Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 146

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


---------------------------------------

HÀ THỊ BÍCH LIÊN

NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC, Ý NGHĨA THỂ


CỦA CÂU TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH
CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

HÀ THỊ BÍCH LIÊN

NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC, Ý NGHĨA THỂ


CỦA CÂU TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH
CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Mã số: 602201
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN HỒNG CỔN

Hà Nội - 2009
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...7
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………….9
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu………………………………………………...9
4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu………………………………..10
5. Bố cục của luận văn…………………………………………………………....11

Chƣơng 1: THỂ TRONG TIẾNG ANH - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ


BẢN
1.1. Thể là gì?…………………………………………………………………...12
1.1.1. Thể từ vựng………………………………………………………………...13
1.1.2. Thể ngữ pháp…………………………………………………………........14
1.2. Hình thức và ý nghĩa của thể………………………………..…...……...15
1.2.1. Hình thức của thể..........................................................................................15
1.2.2. Ý nghĩa của thể ……………….………………………………..….............18
1.3. Mối quan hệ giữa thể với các phạm trù khác.…………………...........20
1.3.1. Mối quan hệ giữa thể với thì….…………………………………...……….20
1.3.2. Mối quan hệ giữa thể với tình thái…….…………………………………...23
1.3.3. Thể trong mối quan hệ với thức….………………………………………...25
1.3.4. Mối quan hệ giữa thể và dạng….…………………………………………..27
1.4. Vấn đề khái niệm thể trong tiếng Việt….………………………...........28
1.5. Lý thuyết dịch thuật và vấn đề dịch thể của tiếng Anh sang tiếng
Việt........................................................................................................................34

Chƣơng 2: THỂ HOÀN THÀNH TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ


CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT

1
2.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh.……...…40
2.1.1. Hình thức của thể hoàn thành trong tiếng Anh….………………………....40
2.1.1.1. Về mặt hình thái….……………………………………………………....40
2.1.1.2. Về mặt cú pháp.………………………………………………………….42
2.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh….…………………………...49
2.1.2.1. Tính hoàn tất hay không hoàn tất của sự tình.………………….………..49
2.1.2.2. Sự thay đổi trạng thái của sự tình….…………………………………….52
2.1.2.3. Tính lặp của sự kiện.……………………………………………………..53
2.1.2.4. Miêu tả những hoạt động quá khứ gần với hiện tại mà thời gian không xác
định…………………………………………………………………………….....54
2.1.2.5. Ý nghĩa tình thái của thể hoàn thành….………………………………....55
2.1.2.6. Chức năng quy chiếu thời gian của thể hoàn thành….…………………..56
2.2. Cách thức chuyển dịch thể hoàn thành của tiếng Anh sang tiếng
Việt……………………………………………………………………………….59
2.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đã” của tiếng Việt.……………………...59
2.2.1.1. “Đã” và ý nghĩa của thể hoàn thành….…………………………………..59
2.2.1.2. Cách thức vận dụng “đã” trong chuyển dịch….………………………....61
2.2.2. Cách thức chuyển dịch sử dụng các kết cấu với “đã” và các phó từ tương
đương với “đã”…………………………………………………………………...64
2.2.2.1. Kết cấu đã…rồi……………………………………………………….....64
2.2.2.2. Kết cấu đã…xong/được/hết…….…………………………………….....66
2.2.2.3. Kết cấu đã từng………….…………………………………………….....67
2.2.2.4. Các phó từ tương đương với “đã”: vừa, mới……….……………………69
2.2.3. Các cách chuyển dịch thể hoàn thành-thức phủ định trong tiếng Anh.……71
2.2.4. Những cách chuyển dịch khác….………………………………………….73

Chƣơng 3: THỂ TIẾP DIỄN TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ CÁCH


THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh.…………....76
3.1.1. Hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh….…………………………...76
2
3.1.1.1. Về phương diện hình thái học…….……………………………………..76
3.1.1.2. Về phương diện cú pháp học…….……………………………………....78
3.1.2. Ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh….……………………………...84
3.1.2.1. Thể tiếp diễn cho biết những hành động đang diễn tiến…….…………...84
3.1.2.2. Thể tiếp diễn không miêu tả những sự kiện trọn vẹn….………………....87
3.1.2.3. Thể tiếp diễn đánh dấu tính tạm thời của sự kiện…….………………….88
3.1.2.4. Thể tiếp diễn miêu tả những hoạt động thói quen, lặp lại….…………….90
3.1.2.5. Thể tiếp diễn hàm nghĩa tương lai…….…………………………………92
3.2. Cách thức chuyển dịch thể tiếp diễn tiếng Anh sang tiếng Việt …....95
3.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đang” của tiếng Việt ….………………..95
3.2.1.1. “Đang” và ý nghĩa của thể tiếp diễn……….…………………………… 95
3.2.1.2. Cách sử dụng từ “đang” để chuyển dịch thể tiếp diễn…….….………….97
3.2.2. Các cách chuyển dịch khác đối với thể tiếp diễn trong tiếng Anh…….....102
3.2.2.1. Cách chuyển dịch sử dụng đã trong tiếng Việt……….………………...102
3.2.2.2. Cách chuyển dịch ý nghĩa tương lai của thể tiếp diễn trong tiếng Anh...103
3.2.2.3. Cách chuyển dịch sử dụng vẫn, còn trong tiếng Việt….……………….108
3.3. Hình thức, ý nghĩa của sự kết hợp thể hoàn thành - tiếp diễn và cách
thức chuyển dịch sang tiếng Việt…………………………….......................109
3.3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn….…………………..109
3.3.1.1. Hình thức của thể hoàn thành - tiếp diễn…….………………………....110
3.3.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn…….……………………………111
3.3.2. Cách chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn sang tiếng Việt……….…....114
KẾT LUẬN………………………………………………….………………...116
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….………………..119
PHỤ LỤC…………………………………………………………..……….....125

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết đầy đủ


1. [e] Ellipsis (yếu tố ẩn)
2. NNĐ Ngôn ngữ đích
3. NNN Ngôn ngữ nguồn
4. PS Phụ sau
5. PT Phụ trước
6. S Subject (chủ ngữ)
7. TNS Tense (thì/thời)
8. TĐDT Tương đương dịch thuật
9. TT Trung tâm
10. VBĐ Văn bản đích
11. VBN Văn bản nguồn
12. V Verb (động từ/vị từ)

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là một ngôn ngữ có đặc điểm loại hình khác với tiếng Việt. Vì
vậy trong quá trình giảng dạy, học tập và sử dụng, người Việt Nam gặp những khó
khăn nhất định trên nhiều phương diện. Một trong những khó khăn ấy là cách
chuyển dịch các hình thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh sang tiếng Việt và
ngược lại.
Trong các sách ngữ pháp nhà trường, câu They have gone out được coi là sử
dụng thì hiện tại hoàn thành; hay câu He is working in the garden sử dụng thì hiện
tại tiếp diễn. Nhưng thực tế, các nhà ngôn ngữ học, ngữ pháp học lại cho rằng
chúng sử dụng thể hoàn thành và thể tiếp diễn.
Xét về cấu trúc hình thức, thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh có
hình thức khá rõ ràng, nhất quán. Thể hoàn thành luôn được diễn tả bởi cấu trúc
động từ have + V-en (như “Have slept). Thể tiếp diễn có kết cấu gồm be + V-ing
(trong “I am learning”). Tuy nhiên, động từ tiếng Anh gắn liền với những phạm trù
như thời, thức, dạng và tình thái. Do đó, cấu trúc hình thức thể trong tiếng Anh sẽ
biến đổi khi kết hợp với những phạm trù ngữ pháp này.
Xét về ý nghĩa, thể hoàn thành mang nét nghĩa cơ bản là tính hoàn tất của sự
kiện được miêu tả. Thể tiếp diễn chủ yếu cho biết tính diễn tiến (đang trong tiến
trình) của sự kiện. Song, khi suy xét các trường hợp cụ thể, còn phải căn cứ vào
những yếu tố liên quan khác nữa như: yếu tố vị từ (tĩnh hay động, hữu kết hay vô
kết, điểm tính hay thời lượng), yếu tố bổ ngữ, hay trạng ngữ thời gian, v.v... để có
thể xác định rõ tính hoàn tất hay chưa hoàn tất của sự kiện.
Phạm trù thể trong tiếng Anh có sự phân biệt rạch ròi về hình thức cũng như
ý nghĩa đối với hai loại thể trên. Trong tiếng Việt, vấn đề về thể còn gây rất nhiều
tranh cãi trong giới nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các nhà
Việt ngữ học đều nhất trí cho rằng trong tiếng Việt không có các dấu hiệu thuần
5
túy chỉ thời hoặc thể, mà chỉ có các từ biểu thị ý nghĩa thời - thể, như đã, đang, sẽ,
chưa, từng, mới, vừa mới,... Chính vì tiếng Việt không có phạm trù ngữ pháp thể
riêng biệt cho động từ, nên việc lựa chọn phó từ nào để chuyển dịch thể tiếng Anh
là một câu hỏi không dễ trả lời đối với người dịch.
Chẳng hạn, muốn diễn tả việc viết báo cáo đã xong, người Anh có thể nói: I
have finished the report hoặc I had finished the report tuỳ thuộc vào thời điểm quy
chiếu đối với sự tình trong câu. Nếu đối chiếu với những câu có hình thức thể
tiếng Anh tương tự như trên trong các văn bản song ngữ, chắc chắn nhiều người
Việt Nam không khỏi băn khoăn về cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt. Hai
câu trên rất có thể sẽ được chuyển dịch như sau:
Tôi đã hoàn thành bản báo cáo.
Tôi đã viết xong báo cáo.
Tôi đã viết báo cáo rồi.
Tôi vừa/mới/vừa mới viết báo cáo.
Tương tự với một câu sử dụng thể tiếp diễn tiếng Anh như He is crying sẽ
có thể nhận được các cách chuyển dịch khác nhau:
Nó đang khóc.
Nó vẫn đang khóc.
Nó còn khóc.
Nó đương khóc.
Nhưng câu “He is getting married next month” lại được dịch là “Anh ta sẽ
cưới vợ vào tháng tới”. Một câu tiếng Việt: Mùa xuân đến rồi có thể được dịch
ngược lại tiếng Anh là: The spring has come, hay cũng có thể được dịch là: The
spring is coming. Với câu hỏi ở tiếng Việt “Anh đã ăn sáng chưa?” phải được
chuyển dịch sang tiếng Anh là “Have you had your breakfast?” chứ không thể hỏi
“Did you have breakfast?”.
Mặc dù người Việt, khi học và nghiên cứu tiếng Anh, có thể quen với việc
sử dụng đã, đang tương đương lần lượt với thể hoàn thành và thể tiếp diễn tiếng
Anh, còn sẽ để chỉ ý nghĩa tương lai; song việc vận dụng một số phó từ khác tương
đương với đã, đang, sẽ hay thậm chí có trường hợp đã được dùng thay cho đang
6
và ngược lại nhất định sẽ gây không ít khó khăn đối với họ. Và càng khó khăn hơn
khi những phó từ như đã, đang, sẽ lại mang ý nghĩa tình thái chứ không phải ý
nghĩa thể.
Để góp phần giải quyết những khó khăn trên đây, chúng tôi chọn đề tài
“nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển
dịch sang tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
Việc lựa chọn đề tài “nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong
tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” không ngoài mục đích tìm hiểu
những đặc điểm về hình thức và ý nghĩa của thể trong tiếng Anh; đối chiếu, phát
hiện những nét tương đồng và khác biệt trong cách chuyển dịch sang tiếng Việt.
Trên cơ sở đó, đánh giá hướng khắc phục những khó khăn giúp việc chuyển dịch
chính xác và đạt hiệu quả cao hơn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các cấu trúc hình thức, ý nghĩa của thể hoàn
thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh ở cấp độ câu, song song với các câu chuyển
dịch tương đương ở tiếng Việt. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của lý thuyết dịch, việc
chuyển dịch một câu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác đôi khi phải dựa vào
ngữ cảnh của câu đó. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài có thể được mở
rộng sang cấp độ trên câu.
Với đề tài trên, việc nghiên cứu sẽ được thực hiện chủ yếu ở hai bình diện:
cú pháp và ngữ nghĩa. Bình diện dụng học, đôi khi, cũng được vận dụng kết hợp
để làm sáng tỏ ý nghĩa và chức năng của đối tượng nghiên cứu.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Quyết định chọn đề tài “nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong
tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt”, người viết hướng đến những mục
đích cụ thể sau:
- Thứ nhất, điểm lại tình hình nghiên cứu về thể trong tiếng Anh, xác định
các hình thức biểu hiện và ý nghĩa của thể trong tiếng Anh, các dạng thể cơ bản
của tiếng Anh, mối quan hệ giữa chúng với các phạm trù khác (như thì, thức, tình
thái, dạng), khái niệm thể trong tiếng Việt và một số vấn đề về lý thuyết dịch. Trên
7
cơ sở đó, xây dựng một khung lý thuyết đủ hiệu lực để xem xét, đối chiếu việc
chuyển dịch thể tiếng Anh sang tiếng Việt.
- Thứ hai, miêu tả một cách có hệ thống các biểu hiện hình thức và phân biệt
rõ các ý nghĩa, chức năng của hai dạng thể trong tiếng Anh không tách rời mối liên
hệ với những phạm trù ngữ pháp khác.
- Thứ ba, dựa vào các kết quả miêu tả, tiến hành nghiên cứu, đối chiếu cách
chuyển dịch để làm sáng tỏ những phương tiện chuyển dịch trong tiếng Việt tương
đương với hình thức và ý nghĩa thể của tiếng Anh.
Nếu thực hiện được những mục tiêu trên đây, luận văn có những đóng góp
quan trọng về lý luận và thực tiễn sau:
- Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm sáng tỏ những điểm tương đồng và
khác biệt về hình thức và ý nghĩa thể giữa các câu tiếng Anh và các câu chuyển
dịch tương đương ở tiếng Việt.
- Về mặt thực tiễn:
Dựa trên những kết quả thu được, luận văn giúp cho người học, người dạy
và nghiên cứu tiếng Anh, đặc biệt chuyên về lĩnh vực dịch thuật có những kiến
thức nền cần thiết để tránh những lỗi không cần thiết và đạt hiệu quả cao trong
công việc.
4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu
Bên cạnh hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp quy nạp và
diễn dịch, trong luận văn này chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu ngôn ngữ học như: mô tả, thống kê, phân tích cấu trúc, phân tích ngữ nghĩa -
chức năng, so sánh đối chiếu.
Tư liệu của luận văn bao gồm 420 câu trích dẫn tiếng Anh và tiếng Việt có
sử dụng các hình thức biểu thị ý nghĩa thể cũng như các ý nghĩa ngữ pháp khác có
liên quan. Trong số 72 câu tiếng Việt bao gồm cả những câu mang ý nghĩa thời -
thể, cả những câu biểu thị ý nghĩa tình thái. 348 câu còn lại bao gồm các câu song
ngữ và tiếng Anh có sử dụng các hình thức của thể hoàn thành, thể tiếp diễn và
hình thức kết hợp của hai thể. Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát tần số xuất hiện
8
“đã” tương đương với thể hoàn thành tiếng Anh qua 68 câu song ngữ Anh - Việt
trong cuốn “A Doll‟s House” (Ngôi nhà búp bê) của tác giả Henrick Ibsen, nhà
xuất bản Thế giới ấn hành năm 2006. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng một số
trích dẫn từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác...
5. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương chính với
nội dung cụ thể như sau:
Chƣơng I: Thể trong tiếng Anh - tình hình nghiên cứu và một số khái niệm
cơ bản
Trong chương này, chúng tôi trình bày những luận điểm về nguồn gốc, tình
hình nghiên cứu thể trong tiếng Anh, hướng nghiên cứu của luận văn, các khái
niệm cơ bản liên quan đến thể trong tiếng Anh và vấn đề khái niệm thể trong tiếng
Việt.
Chƣơng II: Thể hoàn thành trong câu tiếng Anh và cách thức chuyển dịch
sang tiếng Việt
Các dạng cấu trúc hình thái của thể hoàn thành tiếng Anh và các ý nghĩa do
chúng thể hiện sẽ được miêu tả, phân tích kỹ ở phần chương này. Trên cơ sở đó
đối chiếu cách thức chuyển dịch và tìm ra các phương tiện chuyển dịch tương
đương trong tiếng Việt.
Chƣơng III: Thể tiếp diễn trong câu tiếng Anh và cách thức chuyển dịch
sang tiếng Việt
Trong chương này, chúng tôi tiếp tục tiến hành miêu tả, phân tích sâu về
hình thức cũng như các ý nghĩa thể hiện của thể tiếp diễn trong tiếng Anh. Từ đó
khảo sát, đối chiếu các phương tiện chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt. Đặc
biệt, ở chương này, chúng tôi còn đề cập tới sự kết hợp về hình thức giữa hai loại
thể nêu trên trong tiếng Anh và ý nghĩa diễn đạt của hình thức ấy. Đồng thời cũng
đánh giá chung về phương tiện chuyển dịch trong tiếng Việt tương đương với hình
thức thể kết hợp đó.
Ngoài ra, luận văn còn có mục tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn, mục lục
và phụ lục tư liệu.
9
CHƢƠNG 1
THỂ TRONG TIẾNG ANH - MỘT SỐ KHÁI NIỆM
CƠ BẢN
1.1. Thể là gì?
Trong cuốn “Conc ise Oxford Companion to the English Language” (Tom
McArthur,1998), thể được đị nh nghĩ a như là một phạm trù ngữ pháp (được thể
hiện qua hì nh thái của động từ ) diễn tả cách nhì n nhận thời gian của một sự tì nh :
chẳng hạn, tính thời lượng, tính lặp lại và tính hoàn tất của sự tình . Thể đối lập với
thì, một phạm trù quan tâm tới thời gian của sự tì nh trong mối tương quan với một
số thời gian khác như : thời điểm nói hoặc viết .
A. Jacobs và George Yule cũng có cách hiểu tương tự : thể là cái tên chung
cho các hì nh thái của động từ nhằm biểu thị những cách thức quan sát hay cảm
nhận một biến cố . Một biến cố có thể được xem như một tổng thể hoàn tất , như
đang diễn tiến hay đang được lặp lại một cách gián đoạn . Theo cách hiểu đó , thể
chính là sự đánh dấu về ngữ pháp đối với động từ trong cấu trúc thời gian nội tại
của một sự tình.
Theo định nghĩa trong cuốn từ điển mạng Merriam-Webster , thể là một
phạm trù ngữ pháp nói tới đặc điểm của động từ trong mối quan hệ với dòng thời
gian của sự kiện hay trạng thái được miêu tả.
Về mặt truyền thống , bản thân thể liên quan đến cái mà Comrie (1976) gọi
là “những cách thức quan sát diễn tiến thời gian nội tại của một sự tình” . Có thể
ngầm hiểu đị nh nghĩ a trên của Comrie như sau : trong khi thì liên kết việc đ ịnh vị
thời gian của một sự tì nh với một vài quy điểm thời gian khác , chẳng hạn như thời
điểm phát ngôn , thì thể liên quan đến những đặc tí nh cấu trúc của bản thân sự tì nh .
Trong cuốn “Linguistic semantics - An introduction” của John Lyons (do
Nguyễn Văn Hiệp dị ch ), thể được đị nh nghĩ a một cách khái quát như sau : thể là
phạm trù có được do sự ngữ pháp hóa cái thể thức thời tính bên trong của sự tình
(hành động , biến cố , tình trạng , v.v...). Đị nh nghĩ a này cho thấy rõ rằng thể là một
phạm trù ngữ pháp chứ không phải là một phạm trù từ vựng .

10
Để tìm hiểu về thể, cần phải xem xét bên trong sự tình, nói về những thông
số nội tại của một sự tình. Nó có thể được diễn tả như là ổn định hay thay đổi, nó
có thể được coi như chỉ kéo dài trong chốc lát hoặc có thời lượng, và nó có thể
được xem là đã hoàn tất hay đang tiếp diễn. Đây chính là những đặc tính giúp phân
biệt hai loại thể điển hình trong các ngôn ngữ có thể: thể từ vựng (lexical aspect)
và thể ngữ pháp (grammatical aspect). Chúng tôi sẽ giới thiệu một số nét cơ bản
liên quan đến hai loại thể này trong tiếng Anh.
1.1.1. Thể tƣ̀ vƣ̣ng
Thể từ vựng đôi khi được gọi là “Aktionsart” , được hiểu là một đặc tí nh
nghĩa h ọc của vị từ liên quan đến nhữn g đặc trưng “bên trong” như : kéo dài
(durative), lặp lại (iterative), tập quán (habitual), bắt đầu (ingressive), kết th úc
(terminative ),... và tương đương với thể cảnh huống của Smith (1991). Loại thể
này phân biệt những đặc tính của các loại sự kiện được diễn đạt bởi nghĩa của
động từ .
Trong thể từ vựng, hai khái niệm đầu tiên cần được phân biệt là thể tĩnh và
thể động. Thể tĩnh là loại thể gắn liền với vị từ mang nghĩa tĩnh, tức là những vị
từ chủ yếu miêu tả trạng thái, quan hệ, cảm xúc, tri nhận, như các động từ: own (sở
hữu), have (có), know (biết), fear (sợ),… Trái lại, thể động là đặc trưng gắn liền
với những vị từ miêu tả hành động, quá trình,… như: play (chơi), write (viết), go
(đi), run (chạy),… Trong thể động lại cần phân biệt thể điểm tính (punctual aspect)
và thể thời lượng (durative aspect). Thể điểm tính mô tả những hành động diễn ra
và chấm dứt gần như đồng thời tại một thời điểm nhất định chứ không kéo dài
trong một khoảng thời gian. Những động từ có thể đáp ứng đặc điểm của thể này
gồm kick (đá), fire (bắn), jump (nhảy), hit (đánh),… Đối lập với thể điểm tính là
thể thời lượng, miêu tả những tình huống kéo dài về mặt thời gian. Thể thời lƣợng
là một đặc trưng cơ bản của những vị từ biểu thị hoạt động như run (chạy), eat
(ăn), walk (đi) và các vị từ diễn tả quá trình như change (thay đổi), learn (học),
grow (trưởng thành). Ngoài bốn loại thể điển hình trên đây, còn có một số loại thể
từ vựng khác như thể lặp, thể thói quen, thể khởi phát, thể lâm trạng, thể ngừng
nghỉ v.v…
11
1.1.2. Thể ngƣ̃ pháp
Thể ngữ pháp cho biết sự phân biệt về hì nh thức được mã hóa trong ngữ
pháp của một ngôn ngữ . Như vậy , để nhận diện thể ngữ pháp người ta dựa vào
hình thái ngữ pháp hay cấu trúc của động từ chứ không dựa vào mặt ngữ nghĩa .
Theo cách nhìn nhận truyền thống và thậm chí ngay cả đối với tiếng Anh
hiện đại , thể ngữ pháp tiếng Anh bao gồm hai kiểu loại : thể tiếp diễn
(progressive) và thể hoàn thành (perfective). Sự phân biệt cơ bản về mặt ngữ
pháp giữa hai thể này được đánh dấu bởi các dạng thức của động từ “be” với phân
từ hiện tại (Verb + ing) đối với thể tiếp diễn , như ở ví dụ I am/was eating, và thể
hoàn thành sử dụng các dạng thức của động từ “have” kết hợp với phân từ quá khứ
(Verb + -en/ed), như I have/had eaten.
Trong tiếng Anh , sự phân biệt nhận thức giữa hai loại thể ngữ pháp liên
quan đến hai quan điể m khác nhau. Đối với thể tiếp diễn , sự tì nh được quan sát nội
tại như đang diễn ra tại thời điểm qua n sát , có liên quan đến sự tình khác . Thể
hoàn thành lại được nhận thức khi một sự tình được quan sát ngoại tại , thường là
trong sự hồi tưởng , liên quan đến sự tì nh khác . Việc hiểu “sự tì nh khác” trong mỗi
loại thể sẽ phụ thuộc vào thì gán cho be và have. Sự phân biệt cơ bản này có thể
được tóm tắt trong bảng sau :
Grammatical aspect Concept of situation
progresive viewed from the inside, in progress
perfect viewed from the outside, in restrospect
Bảng 1. Grammatical aspect
(Trích theo G. Yule, trang 65)
Bảng trên có thể tạm thời được chuyển sang tiếng Việt như sau :
Thể ngƣ̃ pháp Nhận thƣ́c tì nh huống
Thể tiếp diễn Được quan sát nội tại, trong sự tiếp diễn
Thể hoàn thành Được quan sát ngoại tại, trong sự hồi tưởng

12
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thể ngữ
pháp của tiếng Anh. Hình thức và ý nghĩa của thể ngữ pháp trong tiếng Anh (sau
này gọi là thể trong tiếng Anh) sẽ được đề cập tới ở mục dưới đây.
1.2. Hình thức và ý nghĩa của thể trong tiếng Anh
1.2.1. Hình thức của thể trong tiếng Anh
Cùng xét các ví dụ sau :
(1) Please don’t make so much noise. I am working. (Làm ơn đừng gây ồn
nhiều như vậy . Tôi đang làm việc ).
(2) She is driving now. (Lúc này, cô ấy đang lái xe ).
(3) I saw you in the park yesterday. You were sitting on the grass and
reading a book. (Hôm qua tôi nhì n thấy anh trong công viên . Lúc ấy anh đang ngồi
trên thảm cỏ đọc sách).
(4) He has lost his key. (Anh ta bị mất chì a khóa ).
(5) When we got home last night, we found that somebody had broken into
the flat. (Tối hôm qua , khi trở về nhà , chúng tôi phát hiện ra rằng trước đó đã có
một kẻ nào đó đột nhập vào căn hộ của chúng tôi ).
Rõ ràng là có sự biến đổi về mặt hình thái đối với thể tiếp diễn và thể hoàn
thành trong các ví dụ trên . Cụ thể , đối với thể tiếp diễn , đó là sự biến đổi về hì nh
thái của động từ to be (am, is, are, was, were) và các hình thái của động từ có đuôi
ing (V-ing). Tương tự như vậy là những biến đổi về hì nh thái của have (have, has,
had) kết hợp với các dạng phân từ quà khứ của động từ (V-en) ở thể hoàn thành .
Thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh không chỉ được thể hiện về
mặt hì nh thái học mà còn về mặt cú pháp . Tức là chúng cũng biến đổi khi kết hợp
với thành phần khác trong câu (như chủ ngữ, trạng ngữ, tình thái,...). Chẳng hạn,
đối với hai câu sau:
(6) This time last year I was living in Brazil. (Vào thời điểm này năm ngoái,
tôi đang ở Brazil.)
(7) Jonathan has visited his cousins daily. (Jonathan ngày nào cũng đi thăm
anh em họ của mì nh ).

