Thực hành vật lý đại cương 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thực hành vật lý đại cương 1

Bài 1: Sử lý các số liệu thực nghiệm


1. Đo lường: một đại lượng vật lý là tiến hành so sánh đại lượng cần đo với đại lượng cùng loại được chọn
làm đơn vị
- Phép đo gián tiếp
- Phép đo trực tiếp
2. Sai số: độ sai lệch giữa giá trị đo và giá trị thực của đại lượng cần đo
- Sai số hệ thống: do dụng cụ gây ra. Quy ước lấy 1 độ chia nhỏ nhất
+ Sai số hệ thống biết rõ nguyên nhân nhưng không biết chính xác giá trị. Nguyên nhân là do độ
chính xác của dụng cụ chỉ đạt một giá trị nào đó.
+ Sai số hệ thống biết rõ nguyên nhân và giá trị
- Sai số ngẫu nhiên: được gây nên bởi nguyên nhân chủ quan và khách quan rất khác nhau, tác dụng
một cách ngẫu nhiên lên kết quả đo. Trong mỗi lần đo kết quả độ lớn và dấu khác nhau.
3. Chỉ số tin cậy, nghi ngờ và không tin cậy
- Những chữ số có bậc lớn hơn bậc của sai số là những chữ số tin cậy ( chắc chắn đúng )
- Những chữ số có bậc bằng bậc của sai số là những chữ số nghi ngờ ( không chắc chắn đúng )
- Những chữ số có bậc nhỏ hơn bậc của sai số là những chữ số không tin cậy
4. Những chữ số có nghĩa và vô nghĩa:
- Những chữ số tin cậy và nghi ngờ là những chữ số có nghĩa
- Những chữ số không tin cậy và những chữ số 0 trước dấu phẩy ‘ 0,…’ là những chữ số vô nghĩa
5. Đồ thị vật lý:
- Mục đích: giúp ta nhĩn rõ ngay quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng khó thế trên bảng số; timg một
đại lượng chưa biết khi đã biết đại lượng kia
6. Chọn trục
- Trục hoành: biểu diễn đại lượng biến đổi độc lập
- Trục tung: biểu diễn đại lượng phụ thuộc

Bài 2: Xác định khối lượng riêng của vật rắn


1. Khối lượng riêng: là khối lượng của một đơn vị thể tích vật ấy
2. Nguyên tắc chung đo chiều dài vật
- Để đo độ dày hay bề dày vật ta dùng thước có chia vạch: thước kẹp và Banme có gắn du xích
hoặc ốc vi cấp
- Thước kẹp là một thước phụ kèm theo thước chính để đo độ dài nhỏ hơn 1mm
- Banme: để đo độ dài ngoài thước kẹp, đu xích được thay bằng ốc vi cấp

Bài 3: Xác định tỷ trọng của chất lỏng bằng cân phân tích
1. Định nghĩa tỷ trọng: là tỷ số giữa khối lượng m của chất lỏng và khối lượng m0 của nước có cùng thể
tích và nhiệt độ
2. Nguyên lý Acsimet: chiều hướng lên
- Một vật nhấn chím vào trong chất lỏng, sẽ chịu tác dụng của một lực đẩy của chất lỏng hướng
từ dưới lên trên, có độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị chiếm chỗ
- Dựa trên nguyên tắc chế tạo cân phù nhiệt
3. Các quả cân trên đòn gồm có:
- 1 con mã đơn vị
- 1 quả cân 1/10//////
- 1 quả cân 1/100

