Nhiep Anh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HIỂU RÕ MÌNH MUỐN GÌ

Khi đứng trước một cảnh hoặc một chủ thể muốn chụp, chúng ta cần quan sát về bố cục,
về ánh sáng tương quan với chủ thể để biết rõ mình muốn gì hay nói cách khác mình
muốn chụp ra tấm ảnh sẽ như thế nào.
- Lựa chọn tiêu cự ống kính phù hợp để có hiệu ứng tiêu cự như mong muốn.
- Ánh sáng cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tính nghệ thuật và
chiều sâu 3D của một tấm ảnh.
- Ngoài ra, chúng ta cần khả năng ước toán được độ sâu trường ảnh đến đâu để quyết định
giá trị của khẩu độ mở của ống kính với tiêu cự đã chọn, cần tốc độ chụp bao nhiêu để có
thể tạo ra hiệu ứng mong muốn, và làm thế nào để có mức ISO thấp nhất có thể để chất
lượng ảnh được tốt nhất. Đó là sự tương tác và sự đánh đổi của 3 yếu tố của tam giác ánh
sáng, và suy cho cùng nó cũng chỉ có thế mà thôi.
TỐI ƯU KHẨU ĐỘ
- Đối với ảnh phong cảnh, thường cần độ nét từ trung cảnh tới hậu cảnh hoặc thậm chí nét
tất từ tiền cảnh tới hậu cảnh nên cần chụp với khẩu độ nhỏ và thậm chí phải chụp focus
stacking nếu muốn nét cả tiền cảnh rất gần với ống kính. Thông thường khẩu độ trên ống
kính có thể siết tới f/22 nhưng chúng ta lại gặp phải những rào cản của sự nhiễu xạ của
ống kính với khẩu độ rất nhỏ làm hình ảnh bị soft và giảm nghiêm trọng chất lượng của
bức ảnh. Trong những tình huống như vậy, theo kinh nghiệm của tôi, để có chất lượng
ảnh tối ưu nhất thì chúng ta chỉ siết cách khẩu độ tối thiểu là 1 stop tức là tại khẩu độ f/16.
Trong những tình huống khác, chúng ta nên sử dụng dải khẩu độ ngọt (sweet spot) sẽ cho
ảnh nét nhất, thường là dải khẩu độ ở giữa và cách khẩu độ tối đa 2 stop, ví dụ như dải
khẩu độ từ f/5.6-f/11 sẽ là dải khẩu độ nét nhất nếu ống kính của bạn có khẩu độ lớn nhất
là f/2.8. Riêng trường hợp chụp tối với môi trường ánh sáng rất yếu mà có chuyển động,
chúng ta bắt buộc phải mở hết khẩu độ của ống kính để thu được lượng ánh sáng nhiều
nhất có thể để giảm ISO xuống thấp nhất có thể. Trên hầu hết các cảm biến APSC, ISO
cao như ISO 6,400 thì ảnh có thể dùng được nhưng nếu từ 12,800 trở lên là độ nhiễu quá
cao và độ nét quá thấp sẽ không thể dùng được tấm ảnh đó.
- Đối với ảnh chân dung, thường sẽ được chụp với trường ảnh rất mỏng để làm nổi bật
chủ thể bằng những ống kính nhanh với khẩu độ mở từ f/2.8 trở lên, thậm chí các ống
kính fix thường có độ mở tới f/1.4 hoặc f/1.0. Có tới 3 yếu tố từ ít tới nhiều tạo ra một
trường ảnh mỏng lần lượt là khẩu độ lớn, tiêu cự ống kính dài, và khoảng cách từ máy tới
chủ thể gần. Với những ống kính có chất lượng cao, khẩu độ mở lớn nhất vẫn cho chất
lượng ảnh rất tốt nhưng đối với những ống kính có chất lượng thấp hơn, cần cân nhắc siết
lại 1 khẩu từ khẩu độ lớn nhất để cho chất lượng ảnh được đảm bảo.
TỐI ƯU TỐC ĐỘ
- Đối với chủ thể động, kể cả chụp người mẫu hoặc mặt trăng cũng là tương đối động,
chúng ta cần áp dụng một tốc độ chụp tối thiểu để đảm bảo đóng băng được các chủ thể
này. Theo kinh nghiệm của tôi, tốc độ tối thiểu để chụp mẫu và chụp mặt trăng là 1/125”,
chụp đường phố hoặc trẻ em ngồi yên cũng cần tốc tối thiểu là 1/250”, các môn thể thao
hoặc chim cò từ 1/500” trở lên.
- Nếu muốn chụp mờ nhòe một số chuyển động kiểu “trong tĩnh có động” có thể chụp
những con sóng biển với tốc độ khoảng 1/15” hoặc dòng xe cộ trên đường với tốc độ từ
1/7-1/3”.
- Nếu muốn những dòng thác nước chảy mượt như dải lụa cho thể cần từ 2-10” tùy sở
thích về mức độ mượt. Mặt hồ phẳng lặng cần khoảng 15”, mặt sông sóng lớn hơn sẽ cần
khoảng 2 phút và sóng biển cần khoảng 8 phút để sóng vỗ nhìn như thể làn khói như thế
này.
- Đối với chụp lia máy, tốc độ chụp khoảng từ 1/15”-1/40” để đủ chậm cho độ nhòe của
hậu cảnh khi lia máy. Đối với kỹ thuật chụp này, điều cốt yếu là cần lấy nét đúng mặt
phẳng của chủ thể di chuyển và quan trọng nhất là khả năng lia máy đều và mượt theo sự
di chuyển của chủ thể.
- Dòng sông ánh sáng của ánh đèn xe cộ di chuyển trên phố vào buổi tối, tùy theo lượng
giao thông và tốc độ di chuyển, có thể cần từ 20” như thế này nhưng sẽ cần tới 2 phút
hoặc thậm chí tới 15 phút ở những nơi vắng người qua lại trên các con đường miền núi
hoặc cao nguyên.
TỐI ƯU ISO
Trong những tình huống ánh sáng yếu, khi đã mở hết khẩu độ ống kính (ví dụ với ống
zoom là f/2.8) và chụp với tốc độ tối thiểu rồi mà ISO vẫn ở mức quá cao (trên 6,400) thì
đã đến lúc chúng ta cần một chiếc ống kính có độ mở lớn hơn nữa như các ống kính fix
f/1.4. Thậm chí nếu làm dịch vụ về nhiếp ảnh, chúng ta có thể phải nghĩ tới mua một
chiếc máy ảnh có công nghệ cảm biến mới hơn có khả năng giảm nhiễu tốt hơn hoặc một
chiếc máy ảnh có cảm biến lớn hơn như fullframe hoặc medium format để có khả năng
thu lượm ánh sáng tốt hơn giúp ảnh trong hơn.

You might also like