13
Nếu ta thay đổi chủ ngữ của các câu trên thì thành phần vị ngữ của câu sẽ
thay đổi theo. Cụ thể:
This time last year they were living in Brazil. (Vào thời điểm này năm
ngoái, họ đang ở Brazil.)
Mike and John have visited their cousins daily. ( Mike và John ngày nào
cũng đi thăm anh em họ của mình ).
Như vậy, tạm thời có thể tổng kết về hình thức của các yếu tố bắt buộc ở thể
hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh qua bảng sau :
Hình thái học Cú pháp học
am working
is driving
Subject + predicate +
Thể tiếp diễn are building
adverb
was living
were sitting
have arrested
Subject + predicate +
Thể hoàn thành has lost
adverb
had broken

Cũng phải nói thêm rằng, ở đây chúng tôi không dám đồng nhất sự biến thái
của thể trong tiếng Anh với sự biến đổi hình thái thể trong một số ngôn ngữ khác
như tiếng Nga, Pháp, Đức,… Những ngôn ngữ này đánh dấu thể bằng cách sử
dụng những dấu hiệu biến đổi hình thái đặc biệt nằm trong bản thân động từ, chứ
không bằng cách kết hợp động từ với các phụ từ (trợ từ, trạng từ,…) như trong
tiếng Anh. Cùng một động từ với hình thái khác nhau có thể diễn tả ý nghĩa thể
khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Nga, động từ mang nghĩa “viết” nếu ở hình thái
“пиca” sẽ có nghĩa phi hoàn thành (imperfective), còn nếu ở hình thái “нaпиca”
thì mang nghĩa hoàn thành (perfective). Khi động từ này được sử dụng ở thì quá
khứ, ý nghĩa và hình thức thể của nó sẽ được thể hiện phân biệt trong hai câu sau:
Я нaпиcaл пиcьмо. (= I wrote the letter.) (Tôi đã viết thư.)
Я пиcaл пиcьмо. (= I was writing the letter.) (Tôi đang viết thư.)
[http://www.alphadictionary.com/rusgrammar/aspect.html]
14
Chúng tôi tạm thời phân biệt như vậy để việc nghiên cứu hình thức của thể
trong tiếng Anh rõ ràng và thuận lợi hơn.
Điểm chung về hì nh thức của hai loại thể đang được xét trong tiếng Anh là
ở chỗ chúng đều được trình bày dưới dạng cụm động từ (verb phrase). Xét theo
ngữ pháp ch ức năng, Halliday cho rằng : “Cụm động từ là hình thức mở rộng của
một động từ và nó bao gồm một chuỗi từ thuộc lớp động từ chí nh”. [14, tr. 333].
Thể hoàn thành được thể hiện dưới dạng ngữ động từ thông qua phương tiện
chính là động từ have. Khi have được sử dụng để chỉ thể thì động từ ngay sau nó
phải tồn tại dưới dạng một phân từ quá khứ , chính là cái hình thức được gọi là có
đuôi -en của động từ . Và hình thức của thể hoàn thành có thể được trình bày dưới
dạng công thức như sau :
have
<-en>

Cấu trúc cụm động từ của thể tiếp diễn được diễn tả thông qua động từ be.
Lúc này động từ theo ngay sau be phải có dạng phân từ hiện tại , hình thức đuôi -
ing của động từ. Dưới đây là công thức trì nh bày thể tiếp diễn :
be
<-ing>
Ngoài ra, cần nói thêm rằng , có những trường hợp ta thấy sự xuất hiện đồng
thời của cả hai loại thể trên . Khi hai thể trên kết hợp với nhau thì trong cô ng thức
thể hiện chúng, thể hoàn thành luôn luôn đứng trước thể tiếp diễn . Công thức đó
như sau:
have be
<-en> <-ing>
Để rõ hơn về điểm này , chúng tôi xin đưa ra hai ví dụ cụ thể dưới đây:
(8) He has been working very hard. (Ông ấy đã (đang) làm việc rất vất vả ).
(9) I have been talking to Carol about the problem. ( Tôi đã (đang) nói
chuyện với Carol về vấn đề đó ).
Khi nghiên cứu về thể , không thể chỉ dừng lại ở mặt hì nh thức mà nhất thiết
phải quan tâm tới ý nghĩ a của nó . Vậy thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng

15
Anh diễn tả những thông số hay khí a cạnh nào của các tình huống do chúng mô
tả?
1. 2. 2. Ý nghĩa của thể trong tiếng Anh
Mới đầu thuật ngữ thể “aspect” được sử dụng để miêu tả một loại hì nh đối
lập cụ thể trong ngữ pháp tiếng Nga . Một sự kiện có thể được hiểu như một hoạt
động đã chấm dứt hay như một hoạt động còn đang tiếp diễn .
Sau này, một sự đối lập tương tự xuất hiện trong tiếng Anh . Hãy so sánh hai
câu sau:
(10) Jane Austen was writing her greatest novel.
(11) Jane Austen had written her greatest novel.
Trong cả hai câu đều có sự xuất hiện của thì quá khứ . Cả hai câu đều đề cập
đến mộ t thời điểm trong quá khứ . Tuy nhiên giữa chúng có một sự đối lập nhất
đị nh. Ở câu đầu tiên , quá trình “viết tiểu thuyết” đang diễn ra tại thời điểm quy
chiếu. Chính động từ thể tiếp diễn be và ảnh hưởng của nó tới độ ng từ theo sau đã
chỉ ra tính tiếp diễn của tình huống tại thời điểm đó . Còn ở câu sau, sự kiện viết đã
hoàn thành . Điều này được cho thấy bởi động từ thể hoàn thành have và tác động
của nó tới động từ đứng sau.
Nếu sử dụng thì hiện tại thay thế cho thì quá khứ đối với sự kiện tương tự
như trên thì sự đối lập về nghĩ a giữa hai thể vẫn không hề thay đổi . Chẳng hạn
như:
(12) Maureen Duffy is now writing a novel about two friends.
(13) Maureen Duffy has now written a novel about two friends.
Cả hai câu trên đều quy chiếu tới thời điểm bây giờ là thời điểm hiện tại .
Nhưng chỉ có câu (12) mới diễn tả việc viết tiểu thuyết đang tiếp diễn . Ngược lại,
trong câu (13), sự kiện đó đã hoàn thành.
Qua các ví dụ trên có thể thấy ý nghĩ a của thể không bị tác động bởi việc
quy chiếu thời gian liên quan đến tì nh huống . Cho dù tì nh huống ấy có sử dụng
hình thức thì nào đi chăng nữa thì thể hoàn thành và thể tiếp diễn vẫn giữ nguyên ý
nghĩa diễn đạt của chúng .

16
Đó cũng chính là ý nghĩa cốt lõi của thể trong tiếng Anh . Thể tiếp diễn cho
biết sự kiện được miêu tả như đang trong quá trì nh diễn tiến chứ không phải bị
giới hạn bởi điểm khởi đầu và điểm kết thúc của nó . Trong khi đó , thể hoàn thành
miêu tả một sự kiện như một hoạt động hoàn chỉ nh . Randolph Quirk cũng đã nhận
xét: “Thể liên quan đến cách thức mà ở đó hành động củ a vị từ được xem xét ,
chẳng hạn như là đã kết thúc hay còn tiếp diễn”. [38, tr. 40].
Bên cạnh ý nghĩ a cơ bản nêu trên , thể trong tiếng Anh còn nắm giữ những
chức năng ngữ nghĩ a và chức năng quy chiếu nhất đị nh . Hãy cùng tì m hiểu xem
liệu thể tiếp diễn trong ví dụ dưới đây có phải diễn tả một hoạt động đang diễn ra
hay không:
(14) Alex is getting married next month. (Alex sẽ cưới vợ vào tháng tới).
(15) John is hitting his carpet. (John đang đập tấm thảm của mình ).
Khi nhì n vào câu chuyển dị ch tương đương ở tiếng Việt của câu (14) ta
nhận thấy ngay sự khác biệt so với các ví dụ trước đó . Ở đây, từ sẽ được sử dụng
thay thế cho từ đang. Trong tiếng Việt sẽ thường hàm ý tương lai chứ không phải
hiện tại . Trong trường hợp này , thể tiếp diễn của tiếng Anh cũng mang nghĩ a
tương tự như ở tiếng Việt . Nó được sử dụng để chỉ ra một sự kiện đã được lên kế
hoạch và sẽ diễn ra tại một thời điể m nào đó trong tương lai (sau thời điểm phát
ngôn). Cụ thể , sự kiện được miêu tả trong ví dụ này chí nh là việc cưới vợ của
Alex. Sự kiện đó không phải đang diễn ra mà sẽ diễn ra vào tháng tới . Còn câu
(15) thì sao? Nó cũng có một điểm khác thường đáng chú ý . Chính vì động từ hit
được sử dụng trong câu là một động từ điểm tí nh (diễn ra và chấm dứt ngay tại
một thời điểm chứ không mang tí nh thời lượng ), cho nên thể tiếp diễn ở đây không
chỉ diễn tả hành động đang diễn ra mà hành động đó còn lặp đi lặp lại nhiều lần .
Để tì m hiểu tiếp về thể hoàn thành , hãy cùng đối chiếu hai câu sau :
(16) When Tom arrived, we had dinner. (Khi Tom đến chúng tôi dùng bữa
ăn tối).
(17) When I arrived at the party, Tom had gone home. (Khi tôi đến dự tiệc ,
Tom đã về nhà ).

17
Ở câu đầu tiên , thì quá khứ được sử dụng ở cả hai mệnh đề chính và phụ .
Câu đó còn có thể được hiểu là Tom đến và rồi chúng tôi dùng cơm tối. Điều đó có
nghĩa rằng hành động ăn tối diễn ra sau hành động đến của Tom . Nhưng ở câu
(17) tình hình có vẻ khác . Hai mệnh đề của câu đều sử dụng thì quá khứ . Song ta
lại thấy có sự xuất hiện của thể hoàn thành ở mệnh đề chính . Chính thể hoàn thành
ở đây đã chuyển dịch hành động “về nhà ” của Tom lùi lại một thời điểm trước thời
điểm tôi đến bữa tiệc . Vậy là thể hoàn thành đã có vai trò diễn tả một hành động
diễn ra trước thời điểm quy chiếu , đó là thời điểm tôi đến dự tiệc.
Nói một cách tóm lược , ý nghĩa mà thể trong tiếng Anh diễn đạt khá phong
phú nhưng tương đối phức tạp . Ngoài hai nghĩa cơ bản nêu trên, thể trong tiếng
Anh còn có những chức năng ngữ nghĩa nhất định, nghĩa tình thái hay thậm chí là
nghĩa ngữ cảnh... Tuy vậy , khi càng nghiên cứu sâu hơn về khí a cạnh này , chúng
ta sẽ thấy nó thực hấp dẫn và rất bổ í ch cho công việc giảng dạy cũng n hư học tập
tiếng Anh . Vấn đề này sẽ còn được đề cập đến một cách kỹ lưỡng hơn ở những
chương sau.
Chúng ta thấy rõ rằng ý nghĩa của thể không thể tách rời hình thức thể . Đó
có thể được coi là mối quan hệ nội tại , cần được quan tâm trước hết khi nghiên cứu
về thể . Song hình thức thể lại được thể hiện rất đa dạng . Nó đa dạng trước hết vì
bản thân hình thức thể ở dưới dạng cấu trúc động từ . Mặt khác, động từ không chỉ
chỉ ra số và ngôi của chủ ngữ mà chúng còn chỉ ra thì, thức, dạng, tình thái. Do đó
mà không thể gạt bỏ mối quan hệ giữa thể với các phạm trù như phạm trù thời,
thức, tình thái, dạng v.v.... Khi quan hệ với các phạm trù này, thể trong tiếng Anh
chắc chắn hình thành những nét nghĩa mới . Trong phần tiếp theo của đề tài , chúng
tôi xin điểm qua tì nh hì nh này .
1.3. Mối quan hệ giƣ̃a thể với các phạm trù khác
1.3.1. Mối quan hệ giƣ̃a thể với thì (tense)
Trước hết cần hiểu thì là gì. Jacobs đã nhận xét : “Thì là sự đánh dấu về ngữ
pháp đối với động từ . Nó thường chỉ ra sự quy chiếu thời gian hoặc liên quan đến
thời điểm phát ngôn hoặc liên quan đến thời điểm mà tại đó một sự kiện khác được
coi là có hiệu lực” . [35, tr.187]. Nguyễn Thiện Giáp cũng có nhận xét tương tự :
18
“Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời
điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất đị nh nêu ra trong lời nói ”. [5, tr.
234].
Để cấu tạo cấu trúc vị từ trong mệnh đề hay câu, chúng ta luôn cần một vị từ
cơ bản và một thì cơ bản (hiện tại hoặc quá khứ ). Giả sử ta có một thì hiện tại
(present) và một vị từ cơ bản love. Chúng ta có thể tạo ra cấu trúc vị từ đơn I love.
Nếu ta thay đổi thì hiện tại sang quá khứ (past), chúng ta có cấu trúc vị từ I loved.
Có thể khẳng đị nh hai yếu tố thì (tense) và động từ (verb) là hai yếu tố bắt buộc
đối với cấu trúc vị từ tiếng Anh .
Ngoài ra, chúng ta có thể thêm những yếu tố không bắt buộc khác để tạo cấu
trúc vị từ phức . Chẳng hạn , ta có thể thêm những yếu tố chỉ thể (thể hoàn thành
hoặc thể tiếp diễn ). Nếu ta thêm yếu tố thể hoàn thành , ta có cấu trúc I have loved.
Chúng ta cũng có thể chọn thể tiếp diễn để các hình thái khác nhau của vị từ “be”
được kết hợp với vị từ chí nh tận cùng là -ing. Như vậy ta có: I am loving hoặc she
is loving. Có thể hình dung các thành tố trong cấu trúc vị từ tiếng Anh ở bảng dưới
đây:

Tense (Modal) (Perfect) (Progressive) Verb


PAST or PRESENT (WILL) (HAVE + -EN) (BE + -ING) VERB

Bảng 2: Basic structure of English verb forms


(Cấu trúc hì nh thái cơ bản của vị từ tiếng Anh )
(Trích dẫn theo George Yule , Explaining English Grammar, trang 55)
Ở bảng trên , những yế u tố được để trong ngoặc đơn là những yếu tố không
bắt buộc và những yếu tố còn lại là bắt buộc . Đồng thời , theo như George Yule
nhận xét , vị trí của các thành tố trong bảng trên là cố định . Mỗi thành tố trong đó
sẽ tác động đến hình thái của thành tố đứng bên phải nó . Như vậy, đương nhiên là
thể sẽ chị u sự chi phối của thì . Hay nói cách khác , thì là yếu tố quyết định hình
thái cụ thể của thể.

19
Chẳng hạn, nếu ta có cấu trúc: PRESENT TENSE, HAVE.... + -EN, cook, ta
có thể xây dựng một câu có cấu trúc vị từ tương đương She has cooked. Cấu trúc
này có thể được lý giải như sau : thì hiện tại PRESENT TENSE tác động yếu tố
HAVE để tạo ra has. Và sự ảnh hưởng của yếu tố -EN đối với động từ cook dẫn
đến hình thái mới của động từ là cooked . Nếu cấu trúc trên được thay đổi một chút
thành PAST TENSE , HAVE... + -EN, cook, ta sẽ có câu she had cooked.
Cũng vậy , nếu ta có cấu trúc các thành tố PAST TENSE , BE... + -ING,
learn, ta có thể có câu I was learning. Cứ như vậy , nếu ta lựa chọn những thành tố
khác nhau trong bảng trên , ta sẽ nhận được những hì nh thái khác nhau của vị từ cơ
bản.
Nhìn lại bảng 2, ta cần lưu ý thêm một điểm khá quan trọng . Khi hì nh thái
của hai thể tiếng Anh được kết hợp thì thể hoàn thành luôn luôn đứng trước thể
tiếp diễn. Điều này cũng đã được trì nh bày ở phần nói về hì nh thức thể trong tiếng
Anh.
Để hì nh dung các hì nh thái vị từ thông qua mối quan hệ thì - thể một cách
cụ thể hơn , ta cũng có thể tham khảo một ví dụ mà Quirk đã đưa ra . Những hì nh
thái của vị từ cơ bản write có thể được sử dụng để điền vào chỗ trống trong khung
câu “I...............with a special pen” mà ông đưa ra như sau :
SIMPLE COMPLEX
(cấu trúc đơn) (cấu trúc phức)
progressive
present write am writing present
was writing past
perfective
have written (present) perfect
past wrote had written (past) perfect
perfect progressive
have been writing (present) perfect
had been writing (past) perfect

20
Những ví dụ được phân tí ch ở trên cho thấy mối quan hệ giữa thì và thể là
rất khăng khí t . Trong đó phạm trù thì chí nh là yếu tố quyết đị nh hì nh thái cụ thể
đối với thể . Mỗi cấu trúc hì nh thái thể sẽ biểu đạt những ý nghĩ a riêng . Và những ý
nghĩa đó cũng không thể tách rời khỏi yếu tố thì .
1.3.2. Mối quan hệ giƣ̃a thể với tì nh thái (modality)
Gerald P. Delahunty đã đị nh nghĩ a về ph ạm trù tình thái như sau : “Tình thái
của câu cho biết sự đánh giá hay niềm tin của người phát ngôn đố i với tí nh chân
lý của câu ”[32, tr.155]. Tình thái của câu được thể hiện thông qua cách sử dụng
các vị từ tình thái cơ bản như will, would, shall, should, may, might, can, could,
must.
Nhìn lại mô hình các thành tố cấu tạo cấu trúc vị từ ở mục 3.1, ta thấy có
một vị trí dành cho vị từ tì nh thái (MODAL) đứng trước vị trí của thể . Vậy, chắc
chắn giữa chúng sẽ có mối quan hệ nhất đị nh .
Cùng xem xét ý nghĩa của các vị từ tình thái trong những câu sau:
(18) He can speak English but he can’t write it very well. (Anh ấy nói tiếng
Anh rất tốt nhưng viết tiếng Anh thì không tốt lắm ).
(19) Could I smoke in here? (Tôi có thể hút thuốc ở đây không ?)
(20) You may borrow my car if you like. (Anh có thể mượn xe ô tô củ a tôi
nếu anh cần).
(21) The game will/must/should be finished by now. (Trò chơi sẽ /phải/nên
chấm dứt ngay bây giờ ).
Tất cả các câu trên đều sử dụng vị từ tì nh thái . Nhưng mỗi câu mang một
nét nghĩa khác nhau . Trong câu (18), can và can’t được dùng để miêu tả khả năng
(ability). Trong câu (19), (20), could và may dùng để diễn đạt sự cho phép
(permission). Các vị từ tình thái trong câu (21) lại nói lên dự đoán (prediction) của
người nói.
Quả thật, khi các vị từ tình thái được sử dụng trong câu văn cụ thể thì nghĩa
mà chúng diễn tả rất đa dạng . Tuy nhiên, không phải với nét nghĩ a nào chúng cũng
có thể kết hợp với thể hoàn thành và thể tiếp diễn. Quirk đã nhận xét : “Thể hoàn
thành và thể tiếp diễn thường được loại bỏ khi vị từ tình thái diễn tả khả năng hay
21
sự cho phép, và khi shall hoặc will diễn tả ý muốn”. [38, tr. 58]. Mặt khác, ông cho
rằng hai loại thể này được sử dụng khá tự do để biểu đạt những ý nghĩa tình thái
khác như tính có thể (possibility), tính tất yếu (necessity) hay sự dự đoán
(prediction). Hãy đối chiếu các trường hợp sau:
- Tính “có thể ” được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa thể và vị từ tình
thái như may, might, can, could.
(22) He may have missed the train. (Có lẽ anh ta đã lỡ chuyến tàu.)
(23) He can’t be coming. (Chắc chắn là anh ta không đến được rồi ).
(24) She can’t have seen me. (Ắt hẳn là cô ấy đã không thấ y tôi).
- Tính “tất yếu” giường như chỉ được thể hiện bằng vị từ tì nh thái must có
kết hợp với thể.
(25) You must be studying very hard at the moment. (Ắt hẳn là hiện giờ anh
đang ôn bài ráo riết ).
(26) You must have heard me. (Ắt hẳn là anh đã nghe thấy tôi ).
(27) I must have been sleeping. (Ắt hẳn là tôi đã đang ngủ ).
- Sự kết hợp giữa vị từ tì nh thái will với thể để cho biết một dự đoán của
người phát ngôn về tình huống hiện tại hoặc tương lai .
(28) The guests will have arrived by now.
(29) John will still be reading his paper.
Rõ ràng là các vị từ tình thái nêu trên có thể được sử dụng kết hợp với thể
hoàn thành, thể tiếp diễn hoặc đồng thời cả hai thể . Và mỗi sự kết hợp đó đem đến
một nghĩ a tì nh thái nhất đị nh .
Quan hệ giữa vị từ tì nh thái và thể còn được bộc lộ ở một điểm khác nữa . Vì
các vị từ tình thái không có tính đánh dấu về thì , do đó để thể hiện thời quá khứ
chúng thường kết hợp với thể hoàn thành. Có thể đối chiếu hai ví dụ sau :
(30) There may be some errors now in that computer program. (Hiện giờ có
lẽ có một vài lỗi trong chương trình máy tính đó ).
(31) There may have been some errors then in that computer program. (Lúc
ấy có lẽ có một vài lỗi trong chương trình máy tính đó ).

