải là mạch điện tử điều khiển?
A. Mạch tạo xung. B. Tín hiệu giao thông.
C. Bảng điện tử báo thoát hiểm. D. Điều khiển bảng điện tử.
Câu 43: Hình bên dưới là kí hiệu của linh kiện điện tử nào?

A. Hai Diode. B. IC OA. C. Diac. D. Triac.


Câu 44: Trong mạch nguồn một chiều thực tế (hình bên dưới), nếu tụ C 1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện
tượng gì sẽ xảy ra?

A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.


B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.
C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.
D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.
Câu 45: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều (hình bên dưới). Tên của các khối (1),
(2), (3), (4), (5) trong hình lần lượt là

Trường thpt Trương định 5


CNG ÔN TP MÔN CÔNG NGH 12

A. biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu, mạch lọc nguồn, mạch ổn áp, mạch bảo vệ.
B. mạch bảo vệ, mạch chỉnh lưu, mạch lọc nguồn, mạch ổn áp, biến áp nguồn.
C. biến áp nguồn , mạch bảo vệ, mạch chỉnh lưu, mạch lọc nguồn, mạch ổn áp.
D. biến áp nguồn , mạch bảo vệ, mạch chỉnh lưu , mạch ổn áp, mạch lọc nguồn.
Câu 46: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn
đảm bảo mạch điện còn hoạt động được?
A. Khối ổn áp và khối bảo vệ. B. Khối chỉnh lưu và khối ổn áp
C. Khối biến áp và khối chỉnh lưu. D. Khối chỉnh lưu và khối bảo vệ.
Câu 47: Chức năng của mạch tạo xung là
A. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
B. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có biên độ sóng và tần số theo yêu cầu.
C. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
D. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện không có tần số.
Câu 48: Trong mạch khuếch đại đảo điện áp dùng OA, tín hiệu ra và tín hiệu vào luôn
A. cùng dấu và ngược pha nhau. B. ngược dấu và ngược pha nhau.
C. ngược dấu và cùng pha nhau. D. cùng dấu và cùng pha nhau.
Câu 49: Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì
hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.
B. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại.
C. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ.
D. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.
Câu 50: Cho các nguyên tắc thiết kế mạch điện tử như sau:
(1) Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.
(2) Đưa ra một số phương án để thực hiện.
(3) Chọn phương án hợp lí nhất.
(4) Tính toán, chọn các linh kiện hợp lí nhất.
(5) Vẽ đường dây điện để nối các linh kiện với nhau.
(6) Dây dẫn không chồng chéo và ngắn nhất
Nguyên tắc được áp dụng trong thiết kế mạch lắp ráp là
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6). B. (5), (6).
C. (2), (3), (4). D. (4), (5), (6).

---HẾT---

Trường thpt Trương định 6

You might also like