Bài 4: Đo độ nhớt của chất lỏng bằng nhớt kế Ostwald


1. Hệ số nhớt ( hệ số nội ma sát) có giá trị bằng lực ma sát xuất hiện giữa 2 lớp chất lỏng thực
chuyển động thành lớp có gradien tốc độ là 1 đơn vị và diện tích tiếp xúc là 1 đơn vị.
2. Hệ số nhớt đặc trưng cho độ lớn lực nội ma sát phát sinh trong dòng chảy của chất lỏng
3. Độ nhớt phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng, tỷ lệ thuận với áp suất và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ
của chất lỏng
4. Nguyên nhân: Nhiệt độ là một nguyên nhân quan trọng sẽ ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng.
5. Chuyển động có 2 loại:
- Chuyển động thành lớp: trong ống trụ, dòng chảy mà trong đó tất cả các phần tử chất lỏng
chuyển động theo hướng song song với trục của ống ( tốc độ không lớn, thiết diện nhỏ, bề
dày vô cùng nhỏ ). Mỗi lớp chất lỏng có tốc độ chảy khác nhau
6. Lực nội ma sát cản trở tốc độ chảy của các lớp chất lỏng
7. Cấu tạo của nhớt kế Ostwald:
- Phần chính là 1 ống thủy tinh hình chữ U.
- Nhánh bên trái A có bầu 1, nối với 1 mao quản có bán kính r và chiều dài l.
- Nhánh B có bầu 2 ( chứa chất lỏng ) , nối với nhánh B là 1 pít-tông P ( Đẩy chất lỏng từ bầu 2
lên bầu 1 )
8. Các bước tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: nạp chất lỏng chuẩn vào nhớt kế
- Bước 2: đun nước trong bộ can đến nhiệt độ cần thiết
- Bước 3: dùng bơm tiêm đẩy nước cất trong nhớt lên ….
- Bước 4: thay nước cất trong nhớt kế bằng dung dịch xà phòng để đo thời gian chảy

Câu hỏi lượng giá:


1. Chất lỏng thực khác chất lỏng lý tưởng khi chảy, chất lỏng thực có ma sát đồng thời có khả năng nén
được chút ít
2. Tùy theo tốc độ chảy, chuyển động của chất lỏng thực có thể có mấy loại? 2 loại
- Chuyển động xoáy
- Chuyển động thành lớp
3. Do tính chất đối xứng của ống trụ, tốc độ của dòng chảy trong ống thay đổi như nào?
- Tại trục ống: lớn nhất
- Hướng xa tâm: giảm dần
4. Công thức Poiseuille biểu diễn: lưu lượng chất lỏng (thể tích chảy qua trong 1 đơn vị thời gian) chảy
qua 1 ống trụ rất hẹp nằm ngang
5. Phương pháp xác định độ nhớt của chất lỏng: nhớt kế Ostwald
6. Nguyên lý của phương pháp: So sánh thời gian của cùng 1 thể tích của 2 loại chất lỏng nói trên chảy
hết qua mao quản của nhớt kế trong những điều kiện giống nhau.
7. Có mấy bước để đo độ nhớt chất lỏng bằng nhớt kế Ostwald? 4 bước

Bài 5: Xác định hệ số căng mặt ngoài bằng phương pháp đo lực tách vòng
1. Hệ số căng mặt ngoài có thể hiểu là lực căng mặt ngoài tác dụng lên 1 đơn vị chiều dài của chu vi
mặt bị căng
2. Hệ số căng mặt ngoài ( năng lượng riêng mặt ngoài ) phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng, bản chất
của chất lỏng, tạp chất trong chất lỏng

Câu hỏi lượng giá:


1. Cho vòng tiếp xúc với bề mặt chất lỏng và kéo lên theo phương thẳng đứng hướng lên trên được xác
định bằng 3 lực: lực tách vòng, lực căng mặt ngoài, trọng lực
2. Nguyên nhân sai số:

- Sai số hệ thống: sai số dụng cụ đo.


- Sai số ngẫu nhiên:

+ Sai số trong quá trình đo: không làm đúng thí nghiệm, kĩ năng thực hành kém, điều kiện thực hành
gặp trở ngại: gió, sức cản không khí,…

+ Sai số trong quá trình tính toán: lấy tròn số khi tính, tính sai,…

+ Sai số do nhiệt độ môi trường có thể biến động nhẹ trong thời điểm làm thực nghiệm

You might also like