22
Ở câu đầu, sự kết hợp giữa may và động từ nguyên mẫu be quy chiếu đến
thời điểm phát ngôn ở hiện tại . Khi be được thay thế bởi thể hoàn thành như ở câu
thứ hai thì thời điểm quy chiếu lùi lại trước đó và được thể hiện thông qua từ
“then”.
Như vậy , phạm trù tình thái và phạm trù thể có mối quan hệ qua lại tương
đối bền vững . Thể kết hợp với vị từ tì nh thái để thể hiện những ý nghĩa tình thái
khác nhau. Ngược lại, vị từ tình thái cũng cần có sự theo sau của thể hoàn thành để
có thể quy chiếu về sự kiện quá khứ .
1.3.3. Thể trong mối quan hệ với thƣ́c (mood)
“Thức là cách sử dụng hình thức để chỉ ra những khác biệt về ngữ nghĩa ,
ngữ pháp trong cách thức hành động của vị từ ”. (Trích theo trang web : http://
www. Shared - vision.com / explore / English / mood.html).
Theo Horner, “thức chỉ ra thái độ của người nói hoặc người viết đối với
những gì mà họ đang đề cập tới ”. [34, tr. 80].
Theo Nguyễn Thiện Giáp , “thức là phạm trù của động từ , biểu thị quan hệ
giữa hành động với thực tế khách quan và với người nói” . [5, tr. 237].
Theo các nhà ngữ pháp truyền thống , có bốn loại thức phổ biến . Đó là thức
tường thuật, thức nghi vấn, thức mệnh lệnh và thức giả đị nh. Thức tường thuật cho
biết ý kiến của người nói khẳng đị nh hay phủ đ ịnh sự tồn tại của hoạt động , sự
kiện trong thực tế khách quan . Thức này của động từ không có dạng thức riêng để
biểu thị . Nó trùng với dạng thức biểu thị ngôi và thời của động từ . Thức nghi vấn
diễn tả những thắc m ắc của người phát ngôn về một hành động , hiện tượng trong
thực tế. Thực chất loại thức này là dạng chuyển đổi từ dạng thức tường thuật . Thức
mệnh lệnh biểu thị nguyện vọng , yêu cầu của người nói đối với việc thực hi ện
hành động. Ví dụ tiếng Anh :
(32) Eat your dinner, boys! (Ăn cơm đi các cậu!)
(33) Don’t hurry! (đừng có vội!)
(34) Be quiet, Tom! (Im lặng nào Tom!)

23
Thức giả đị nh cho biết hoạt động tuy không diễn ra , nhưng đáng lí đã có thể
diễn ra t rong những điều kiện nhất đị nh . Nói chính xác, đó là sự hối tiếc cho một
tình huống nào đó ở hiện tại hoặc quá khứ.
Trong bốn dạng thức trên , thức tường thuật , thức nghi vấn và thức giả đị nh
có quan hệ chặt chẽ với phạm trù thì và thể trong tiếng Anh . Ngoại trừ duy nhất có
thức mệnh lệnh không thể kết hợp với thể . Vì thức này có một điểm đặc biệt là
khuyết chủ ngữ , động từ được sử dụng luôn đứng đầu câu và phải ở dạng nguyên
thể không có to.
Có thể xét một số trường hợp cụ thể biểu đạt mối quan hệ giữa thức và thể .
Chẳng hạn, nếu muốn khẳng đị nh hay phủ đị nh quá trì nh diễn tiến của một sự kiện
trong quá khứ, ta lần lượt có các ví dụ :
(35) Tom was cooking the dinner. (Tom đang nấu bữa ăn tối .)
(36) I wasn’t driving very fast when the accident happened. (Không phải tôi
đang lái xe nhanh khi tai nạn xảy ra .)
Hay khi muốn biết thông tin về một kết quả của một sự kiện ở hiện tại , ta có
câu:
(37) Has it stopped raining yet? (Trời dứt mưa chưa ?)
(38) Is your Enghlish getting better? (Vốn tiếng Anh của bạn có khá lên
chưa?)
Các ví dụ sau thể hiện mối quan hệ giữa thức giả đị nh và thể :
(39) If I had seen you, I would have said hello. (Nếu như tôi đã thấy bạn , tôi
đã lên tiếng chào bạn .)
(40) I feel sick. I wish I hadn’t eaten so much. (Tôi cảm thấy khó chị u . Tôi
ước gì đã không ăn nhiều như thế .)
Có thể nhận thấy rằng khi thức giả định kết hợp với thể, chúng thường gắn
liền với thì quá khứ . Và hành động mà chúng quy chiếu thường là ở quá khứ . cụ
thể, ở hai câu trên , người phát ngôn đã giả đị nh và mong ước về một sự việc trái
với thực tế .
Nói chung , thức cũng là một phạm trù không thể thiếu đối với thể. Một cấu
trúc vị từ thể chỉ có thể đem đến một thông tin trọn vẹn cho người tiếp nhận thông
24
qua một hì nh thái thức cụ thể. Đồng thời, nếu thức thay đổi thì chắc chắn ý ngh ĩa
của thể trong trường hợp đó sẽ thay đổi theo . Chính vì vậy , khi nghiên cứu ý nghĩ a
của thể, người nghiên cứu không thể bỏ qua mối quan hệ quan trọng này .
1.3.4. Mối quan hệ giữa thể và dạng (voice)
Từ điển ngôn ngữ học và ngữ âm học của David Crystal đị nh nghĩ a về dạng
như sau: “Dạng là một phạm trù được dùng trong việc mô tả cấu trúc câu hoặc
mệnh đề chủ yếu liên quan đến động từ , để thể hiện cách mà các câu có thể lựa
chọn mối quan h ệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ của động từ , mà không làm thay đổi
nghĩa của câu.”[1, tr. 2].
Horner cho rằng : “Dạng là phạm trù chỉ ra mối quan hệ giữa hành động
của động từ và chủ thể của động từ” [34, tr. 79].
Nguyễn Thiện Giáp cũng cho rằng : “Dạng là phạm trù ngữ pháp của động
từ, biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động với các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ của
động từ ấy”[5, tr. 238].
Hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều thống nhấ t có hai dạng cụ thể :
dạng chủ động (active voice ) và dạng bị động (passive voice). Về hì nh thức , dạng
bị động chỉ là sự thay đổi vị trí các thành phần trong câu so với dạng chủ động .
Chẳng hạn, ta có câu ở dạng chủ độn g Someone picked her up at the airport. (Một
ai đó đã đón cô ấy ở sân bay ). Dạng bị động của nó sẽ là She was picked up at the
airport. (Cô ấy đã được đón tại sân bay).
Cho đến nay, dạng bị động được kiến giải theo nhiều cách khác nhau, song
nó vẫn đảm nhiệm những chức năng dụng học nhất định , phân biệt với dạng chủ
động. Trong đó có hai chức năng được coi là điển hì nh và phổ biến hơn cả . Thứ
nhất, dạng bị động nhấn mạnh đến tiếp thể hay bị thể của hành động, giảm nhẹ vai
trò của tác thể và tạo ra những câu có nhiều từ hơn . Ví dụ:
(41) He was killed by the enemy in the war. (Anh ấy bị giết trong chiến tranh )
Thứ hai , khi sử dụng câu bị động tức là người nói không muốn đề cập đến
bản thân hành động mà chỉ muốn nhấn mạnh đến kết quả do hành động đó mang lại
đối với bị thể :
(42) The document have been thrown away. (Tài liệu đã bị quẳng hết đi rồi ).
25
Khi thể kết hợp với dạng chủ động thì không có vấn đề gì đáng bàn cãi .
Nhưng khi được sử dụng dưới dạng bị động , hình thức và chức năng của thể cũng
sẽ có sự thay đổi tương tự như sự thay đổi của dạng bị động so với dạng chủ động .
Tóm lại , tất cả nhữn g phạm trù vừa được xét trong mối quan hệ với thể tạo
thành một mạng quan hệ khăng khít , khó tách rời . Chúng ta cũng dễ dàng có thể
tìm thấy những câu kết hợp những phạm trù đó . Chẳng hạn:
(43) Have you been shown the new machine? (Anh có được chỉ cho xem cái
máy mới chưa ?)
Câu này sử dụng thì hiện tại thông qua dấu hiệu là trợ từ have. Thể hoàn
thành xuất hiện dưới cấu trúc have been. Dạng bị động tồn tại dưới hình thức been
của động từ “be” và động từ chí nh “show” sau nó có hì nh thái phân từ quá khứ
shown. Và đây là một câu hỏi nên thức được sử dụng là thức nghi vấn .
Hay ví dụ sau đây là sự kết hợp giữa thể tiếp diễn, tình thái, thức trần thuật,
dạng chủ động:
(44) Jan’s article didn’t appear in this month’s magazine. It might be
appearing in next month’s issue. (Bài báo của Jan không xuất hiện trên tạp trí
tháng này. Có thể nó sẽ được đăng trên tạp trí của tháng tới .)
Mục tiêu của đề tài kh ông chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thể trong tiếng
Anh mà còn phải tì m hiểu , đánh giá xem hì nh thức và ý nghĩ a của thể trong tiếng
Anh được chuyển dị ch sang tiếng Việt như thế nào . Chính vì vậy , vấn đề tiếp theo
được chúng tôi quan tâm tới là vấn đề khái niệm thể trong tiếng Việt .
1.4. Vấn đề khái niệm thể trong tiếng Việt
Thể là một trong những khái niệm còn có phần xa lạ trong lý luận Việt ngữ .
Trước đây, người ta mặc nhiên cho rằng t iếng Việt không có phạm trù thể . Mãi tới
những năm 50 - 60 của thế kỷ trước , ngành ngữ pháp học tiếng Việt bắt đầu có
những nghiên cứu riêng , độc lập và tách dần khỏi sự mô phỏng các ngôn ngữ Âu
châu. Cũng từ đó vấn đề thể được nhì n nhận từ nhiều góc độ .
Nhưng có thể khẳng đị nh một điểm chung là tiếng Việt không có những
hình thái ngữ pháp cụ thể được mã hóa vào bản thân các động từ để biểu thị ý
nghĩa thể như ở các ngôn ngữ biến hình khác. Tiếng Việt chỉ được coi là một ngôn
26
ngữ có các phương tiện biểu thị ý nghĩ a thể chứ không có phạm trù thể độc lập .
Trong phạm vi của đề tài , chúng tôi chỉ xin được tóm lược lại những ý nghĩ a thể
của tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu Việt ngữ đúc kết .
1.4.1. Thể trong mối quan hệ với sự phân loại tình huống dựa trên “ý nghĩa
thể cố hữu" của vị từ
Theo sự phân loại này, các sự tình có thể đối lập nhau ở các tiêu chí:
- động/tĩnh
- hữu kết/vô kết
- điểm tính/đoạn tính
a) Phân biệt các sự tình tĩnh và động
Các tình huống có tính ổn định trong cấu trúc thời gian được coi là những
tình huống tĩnh . Ngược lại , các tình huống có tính không ổn định trong cấu trúc
thời gian được coi là những tì nh huống động . Hai loại tì nh huống này lại phân biệt
với nhau dựa trên sự đối lập hƣ̃u kết/vô kết.
Cao Xuân Hạo đã nhận xét : “Sự phân biệt [± hữu kết] là một sự đối lập ngữ
pháp có tính phổ quát tuyệt đố i có liên quan đến ý nghĩ a thể ”. (cf. Ngôn ngữ số
5/1998, tr. 11). Cũng theo Cao Xuân Hạo , một sự tình hữu kết là một sự việ c được
nhìn từ điểm kết thúc của nó , là một biến cố đi tới một kết cục nào đấy , một hàn
động đem lại một kết quả nào đấy , thành thử nếu chưa đạt điểm kết thúc ấy thì cái
biến cố ấy chưa có thể được gọi tên bằng những từ ngữ đã dùng để biểu hiện nó .
Một sự tì nh vô kết là một trạng thái hoặc một hoạt độn g không nhằm tới một kết
cục nào , một kết quả nào , thành thử dù có kết thúc ở giai đoạn nào , ở thời điểm
nào, thì cũng có thể nói là cái trạng thái hay cái hoạt động ấy đã từng có ha y đã
diễn ra được í t nhiều . Chẳng hạn, ta có câu Họ đi đến cơ quan là một sự tình hữu
kết và Họ đi trên cầu là một sự tình vô kết .
Ở tiếng Việt , những sự tì nh hữu kết khi làm bổ ngữ cho đã sẽ có ý nghĩa
hoàn thành “perfect” , những sự việc quá k hứ có tầm quan yếu đối với thời điểm
hiện tại . Còn những sự tình vô kết khi làm bổ ngữ cho đã sẽ thể hiện ý nghĩa
“trạng thái hiện tại của chí nh sự tì nh đó” và thường kèm theo tiền giả đị nh “trước
đây không ở trong trạng thái ấy” (cf. Ngôn ngữ, số 8/2000, tr. 53)
27
Các sự tình hữu kết và vô kết lại được phân chi a thành những nhóm nhỏ hơn
phân biệt nhau ở các đặc trưng thể như ở bảng dưới đây :
tĩnh (static)___________________________________________động (dynamic)
vô kết (atelic) hữu kết (telic)
phi thời đoạn trải dài kết thúc bắt đầu điểm tí nh
(atemporal) (durative) (terminative) (ingressive) (punctual)
định loại định tính trạng thái quá trình biến cố
(class membership) (property) (state) (process) (event)
(cf. Ngôn ngữ, số 8/2000, tr. 53)
Phân biệt các sự tình tĩnh và động cũng không thể không nói đến sự đối lập
điểm tí nh /đoạn tí nh . Đây là sự đối lập phản ánh đặc trưng kéo dài hay tức t hời
của sự tình . Sự tì nh điểm tí nh là sự tì nh xảy ra và chấm dứt ngay theo cách nhì n
nhận của người nói . Nói cách khác , xét trên trục thời gian , điểm bắt đầu và điểm
kết thúc của sự tì nh dường như là một . Những sự kiện đoạn tí nh là những sự kiện
diễn ra kéo dài , hay nói đúng hơn là chiếm một khoảng có giá trị đủ lớn trên trục
thời gian . Trong tiếng Việt , chúng ta có những động từ diễn tả sự tì nh điểm tí nh
như nổ, chết, bắn, đá, nhảy... Và các sự tình đoạn tính như cháy, hấp hối , ngủ,
chạy,... Các sự tình điểm tính và đoạn tính kết hợp với đã, đang sẽ cho ta những
kiến trúc ngữ nghĩ a khác nhau . So sánh những câu sau :
(45) a. Anh ấy đã chết lúc 5 giờ 7 phút.
b. * Anh đã hấp hối lúc 5 giờ 7 phút.
c. * Anh ấy đang chết.
d. Anh ấy đang hấp hối.
Bảng phân loại sự tình ở trên cho thấy mỗi loại sự tình thường gắn với
những đặc trưng thể nào đó . Chúng ta xét tiếp các đặc trưng thể của sự tình vô kết
và hữu kết trong bảng.
b) Đặc trƣng thể phi thời đoạn
Những tì nh huống đị nh loại (với các vị từ quan hệ như là, có,...) và các tình
huống đị nh tí nh (với các vị từ chỉ tí nh chất nh ư đẹp, xấu,...) là những tình huống
có đặc trưng phi thời đoạn . Chúng không có liên quan gì đến cấu trúc thời gian ,

28
đến vấn đề thời đoạn cả . Chúng làm thành loại cùng cực của những tình huống vô
kết. Dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa hai loại tì nh huống này . Tình huống định
loại sử dụng hệ từ , còn tình huống định tính thì không .
Cũng cần phân biệt các tình huống định tính với những tì nh huống rất giống
với nó là tì nh huống trạ ng thái . Nhóm tình huống trạng thái có khả năng nhận ý
nghĩa thể “suy giảm” (sẽ được bàn tới ở phần sau), còn nhóm tính chất thì không .
c) Thể trải dài
Sự tì nh trạng thái (state) phân biệt với các sự tì nh còn lại chủ yếu nhờ đặc
trưng thể trải dài . Những sự tì nh trạng thái là kiểu sự tình không có tiến trì nh , tức
là chúng không có điểm khởi đầu và điểm kết thúc . Trái lại , những sự tì nh quá
trình (process) là những sự tình có đặ c trưng trải dài , nhưng lại có tiến trì nh , tức là
có bắt đầu và có kết thúc.
Trong tiếng Anh , các tình huống trạng thái không bao giờ xuất hiện trong
hình thái “tiếp diễn” . Ở tiếng Việt thì khác . Một số câu có tì nh huố ng trạng thái và
cả các tình huống phi thời đoạn có thể sử dụng kết hợp với từ đang để thông báo
hàm nghĩa “trạng thái này là tạm thời , về sau sẽ không thế nữa” . Có thể thấy điều
này qua các ví dụ sau:
(46) a. Nam đang say khướt.
b. Nam đang là giám đốc.
c. Nam đang ở Sài Gòn.
d) Thể kết thúc
Kết thúc là một đặc trưng thể của các tì nh huống liên quan đến việc phản
ánh sự tình từ chỗ “đang diễn ra” chuyển sang chỗ “không còn diễn ra nữ a” (chỉ áp
dụng với các sự tình đoạn tính). Các vị từ tình thái (theo cách gọi của Huỳnh Văn
Thông) có thể diễn đạt đặc trưng thể này bao gồm : dứt, hả, hết, nghỉ, ngưng,
ngừng, bỏ, thôi. Trong đó , có những vị từ mang hàm ý chủ động, có những vị từ
lại mang hàm ý thụ động ; có những vị từ kết hợp được với loại vị từ ngôn liệu này
hoặc vị từ ngôn liệu kia . Rất tiếc rằng , ngay bây giờ , chúng tôi không có dịp trình
bày kỹ về những vấn đề nà y.
1.4.2. Thể trong mối quan hệ đến các đặc trƣng “tƣ̀ bên trong sƣ̣ tì nh ”
29
a) Thể tiếp diễn
Nghĩa cơ bản của thể này là “đang trong tiến trình” (on - going process). Nó
cho biết sự kiện đang diễn ra trong thời điểm nó được nói đến . Để diễn tả ý nghĩa
thể này , người Việt thường dùng vị từ tình thái như đang/đương hay còn. [24, tr.
51]. Ví dụ:
(47) Loan về đến nhà thì ông Hai, bà Hai còn ngồi bên mâm cơm chờ con.
(48) Lờ mờ trong khối pháo , nàng thấy Thâ n đang mặc áo thụng xanh
đương cúi rạp trước bàn thờ.
Nguyễn Minh Thuyết cũng nhận xét : “Đóng vai trò là tiền phó từ , đang
(đương) hàm ý hành động , trạng thái diễn ra trong một khoảng thời gian hạn chế
trùng với thời điểm mốc, không có tí nh chất thường xu yên hoặc lặp đi lặp lại” .
[25, tr. 8].
Mặc dù cách gọi tên các từ đang/đương hay còn của hai tác giả có khác
nhau, song họ đều có cùng quan điểm . Nguyễn Minh Thuyết còn làm rõ nghĩ a thể
của đang/đương bằng cách phân biệt chúng với hình thái “zero + P”, hình thái
dùng để thông báo những hành động , trạng thái diễn ra cùng lúc với thời điểm mốc
nhưng có tí nh chất thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại . Ông đưa ra hai ví dụ so sánh:
(49) [Anh thanh niên làng chỉ một cái cổng gạch nhỏ, quay lại bảo tôi]
-Ngõ này đây, ông Hoàng ở đây.
(50) [Anh thanh niên làng chỉ một cái cổng gạch nhỏ, quay lại bảo tôi]
-Ngõ này đây, ông Hoàng đang ở đây.
Câu (49) với hì nh thái “zero + ở” cho biết đó là nơi cư ngụ của nhân vật
được gọi tên, còn câu (50) với hì nh thái “đang + ở” hàm ý nhân vật chỉ tạm thời có
mặt ở đó trong thời điểm phát ngôn mà thôi .
b) Đặc trưng thể “suốt cả tiến trình”
Nghĩa của thể này cho ta thấy sự tình được nói đến là luôn luôn diễn ra
trong suốt một đoạn thời gian nào đấy. Những câu có đánh dấu nghĩ a thể này hầu
như luôn bao hàm trong nó một sự quy chiếu đến một đoạ n thời gian nào đó .
Chẳng hạn như các câu sau :
(51) a. Thằng ấy cả buổi toàn nói chuyện vợ con nó.
30
b. Suốt những năm tháng trung học nó luôn quan tâm đến tôi.
c. Mười mấy năm qua cậu ấy không ngừng phấn đấu.
c) Thể “tiếp tục tiến trì nh”
Nghĩa thể này liên quan đến việc diễn đạt sự bắt đầu trở lại của sự tình sau
khi bị gián đoạn . Những câu có đánh dấu nghĩ a thể này luôn có tiền giả đị nh liên
quan đến sự gián đoạn của sự tì nh trước đó . Ví dụ:
(52) Dũng tiếp tục làm việc. (Trước đó Dũng có tạm ngừng làm việc .)
d) Thể “trọn vẹn” (hoàn thành)
Ý nghĩa thể hoàn thành ở tiếng Việt cũng được hiểu tương tự như đối với
thể hoàn thành trong tiếng Anh . Theo quan điểm của Cao Xuân Hạo và Phan Thị
Minh Thúy , họ cho rằng thể dĩ thành chính là một biến thái của thể hoàn thành .
Thể dĩ thành biểu thị “ý nghĩ a khái quát về một sự thể hay một biến cố đã diễn ra
trong quá khứ nhưn g kết quả của nó vẫn còn mang tí nh quan yếu đối với hiện tại” .
[18, tr.79]. Để thể hiện ý nghĩ a thể này , người ta thường sử dụng từ đã trong tiếng
Việt. Ví dụ:
(53) Nó đã ngủ say.
Tôi đã ngồi đây chờ anh từ sáng tới giờ.
Huỳnh Văn Thông thì nhận xét : “Tiếng Việt hầu như không sử dụng vị từ
tình thái để chỉ định ý nghĩa thể này . Nó thường được chỉ định bằng các phó từ đặt
sau vị từ”[24, tr. 52] như hết, xong, rồi,… Ví dụ:
(54) Nam đã đọc hết cuốn tiểu thuyết ấy.
Câu trên có thể được chuyển đổi về hì nh thức nhưng ý nghĩ a không đổi như
sau:
Nam đã đọc xong cuốn tiểu thuyết ấy.
Nam đã đọc cuốn tiểu thuyết ấy rồi.
Nói chung , về ý nghĩ a thể đối với đã còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ảnh
hưởng như : nhân tố vị từ , nhân tố chủ thể , nhân tố bổ ngữ và nhân tố ngữ cảnh .
Tuy nhiên, chúng tôi chưa tiện đề cập tới ngay ở đây .
e) Thể kết quả

