Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đề: phân tích nhân vật phùng

Bình minh nơi cửa sông làng Thơi (Nghệ An —nơi lưu giữ tuổi thơ im lặng của một nhà văn được mệnh
danh là người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới), mặt nước lúc nào
cũng thẫm bạc. Nơi đây hơn 90 năm về trước, có một người con bé nhỏ của làng thơi đã chào đời, lớn
lên, cầm súng và cầm bút. Dấu chân người con làng biển ấy đã in nhiều nơi để có được những Miền
cháy, Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mảnh trăng cuối rừng và cả một
“Chiếc thuyền ngoài xa”. Người con làng Thơi ấy chính là nhà văn - đại tá quân đội Nguyễn Minh Châu -
Người kế tục xuất sắc những bậc thầy văn xuôi Việt Nam hiện đại -Người đã đi qua cuộc đời và còn để lại
những quan niệm về trách nhiệm và vai trò của một người nghệ sĩ thông qua hình ảnh nhân vật Phùng.

“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó chính là con người” (Nguyễn Minh
Châu). Văn nhân ấy đã thành công dựng nên tượng đài bất hủ về một kiếp người bất hạnh nhưng mang
trong mình một “trái tim nóng” với những phẩm chất rạng ngời. “Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời trong
hoàn cảnh đất nước đổi mới, cuộc sống kinh tế có nhiều mặt trái, nhiều tồn tại khiến người ta phải băn
khoăn. Tác phẩm ấy là sản phẩm của con người đời thường được in trong tập “ Bến quê”. “đứa con tinh
thần” của nhà văn Nguyễn Minh Châu không phải là một bức tranh hoành tráng của mảnh đất chiến
trường xưa, cũng không phải là những con người tạc dáng đứng hào hùng của mình vào lịch sử, mà chỉ
là những gì bình dị nhất đời thường nhất.

Chủ thể của quá trình nhận thức ở đây là người nghệ sĩ Phùng- người kể chuyện xưng “tôi”. Đó là một
người nghệ sĩ giàu tâm huyết, có tâm hồn nhạy cảm và mang trong mình tình yêu cái đẹp mãnh liệt.
đồng thời anh cũng là con người nhân hậu, giàu trách nhiệm với cuộc đời. Phùng trở về với mảnh đất
từng chiến đấu, một người lính năm xưa giờ đây là phóng viên ảnh trở về để ghi lại những vẻ đẹp cuộc
sống đời thường cho bộ ảnh lịch quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống lao động khỏe khắn rươi rói
của những con người dựng xây đất nước, đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của màn sương buổi sáng bổ sung cho tấm
ảnh lịch hoàn chỉnh. Tại đây anh đã nhận thức được nhiều điều, cảm xúc của nhân vật này qua những
phát hiện của mình đã thể hiện nội tâm cũng như suy nghĩ của anh, giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nơi
con người này.

Sau một tuần lễ “phục kích” dọc bờ biển, người nghệ sĩ ấy đã phát hiện và thu được một cảnh đẹp “đắc
trời cho”. Đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa ngoài xa đang ẩn hiện trên mặt biển mờ sương, một vẻ
đẹp mà có lẽ cả cuộc đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần. đó là cảnh ban mai vùng ven
biển, với “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu
hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say, ca tụng cảnh đẹp như
“bức tranh mực tàu của danh hoa thời cổ”. đứng trước sản phẩm tuyệt tác của hóa công, người nghệ sĩ
trở nên “bối rối”, trái tim như thắt lại vì niềm hạnh phúc của sư khám phá và sáng tạo. Anh thấy tâm hồn
mình như được thanh lọc, trở nên tinh khôi “trong ngần”. Anh tưởng như mình khám phá ra chân lí của
nghệ thuật: “cái đẹp chính là đạo đức”. bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đã đưa đến cho
người đọc một quan niệm về cái đẹp. đó chính là cái đẹp là phải có tác dụng thanh lọc tâm hồn, hướng

Phẩm chất nghệ sĩ Phùng thể hiện qua cách anh cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người. Phùng đã
phát hiện ra sự đối lập trong bức tranh miền biển: Phát hiện thứ nhất đầy vẻ thơ mộng. Anh cảm nhận
được vẻ mơ màng, huyền ảo của thiên nhiên vùng biển, đặc biệt là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trên
biển sớm mờ sương. Từ góc độ của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lòng với những gì mình kịp
ghi lại trong ống kính. Bức ảnh đấy là sáng tạo, là công sức của một đời nghệ sĩ, là khoảng khắc bùng
phát của niềm đam mê nghệ thuật. chính vào khoảng khắc tâm hồn thánh thiện đang dào dạt thăng hoa,
bay bổng như thế, anh bất ngờ khi phát hiện ra phát hiện thứ hai đầy nghịch lý khi con thuyền tiến vào
bờ. bước ra từ chiếc thuyền đẹp như mơ là đôi vợ chồng hàng chài với vẻ mệt mỏi, tái ngắt, mất ngủ sau
một đêm kéo lưới. Người vợ thì cao lớn với những nốt rỗ, tấm lưng áo thì bạc phếch và rách rưới; còn
người chồng đi sau với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hàng lông mày cháy nắng rủ
xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ. anh còn kinh ngạc hơn nữa và nhận ra cái xấu cũng có thể làm cái đẹp
bị khuất lấp khi chứng kiến người đàn ông vừa đánh vừa nguyền rủa người đàn bà bằng một giọng rên rỉ
đau đớn: “chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Người vợ im lặng chịu đòn, không kêu ca, không chống
trả. Đứa con của đôi vợ chồng hàng chài “nhanh như một viên đạn” nó lao thẳng vào ông bố, “giằng lấy
cái thắt lưng quật thẳng vào ngực bố” để bảo vệ người mẹ đáng thương. Một cảnh bạo lực gia đình diễn
ra ngay trước mặt Phùng, anh ngay lập tức đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất và chạy nhào tới”. cái đẹp
của cảnh vật chẳng thể che mờ những mảnh tối của cuộc sống. vẻ đẹp của Phùng càng được tỏa sáng
nhờ tấm lòng nhân hậu, đầy trắc ẩn.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, ba ngày sau Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ. với tính
cách của người lính mang tấm lòng nhân hậu, cao đẹp, người mà đã đổ biết bao công sức mồ hôi, máu
và nước mắt để bảo vệ đất nước, mong cho nhân dân có được cuộc sống hạnh phúc và êm ấm thì khung
cảnh này thật đi ngược với những mục tiêu của các anh. Chính vì thế, Phùng đã “nện cho hắn một trận
ra trò”. Anh cũng bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. tại đây, người đàn bà nghèo khổ
kia đã một mực van xin cho người chồng kia rằng “quý tòa đừng bắt con bỏ nó”. Khi con người ta phải
chịu tù đày áp bức, tưởng rằng tự do sẽ là điều họ khao khát nhất. thế nhưng, sau khi nghe câu chuyện
của bà, Phùng và độc giả mới có thể hiểu được những uẩn khúc, lý do của mảnh đời ấy. từ đó dẫn đến
sự thay đổi trong cách nhìn của Phùng về nghệ thuật và cuộc đời: từ mơ mộng, bay bổng đến sững sờ,
vỡ lẽ; từ thương hại, bất bình đến cảm thông, thấu hiểu. đó cũng là một quá trình đi tìm bản chất nghệ
thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ

You might also like