31
Thể này phản ánh “thành tựu” của mộ t hoạt động nào đấy . Huỳnh Văn
Thông cũng cho rằng tiếng Việt không dùng vị từ tì nh thái để chỉ đị nh thể “kết
quả”, mà dùng các phó từ đặt sau vị từ như :
(55) Nam ăn được hai cái bánh.
Nga đạt toàn điểm mười môn tiếng Anh.
Anh ấy uống những mười chai bia một lúc.
Thằng bé ăn hết một đĩ a xôi to.
f) Thể lặp
Thể này liên quan đến việc thể hiện sự lặp đi lặp lại của sự tì nh . Chính vì
thế, không phải ngẫu nhiên mà thể này thường đem lại hà m ý “ngoài ý muốn” .
Trong tiếng Anh , người ta có thể sử dụng vị từ điểm tí nh ở hì nh thức thể
tiếp diễn để biểu đạt ý nghĩ a “lặp” này như câu He is kicking at the wall. (Anh ta
đang đá bức tường). Hoặc sử dụng kết hợp với again như He comes again. (Anh ta
lại đến).
Tiếng Việt thì thường dùng kết hợp một số phó từ đứng trước vị từ chí nh
trong câu để diễn tả đặc trưng thể này . Ví dụ:
(56) Nam tiếp tục làm việc.
(57) Vì một câu nói, một cái cớ không đâu, hai vợ chồng lại giận nhau.
(58) Bao nhiêu năm đã trôi qua mà cô ấy vẫn đợi tôi.
Ngoài năm loại thể nêu trên, tiếng Việt còn có một số thể khác nữa như: thể
tiến triển, thể giới hạn, thể tập quán và thể suy giảm. Mặc dầu vậy, trong phạm vi
của đề tài luận văn chúng tôi xin không miêu tả kỹ những loại thể này.
Tóm lại, ý nghĩa “thể” trong tiếng Việt được thể hiện bằng nhiều con đường
khác nhau . Một trong những con đường đó là sử dụng các vị từ tình thái như đã
nêu ở trên . Trong đó phải kể đến ba vị từ (một số tác giả gọi là phó từ ) gây tranh
cãi nhiều nhất là đã, đang và sẽ, với cách hiểu ban đầu là đã chỉ quá khứ , đang chỉ
hiện tại và sẽ chỉ tương lai . Tuy nhiên nội du ng này chúng tôi xin trì nh bày rõ ở
chương II và III khi đối chiếu với tiếng Anh .
1.5. Lý thuyết dịch thuật và vấn đề dịch thể của tiếng Anh sang tiếng Việt
1.5.1. Những vấn đề cơ bản về lý thuyết dịch thuật
32
Trong bài viết có nhan đề “On linguistic aspects of translation” (Bàn về
những khía cạnh ngôn ngữ của dịch thuật) [11, tr.20], nhà cấu trúc luận người Mỹ
gốc Nga Roman Jakobson đã mô tả ba thể loại dịch như sau:
Dịch nội ngữ: là giải nghĩa các ký hiệu ngôn ngữ bằng các ký hiệu khác
cũng của chính ngôn ngữ ấy.
Dịch liên ngữ: là giải nghĩa các ký hiệu ngôn ngữ bằng một ngôn ngữ khác
nào đó.
Dịch liên ký hiệu: là diễn giải các ký hiệu ngôn ngữ bằng ký hiệu của các hệ
thống ký hiệu phi ngôn ngữ.
Trong đó, chỉ có dịch liên ngữ được coi là trọng tâm truyền thống của các
nghiên cứu dịch thuật, mặc dù không phải là trọng tâm duy nhất. Trong quá trình
dịch một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác (dịch liên ngữ), người dịch
chuyển đổi một văn bản gọi là văn bản nguồn (VBN) viết bằng một ngôn ngữ gọi
là ngôn ngữ nguồn (NNN) thành một văn bản gọi là văn bản đích (VBĐ) viết bằng
một ngôn ngữ khác gọi là ngôn ngữ đích (NNĐ).
Về lĩnh vực dịch liên ngữ, Peter Newmark đã định nghĩa như sau: “Dịch là
một nghề nghiệp bao hàm hoạt động thay thế một thong điệp bằng chữ và/hoặc
một bản tường thuật của ngôn ngữ này bằng một thông điệp và/hoặc bản tường
thuật giống như thế của một ngôn ngữ khác.” [11, tr.9]
Cùng với hoạt động dịch thuật, tương đương dịch thuật (TĐDT) với tư cách
là mối quan hệ tương đương giữa VBĐ và VBN (cũng như giữa các đơn vị dịch
thuật của chúng) đã được các dịch giả cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm từ
lâu với những ý kiến khác nhau. Ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng quan
tâm tới vấn đề này. Trong đó phải kể tới PGS. TS Nguyễn Hồng Cổn với bài viết
đáng giá “Về vấn đề tương đương trong dịch thuật” trên tạp chí Ngôn ngữ số
11/2001.
Nói đến bản chất của TĐDT, các tác giả theo quan điểm ngôn ngữ học cấu
trúc nhấn mạnh trước hết đến sự thống nhất giữa tương đương về nghĩa và tương
đương về hình thức, trong đó tương đương về nghĩa đóng vai trò quyết định. Theo
Catford, dịch thuật thực chất là sự thay thế hình thức và chất liệu của VBĐ, mà cơ
33
sở của sự thay thế đó là sự tương đương về nghĩa hay chất liệu tình huống. Còn
với A. Fedorov, dịch thuật phải chuyển tải được nội dung ý nghĩa của nguyên bản
và sự tương đương về hình thức (nghệ thuật tu từ). Theo Newman, tương đương
dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng của bản dịch và nguyên bản (cũng như
các đơn vị của nó) trên các đặc trưng ngữ âm/kí tự, cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng. Tương tự, Koller cho rằng TĐDT có thể được biểu hiện qua năm khía cạnh
khác nhau là nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái, thể loại văn bản và chuẩn mực ngôn
ngữ, ngữ dụng và hình thức.
Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Hồng Cổn cũng đưa ra một định
nghĩa như sau: “Tương đương dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng trên một
hoặc nhiều bình diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) giữa các đơn vị
dịch thuật của VBN và VBĐ với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của
dịch thuật như một quá trình giao tiếp”. Qua định nghĩa này, tác giả muốn nhấn
mạnh ba vấn đề. Thứ nhất, TĐDT là một thuộc tính khách quan, một mối quan hệ
có thực tồn tại giữa VBN và VBĐ và các đơn vị của chúng. Thứ hai, TĐDT là một
đại lượng động, biến thiên theo số lượng và tính chất của các bình diện tương
đương được dịch. Thứ ba, TĐDT chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nhiều nhân tố
trong việc ưu tiên lựa chọn một bình diện, một khá cạnh tương đương này hay
khác.
Tác giả cũng đã phân biệt bốn bình diện tương đương trong dịch thuật là:
tương đương ngữ âm, tương đương ngữ pháp, tương đương ngữ nghĩa và tương
đương ngữ dụng. Tƣơng đƣơng ngữ âm là khả năng tương ứng giữa các đơn vị
của VBN và VBĐ về cấu trúc âm vị, đặc trưng ngôn điệu và độ dài tuyến tính.
Tƣơng đƣơng ngữ pháp là khả năng tương đương giữa các đơn vị dịch thuật về
các phương diện phạm trù từ loại của các từ, trật tự từ, cấu trúc cú pháp và kiểu
câu. Ví dụ, I like cats = tôi thích mèo; he goes to work by car = anh ấy đi làm
bằng ô tô. Tƣơng đƣơng ngữ nghĩa là khả năng tương đương giữa các đơn vị
dịch của VBN và VBĐ về a) nghĩa sở biểu và nghĩa sở chỉ ở cấp độ từ; b) nghĩa
mô tả hay nghĩa mệnh đề ở cấp độ câu. Tƣơng đƣơng ngữ dụng là sự tương ứng
giữa các đơn vị dịch thuật của VBN và VBĐ về các thong tin ngữ dụng (hay còn
34
gọi là thông tin phi miêu tả), liên quan đến các nhân tố của tình huống giao tiếp. Ở
bình diện này có các khả năng tương đương về mục đích thông báo, về giá trị
thông báo hay tiêu điểm thông tin, về nghĩa tình thái, về giá trị biểu cảm và phong
cách.
Xét theo sự có mặt hay vắng mặt của bốn bình diện tương đương cơ bản nêu
trên, tác giả cũng có phân chia các kiểu tương đương sau:
Các tương đương hoàn toàn bao gồm hai kiểu: tương đương hoàn toàn tuyệt
đối và tương đương hoàn toàn tương đối. Tương đương hoàn toàn tuyệt đối là các
TĐDT tương đương với nhau trên cả bốn bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa
và ngữ dụng. Tương đương hoàn toàn tương đối là các TĐDT giống nhau trên ba
bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Các tương đương bộ phận là các TĐDT chỉ tương ứng với nhau trên một
hoặc hai bình diện. Chúng bao gồm bốn kiểu tương đương. Tương đương ngữ
nghĩa - ngữ pháp là kiểu TĐDT mà do sự khác biệt tinh tế giữa hai ngôn ngữ
người dịch không thể chuyển tải được hết các thông tin dụng học khác nhau của
đơn vị dịch. Tương đương ngữ pháp - ngữ dụng là kiểu tương đương trong đó các
đơn vị dịch của VBN và VBĐ chỉ tương đương nhau về ngữ pháp và ngữ dụng
nhưng không tương đương về ngữ nghĩa. Tương đương ngữ nghĩa - ngữ dụng là
kiểu tương đương phổ biến nhất. Ở kiểu tương đương này đơn vị gốc và đơn vị đối
dịch có nghĩa biểu hiện và nghĩa ngữ dụng tương ứng với nhau nhưng giữa chúng
có những khác biệt nhất định về mặt ngữ pháp. Tương đương thuần ngữ dụng là
kiểu tương đương tự do nhất, trong đó các khía cạnh tương đương khác nhau về
thông tin ngữ dụng hầu như độc lập với tương đương ngữ pháp và ngữ nghĩa, và
nếu chúng ta cố liên kết chúng khi dịch, câu đối dịch sẽ trở nên vô nghĩa giống
như “dịch từng từ”.
1.5.2. Vấn đề dịch thể của tiếng Anh sang tiếng Việt
Tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh
là một ngôn ngữ biến hình, còn tiếng Việt thì không. Điều này tác động lớn đến
cách nhìn nhận khái niệm “thể” trong hai ngôn ngữ. Chắc chắn chúng không thể
giống nhau. Thể trong tiếng Anh là một phạm trù ngữ pháp độc lập giống như các
35
phạm trù khác như phạm trù thời, tình thái, thức, dạng, v.v… Thể trong tiếng Anh
gắn liền với động từ và được thể hiện qua sự biến đổi về hình thức của cấu trúc
động từ. Đối với tiếng Việt thì khác, mặc dù trong giới nghiên cứu Việt ngữ học có
những ý kiến công nhận và phủ nhận sự tồn tại của phạm trù thể, song việc coi thể
trong tiếng Việt không phải là một phạm trù ngữ pháp riêng biệt giống như phạm
trù thể trong tiếng Anh hay các ngôn ngữ Âu Châu khác thì dường như được thống
nhất cao. Rõ ràng, động từ tiếng Việt không có sự biến đổi hình thái, như ở các
ngôn ngữ biến hình khác, để có thể diễn đạt ý nghĩa thể. Theo sự nghiên cứu và
đúc kết của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thể trong tiếng Việt được diễn tả
thông qua một số phương tiện từ vựng như đã, đang, sẽ, sắp, hết, nổi, xong,
v.v…kết hợp với động từ chính. Do đó, không thể nói tiếng Việt có phạm trù thể
mà chỉ có thể coi nó có những phương tiện mang ý nghĩa thể mà thôi. Không
những thế, ý nghĩa thể trong tiếng Việt không tách rời ý nghĩa thời của ngôn ngữ
này. Cùng những hình thức phương tiện từ vựng nhưng chứa đựng cả ý nghĩa thời
và thể. Chính vì thế, vấn đề nghiên cứu thể của tiếng Việt cũng là nghiên cứu thời
- thể.
Dựa trên cơ sở như vậy, chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề dịch chuyển thể
tiếng Anh sang tiếng Việt theo tiêu chí hình thức và ý nghĩa, chủ yếu của các thành
phần trong cụm động từ nằm trong câu. Nói như vậy tức là vấn đề chúng tôi quan
tâm nằm trong phạm vi của hoạt động dịch thuật, nhưng nó không giống như việc
nghiên cứu của các nhà dịch thuật thực thụ. Ở đây, chúng tôi chủ yếu quan tâm tới
vấn đề tương đương trong dịch thuật giữa hai cách thể hiện khái niệm thể trong hai
ngôn ngữ. Tuy nhiên, vấn đề tương đương dịch thuật được chúng tôi quan tâm
cũng không phải xét trên cả bốn bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng như đã nêu ở mục trên. Tương đương dịch thuật giữa thể tiếng Anh và tiếng
Việt được chúng tôi quan tâm chủ yếu trên hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Nói một cách chính xác, chúng tôi sẽ đối chiếu cách chuyển dịch thể tiếng Anh
sang tiếng Việt nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt về hình thức cũng như
ý nghĩa xoay quanh cấu trúc động từ của hai ngôn ngữ trong một số kiểu câu nhất
định. Đó là một sự tương đương bộ phận, chứ không phải tương đương hoàn toàn.
36
Chúng tôi sẽ nghiên cứu và đánh giá cách vận dụng các phương tiện từ vựng trong
tiếng Việt để diễn tả thể của tiếng Anh. Trong tiếng Việt, cấu trúc của một động
ngữ gồm các thành tố chính và thành tố phụ. Thành tố chính ở trung tâm, thành tố
phụ được phân bố ở vị trí trước và sau trung tâm như sau:
Thành tố phụ Trung tâm Thành tố phụ
Vậy, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem những phương tiện diễn tả thể của tiếng Việt
nằm ở vị trí nào trong cấu trúc của động ngữ, và chúng có những điểm tương đồng
gì về ý nghĩa so với thể của tiếng Anh. Nói cách khác, tại sao chúng lại được vận
dụng để chuyển dịch thể tiếng Anh. Trong những trường hợp cụ thể, đối với từng
loại thể của tiếng Anh, phương tiện nào sẽ được sử dụng để chuyển dịch, chúng có
bắt buộc phải xuất hiện trong cấu trúc động ngữ hay không, hay chúng có thể kết
hợp với yếu tố nào khác không, có nét gì đặc biệt đối với cách thể hiện thể trong
tiếng Việt hay không,... Tất cả những vấn đề đó sẽ được chúng tôi nêu lên ở
chương hai và ba của luận văn.

37
CHƢƠNG 2
THỂ HOÀN THÀNH TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ CÁCH
THƢ́C CHUYỂN DỊ CH SANG TIẾNG VIỆT

2.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh
2.1.1. Hình thức của thể hoàn thành trong tiếng Anh
2.1.1.1. Về mặt hình thái
Như ở chương I chúng tôi có đề cập rằng sự biến đổi hình thái của thể trong
tiếng Anh không giống như một số ngôn ngữ khác. Ở đây, chúng tôi nhìn nhận sự
biến thái của thể trong tiếng Anh từ khía cạnh khác.
Sở dĩ hình thức thể của tiếng Anh có sự biến đổi về hình thái là do mối quan
hệ chặt chẽ của thể với thì. Cùng nhìn lại cấu trúc vị từ trong bảng 2 ở chương một
để thấy rằng yếu tố quyết định hình thái của thể chính là thì. Điều này bị chi phối
bởi quy luật tác động của thành tố bên trái đối với thành tố đứng sau nó.
Do đó, cấu trúc hình thức chung nhất của thể hoàn thành như được nói tới ở
chương trước have - V + -en sẽ có những biến thể nhất định khi kết hợp với những
thì khác nhau. Ta có thể hình dung những biến thái của thể hoàn thành trong tiếng
Anh khi nó kết hợp với hai thì cơ bản (hiện tại và quá khứ) ở bảng dưới dây:
Cấu trúc các thành tố vị từ Dạng thể hiện của động từ
present + perfect + fall have fallen / has fallen
past + perfect + work had worked

Như vậy, khi thể hoàn thành kết hợp với thì hiện tại, yếu tố have có thể có
biến dạng là has. Và khi kết hợp với thì quá khứ nó lại biến đổi thành had. Cùng
xét các ví dụ cụ thể sau:
(59) I have written some notes. (Tôi đã viết một số tin nhắn.)
(60) Tom has had a bad car crash. (Tom đã bị đụng xe trầm trọng)
(61) Kiên had crossed almost all the North Wing area. (Kiên đã đi qua hầu
suốt miền cánh Bắc)

38
Một dấu hiệu nữa về sự biến đổi hình thái của thể hoàn thành nằm ở động từ
chính đứng sau have. Nhìn lại cấu trúc vị từ của thể hoàn thành, ta thấy động từ
này được mã hóa dưới dạng V + -en. Đây là hình thức mô phỏng dạng phân từ quá
khứ của động từ trong tiếng Anh. Hậu tố -en ám chỉ bất cứ những thay đổi cần
thiết nào cho phép động từ theo sau have chuyển sang dạng phân từ quá khứ. Hai
thành tố have và -en luôn kết hợp cùng nhau. Bởi thế, nếu have được loại bỏ thì -
en cũng sẽ bị loại bỏ.
Tuy nhiên trong thực tế, dạng phân từ quá khứ của động từ tiếng Anh không
phải chỉ biến đổi kết hợp với một trong hai hậu tố -en và -ed. Có những trường
hợp động từ, khi được chuyển đổi sang dạng phân từ quá khứ, không kết hợp với
hậu tố nào, mà nó chỉ là sự biến đổi căn tố bên trong thân từ và trùng với dạng quá
khứ đơn. Đó là quy ước chung, mang tính võ đoán đối với động từ tiếng Anh. Hãy
xét thêm một số câu khác để thấy rõ điều này.
(62) Such devil flowers, Kien had seen them in the jungles along the western
ridge of the Ngoc Linh mountain. (Cái thứ hao quỷ hao ma này Kiên đã gặp ở các
cánh rừng trên sườn tây Ngọc Linh.)
(63) Until recently, experts have thought the brain stem could not be
developed or changed. (Cho đến gần đây, các chuyên gia đã nghĩ rằng thân não
không thể được phát triển hay thay đổi.)
(64) Spiritually, we have not kept pace with our progress in the realm of
science and invention. (Về mặt tinh thần, chúng ta chưa theo kịp tiến bộ trong lĩnh
vực khoa học và phát minh.)
Có thể nói, sự biến đổi về hình thái của thể hoàn thành là đặc trưng cơ bản
đầu tiên cần được chú ý. Bởi vì nét đặc trưng này, chịu sự chi phối trước hết của
thì, gắn liền với hai thành tố bắt buộc là have - V + -en để cấu tạo nên thể hoàn
thành. Có thể đưa ra một lược đồ khái quát đầu tiên liên quan đến sự biến thái của
thể hoàn thành trong mối quan hệ với thì như sau:
(TNS) have V…
<-en>

39
Trong đó, thành tố thì (tense/TNS) là không bắt buộc; còn hai thành tố kia là
bắt buộc.
Cấu trúc hình thức của thể hoàn thành không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ
hai thành tố bắt buộc mà còn có thể được mở rộng hơn khi kết hợp với những
thành tố không bắt buộc khác. Điều này hàm ý rằng để cấu thành nên một câu
hoàn chỉnh sử dụng thể hoàn thành thì ngoài cấu trúc vị từ nói trên còn cần các
thành tố khác nữa. Những thành tố này có ảnh hưởng nhất định đến hình thức và
sâu sa hơn là ảnh hưởng đến ý nghĩa của thể hoàn thành. Khi xem xét mối quan hệ
giữa các thành phần của câu tức là chúng ta đang nghiên cứu chúng ở phương diện
cú pháp học. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tình hình này ở mục tiếp theo.
2.1.1.2. Về mặt cú pháp
a. Sự biến thái của have
Xét về mặt cú pháp, tức chú ý đến các thành tố khác trong câu thì ngoài yếu
tố thì, còn có một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự biến thái của have, đó là
thành phần chủ ngữ (subject) của câu. Hay nói cách khác, hình thái của have thay
đổi còn là do tác động của mối quan hệ của nó với chủ thể đứng trước ở trong câu.
Có thể đối chiếu các ví dụ sau để thấy rõ điểm này.
(65) He nods, to say that he has found himself a place to stay and live. (Anh
gật đầu nói rằng đã tìm được một mảnh đất để sinh sống).
(66) Petroleum has been important since ancient times. (Dầu mỏ đã có vai
trò quan trọng từ xa xưa).
(67) I have found some treasures in the forest. (Tôi đã tìm thấy kho báu
trong rừng).
(68) Today, women have proved themselves of being capable to do the same
kind of work and as well as men. (Ngày nay, phụ nữ đã chứng minh họ có khả
năng làm việc tương tự và tốt như nam giới).
Như vậy, hình thái have luôn đứng sau chủ thể là một trong những đại từ
nhân xưng I, you, we, they hay là một danh từ số nhiều. Ngược lại has được dùng
sau chủ thể là một trong những đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 số ít he, she, it, một

40
danh từ số ít chỉ người hoặc chỉ vật. Song tình hình này chỉ xảy ra khi thể hoàn
thành kết hợp với thì hiện tại mà thôi.
b. Hình thức thể hoàn thành trong mệnh đề hữu định (finite clause) và mệnh đề vô
định (nonfinite clause)
Trước hết cần hiểu thế nào là mệnh đề hữu định và mệnh đề vô định. Cả hai
loại mệnh đề đều có một động từ theo sau một chủ ngữ. Cả hai mệnh đề đều được
giới thiệu bởi một tác tử phụ ngữ (complementizer), và trong những điều kiện nhất
định tác tử này có thể được bỏ đi. Ví dụ như hai tác tử that và for dưới đây:
(69) a. Guinevere believed (that) Galahad had arrived late. [+FINITE]
b. Guinevere hated (for) Galahad to arrive late. [-FINITE]
Trong mệnh đề hữu định, động từ đầu tiên hoặc là có hình thái hiện tại hay
quá khứ hoặc là đứng sau một vị từ tình thái (will, must, can, may, should, etc.).
Điều này không thể xuất hiện trong mệnh đề vô định. Trong mệnh đề vô định,
động từ luôn đứng sau to. Điều khác biệt thứ hai là nếu tác tử phụ ngữ được loại
bỏ, mệnh đề hữu định có thể đứng một mình như một câu đúng ngữ pháp. Còn
mệnh đề vô định thì không như vậy. So sánh:
Galahad had arrived late. [+FINITE]
*Galahad to arrive late. [-FINITE]
Điều khác biệt thứ ba, mệnh đề hữu định có thể ở thức trần thuật hay nghi
vấn, còn mệnh đề vô định thì không thể. Mệnh đề vô định thường được coi là một
mệnh đề lồng ghép trong câu mệnh lệnh hay yêu cầu.
Điểm khác biệt cuối cùng giữa hai loại mệnh đề là gì? Mệnh đề hữu định
luôn cần một chủ ngữ, thậm chí là một chủ ngữ ẩn [e]. Ngược lại, những câu chứa
mệnh đề vô định vẫn đúng ngữ pháp cho dù vị trí chủ ngữ trong mệnh đề vô định
được để trống:
(70) Guinevere hated [e] to arrive late.
Trong câu trên, chủ ngữ ẩn [e] thuộc mệnh đề vô định được hiểu chính là
Guinevere, chủ ngữ của mệnh đề lớn. Cả Guinevere và chủ ngữ ẩn này đều có
cùng sở chỉ (referent). Sở chỉ là những thực thể được danh ngữ quy chiếu.
Guinevere và chủ ngữ ẩn cùng quy chiếu tới một cá nhân tên là Guinevere.
41
Vậy, thể hoàn thành được thể hiện như thế nào trong hai kiểu mệnh đề
chúng ta vừa tìm hiểu? Trước hết, trong mệnh đề hữu định, cấu trúc hình thức của
thể hoàn thành gồm cả thành tố thì và tình thái. Thành tố thứ nhất thì đã được giới
thiệu ở trên qua lược đồ thứ nhất. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thành tố
thứ hai.
Khi nghiên cứu hình thức của thể hoàn thành về mặt cú pháp, R A. Jacobs
cho rằng trong mệnh đề hữu định (finite clause), sau thành tố chủ ngữ có thể xuất
hiện một thành tố không bắt buộc là động từ khuyết thiếu hay vị từ tình thái
(modal). Và ông đưa ra lược đồ sau:
(MODAL) have V…
<-en>
Tác giả R A. Jacobs phân chia lớp động từ tình thái thành hai loại cơ bản là
vị từ tình thái hạt nhân (core modals) và vị từ tình thái có phụ từ (periphrastic
modals). Vị từ tình thái hạt nhân là những vị từ mà bản thân chúng ít giống các
động từ thường nhất. Chúng là những vị từ như may, might, must, can, could, will,
would, shall, should. Như vậy, từ will thường được coi là động từ mang ý nghĩa
tương lai được xếp ngang hàng với các vị từ tình thái. Ngược lại, vị từ tình thái có
phụ từ là những vị từ hoạt động giống các động từ thường nhiều hơn. Chẳng hạn
như ought to, need, dare, used to, be going to, about to,… Tuy nhiên, trong phần
nội dung của đề tài, chúng tôi nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng những vị từ tình
thái hạt nhân.
Không giống như các động từ thường, vị từ tình thái hạt nhân không có hậu
tố chỉ thì bởi vì chúng nằm ở vị trí của thành tố có tính chất ảnh hưởng trong mệnh
đề chứa nó. Tại sao vị từ tình thái lại đứng trước thể hoàn thành? Theo đúc kết của
các nhà ngôn ngữ học, thành tố đầu tiên trong trật tự các thành tố của một mệnh đề
có vị từ biến ngôi bắt buộc phải là một vị từ tình thái hoặc một động từ mang hậu
tố chỉ thì. Điều này có nghĩa tất cả các động từ khác trong trật tự phải ở dạng
không biến ngôi (nonfinite). Vì vị từ tình thái không có dạng không biến ngôi, hay
nói cách khác, nó là vị từ biến ngôi (finite), cho nên vị từ tình thái luôn đứng trước
các động từ khác. Đồng thời, sau nó cũng không thể là một vị từ tình thái nào
42
khác. Tiếp theo sau vị từ tình thái phải là động từ thể hoàn thành have, bởi vì lúc
này have đóng vai trò như một yếu tố đánh dấu về thì. Có thể chứng minh những
điều vừa được nêu qua các ví dụ sau:
(71) Next year they will have been married for 25 years. (Tính đến năm sau
họ đã kết hôn được 25 năm).
(72) He should have helped her. (Đáng lý anh ta nên giúp cô nàng).
(73) He might have phoned her. (Có thể anh ta đã gọi điện cho cô ấy rồi).
(74) He must have come this way, here are his footprints. (Chắc là hắn đã
đến theo con đường này, đây là các dấu chân của hắn).
(75) * She might could jump over that fence.
Có thể đưa ra một lược đồ khái quát về hình thức của thể hoàn thành trong
mệnh đề hữu định như sau:
TENSE have V…
MODAL <-en>
Thế còn hình thức thể hoàn thành trong mệnh đề vô định thì sao? Đây là
một hình thức rất ít khi gặp trong văn nói và văn viết tiếng Anh. Người ta không
mấy khi nói they believe John to have stolen the gold ring mà thường nói John is
believed to have stolen the gold ring. (Họ tin John đã lấy chiếc nhẫn vàng.)
Chúng ta có thể thấy, lúc này, trước thể hoàn thành không phải là một thành
tố chỉ thì hay tình thái mà là to.
Tóm lại, chúng ta sẽ thấy một lược đồ tổng quát hơn nữa về cả hai loại
mệnh đề có chứa thể hoàn thành như sau:
TENSE have V…
MODAL <-en>
to
c. Hình thức thể với thức phủ định
Tương ứng với hai lược đồ về thể hoàn thành ở thức khẳng định ở trên, ta sẽ
có hai lược đồ ở thức phủ định. Lược đồ thứ nhất có sự thay đổi như sau:
(TNS) have + (not) V …
<-en>
43
Như vậy, đối với câu phủ định, hình thức thể hoàn thành chỉ thay đổi chút ít
bằng cách thêm not vào ngay sau have. Các câu dưới đây sẽ cho thấy rõ điểm này.
(76) I have not seen Tom this afternoon. (Tôi không thấy Tom chiều nay).
(77) The man sitting next to me on the plane was very nervous. He hadn’t
flown before. (Người đàn ông ngồi cạnh tôi trên máy bay rất căng thẳng. Trước
đây anh ta chưa từng đi máy bay).
(78) Jill hasn’t written to me for nearly a month. (Gần một tháng nay Jill
chưa hề viết cho tôi một chữ nào.)
So sánh những câu trên với những câu tiếp theo để xem lược đồ thứ hai có
sự thay đổi nào khác.
(79) She might not have known about the meeting. (Có thể cô ta không biết
là có cuộc họp đó).
(80) I shouldn’t have lied to him. (Đáng lý ra tôi không nên nói dối anh ta
mới phải.)
(81) He can’t have moved the piano himself. (Một mình nó không thể rinh
nổi chiếc đàn piano.)
Rõ ràng là không có gì khác biệt. Cách thức để chuyển đổi thể hoàn thành
có vị từ tình thái từ hình thức khẳng định sang phủ định cũng tương tự như đối với
trường hợp thứ nhất. Người ta thêm not vào ngay sau vị từ tình thái. Và mô hình
chung của thức phủ định này là:
(MODAL) + not have V…
<-en>
Trong cả hai trường hợp vừa xét ở trên, thành tố have và modal đều đóng
vai trò như những trợ động từ trong câu. Ta có thể thống kê hình thức phủ định của
chúng như sau:
NON-NEGATIVE UNCONTRACTED CONTRACTED
NEGATIVE NEGATIVE
have, „ve have not, „ve not haven‟t
has, „s has not, „s not hasn‟t
had, „d had not, „d not hadn‟t

44
can cannot, can not can‟t
could could not couldn‟t
may may not mayn‟t
might might not mightn‟t
shall shall not shan‟t
should should not shouldn‟t
will, „ll will not, „ll not won‟t
would, „d would not, „d not wouldn‟t
must must not mustn‟t
need need not needn‟t

d. Hình thức thể với thức nghi vấn


Lại trở lại với hai lược đồ trên ở cả thức khẳng định và phủ định, vị trí đầu
tiên đứng trước have và modal luôn luôn là thành phần chủ ngữ. Còn ở thức nghi
vấn thì khác. Hai thành tố have và modal sẽ được đưa lên vị trí đầu, trước chủ ngữ.
Chỉ có điều hình thức nghi vấn xuất hiện modal kết hợp với thể hoàn thành không
phải là phổ biến. Hãy cùng đối chiếu xem những câu từ (71) đến (74) ở trên được
chuyển đổi sang thức nghi vấn như thế nào:
(82) Will they have been married for 25 years next year?. (Tính đến năm
sau họ đã kết hôn được 25 năm rồi phải không?)
(83) Should he have helped her? (Đáng lý anh ta nên giúp cô nàng mới phải
nhỉ?)
(84) Might he have phoned her? (Liệu có thể anh ta đã gọi điện cho cô ấy
không?)
(85) Must he have come this way? Here are his footprints. (Có chắc là hắn
đã đến theo con đường này không? Đây là các dấu chân của hắn.)
Tình hình cũng không khác là mấy so với những câu tiếp theo:
(86) Where have you been? (Anh đã ở đâu?)
(87) Why have you not brought it back yet? (Tại sao anh không đem trả cho
tôi?)
45
(88) Had Tom gone home when you arrived at the party? (Có phải Tom đã
về nhà khi anh đến dự tiệc không?)
(89) Has Ann had a holiday this year? (Năm nay Ann đã nghỉ phép chưa?)
Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt cần chú ý. Đó là khi chính từ để hỏi đóng
vai trò chủ ngữ. Lúc ấy câu hỏi sẽ có hình thức giống câu trần thuật. Và như vậy
thành tố have sẽ đứng sau chủ ngữ là từ để hỏi. Ví dụ, who has come here? (Ai
vừa đến đây?)
e. Hình thức thể với dạng bị động
Hãy so sánh hai ví dụ có thái chủ động và bị động mà chúng tôi nêu ra dưới
đây:
(90) a. John Smith has written a number of short stories. (John Smith đã
viết một số truyện ngắn.)
b. A number of short stories have been written by John Smith. (Một
số truyện ngắn đã được viết bởi John Smith.)
Trong cả hai câu, danh từ đóng vai trò như một tác thể là John Smith và vai
trò làm đề là a number of short stories. Cả hai câu đều sử dụng một dạng của động
từ write làm vị ngữ hay phần thuyết. Chúng đều chuyển tải cùng một nội dung.
Tuy nhiên, đối với dạng bị động có một điểm khác liên quan đến hình thức thể
hoàn thành mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay, không kể đến sự biến thái của
thành tố have, đó là thành tố V + -en trong cấu trúc vị từ thể hoàn thành. Lúc này,
vị trí của thành tố V + -en luôn luôn do động từ be trong tiếng Anh đảm nhiệm. Và
theo sau nó là một động từ chính cũng luôn ở hình thức V-en. Cấu trúc này có thể
được khái quát hóa bằng công thức sau:
have be V…
<-en> <-en>
Những ví dụ dưới đây là để dẫn chứng cho công thức vừa được nêu:
(91) Some crops have been modified to be pest resistant. (Một số cây trồng
được biến đổi để có khả năng chống vật gây hại).
(92) A cotton crop has been developed with built-in protection against
insects. (Cây bông được phát triển với yếu tố tự bảo vệ chống lại côn trùng.)
46
(93) After the lesson, the two instructors asked them a number of questions
to see how well they had understood what they had been shown. (Sau bài học, hai
huấn luyện viên hỏi các chú lính một số câu hỏi để xem họ hiểu tới mức nào
những thế võ mà họ được huấn luyện).
Qua năm khía cạnh vừa được khai thác ở trên nhằm mô phỏng khái quát
hình thức của thể hoàn thành, chúng tôi muốn đưa ra một mô hình tổng quát bao
gồm đầy đủ các thành tố quan trọng để có thể cấu thành nên một câu cơ bản có sử
dụng thể hoàn thành. Mô hình đó như sau:
TNS have be V…
MODAL <-en> <-en>
Mô hình trên là sự kết hợp của trật tự các thành tố thì, thể, thái bị động và
động từ chính. Các thành tố hoạt động theo quy tắc tác động từ trái sang phải. Điều
đó có nghĩa thành tố đứng trước bao giờ cũng làm biến đổi hình thái của thành tố
đứng sau nó như chúng tôi đã đề cập ở chương I. Từ mô hình chung này người ta
có thể áp dụng linh hoạt đối với các thức khác nhau của câu như thức phủ định và
nghi vấn.
Mỗi hình thức thể chắc chắn sẽ biểu đạt một hay một vài ý nghĩa nhất định.
Vậy, các ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh được hiểu như thế nào?
Chúng tôi xin tiếp tục đưa ra những kết quả nghiên cứu của mình về vấn đề này ở
mục tiếp theo.
2.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh
Ở chương I, chúng tôi đã giới thiệu ý nghĩa cốt lõi của thể hoàn thành là
diễn tả tính hoàn tất của một sự tình. Bên cạnh đó, thể hoàn thành còn có những ý
nghĩa quan trọng khác nữa. Những ý nghĩa đó là gì? Chúng tôi sẽ lần lượt nêu rõ
trong phần này.
2.1.2.1. Tính hoàn tất hay không hoàn tất của sự tình
Thể hoàn thành không chỉ diễn tả một sự tình được coi là đã hoàn tất, mà
đôi khi nó còn miêu tả những sự tình không phải là hoàn tất. Cùng xem những ví
dụ sau:
(94) He has eaten lunch. (Anh ta đã ăn trưa.)
47
(95) I have washed the car. (Tôi mới rửa xe.)
(96) In agriculture, we have built many irrigation works, large and small.
(Về nông nghiệp, chúng ta đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ.)
Những sự kiện được miêu tả ở những câu trên được coi là đã hoàn tất và
dường như chủ thể hành động đã đạt được cái đích nào đó. Tính hoàn tất của sự
kiện tiềm ẩn trong bản thân những động từ miêu tả hoạt động hay quá trình trong
sự tương tác với quan điểm hồi tưởng, ngoại tại của thể hoàn thành. Nhưng ý
nghĩa hoàn tất đang được xem xét chỉ xảy ra khi thể hoàn thành gắn với vị từ mang
nghĩa động (dynamic) như các động từ eat, wash và built ở trên.
Ngược lại, khi ý nghĩa khái niệm cố hữu trong bản thân động từ không phải
là động và không tiềm ẩn một sự kết thúc thì thể hoàn thành sẽ không hàm ý tính
hoàn tất của sự tình. Chẳng hạn như hai ví dụ dưới đây, khi các động từ be và have
của thể hoàn thành mang nghĩa tĩnh (stative), tính hoàn tất của sự tình sẽ không có
giá trị.
(97) I have been ill. (Tôi đã bị ốm.)
(98) He has had the flu. (Anh ấy đã bị cảm cúm.)
Hai sự tình “bị ốm” và “bị cảm cúm” không phải đã chấm dứt mà còn tiếp
tục tới thời điểm phát ngôn, thậm chí vượt qua thời điểm phát ngôn. Thực chất, hai
câu này diễn tả trạng thái hiện tại của chủ thể được đưa ra là I và he.
Điều này vẫn đúng ngay cả khi ta thêm vào câu một cụm trạng ngữ diễn tả
một khoảng thời gian kéo dài (và có thể chấm dứt) tại thời điểm nói. Thể hoàn
thành vẫn không được hiểu là một sự hoàn tất. Quả thật, khi đọc những câu dưới
đây ta cảm thấy có một ngụ ý rằng những sự tình đang được miêu tả vẫn sẽ tiếp
diễn.
(99) He has been in the army for two years. (Anh ta đã ở trong quân đội
được hai năm) [Giờ vẫn còn]
(100) We have waited all day. (Chúng tôi đã chờ suốt ngày) [Vẫn còn đang
chờ]
(101) I have smoked since I left school. (Tôi đã hút thuốc từ khi ra trường.)
[Hiện vẫn còn hút]
48
R A. Jacobs từng có nhận xét: “thể hoàn thành có thể được sử dụng để
thông báo về sự tồn tại của một sự tình/trạng thái ổn định qua một giai đoạn thời
gian liên tục tới hiện tại”. [28, tr. 203] Chẳng hạn câu:
(102) Bangkok has been the capital of Thailand for many centuries.
(Bangkok là thủ đô của Thái Lan đã nhiều thế kỷ qua.)
RAJ
Trạng ngữ chỉ thời gian for many centuries không phải là một thời điểm mà
là một thời đoạn. Nếu ở câu trên, thì quá khứ đơn được dùng thay thế cho thể hoàn
thành thì câu đó sẽ có nghĩa rằng Bangkok không còn là thủ đô của Thái Lan nữa.
Tác giả muốn nhấn mạnh một trạng thái ổn định, kéo dài và chưa kết thúc được thể
hiện bởi thể hoàn thành. Và có những lúc cụm trạng ngữ chỉ thời lượng bắt buộc
phải được cụ thể hóa trong câu khi thể hoàn thành được dùng để miêu tả trạng thái
theo cách trên.
(103) George Washington has been dead for almost two centuries. (George
Washington đã mất được gần hai thế kỷ.)
RAJ
Nếu không có ngữ giới từ chỉ thời lượng for almost two centuries, câu ở trên
sẽ không thể được chấp nhận.
Một trường hợp đặc biệt cần suy nghĩ là nếu thể hoàn thành sử dụng vị từ ở
thể hữu kết (telic) thì tình hình sẽ được hiểu như thế nào. Chúng ta đã biết, thể hữu
kết luôn diễn đạt những hành động đã đạt một kết quả hay một cái đích nào đó.
Lúc đó ý nghĩa hoàn tất được diễn đạt bởi thể hoàn thành luôn tiềm ẩn và đôi khi
nó còn là sự chấm dứt hoàn toàn. Điểm này được minh chứng ở ví dụ (104).
(104) He has drown and then we have saved him. (Anh ấy đã chết đuối
nhưng sau đó chúng tôi đã cứu được.)
Nếu những người không nắm rõ kiến thức về thể đọc câu trên, họ sẽ cho
rằng câu trên là đúng. Nhưng thực chất câu đó lại không thể được chấp nhận. Lý
do là ở chỗ động từ drown (chết đuối) ở trong câu trên là một động từ thuộc nhóm
thể hữu kết. Bản thân động từ hàm chứa cái kết quả được thể hiện trong nghĩa của
từ. Hơn thế, khi nó được áp dụng với thể hoàn thành tức là cái kết quả đó đã được
49
thực hiện, đã chấm dứt. Ở câu trên, khi nói he has drown có nghĩa chủ thể he đã ở
trong trạng thái “không còn sống”. Vậy làm sao có thể bổ sung thêm vế câu and
then we have saved him. Sự thể đã rõ ràng. Người đã chết làm sao có thể sống lại.
Tóm lại, ý nghĩa hoàn tất hay chưa hoàn tất của thể hoàn thành phụ thuộc
vào việc động từ được sử dụng là động từ tĩnh hay động, hữu kết hay vô kết.
2.1.2.2. Sự thay đổi trạng thái của sự tình
Ý nghĩa này của thể hoàn thành diễn tả một sự tình đã thay đổi so với trạng
thái ban đầu và là kết quả của một sự kiện trong quá khứ. Vì lý do này, thể hoàn
thành đôi khi còn được gọi là thể kết quả “resultative perfect”. Dưới đây là hai ví
dụ minh họa:
(105) The two schools have merged. (Hai trường đó đã xát nhập với nhau.)
(106) The owners have agreed to sell the property. (Những người chủ sở
hữu đã đồng ý bán cơ ngơi đó.)
Hình thái hiện tại của have trong hai câu trên chỉ ra rằng mệnh đề không
phải nhấn mạnh cái sự kiện quá khứ mà chủ yếu muốn miêu tả kết quả hiện tại của
sự kiện đó. Trong câu thứ nhất, sự tình hiện tại được miêu tả là hiện giờ chỉ tồn tại
một trường duy nhất. Kết quả này được hình thành từ sự kiện xát nhập thực tế của
hai trường trong quá khứ. Sự tình hiện tại ở câu thứ hai đó là cái cơ ngơi ấy hiện
giờ được đem bán. Nó như là kết quả của một sự thỏa thuận trong quá khứ giữa
những người chủ sở hữu ngôi nhà.
Ý nghĩa này xảy ra tương tự đối với ví dụ sau:
(107) Kirsten has been chosen as the new director. (Kirsten đã được bầu
chọn làm giám đốc mới.)
Sự tình hiện tại ở đây là việc Kirsten hiện giờ là hoặc sớm muộn sẽ là giám
đốc mới. Đó là kết quả của những sự kiện liên quan đến việc chọn lựa. Hay như
câu (108) The lift has broken down. (Thang máy hỏng rồi.) diễn tả kết quả hiện tại
là Tôi phải đi cầu thang bộ. Câu (109) He hasn’t come yet. (Anh ta vẫn chưa đến.)
có kết quả hiện tại là Vì thế chúng tôi vẫn còn đợi.

50
Như vậy, mục đích của thể hoàn thành ở đây là miêu tả kết quả hiện tại của
sự tình. Còn cái trạng thái hay những sự kiện liên quan để dẫn tới kết quả đó thì
người đọc tự suy ngẫm.
2.1.2.3. Tính lặp của sự kiện
Thể hoàn thành cũng diễn tả sự kiện mang tính lặp. Điều này nghe có vẻ vô
lý nhưng thực ra lại có căn cứ xác đáng. Gerald P. Delahunty và James J. Garvey
nhận xét: “Khi động từ của câu dưới hình thức thể hoàn thành diễn tả một sự kiện
thì câu đó có thể diễn tả một loạt sự kiện lặp đi lặp lại. Trường hợp này thường đòi
hỏi xuất hiện một trạng ngữ thích hợp trong câu” [32, trang 159]. Ví dụ:
(110) We have visited Norway every July for 50 years. (Đã 50 năm nay, cứ
tháng 7 hàng năm chúng tôi lại đến Norway.)
GPD
R A. Jacobs cũng khẳng định “thể hoàn thành được dùng cho những hành
động thói quen hoặc những hành động lặp lại hơn một lần”[35, trang 203]
(111) I have visited China four times. (Tôi đã đến Trung Quốc bốn lần.)
(112) The valley has been flooded every year since 1979. (Suốt từ năm 1979
năm nào thung lũng đó cũng bị úng lụt.)
RAJ
Với ý nghĩa này thì các trạng từ tần suất như every July, four times, every
year là luôn cần thiết trong các câu trên. Ở câu (112), nếu trạng ngữ every year
được loại bỏ thì câu đó đơn thuần chỉ là diễn tả một trạng thái. Khi đó chủ thể the
valley (thung lũng) được hiểu là phải chịu một trận lụt suốt từ năm 1979.
Hành động thói quen còn được thể hiện khi thể hoàn thành kết hợp với
những trạng từ như always, never.
(113) They’ve always answered my letters. (Họ vẫn luôn trả lời thư của tôi.)
(114) I have never been late for work. (Tôi chưa bao giờ đi làm trễ.)
Có thể nói, một mình cấu trúc vị từ thể hoàn thành thôi chưa đủ để làm rõ
tính lặp lại của hành động. Nó luôn cần có một trạng ngữ thích hợp như đã nêu
trên để hỗ trợ.

51
2.1.2.4. Miêu tả những hành động quá khứ gần với hiện tại mà thời gian không
xác định
Theo cách hiểu này, thể hoàn thành nói tới những sự kiện đủ gần để được
coi là mới và liên quan đến hiện tại. Bằng cách đó kết nối hiện tại với những sự
kiện quá khứ. Thời gian sự kiện diễn ra không được hiển thị cụ thể. So sánh hai
câu sau:
(115) The Canadian prime minister has taken his family to visit New
Brunswick.
(116) George Washington has taken Martha to visit the Marquis de
Lafayette. RAJ
Thực tế đang tồn tại một thủ tướng của nước Canada. Vì vậy, có thể là
chuyến viếng thăm của gia đình ông ấy có liên quan trực tiếp đến một số sự tình
hiện tại. Điều này dễ được chấp nhận. Nhưng câu (116) nghe có vẻ vô lý. Câu này
ngụ ý rằng George và Martha Washington vẫn còn sống và chuyến viếng thăm của
họ có liên quan đến hiện tại. Trong thực tế, họ không còn sống nữa. Nếu câu này
xuất hiện trong một vở kịch nói về cuộc đời của Washington thì nó hoàn toàn được
chấp nhận. Lúc đó, sự kiện quá khứ được miêu tả sẽ liên quan đến thời gian hiện
tại của vở kịch.
Cách hiểu “thời gian không xác định” trong ý nghĩa này ngụ ý rằng người ta
không cho phép có một thời điểm xác định đi cùng với thể hoàn thành. Chẳng hạn
như thời điểm May 29, 1934 hay last Tuesday trong ví dụ bên dưới:
(117) The Canadian prime minister has taken his family to visit New
Brunswick on May 29, 1934 (or last Tuesday).
Lý do mà không cho phép một thời điểm xác định trong quá khứ xuất hiện
cùng thể hoàn thành là vì nó sẽ gây ra sự mâu thuẫn về thời điểm mốc. Câu sau
nghe có vẻ không ổn:
(118) *On December 20, 1992, Maureen Duffy has written a novel about
two friends.
RAJ

52
Rõ ràng là hai tình huống diễn ra ở hai thời điểm khác nhau lại liên quan
đến nhau. Tình huống hiện tại mà ở đó cuốn tiểu thuyết đã được hoàn thành được
nhìn nhận như một sự kiện quá khứ - thực tế viết tiểu thuyết. Nhưng quan điểm
chính thức về thời gian thì lại ở hiện tại. Đây chính là lý do tại sao ta không thể
đưa cụm trạng ngữ on December 20, 1992 vào câu trên. Thời điểm này nói về quá
khứ. Nó sẽ mâu thuẫn với quan điểm thời gian hiện tại thể hiện qua hình thái hiện
tại have của thể hoàn thành. Trong trường hợp này chúng ta có thể thay thế on
December 20, 1992 bằng now, một trạng từ hiện tại.
Câu I have gone to have my hair cut yesterday (Tôi đi cắt tóc hôm qua)
cũng mắc phải lỗi tương tự. Trạng từ yesterday (hôm qua) không thích hợp với
quan điểm thời gian hiện tại thể hiện qua have gone. Cũng như vậy, người ta có
thể nói:
(119) I have read the instructions but I don’t understand them. (Tôi đã đọc
những chỉ dẫn nhưng tôi không hiểu chúng.)
(120) I read the instructions last night. (Tôi đã đọc những chỉ dẫn tối qua.)
Nhưng không thể nói I have read the instructions yesterday but I don’t
understand them.
2.1.2.5. Ý nghĩa tình thái của thể hoàn thành
Điều gì sẽ xảy ra nếu thể hoàn thành không kết hợp với thì hiện tại hay quá
khứ mà kết hợp với một vị từ tình thái? Trong trường hợp vị từ tình thái đó là
“will”, một động từ luôn được coi là đánh dấu thời tương lai, xuất hiện trong cấu
trúc thể hoàn thành thì câu đó cũng có nghĩa miêu tả sự tình sẽ được hoàn tất hay
một kết quả đạt được trước một thời điểm mốc trong tương lai. Trong trường hợp
này, người ta thường muốn nhấn mạnh tới con số cụ thể sẽ đạt được. Ví dụ:
(121) By the end of the month he will have trained 600 horses. (Cuối tháng
này ông ta sẽ huấn luyện được 600 con ngựa.)
(122) I have £50 a month and I started in January. So by the end of the year
I will have saved £600. (Mỗi tháng tôi để dành được 50 bảng và tôi đã bắt đầu hồi
tháng Giêng. Vì thế đến cuối năm tôi sẽ để dành được 600 bảng.)

53
(123) I drink eight bottles a week. I’ll have drank all these by the end of this
year. (Tôi uống 8 chai một tuần. Cuối năm nay tôi sẽ uống hết sạch 400 chai ấy.)
Khi đứng sau vị từ tình thái, thể hoàn thành có thể cho biết sự suy đoán về
những hành động ở quá khứ. Vị từ tình thái thường được dùng trong trường hợp
này là may, might, could, would, must.
(124) He may/might have gone. (Có lẽ anh ta đã đi rồi.)
= Perhaps he went/has gone.
= It is possible that he went/has gone.
(125) Tom could have taken the money, he was here alone yesterday. (Có
thể Tom đã lấy số tiền đó, anh ta đã ở đây một mình ngày hôm qua.)
(126) He missed the first class. He must have got sick. (Anh ấy vắng buổi
học đầu tiên. Chắc hẳn là anh ấy bệnh.)
Cũng có khi nó được dùng để diễn đạt một hành động sao lãng bổn phận.
Và nếu ở dạng phủ định, nó diễn đạt một hành động sai trái hay ngốc nghếch trong
quá khứ. Trong trường hợp này, vị từ tình thái thường được dùng nhất là should.
(127) He came home alone. You shouldn’t have let him do that; he might
have got lost. (Nó đã về nhà một mình. Lẽ ra anh không nên để cho nó đi như thế.
Nó có thể bị lạc.)
(128) You should have turned his omelette, he likes it turned. (Lẽ ra chị nên
lật miếng trứng ốp la. Anh ta thích trứng chiên hai mặt.)
Hay trong cấu trúc vị từ thể hoàn thành ở thức giả định, khi xuất hiện vị từ
tình thái thì ý nghĩa được diễn tả là sự suy đoán kết hợp với thái độ của người phát
ngôn đối với sự tình trong câu. Ví dụ:
(129) If I had known that you were coming I would have met you at the
airport. (Nếu tôi biết anh đến thì tôi đã đón anh ở phi trường rồi.)
(130) If we had found him earlier we could have saved his life. (Nếu chúng
ta tìm thấy anh ta sớm hơn thì chúng ta đã có thể cứu sống anh ta rồi.)
2.1.2.6. Chức năng quy chiếu thời gian của thể hoàn thành
Trong mệnh đề vô định, thể hoàn thành, chứ không phải thời quá khứ được
sử dụng để chỉ ra việc quy chiếu thời gian quá khứ. Đối chiếu hai câu:
54
(131) She believes that Clarissa was born at midnight on March 25.
(132) She believes Clarissa to have been born at midnight on March 25.
(Cô ấy chắc chắn rằng Clarissa được sinh ra vào đêm ngày 25 tháng ba.)
Rõ ràng ở câu thứ hai, thể hoàn thành thay thế thì quá khứ trong mệnh đề
tương đương ở câu trước. Có một điểm đáng lưu ý là chúng ta đã biết trong mệnh
đề hữu định, thể hoàn thành không xuất hiện cùng một trạng ngữ thời gian xác
định. Tại sao trạng ngữ thời gian at midnight on March 25 lại được chấp nhận
trong mệnh đề vô định như trường hợp câu trên? Lý do chính là ở chỗ thể hoàn
thành, ở đây, thực chất đã thay thế cho thì quá khứ và có chức năng như một thì
quá khứ chứ không phải một thể như vốn dĩ. Khi ấy, cả thể hoàn thành và trạng
ngữ thời gian trong câu đều quy chiếu tới thời điểm quá khứ. Điều này hoàn toàn
không gây ra mâu thuẫn về thời gian được quy chiếu.
Tiếp tục với vấn đề quy chiếu thời gian trong mệnh đề hữu định, chúng tôi
sẽ dành phần để nói về thể hoàn thành kết hợp với thì quá khứ. Có một điểm khác
so với nội dung liên quan đã được bàn đến trước đó là khi thì quá khứ được dùng
với thể hoàn thành, nó cho phép xuất hiện trạng ngữ thời gian xác định. Ví dụ:
(133) Ackroyd was surprised when he checked the records in April 1993. A
supercomputer had written the novel about Silicon Valley on December 20, 1992.
(Ackroy khi kiểm tra tài liệu ghi chép tháng tư năm 1993. Một siêu máy tính đã
viết cuốn tiểu thuyết về Silicon Valley vào ngày 20 tháng 12 năm 1992.)
Như vậy, thời gian viết tiểu thuyết và thời gian kiểm tra tài liệu đều là quá
khứ và chúng liên quan đến nhau. Việc sử dụng thể hoàn thành ở câu thứ hai đánh
dấu sự kiện “viết tiểu thuyết” trong quá khứ như diễn ra trước sự kiện “kiểm tra tài
liệu” mặc dù sự kiện “kiểm tra tài liệu” được thông báo trước. Trong trường hợp
này, thể hoàn thành được coi là một phương tiện hữu hiệu để chỉ ra thời gian quy
chiếu của các sự kiện không được trình bày theo trật tự lôgic thông thường.
Ta cũng có cách hiểu tương tự đối với câu sau mặc dù nò không chứa đựng
một trạng ngữ thời gian:

55
(134) She saw empty glasses and cups realized that three peoples had been
in the room. (Cô ta đã nhìn thấy những ly tách rỗng và nhận ra rằng ba người đã ở
trong phòng.)
Ta hiểu được rằng đã có ba người ở trong phòng trước khi cô ấy she xuất
hiện. Sự suy luận này dựa vào dấu hiệu còn để lại ở quá khứ trong mệnh đề thứ
nhất là những cái ly tách rỗng dành cho ba người.
Ý nghĩa này của thể hoàn thành sẽ rõ hơn khi chúng ta tìm hiểu tiếp câu sau:
(135) When I arrived Ann had left. (Khi tôi đến Ann đã đi khỏi.)
Câu này phải được hiểu là khi tôi “I” đến thì Ann không có mặt ở đó nữa.
Nhưng nếu thể hoàn thành được thay thế bằng thì quá khứ thì ta sẽ có cách hiểu
khác: khi tôi đến nơi rồi Ann mới đi: When I arrived Ann left.
Để giải thích cho câu trên, ta có thể sử dụng từ after hoặc before.
After Ann had left I arrived. (Sau khi Ann đi khỏi thì tôi đến.)
= Ann had left before I arrived. (Ann đã đi trước khi tôi đến.)
Một số từ khác có cách dùng tương đương có thể kết hợp với thể hoàn thành
quá khứ là when, until/till. Chúng ta có thêm các ví dụ:
(136) When she had sung her song she sat down. (Khi hát xong cô ấy ngồi
xuống.)
(137) I had not given much thought to girls until I knew Mabel. (Tôi đã
không tơ tưởng gì nhiều về các cô gái cho đến khi tôi gặp Mabel.)
Đôi khi khoảng thời gian liên quan giữa hành động bởi thể hoàn thành với
thời gian quy chiếu còn được hiểu là rất ngắn hay gần nhau. Điều này được thể
hiện qua các từ như just, recently hay lately trong các câu sau:
(138) I had just poured myself a glass of beer when the phone rang. (Tôi
vừa tự rót một ly bia thì chuông điện thoại reo.)
(139) I have just moved to a house in Bridge Street. (Tôi vừa chuyển đến
sống ở phố Bridge.)
(140) He’s had a lot of bad luck lately/recently? (Gần đây, anh ta đã có
nhiều xui xẻo.)

56
Đến đây có thể nói rằng thể hoàn thành trong tiếng Anh có ý nghĩa rất
phong phú, đa dạng nhưng cũng phức tạp. Điều này gây không ít khó khăn đối với
việc học tiếng Anh của người Việt, đặc biệt là việc dịch các văn bản từ tiếng Việt
sang tiếng Anh. Để giảm bớt phần nào những khó khăn này, chúng tôi mạnh dạn
nghiên cứu về cách chuyển dịch thể hoàn thành trong tiếng Anh sang tiếng Việt ở
mục dưới đây.
2.2. Cách thức chuyển dịch thể hoàn thành tiếng Anh sang tiếng Việt
2.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đã” của tiếng Việt
2.2.1.1. “Đã”và ý nghĩa của thể hoàn thành
Để thực hiện công việc chuyển dịch trên, nhất định tiếng Việt phải có những
yếu tố hay đơn vị ngôn ngữ tương đương đủ khả năng để chuyển tải tương đối
hoàn chỉnh ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh. Vậy yếu tố ngôn ngữ đó là
gì trong các ví dụ sau?
(141) “Farm 3” had lived a moment of love which was strange and
fascinating. (“Nông trường 3” đã sống một thuở yêu đương say đắm lạ lùng.)
(142) Oh, Isak, […] where have you been all this time? (Ồ, Isak, anh đã đi
đâu suốt thời gian qua?)
(143) Secretary-General Ban Ki-moon has made climate change a priority
at the United Nations. (Tổng thư ký Ban Ki-moon đã nêu vấn đề thay đổi khí hậu
là ưu tiên hàng đầu tại Liên Hợp Quốc.)
Chúng ta có thể thấy ngay phương tiện dẫn dắt tương đương để chuyển dịch
thể hoàn thành tiếng Anh sang tiếng Việt chính là từ “đã”. Theo thống kê của
chúng tôi, tần số xuất hiện “đã” của tiếng Việt tương đương với thể hoàn thành
trong tiếng Anh là rất cao. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cách chuyển dịch của
các câu có sử dụng thể hoàn thành tiếng Anh sang tiếng Việt trong cuốn “A Doll‟s
House” (Ngôi nhà búp bê) của tác giả Henrik Ibsen, do nhà xuất bản Thế giới in ấn
năm 2006. Kết quả là trong số 68 câu được khảo sát có 46 câu (chiếm 68%) được
chuyển dịch sử dụng đã và chỉ có 22 câu (chiếm 32%) không xuất hiện đã khi
chuyển dịch sang tiếng Việt. Điều đó cho thấy đã trong tiếng Việt được xem là
đơn vị tương đương lớn nhất với thể hoàn thành trong tiếng Anh.
57
Có mấy lí do đáng tin cậy để vận dụng từ đã trong trường hợp này.
Lí do thứ nhất, đã luôn luôn được xác định là chỉ tố của thời quá khứ. Ý
nghĩa quá khứ của đã ở đây được hiểu là ý nghĩa định vị một sự tình ở vào trước
thời điểm mốc. Xuất phát từ quan điểm này, nhiều nhà Việt ngữ học cho rằng đã
luôn có ý nghĩa quá khứ dù đi với vị từ nào, dù đi với khung thời gian nào. Ví dụ:
(144) Dũng đã đi lẫn vào trong bóng tối đen mà Loan còn bâng quơ đứng
lặng nhìn theo. [khung thời gian hiện tại]
(145) Hôm ấy, chị đã bám sát thằng Dũng không rời một bước. [khung thời
gian quá khứ]
(146) Ngày mai anh đến thì tôi đã đi rồi. [khung thời gian tương lai] (23,
tr.73)
Rõ ràng, trong cả ba ngữ cảnh trên, đã đều biểu hiện sự kiện xảy ra trước
mốc. Liên tưởng tới một điểm tương đồng với thể hoàn thành tiếng Anh, kể cả khi
gắn với thì hiện tại, qúa khứ hay tương lai thì vị từ ở thể hoàn thành vẫn miêu tả sự
kiện ít ra là đã bắt đầu trước mốc. Hãy đối chiếu:
(147) He told me his name but I have forgotten it. (Anh ta đã cho tôi biết
tên nhưng tôi lại quên.) [thì hiện tại]
(148) Karen didn’t want to come to the cinema with us because she had
already seen the film. (Karen không muốn đi xem phim cùng chúng tôi vì cô ấy đã
xem bộ phim đó rồi.) [thì quá khứ]
(149) We’re late. I expect the film will already have started by the time we
get to the cinema. (Chúng ta trễ rồi. Tôi cho rằng cuốn phim đã bắt đầu khi chúng
ta đến rạp hát.) [thì tương lai]
Ở câu (147) trạng thái quên “have forgotten” chắc chắn đã bắt đầu trước
thời điểm phát ngôn, thời hiện tại. Việc Karen đã xem bộ phim được đề cập trong
câu (148) diễn ra trước khi cô ấy quyết định không đi tới rạp chiếu phim. Cũng
như vậy, sự việc chiếu phim ở câu cuối được cho là đã bắt đầu trước thời điểm we
(chúng ta) đến rạp, một thời điểm tương lai.
Lý do tiếp theo và cũng là một lý do mang tính quyết định chủ yếu đối với
việc chuyển dịch song song thể hoàn thành tiếng Anh và đã trong tiếng Việt là đã
58
của tiếng Việt không chỉ có ý nghĩa quá khứ mà còn mang ý nghĩa thể. Theo quan
điểm của Cao Xuân Hạo và Phan Thị Minh Thúy, ý nghĩa ổn định của đã có thể
coi là ý nghĩa thể dĩ thành. “Thể dĩ thành được hiểu là một biến thái của thể hoàn
thành, biểu thị ý nghĩa khái quát về một sự thể hay một biến cố đã diễn ra trong
quá khứ nhưng kết quả của nó vẫn còn mang tính quan yếu đối với hiện tại.”[18,
tr. 79]. Theo quan niệm của Nguyễn Minh Thuyết, ý nghĩa này còn được gọi là ý
nghĩa kết quả. Ngoài ý nghĩa trên, đã có thể biểu thị các ý nghĩa kết thúc/phi kết
thúc hay (hoàn tất/chưa hoàn tất). Vậy, từ đã trong tiếng Việt được dùng như thế
nào để thể hiện ý nghĩa hoàn tất của thể hoàn thành trong tiếng Anh?
2.2.1.2. Cách thức vận dụng “đã” trong chuyển dịch
Trong phần bàn về ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh, chúng ta đã
biết, để xác định ý nghĩa hoàn tất hay chưa hoàn tất của thể hoàn thành trong tiếng
Anh phải căn cứ vào việc vị từ được sử dụng mang tính động hay tĩnh, hữu kết hay
vô kết. Tiếng Việt cũng có sự phân biệt tương tự với từ đã. Khi kết hợp với các vị
từ hành động, đã cho biết hành động đã bắt đầu và kết thúc hoàn toàn trước thời
điểm mốc. Chính vì thế, sự tương đương về nghĩa thể giữa các câu Anh - Việt có
sử dụng vị từ động ở dưới là khá phù hợp:
(150) The farmer had tied his table napkin round his neck. (Bác nông dân
đã lấy khăn bàn buộc choàng quanh cổ mình.)
(151) She had read a book of mine and had written to me about it. (Nàng đã
đọc một cuốn sách của tôi và đã viết thư cho tôi về cuốn sách đó.)
(152) Bobby Martin had already stuffed his pockets full of stones. (Bobby
Martin đã nhét đá đầy túi.)
Đối với cả tiếng Anh và tiếng Việt, nếu trong câu sử dụng vị từ (+động,
+hữu kết) thì ý nghĩa thể hoàn thành càng rõ nét. Có thể đối chiếu hai câu:
(153) They have gone to China. (Họ đã đi Trung Quốc.)
(154) They have arrived in China. (Họ đã đến Trung Quốc.)
Trong câu (154), “arrived” (đến) là một vị từ hữu kết. Do đó, sự tình được
diễn đạt ở cả câu tiếng Anh và câu chuyển dịch tiếng Việt đều được hiểu là đã kết
thúc. Ở trường hợp câu (153) thì có sự khác biệt đôi chút. Động từ “gone” (đi) là
59
động từ vô kết. Trong câu tiếng Anh, cấu trúc vị từ thể hoàn thành have gone cho
biết hành động có thể chưa kết thúc. Có thể “họ” đang ở Trung Quốc hoặc vẫn
đang trên đường tới đó. Trong khi đó, để xác định “đã” trong câu tiếng Việt họ đã
đi Trung Quốc diễn tả sự tình kết thúc hay chưa còn phụ thuộc vào những yếu tố
khác nữa. Chẳng hạn, yếu tố bổ ngữ có thể quyết định tính hoàn tất hay chưa hoàn
tất của đã. Xét trường hợp sau:
- Họ có nhà không?
- Họ đã đi Trung Quốc rồi.
Câu trả lời trên có nghĩa là họ đã đi và hiện nay chưa về. Nói cách khác là
họ vẫn đang ở Trung Quốc. So sánh với câu:
- Họ đã đi Trung Quốc vài lần rồi.
Căn cứ vào bổ ngữ vài lần, ta có thể xác định câu này có nghĩa là họ đã đi
Trung Quốc và đã trở về. Đối với tiếng Anh, nếu ta thêm bổ ngữ mang nghĩa
tương tự là several times thì ta cũng có được ý nghĩa thể hoàn thành nhưng động
từ trong câu phải thay đổi. Cụ thể ta sẽ có câu they have been to China several
times hoặc they have arrived in China several times.
Còn nếu trong câu tiếng Anh sử dụng vị từ điểm tính thì không có gì phải
bàn cãi. Khi đó đã trong câu tiếng Việt tương ứng với nó cũng sẽ biểu thị ý nghĩa
kết thúc. Ví dụ:
(155) He went on, telling how he had shot the buck…(Cậu thao thao bất
tuyệt chuyện mình đã bắn một con sơn dương thế nào…)
- The boy had jumped down from the balcony. (Cậu bé đã nhảy xuống từ
ban công.)
Khi vị từ tĩnh xuất hiện trong thể hoàn thành tiếng Anh, phương tiện chuyển
dịch đã của tiếng Việt cũng diễn tả sự tình, trạng thái bắt đầu trước thời điểm mốc
nhưng chưa kết thúc vào thời điểm ấy. Đối chiếu các câu sau:
(156) I’ve forgotten her name. (Tôi đã quên tên cô ta.)
(157) Suzanne has had a baby. (Suzanne đã có em bé.)
Quên là một trạng thái của tâm trí sau khi mất đi một nhận thức đã có được
từ một điều gì đó của ngoại giới. Khi đã quên rồi, cái trạng thái ấy sẽ còn được duy
60
trì cho tới khi nào nhớ ra mới thôi. Cụ thể, ở ví dụ trên, chủ thể “tôi” đã mất đi “cái
nhận thức” về tên của một người và hiện giờ vẫn chưa nhớ ra. Tương tự như vậy,
sự việc cô ấy có em bé cũng chưa chấm dứt. Câu này không thể được hiểu là trước
đây cô ấy đã có em bé và giờ không có nữa.
Cách lý giải cho “đã” như ở trên rất phù hợp với nhận xét của Trần Kim
Phượng: “đối với người Việt, trong một câu có đã, cái mà người ta quan tâm lại
liên quan đến thực tại. nói cách khác, nói tới đã là nói tới phần đã được hiện thực
hóa, phần làm được của chủ thể, gây một hệ quả nào đó, một tác động nào đó ảnh
hưởng đến thực tại, cần phải giải quyết.” [18, tr. 70]
Nói chung, có thể coi từ đã trong tiếng Việt là một phương tiện hữu hiệu
trong việc chuyển dịch thể hoàn thành của tiếng Anh. Vì nó đảm bảo tương đối
đầy đủ các nét nghĩa được thể hiện bởi thể hoàn thành của tiếng Anh.
Có điểm cần lưu ý là trong tiếng Việt, có những trường hợp đã đồng âm với
nhau. Chẳng hạn, tính từ đã như trong các ví dụ: Xem đã mắt. Ăn đã thèm. Chơi
một chuyến cho đã đời. Ngủ chưa đã.
Đã trong tiếng Việt còn có thể đóng vai trò như một trợ từ. Tác giả Trần
Kim Phượng nhận xét: “Đã với tư cách trợ từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực,
không đảm nhiệm chức năng thành phần câu. Trợ từ đã được đặt trước một động
từ hoặc tính từ để nhấn mạnh ý nghĩa mà từ ấy biểu thị”. [18, tr. 52] Ví dụ:
(158) Là con thú nhỏ, chó rừng chỉ chốc lát đã ễnh bụng, trong khi lạc đà
mới vớ được có vài miếng..
(159) Tôi có thể nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc
đã có một kẻ thù riêng nào cả.
(160) Trong góc phòng có chiếc giường sắt cũ đã ọp ẹp.
Đã cũng có thể là một tình thái từ. Khi đứng trước danh từ, cụm danh từ, đã
nhấn mạnh hoặc biểu thị sự đánh giá của người nói đối với sự tình được nêu trong
câu. Ví dụ:
(161) Nước láng giềng ở cạnh ta, không có mưa đã nhiều tháng nay.
(162) Thực ra đã lâu lắm rồi, ngài chưa có dịp đọ sức với một kẻ thù nào
đáng kể.
61
(163) Bác ấy đã 60 tuổi. (khẩu ngữ)
Khi đã xuất hiện trong các kết cấu cố định như mới…đã; chưa…đã;
vừa…đã; đã…thì…, nó cũng biểu thị sự đánh giá của người nói đối với sự tình
trong câu. Chẳng hạn:
(164) Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã
hiểu đến.
(165) Khi ánh đèn pin vừa nhòe vào cổng, lão Tòng đã đon đả chạy ra.
Tình thái từ đã cũng có thể đứng ở cuối câu để bổ sung ý nghĩa cầu khiến
cho toàn câu:
(166) Vẫn chưa tới giờ đâu. Đi mua đồ ăn đã.
(167) Thì cô Ló cứ ngồi đây đã.
Cần phải phân biệt rõ phương tiện dùng để chuyển tải ý nghĩa thể hoàn
thành tiếng Anh không phải là những từ đã như vừa xét mà đó là phó từ đã hay
phó từ chỉ thời-thể theo như cách gọi của nhiều nhà Việt ngữ học. Trong trường
hợp này, phó từ đã luôn đứng trước vị từ. Đồng thời tổ hợp phó từ đã + P có thể
trả lời cho câu hỏi: đã…chƣa?. Ví dụ:
- Anh đã gặp cô ấy chưa?
- Tôi đã gặp (rồi).
2.2.2. Cách thức chuyển dịch sử dụng những kết cấu với đã của tiếng Việt
2.2.2.1. Kết cấu đã…rồi
Trước hết, hãy tìm điểm tương đồng giữa các câu chuyển dịch tiếng Việt sau
đây:
(168) When the people had gone, the monkey went to look for her unloved
child, but could not find him. (Khi bọn người đã đi rồi, con khỉ quay lại tìm đứa
con ghét bỏ nhưng chẳng tìm thấy.)
(169) You have bought the wrong shirt. (Anh đã mua nhầm áo sơ mi rồi.)
(170) He tried to say, Forgive me, and saw she had forgotten him long ago.
(Cha cố nói, “hãy tha thứ cho anh”, nhưng lại cảm thấy nàng đã tha thứ cho mình
từ lâu rồi.)

62
Vị từ thể hoàn thành trong các câu tiếng Anh ở trên đều cho biết các hành
động đã kết thúc. Tuy vậy, trong những câu tiếng Việt, ta thấy các vị từ ấy không
những được chuyển tải bằng cách đứng sau phó từ đã mà còn xuất hiện thêm từ rồi
ở sau chúng. Tại sao lại có sự kết hợp đã…rồi này? Theo nhận định của tác giả
Nguyễn Văn Thành, trong một câu thường có cả từ thời-thể đã, sẽ lẫn từ rồi. Đã
là từ chỉ thời quá khứ và thể của động từ với ý nghĩa sự kiện tổng quát (đã biết, đã
đọc, đã viết,v.v.). Còn từ rồi thì nhấn mạnh thêm ý nghĩa thời quá khứ và nó là một
trạng từ. [20, tr. 55]
Như vậy, trạng từ rồi ở trong trường hợp này không làm ảnh hưởng gì tới ý
nghĩa thể hoàn thành mà nó chỉ có tác dụng nhấn mạnh thêm tính hoàn tất của
hành động trong quá khứ. Trong những phát ngôn thực tế, không phải lúc nào ta
cũng bắt gặp cấu trúc đã…rồi một cách đầy đủ. Có khi phó từ đã được lược bỏ đi,
song ý nghĩa thời-thể của vị từ vẫn vậy. Chẳng hạn như ở các ví dụ sau:
(171) How long have you been in my army? (Anh nhập ngũ được bao lâu
rồi?)
(172) Solveig! Oh, it is well you have come! (Solveig! Em đến rồi, hay
quá!)
Thực ra, người Việt vẫn có thể đưa thêm từ đã vào hai câu trên mà ý nghĩa
của chúng không đổi:
(173) Anh đã nhập ngũ được bao lâu rồi?
(174) Solveig! Em đã đến rồi, hay quá!
Chức năng của trạng từ rồi trong tiếng Việt giống như đối với từ already
của tiếng Anh. Những câu dưới đây cho thấy điều đó:
(175) She has already stolen my pearl necklace and just now she want to do
something terrible to me. (Cô ta đã lấy cắp của tôi một vòng đeo cổ bằng hạt trai
rồi mà bây giờ còn muốn gây ra những điều kinh khủng cho tôi nữa.)
(176) Tom has rung up three times this morning already. (Tom đã gọi điện
ba lần sang nay rồi.)

63
Tuy nhiên, không phải cứ khi nào vị từ thể hoàn thành của tiếng Anh kết
hợp với already thì ta phải vận dụng cấu trúc đã…rồi để chuyển dịch sang tiếng
Việt (như đã giải thích ở trên). Người ta vẫn có thể nói:
(177) We had already told the class leader about that problem. (Chúng tôi
đã kể cho lớp trưởng về vấn đề đó.)
Thậm chí người ta có thể sử dụng thể hoàn thành với already (hay đã…rồi
trong tiếng Việt) để nói về một điều hoàn thành sớm hơn là dự đoán. Điều này sẽ
rõ hơn khi phát ngôn được đặt trong ngữ cảnh cụ thể:
(178) “Don’t forget to post the letter, will you?” “I’ve already posted it”.
(“Đừng quên bỏ thư nhé”. “Tôi đã bỏ thư rồi”)
(179) “When is Tom going to start his new job?” “He has already
started”. (“Khi nào Tom sẽ bắt đầu công việc mới của nó?” “Nó đã bắt đầu rồi”)
2.2.2.2. Kết cấu đã…xong/được/hết
Hãy xét các ví dụ sau:
(180) By the autumn he had built a house for himself. (Đến mùa thu anh đã
làm xong căn nhà cho mình.)
(181) “Sign in this,” he said when he had finished writing. (“Hãy ký vào
đây,” ông nói khi đã viết xong.)
(182) […] but they hadn’t expected to eliminate the Northern Men out of
their territory. (… thế mà có ngờ đâu sức sống mãnh liệt của họ đã gạt đƣợc bọn
phương Bắc ra ngoài lãnh thổ.)
(183) At the end of August, he had saved a dollar. (Vào cuối tháng Tám,
anh đã dành dụm đƣợc một đô la.)
(184) He himself had lost all hope. (Chính bản thân anh ta đã mất hết hy
vọng.)
(185) He refused to go till he had seen all the pictures. (Anh ta đã từ chối đi
cho đến khi anh ta đã xem hết tất cả các bức tranh.)
Ở những câu trên, ta lại thấy xuất hiện thêm các cấu trúc với đã: đã…xong,
đã…được, đã…hết. Vậy các từ xong, được, hết đóng góp ý nghĩa gì trong cách
chuyển dịch thể hoàn thành Anh-Việt? Tiếp tục với nhận xét của Nguyễn Văn
64
Thành, tác giả nhận định: khi đi sau các động từ cộng với các từ thời-thể đã, sẽ,
các từ kể trên bổ sung cho động từ các ý nghĩa kết quả và giới hạn của hành động
với các sắc thái ý nghĩa khác nhau. [20, tr. 55]
Từ xong kết hợp với nội động từ để diễn đạt ý nghĩa kết thúc của hành động;
kết hợp với ngoại động từ để diễn đạt ý nghĩa kết thúc có kết quả của hành động.
Giống như cấu trúc đã…rồi, đã…xong cũng không phải là một cấu trúc chặt
chẽ. Phó từ đã có thể được ẩn đi như trong các câu:
(186) After the house owner had read the advertisement through, he
hastened to telephone the estate agent. (Chàng chủ nhà coi xong tấm quảng cáo
vội vã điện thoại cho ông mối nhà.)
(187) When they had finished, they walked part of the way home together.
(Sau khi chơi xong, hai người cùng nhau trở về nhà.)
Còn đối với từ được, nó thường đi sau động từ và bổ sung cho động từ ý
nghĩa kết thúc và đạt kết quả tốt hoặc đạt đến giới hạn với ý nghĩa thành đạt. Ta có
thể thấy ý nghĩa này của được rất phù hợp với nghĩa được diễn tả trong những câu
tiếng Anh ở trên.
Cuối cùng, từ hết đi sau nội động từ để diễn đạt ý nghĩa kết quả của hành
động với nghĩa cạn kiệt hành động hay với nghĩa cạn kiệt đối tượng hành động khi
đi sau ngoại động từ. Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Thành, trong tiếng Việt còn
có những từ đồng nghĩa với hết như cạn, tiệt, sạch, nhẵn. Khi kết hợp với một vài
động từ như ăn, uống, chén, húp, chúng diễn đạt ý nghĩa cạn kiệt đối tượng hành
động. Chúng được coi là những từ phụ trợ, chỉ thể hoàn thành của động từ. [20, tr.
56]. Có điều là, những từ đó thuộc văn phong bình dân nên chúng tôi không bàn
luận đến chúng ở phần này.
Rõ ràng các cấu trúc với đã ở trên, không phân biệt vị từ mà chúng kết hợp
là tĩnh hay động, vẫn thể hiện ý nghĩa kết thúc của hành động. Ý nghĩa này được
thể hiện nhờ vào sự xuất hiện của các từ đi kèm với đã.
2.2.2.3. Kết cấu “đã từng”
Như chúng ta đã biết, ý nghĩa cơ bản của thể hoàn thành trong tiếng Anh là
diễn đạt những sự việc đã kết thúc. Thời điểm kết thúc của hành động có thể gần,
65
có thể xa so với mốc đối chiếu của từng phát ngôn cụ thể. Cùng đối chiếu những ví
dụ Anh-Việt dưới đây để tìm ra phương tiện truyền đạt ý nghĩa hoàn thành gần, xa
đó trong tiếng Việt là gì:
(188) To tell the truth, he had half thought of getting rid of his trouble in a
sorry way. (Nói đúng ra, anh đã từng nghĩ tới chuyện loại bỏ vấn đề rắc rối của
mình bằng một cách thức đáng buồn.)
(189) Have you read Hamlet? (Bạn đã từng đọc vở kịch Hamlet chưa?)
(190) For many centuries man had been the servant of nature. (Trong nhiều
thế kỉ con người từng là nô lệ của thiên nhiên.)
(191) He had had his fun, he told himself, but he’d ended up by getting
“plucked” just like a cock. (Ông tự nhủ, mình đã từng chọc trời khuấy nước, thế
mà cuối cùng để nó “vặt lông” mình như con gà trống vậy.)
Có thể nói rằng bốn câu tiếng Việt ở trên đã sử dụng phương tiện từ ngữ gần
như đồng nhất là từng, đã từng để chuyển dịch thể hoàn thành tiếng Anh. Tại sao
lại như vậy? Chúng ta hãy nhìn lại các câu tiếng Anh ở trên. Thể hoàn thành trong
những câu này chính là thể hoàn thành trải nghiệm (experiential perfect aspect)
trong tiếng Anh. Thể hoàn thành trải nghiệm trong tiếng Anh là một biện pháp ngữ
pháp hóa mối quan hệ giữa hiện tại (thời điểm phát ngôn) với sự kiện diễn ra trước
thời điểm phát ngôn. Sự kiện đó được thể hiện như một kinh nghiệm đã diễn ra ít
nhất một lần không định vị thời gian cụ thể hay lặp đi lặp lại. Và đã là kinh
nghiệm thì phải thuộc quá khứ chứ không thể là tương lai. Như vậy, từng, được
coi là một phó từ thời-thể trong tiếng Việt sẽ là phương tiện phù hợp để truyền tải
ý nghĩa thể hoàn thành trải nghiệm trong tiếng Anh. Tác giả Trần Kim Phượng
nhận xét: từng là phó từ biểu thị hành động, hoạt động nói đến đã diễn ra, hoặc
điều nói đến đã trải qua trong một thời gian nào đó, không cần xác định cụ thể,
trong quá khứ. [18, tr. 99]
Từng có thể kết hợp với đã thành đã từng để biểu thị cùng một ý nghĩa - ý
nghĩa thể hoàn thành trải nghiệm, đồng thời biểu thị một sự kiện đã diễn ra và kết
thúc từ lâu trong quá khứ như ở các ví dụ (188), (189), và (191).

66
Những phát ngôn chứa từng, đã từng cũng được dùng để giải thích cho một
sự kiện nào đó đi trước hoặc chuẩn bị cho một sự kiện đi sau. Ví dụ:
(192) Bà Tú từng chịu nhiều vất vả, gian truân trong cuộc đời, nhưng bà
lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả
niềm thương yêu, trân trọng của chồng.
Đây cũng có thể được coi là căn cứ giúp dễ nhận biết khi nào thì sử dụng
từng, đã từng để chuyển dịch phát ngôn tiếng Anh sang tiếng Việt như ví dụ (192)
ở trên. Nhìn chung, người Việt học tiếng Anh hay căn cứ vào từ “ever” để chuyển
thành “từng”, “đã từng”. Nhưng đôi khi chúng ta cần căn cứ theo ngữ cảnh của câu
viết, của lời nói để chuyển dịch sao cho phù hợp.
2.2.2.4. Các phó từ tương đương với “đã”: vừa, mới
Đối lập với từng, đã từng, tiếng Việt có những phó từ như vừa, mới, vừa
mới thể hiện qua các câu sau:
(193) When I arrived Ann had just left. (Khi tôi đến Ann vừa đi khỏi.)
(194) Some young soldiers who had recently joined the army were being
trained in modern ways of fighting. (Có một số lính mới nhập ngũ đang được huấn
luyện chiến đấu theo phương pháp hiện đại.)
(195) Hello, have you just arrived? (Xin chào, anh vừa mới đến phải
không?)
Qua các câu trên đây, có thể thấy ý nghĩa của phó từ vừa, mới hay vừa mới
trong tiếng Việt tương đương với ý nghĩa của hình thái hoàn thành kết hợp với just
hoặc recently/lately trong tiếng Anh.
Theo Nguyễn Minh Thuyết, trong chức năng tiền phó từ, cả vừa và mới cho
biết hành động, trạng thái nêu ở thuật từ được hoàn thành trước thời điểm mốc
không lâu. Giữa hai phó từ vừa và mới không có sự khác biệt nào về nghĩa, do đó
chúng có thể tự do thay thế cho nhau. [25, trang 7]
Trần Kim Phượng cũng đồng tình với quan điểm trên, song cũng muốn tách
bạch ý nghĩa của hai từ vừa và mới. Theo tác giả này, vừa là phó từ biểu thị sự
việc xảy ra liền ngay trước thời điểm nói hoặc trước một thời điểm nào đó trong
quá khứ. Còn mới là phó từ biểu thị sự việc hoặc thời gian xảy ra không lâu trước
67
thời điểm nói hoặc trước một thời điểm nào đó. Tác giả này cũng cho rằng từ mới
trong kết cấu vừa mới có vai trò như là phương tiện nhận diện cho phó từ vừa chứ
không làm thay đổi ý nghĩa của kết cấu đó.
Đối chiếu ngược lại với tiếng Anh, từ mới trong tiếng Việt có thể được thay
thế bằng trạng ngữ “cách đây không lâu” hay “gần đây”. Chính vì thế, câu (194)
có thể được hiểu là:
Some young soldiers who had recently joined the army were being trained
in modern ways of fighting. (Có một số lính nhập ngũ cách đây không lâu/gần
đây đang được huấn luyện chiến đấu theo phương pháp hiện đại.)
Những tác giả trên đều khẳng định ngay cả trong khung thời gian tương lai,
ý nghĩa của vừa và mới vẫn không thay đổi. Chẳng hạn như trong câu:
(196) Tôi sẽ viết thư cho anh khi vừa mới đến công trường. (20, tr. 55)
Hành động đến công trường vẫn được hiểu là mới xảy ra trước thời điểm
viết thư mặc dù nó chưa xảy ra. Tuy nhiên, nếu chuyển câu trên sang tiếng Anh ta
không thể nói:
I will write to you when I have just arrived at the building site.
Mà phải nói như sau:
I will write to you when I arrive at the building site. (Tôi sẽ viết thư cho anh
khi đến công trường.) Hoặc:
I will write to you as soon as I arrive at the building site. (Tôi sẽ viết thư
cho anh ngay khi đến công trường.)
Vì lúc này, hành động đến công trường nằm ở mệnh đề thời gian mang
nghĩa tương lai bắt đầu bằng when hay as soon as. Như một quy tắc ngữ pháp của
tiếng Anh, động từ thuộc mệnh đề thời gian tương lai luôn có hình thái của thì hiện
tại đơn, chứ không phải hình thái của thể.
Cũng giống như cấu trúc đã…xong, ở đây chúng ta có cấu trúc vừa…xong,
vừa mới…xong. Từ xong kết hợp với vừa cũng có chức năng như khi đi với đã. Nó
chỉ có tác dụng nhấn mạnh thêm ý nghĩa cho vừa. Ví dụ:
(197) I have just had lunch. (Tôi vừa mới dùng cơm trưa xong.)

68
(198) Maybe the man has been in prison, and is looking for a place to hide.
(Cũng có thể anh ta vừa ngồi tù xong và giờ đang tìm nơi ẩn náu.)
Một điểm đáng lưu ý nữa là, không phải chỉ khi trong câu tiếng Anh xuất
hiện just kết hợp với thể hoàn thành ta mới sử dụng từ vừa, mới hay vừa mới để
chuyển dịch. Đôi khi phải căn cứ vào thông tin của những phát ngôn kế tiếp nhau
trong một văn cảnh nhất định để truyền tải ý nghĩa của một phát ngôn hay một
chuỗi phát ngôn sao cho lôgic như đối với hai ví dụ cuối. Rõ ràng, cách chuyển đổi
nghĩa như vậy hợp lý hơn cách chuyển đổi dưới dây:
- Hai chàng thủy thủ đã trải qua chuyến đi dài ngày nay trở về làng.
- Cũng có thể anh ta đã ngồi tù xong và giờ đang tìm nơi ẩn náu.
2.2.3. Cách chuyển dịch thể hoàn thành-thức phủ định trong tiếng Anh
Từ khi bàn về cách chuyển dịch thể hoàn thành của tiếng Anh sang tiếng
Việt, chúng tôi chủ yếu mới nêu ra những dẫn chứng minh họa ở thức khẳng định
cho cách chuyển dịch với đã và các kết cấu với đã. Liệu những cách chuyển dịch
này có vận dụng cho thể hoàn thành của tiếng Anh khi nó ở thức phủ định hay
không? Hãy tìm hiểu điều đó ở các câu sau:
(199) I have written the letter but I haven’t posted it yet. (Tôi đã viết xong
thư nhưng tôi chƣa gửi nó đi.)
(200) The police had still not managed to catch the thief three weeks later.
(Ba tuần sau cảnh sát vẫn chƣa làm sao tóm được tên trộm.)
(201) He had never seen them before. (Từ trước tới giờ ông chƣa hề gặp
họ.)
(202) He had corresponded with her for over a year, but he had never met
her or seen her picture. (Chàng đã thư từ cho nàng hơn năm nay, nhưng chƣa bao
giờ gặp mặt hay nhìn thấy ảnh.)
Chúng ta thấy rằng phương tiện nổi trội được sử dụng để chuyển tải ý nghĩa
phủ định của thể hoàn thành tiếng Anh là “chưa” hay một số kết cấu với chưa.
Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết, chưa mang nghĩa phủ định. Nhưng trái
với từ không biểu thị sự phủ định phi thời gian tính, chưa thể hiện sự phủ định về

69
thời gian. Nó hàm ý hành động, trạng thái, cho đến thời điểm mốc, vẫn không
được thực hiện, nhưng có khả năng được thực hiện sau thời điểm ấy.
Quay trở lại với thể hoàn thành tiếng Anh, khi nó kết hợp với thức phủ định
thì sự việc được miêu tả dường như chỉ dừng lại tại thời điểm mốc. Chẳng hạn, câu
he hasn’t come (anh ấy chưa đến) chỉ đúng tới thời điểm mốc, thời điểm phát
ngôn. Giá trị đúng của sự tình không được đảm bảo sau thời điểm mốc. Rất có thể
ngay sau phát ngôn anh ấy xuất hiện. Như vậy, ở thức phủ định, thể hoàn thành
trong tiếng Anh hoàn toàn có thể thích ứng với từ chuyển dịch tương đương trong
tiếng Việt là “chưa”. Nguyễn Minh Thuyết cũng khẳng định phó từ chưa trong
tiếng Việt là sự kết hợp thời-thể phi tương lai phi hoàn thành phi tiếp diễn. [25,
trang 9]
Với cách hiểu như trên, rõ ràng chưa cũng giống với đã, rồi chỉ nhằm biểu
hiện cái tình trạng hiện tại và cái tình trạng ấy vẫn tiếp tục cho tới khi có một
chuyện khác khiến nó thay đổi. Tuy nhiên, trái ngược với đã, rồi mang ý nghĩa thể
hoàn thành, chưa mang ý nghĩa phi hoàn thành. Cái trạng thái hay thậm chí là một
kết quả nào đó được miêu tả bởi “chưa”chỉ mang tính chất tạm thời tại thời điểm
mốc chứ không phải ổn định vĩnh viễn. Nói cách khác, từ chưa cũng không có giá
trị bao hàm cả ý nghĩa tương lai. Điều này vẫn đúng ngay cả khi trong câu xuất
hiện trạng ngữ thời gian mang tính toàn vẹn, không giới hạn như in his whole life
trong ví dụ sau:
(203) In his whole life, Kien had never had such a passion for gambling as
he had here. (Cả đời Kiên chƣa khi nào máu mê cờ bạc như là hồi đó, ở đây.)
Rõ ràng, nhìn vào câu chuyển dịch ta biết được rằng việc máu me cờ bạc
của Kiên được miêu tả trong sự nhìn lại từ điểm mốc “thời điểm phát ngôn ở hiện
tại” trở về trước. Còn hiện giờ chắc chắn Kiên không máu me cờ bạc như vậy,
thậm chí anh ấy đã bỏ hắn thói xấu đó.
Ngay cả thức nghi vấn như ở các câu dưới đây cũng cho ý nghĩa tương tự:
(204) Have you got the famous dress yet? (Thế em đã mua chiếc áo đó
chƣa?)
(205) Have you thought better on’t? (Em đã nghĩ kỹ chƣa?)
70
Những kết cấu như chưa bao giờ, chưa hề, chưa từng, chưa khi nào, chẳng
bao giờ, vẫn chưa,… chỉ là sự biến thái đôi chút về hình thức cũng như ý nghĩa
của chưa mà thôi. Những kết cấu này có thể chỉ nhấn mạnh thêm nghĩa phủ định
của sự tình được miêu tả. Chúng cũng có thể kèm theo ý so sánh với những đối
tượng cùng cấp trước thời điểm mốc. Mặc dù vậy, sự so sánh ấy cũng chỉ được
đảm bảo tới thời điểm mốc mà thôi. Đối chiếu với các câu sau:
(206) Bingley had never met with pleasanter people or prettier girls in his
life. (Bingley trong đời chƣa từng gặp những người con gái dễ thương và xinh xắn
như thế.)
(207) Monica, bless her, has never spoken to me like that. (Monica, cầu
Chúa, chẳng bao giờ nói với tôi như thế.)
Kết cấu “vẫn chưa” như ở ví dụ (200), ngoài việc miêu tả sự tình bắt tội
phạm của cảnh sát chưa được hoàn thành so với thời điểm mốc trong quá khứ, còn
có thể cho biết nghĩa tình thái muốn chê trách cảnh sát làm việc không có hiệu
quả, đã hết thời hạn cho phép mà vẫn chưa bắt được tội phạm.
Nhìn chung, chưa trong tiếng Việt thường tương đương với hình thức phủ
định của thể hoàn thành tiếng Anh hoặc kết hợp song song với yet ở cuối câu. Còn
chưa bao giờ, chẳng bao giờ, chưa từng thường là cách chuyển dịch của never
trong tiếng Anh.
Cho dù có sự tương đương về hình thức như vậy, chúng ta không nên áp
dụng một cách máy móc. Trong thực tế chuyển dịch, cần phải chú ý tới nghĩa ngữ
cảnh, một yếu tố có thể quyết định tới việc lựa chọn từ ngữ chuyển dịch sao cho
phù hợp.
2.2.4. Những cách chuyển dịch khác
(208) To tell the truth, I’ve always dreamed of this officer - training course.
(Thú thực là tôi vẫn mơ đợt học sĩ quan này.)
(209) As you see, the heart has always been seen as one of the most
important organs in the body. (Như bạn biết đấy, trái tim luôn đƣợc xem là cơ
quan quan trọng nhất trong cơ thể.)

71
(210) The Chinese authorities have often used the vague charge of
“revealing state secrets” to silence dissidents. (Nhà chức trách Trung Quốc
thƣờng sử dụng tội danh mập mờ “lộ bí mật quốc gia” để âm thầm bắt những
người bất đồng quan điểm.)
(211) They had also invited another person, a young woman, so that there
would be four people at table. (Họ cũng mời một người nữa, một thiếu nữ, thế là
bàn ăn có bốn người.)
Nhìn chung, thể hoàn thành trong các câu trên đều gắn với một trạng ngữ
nhất định. Khi đó, phó từ “đã” thường được thay thế bởi từ dịch nghĩa của chính
những trạng từ này. Cụ thể, always thường tương đương với luôn, luôn luôn hoặc
vẫn; also được chuyển thành cũng; often được chuyển dịch tương đương là thường
như trong các ví dụ trên.
Đôi khi việc chuyển dịch lại được căn cứ vào trạng ngữ chỉ thời gian trong
câu. Chẳng hạn, các trạng ngữ thời gian for a long time, all the while trong các câu
dưới đây cho thấy đó là những thời đoạn kéo dài và những hành động được tiến
hành trong khoảng thời gian dài như vậy đủ để ta vận dụng kết hợp những từ
chuyển dịch như vẫn hay luôn.
(212) For a long time Dr. Jackson had wanted to get a permanent job in a
certain big modern hospital. (Đã từ rất lâu rồi, bác sĩ Jackson luôn mong muốn có
được công việc ổn định trong bệnh viện lớn.)
(213) She began to declare that it was what she had expected all the while.
(Bà cho rằng đây là việc bà vẫn hằng mong đợi.)
Đáng bất ngờ hơn khi thể hoàn thành lại được chuyển sang từ đang trong
tiếng Việt như ở câu sau:
(214) Merrill has had the largest losses so far of any American bank with
investments tied to subprime loans. (Merrill đang đƣơng đầu với những thua lỗ
lớn nhất từ trước đến nay so với bất kỳ ngân hàng Mỹ nào có đầu tư bị dính líu với
những khoản vay rủi ro cao.)
Thực chất, căn cứ vào sự tình được diễn đạt trong câu trên ta thấy tác giả
muốn miêu tả tình trạng hiện tại của một ngân hàng của Mỹ có tên Merrill. Bên
72
cạnh đó, vị từ thể hoàn thành lại có hình thái thì hiện tại, nên tác giả có đủ lý do
lựa chọn từ đang để dịch nghĩa của câu. Tuy nhiên, đây là trường hợp chuyển dịch
rất hãn hữu.
Tóm lại, qua chương 2 chúng tôi đã phân tích về hình thức và ý nghĩa của
thể hoàn thành trong tiếng Anh. Đó là một phạm trù ngữ pháp đối với cấu trúc vị
từ trong câu, được thể hiện cả về mặt hình thái học và cú pháp học. Đồng thời nó
diễn tả nhiều ý nghĩa, chức năng khác nhau, trong đó ý nghĩa cơ bản mà thể hoàn
thành miêu tả là ý nghĩa hoàn tất hay kết thúc của sự tình.
Trên cơ sở về hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh,
chúng tôi cũng trình bày những cách thức chuyển dịch tương đương sang tiếng
Việt thông qua các phương tiện dẫn dắt như đã, vừa, mới, từng,… của tiếng Việt.
Từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong phạm
vi nghiên cứu.
Có thể nói, trong các phương tiện từ vựng của tiếng Việt dùng để chuyển
dịch thể hoàn thành trong tiếng Anh như vừa nêu thì đã được coi là phương tiện
hữu hiệu nhất. Đã trong tiếng Việt là một phó từ kết hợp cả ý nghĩa thời và thể.
Song ý nghĩa thể của đã là ổn định và mạnh hơn ý nghĩa thời. Ý nghĩa thể của đã
là ý nghĩa kết quả, hay nói rộng hơn, ý nghĩa hoàn thành. Ngoài ý nghĩa kết quả,
đã có khả năng biểu hiện những ý nghĩa thể khác nữa. Điều này phụ thuộc vào
nhiều nhân tố, trong đó, nhân tố cơ bản nhất là vị từ. Bên cạnh phó từ đã, các phó
từ vừa, mới, từng cũng có những nét nghĩa thể tương đương với đã. Tuy nhiên,
chúng khác với đã ở khoảng cách diễn ra sự kiện đối với thời điểm mốc.
Ý nghĩa thể mà những phương tiện trong tiếng Việt truyền đạt có những nét
đặc trưng riêng và phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định trong phạm vi ngôn
ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy, trong thực tế chuyển dịch thể hoàn thành từ tiếng
Anh sang tiếng Việt nhất thiết phải để ý tới vấn đề này, tránh những lỗi không cần
thiết để làm sao ý nghĩa cần truyền tải không bị sai lệch, mà lại phù hợp với văn
phong của ngôn ngữ Việt.
Ở chương 3 chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về hình thức và ý nghĩa của thể
tiếp diễn trong tiếng Anh.
73
CHƢƠNG 3
THỂ TIẾP DIẾN TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ CÁCH
THƢ́C CHUYỂN DỊ CH SANG TIẾNG VIỆT

3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh
3.1.1. Hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh
Đã có một nhận xét về cấu trúc hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh
như sau: “thể tiếp diễn được thể hiện bởi một dạng thức được chia theo quy tắc
của động từ to be kết hợp với phân từ hiện tại của động từ chính”.
[http://en.wikipedia.org/…/Continuous_and_progressive_aspect]. Như vậy, thể
tiếp diễn cũng được cấu tạo bởi hai yếu tố bắt buộc là be và động từ chính, được
công thức hóa như sau:
BE + -ING
Trong khi yếu tố bắt buộc thứ nhất của thể hoàn thành là have thì ở thể tiếp
diễn yếu tố đó là be. Động từ chính trong cấu trúc hình thức của thể hoàn thành
luôn có hình thái V-en (hình thái phân từ quá khứ của động từ), còn động từ ở vị trí
tương đương của thể tiếp diễn lại có hình thái V-ing (hình thái phân từ hiện tại của
động từ).
Hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh, giống như đối với thể hoàn
thành, cũng có những thay đổi về hình thái học và cú pháp học. Chúng có những
nét tương đồng nhất định. Bên cạnh đó, hình thức của thể tiếp diễn chắc chắn có
một số điểm khác biệt so với thể hoàn thành. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem
những điểm giống và khác nhau đó là gì?
3.1.1.1. Hình thức thể tiếp diễn về phương diện hình thái học
Cũng giống như thể hoàn thành, sự biến đổi về hình thái của thành tố be
trong cấu trúc hình thức thể tiếp diễn là do yếu tố thì quyết định. So sánh các câu
sau:
(215) He is tearing up a ₤5 note. (Anh ta đang xé tờ bạc năm bảng.)
(216) At eight he was having breakfast. (Lúc 8 giờ anh ta đang ăn sáng.)
74
(217) I am reading a play by Shaw. (Tôi đang đọc một vở kịch của Shaw.)
(218) Red flags and stars light the way we are going. (Cờ sao quyết thắng
lấp lánh soi sáng đường cháu đi.)
(219) Two friends were traveling on the same road when they met with a
bear. (Hai người bạn đang đi cùng một con đường thì gặp một con gấu.)
Những câu trên cho thấy sự kết hợp giữa thể tiếp diễn với thì hiện tại và quá
khứ. Rõ ràng hình thái của be có sự thay đổi theo thì tương ứng. Sự biến đổi đó có
thể được tổng kết trong bảng dưới đây:
Cấu trúc hình thức thể Khi kết hợp với thì hiện Khi kết hợp với thì quá
tiếp diễn tại khứ
Be +-ing am + V-ing was + V-ing
is + V-ing were + V-ing
are + V-ing

Khi thể tiếp diễn xuất hiện ở khung thời gian tương lai, trước yếu tố be sẽ
xuất hiện thêm một thành tố là vị từ khuyết thiếu hay tình thái will như trong ví dụ:
(220) This time next week I’ll be lying on a beach or swimming in the sea.
(Vào thời gian này tuần tới tôi sẽ đang tắm nắng trên bãi biển hoặc đang bơi.)
(221) At 10 o’clock tomorrow, she will be working in her office. (Lúc 10 giờ
ngày mai cô ấy sẽ đang làm việc trong văn phòng.)
Như vậy, thể tiếp diễn tồn tại ở cả khung thời gian hiện tại, quá khứ hay
tương lai. Với mỗi thì đó thể tiếp diễn lại có một dạng hình thức tương ứng với sự
biến đổi hình thái của be.
Khác với hình thức của thể hoàn thành, khi mà động từ chính (phân từ quá
khứ) có sự biến đổi hình thái khá rõ rệt (có khi có hậu tố -ed, có khi không), hình
thái của động từ chính trong thể tiếp diễn khá nhất quán (luôn có hậu tố -ing).
Cấu trúc vị từ thể tiếp diễn trong tiếng Anh như vừa được nêu có những nét
tương đồng với một số ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, trong tiếng Ý, thể tiếp diễn có
nhiều điểm giống như ở tiếng Anh, sử dụng hình thức chia ở hiện tại của động từ
stare (tương đương với “to be” trong tiếng Anh) và theo sau đó là hình thái phân
75
từ hiện tại (gerund) của động từ chính. Tuy nhiên, phân từ hiện tại của động từ
trong tiếng Ý không phải có hình thức V-ing giống như động từ của tiếng Anh.
Hình thái phân từ hiện tại của động từ trong tiếng Ý phụ thuộc vào phần kết của
động từ chính ở dạng nguyên thể. Nếu động từ nguyên thể kết thúc bằng hậu tố -
are thì phân từ hiện tại của nó sẽ có hậu tố -ando. Còn nếu hậu tố của động từ
nguyên thể là -ere hoặc -ire thì nó sẽ được thay thế bởi hậu tố -endo khi ở hình
thái phân từ hiện tại. Ví dụ câu sto leggendo trong tiếng Ý sẽ có nghĩa tương
đương với I am reading (tôi đang đọc) trong tiếng Anh.
Thể tiếp diễn trong tiếng Tây Ban Nha cũng có cấu trúc tương tự với tiếng
Anh. Đó là sự kết hợp giữa một hình thái được chia của động từ estar và hình thái
phân từ hiện tại của động từ chính. Chẳng hạn, estar hacienda trong tiếng Tây Ban
Nha có nghĩa như to be doing trong tiếng Anh.
Nói chung, sự biến đổi về hình thái học của thể tiếp diễn trong tiếng Anh,
theo cách hiểu của chúng tôi, là sự biến đổi hình thái của hai yếu tố bắt buộc trong
cấu trúc thể tiếp diễn chứ không phải là sự biến đổi hậu tố hay tiền tố của bản thân
động từ chính trong câu như ở một số ngôn ngữ khác.
3.1.1.2. Hình thức thể tiếp diễn về phương diện cú pháp học
a. Hình thức thể tiếp diễn ở thức khẳng định
Trước hết phải nói tới mối quan hệ giữa chủ ngữ với cấu trúc vị từ thể tiếp
diễn. Đối với câu khẳng định, vị trí của chủ ngữ luôn ở trước vị trí của thể và quy
định hình thái của yếu tố be trong cấu trúc thể tiếp diễn. Giả sử như đối với câu:
(222) I was walking home when I met Dane. (Tôi đang đi về nhà thì gặp
Dane.)
Nếu chủ ngữ (I) được thay bằng (they) thì chắc chắn hình thái của be sẽ thay
đổi như sau: They were walking home when they met Dane.
Tương tự như câu:
(223) The tutor was debating about the imulation problem with the class
leader in the meeting room. (Giáo viên chủ nhiệm đang thảo luận về vấn đề thi đua
với lớp trưởng trong phòng họp.)

76
Nếu ta thay đổi hình thức của chủ ngữ từ số ít sang số nhiều thì be cũng sẽ
thay đổi theo. Lúc ấy câu trên sẽ biến chuyển thành:
The tutors were debating about the imulation problem with the class leader
in the meeting room.
Nói chung, hình thái của be thay đổi là do sự tác động của cả yếu tố thì và
chủ ngữ trong câu. Đối với thì hiện tại, hình thái của be sẽ có dạng am, is, are lần
lượt tương ứng với hình thức chủ ngữ là các đại từ I/He, She, It/We, They hoặc chủ
ngữ là các danh từ tương đương với các đại từ ấy. Còn đối với thì quá khứ, các
hình thái am, is sẽ chuyển thành was; đồng thời hình thái are sẽ chuyển thành
were. Hình thức chủ ngữ không thay đổi so với thì hiện tại. Công thức tổng quát
của thể tiếp diễn ở thức khẳng định là:
S + BE + -ING
b. Hình thức thể tiếp diễn ở thức khẳng định có vị từ tình thái (Modals)
Chúng tôi đã giới thiệu vị từ tình thái luôn xuất hiện trong loại mệnh đề hữu
định (finite clause), luôn đứng trước thành tố chỉ thể, kể cả thể hoàn thành hay thể
tiếp diễn và luôn được coi là một thành tố không bắt buộc. Vậy, khi thể tiếp diễn
xuất hiện cùng với vị từ tình thái, nó sẽ có mô hình chung như sau:
(MODAL) + BE + -ING
Vị từ tình thái ở đây có thể là một trong các vị từ will, shall, would, should,
may, must hay be going to. Trước hết hãy xét các câu sau:
(224) I will be helping Mary tomorrow. (Ngày mai tôi sẽ giúp Mary.)
(225) I think he may be writing a letter to his family. (Tôi nghĩ có lẽ anh ta
đang viết thư cho gia đình anh ta.)
(226) I think he must be taking his summer vacation in the countryside. (Tôi
nghĩ chắc hẳn anh ta đang nghỉ hè ở miền quê.)
(227) I shall be packing all the charming smiles of the Vietnamese students.
(Tôi sẽ gói gém tất cả những nụ cười quyến rũ của sinh viên Việt Nam.)
Có thể thấy một điểm chung giữa các câu trên là thành tố be trong thể tiếp
diễn không biến đổi về hình thái, mà giữ nguyên hình thái gốc khi đứng sau vị từ
tình thái.
77
Một trường hợp đáng chú ý hơn cả, đó là cụm vị từ tình thái be going to. Vị
từ này không nằm trong danh sách các vị từ tình thái hạt nhân (core modal), nhưng
bản thân nó lại có đặc điểm hình thức trùng với thể tiếp diễn. Chính vì vậy mà
động từ chính của câu khi đứng sau nó luôn luôn có dạng thức nguyên thể
(infinitive), chứ không có hậu tố -ing nữa. Mặc dù hình thức thể tiếp diễn được thể
hiện thông qua cấu trúc vị từ tình thái này, nó vẫn đảm bảo đặc điểm biến đổi hình
thái của yếu tố be như bình thường. Đồng thời nó vẫn đóng góp ý nghĩa thể quan
trọng mà chúng tôi sẽ nêu ra trong phần nói về ý nghĩa của thể tiếp diễn. Đối chiếu
các câu dưới đây với các ví dụ trước đó để thấy sự biến thái của be trong vị từ tình
thái be going to:
(228) I am going to fly to New York next week, because I’ve got some work
there. (Anh sẽ bay sang New York vào tuần tới, bởi anh có một vài công việc ở
đó.)
(229) The college professors are going to discuss the examination problems
in the conference room. (Các giáo sư đại học sắp thảo luận về vấn đề thi ở phòng
họp.)
(230) Now he was going to hear her real voice. (Giờ đây chàng sắp được
nghe giọng thật của nàng.)
(231) Alan is going to take me to the airport. (Alan sẽ đưa tôi đến sân bay.)
Trong trường hợp này, vị trí của thành tố (MODAL) trong cấu trúc vị từ thể
tiếp diễn không còn là tùy ý nữa mà dường như be going to đã trở thành một yếu
tố bắt buộc.
Trong khi các vị từ tình thái hạt nhân được coi là trọng tâm đối với thể hoàn
thành thì một vị từ không được coi là cốt lõi như be going to lại trở nên quan trọng
đối với thể tiếp diễn.
c. Hình thức thể tiếp diễn ở thức phủ định
Thức phủ định của thể hoàn thành được cấu tạo bằng cách thêm not vào sau
have. Tương tự như vậy, thức phủ định của thể tiếp diễn sẽ xuất hiện thêm not sau
be. Quy tắc hình thức này vẫn được áp dụng đối với cả vị từ tình thái be going to.
Ta có một số ví dụ đối chiếu sau:
78
(232) I look prettier to Jim when I am not wearing my glasses. (Đối với
Jim trông con sẽ đẹp hơn khi không đeo kính.)
(233) Let’s go out now. It isn’t raining any more. (Bây giờ có thể đi được
rồi. trời đã tạnh mưa.)
(234) Now, more and more, Kien felt as though he wasn’t living, but rather
had gotten stuck on earth. (Càng ngày Kiên càng có cảm giác rằng không phải
mình đang sống mà là đang bị mắc kẹt lại trên cõi đời này.)
(235) We are not going to do business with them anymore. (Chúng ta sẽ
không hợp tác kinh doanh với họ nữa.)
Khi trong câu xuất hiện một trong những động từ tình thái hạt nhân thì not
sẽ không đứng sau be mà đứng sau vị từ tình thái ấy. Như trường hợp hai ví dụ
dưới đây:
(236) I shouldn’t be telling you this. It’s supposed to be a secret. (Tôi
không được kể cho bạn nghe điều này. Nó được xem là một bí mật.)
(237) He couldn’t still be reading the book. I lent it to him ages ago and it’s
quite a short book. (Anh ta không thể còn đang đọc cuốn đó được. tôi đã cho anh
ta mượn trước đó lâu lắm rôig và nó là một cuốn sách khá ngắn.)
Nói chung, trật tự các thành tố của thể tiếp diễn trong câu phủ định có thể
được hình dung như sau:
BE + NOT + -ING
(MODAL)
Trong đó, vị trí của thành tố (MODAL) là không bắt buộc, còn thành tố BE
được áp dụng thống nhất với cả vị từ tình thái phụ be going to.
d. Hình thức thể tiếp diễn dưới dạng câu nghi vấn
Số lượng các thành tố của thể tiếp diễn trong câu nghi vấn không thay đổi so
với câu khẳng định hay phủ định. Nhưng vị trí của chúng thì có sự khác biệt.
Trong khi thành tố BE luôn đứng sau chủ ngữ trong câu khẳng định và phủ định,
thì trong câu nghi vấn, nó lại được đưa lên vị trí trước chủ ngữ. Điều này cũng
không ngoại trừ đối với vị từ tình thái be going to và được minh họa qua những
câu sau:
79
(238) What were they fighting about? (Họ đánh nhau vì cái gì đấy?)
(239) How am I going to get from the airport to the hotel? (Tôi sẽ đi bằng
phương tiện gì từ sân bay đến khách sạn?)
(240) Hello, Jane. Are you enjoying the party? (Chào Jane, cô có thích buổi
tiệc này không?)
(241) Is Susan working this week? (Tuần này Susan có đi làm không?)
Tuy nhiên, nếu đối chiếu những câu trên với các câu nghi vấn dưới đây,
chúng ta lại thấy có chút khác biệt:
(242) Could she be making it all up, and coming out with it so pat? (Liệu cô
ấy có bịa đặt và nói ra những điều đó nhanh đến như vậy không?)
(243) What could he be waiting for? (Anh ấy còn chờ gì nữa?)
(244) What will you be bringing up next? (Lần sau anh sẽ mang gì về nữa?)
Ở ba câu trên, do có sự xuất hiện thêm vị từ tình thái could và will nên thành
tố BE vẫn giữ vị trí sau chủ ngữ. Vị trí của BE sau chủ ngữ trong câu nghi vấn vẫn
còn được duy trì nếu như đại từ nghi vấn đóng vai trò chủ ngữ trong câu. Chẳng
hạn như câu who is staying in that house? Hay câu what is going to happen?
Như vậy, ngay chỉ trong hình thức câu nghi vấn vị trí của BE có thể là trước
hoặc sau chủ ngữ. Điều đó phụ thuộc vào việc câu đó có chứa một vị từ tình thái
hay không, chủ ngữ của câu có phải là đại từ nghi vấn hay không.
e. Hình thức thể tiếp diễn trong thái bị động (passive voice)
Hãy đối chiếu những cặp câu chủ động (active voice) và bị động dưới đây
để có thể rút ra nhận xét đáng kể:
(245) ACTIVE: They are repairing the bridge. (Họ đang sửa chữa cây cầu.)
PASIVE: The bridge is being repaired. (Cây cầu đang được sửa chữa.)
(246) ACTIVE: They were carrying the injured player off the field. (Họ
đang mang cầu thủ bị thương ra khỏi sân.)
PASSIVE: The injured player was being carried off the field. (Cầu thủ bị
thương đang được mang ra khỏi sân.)
(247) ACTIVE: We are going to paint the room next week. (Tuần tới chúng
tôi sẽ sơn lại căn phòng.)
80
PASSIVE: This room is going to be painted next week. (Căn phòng này sắp
sửa được sơn vào tuần tới.)
Nhìn vào cách chuyển đổi hai cặp câu đầu tiên, ta thấy cấu trúc hình thức
của thể tiếp diễn có điểm tương đối đặc biệt. Đó là động từ to be xuất hiện hai lần.
Vị trí thứ nhất của to be tồn tại dưới hình thái được chia theo thì và theo chủ ngữ.
Nó tương đương với vị trí của thành tố BE trong cấu trúc khẳng định của thể tiếp
diễn. Còn hình thái to be ở vị trí sau đó luôn tồn tại dưới dạng có đuôi -ing (being),
và nó tương đương với vị trí của động từ chính trong câu khẳng định. Bởi do đặc
thù của thái bị động nên động từ chính của câu luôn luôn có dạng phân từ quá khứ
(-en).
Chỉ có cặp câu cuối cùng là không tuân theo hình thái trên. Đó là do hình
thức thể tiếp diễn trùng với hình thái của vị từ tình thái be going to. Vì vậy, động
từ to be cũng được sử dụng lặp lại, song ở vị trí thứ hai trong câu bị động nó luôn
có hình thái nguyên gốc là be.
Chúng tôi tạm thời thống nhất một mô hình cấu trúc chung đối với thể tiếp
diễn và thái bị động như sau:
BE + BEING + -EN
Có một điểm đặc biệt nữa là hình thức thể tiếp diễn, khi kết hợp với thái bị
động như trên, sẽ không chấp nhận sự tồn tại của vị từ tình thái hạt nhân (will,
would, must, may, might, should,…) trong đó. Một câu như He must be being
punished (Hẳn là cậu ta đang bị trừng phạt.) sẽ không được chấp nhận. Thay vào
đó, người ta có thể nói It must be that he is being punished.
Hay một câu tương tự cũng không được coi là đúng. Chẳng hạn:
- English will be being taught at 9:30 tomorrow. (Tiếng Anh sẽ đang được
dạy vào lúc 9:30 ngày mai.)
Khi đó, ta có thể nói như sau:
English is being taught at 9:30 tomorrow. Hoặc:
English is going to be taught at 9:30 tomorrow.
Đến đây, chúng tôi có thể khẳng định thêm một lần nữa rằng những vị từ
tình thái hạt nhân được tập trung chú ý nhiều hơn ở thể hoàn thành. Còn đối với
81
thể tiếp diễn, chúng dường như bị xem nhẹ hơn. Ngược lại, vị từ tình thái không
cơ bản như be going to lại được vận dụng trong nhiều trường hợp.
3.1.2. Ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh
3.1.2.1. Thể tiếp diễn cho biết những hành động đang diễn tiến
Ý nghĩa này của thể tiếp diễn được coi là ý nghĩa cơ bản, trái ngược với ý
nghĩa cơ bản của thể hoàn thành. Những hành động dược diễn tả bởi thể tiếp diễn
luôn luôn có ý nghĩa đang trong tiến trình, chưa hoàn thành. Ý nghĩa “đang trong
tiến trình” có thể được hiểu ngay tại thời điểm phát ngôn, cũng có thể gần thời
điểm phát ngôn. Để làm rõ thêm ý nghĩa trên, chúng tôi đưa ra hai ví dụ đối chiếu
sau:
(248) He has eaten my chocolates.
(249) He was eating my chocolates. RQ
Hai câu trên tạm thời có thể được dịch là:
Anh ấy đã ăn hết sô cô la của tôi.
Anh ấy đang ăn sô cô la của tôi.
Như vậy, câu thứ nhất cho ta biết rằng hành động đã chấm dứt và để lại kết
quả là tôi không còn sôcôla nữa. Ngược lại, câu thứ hai cho biết hành động chưa
kết thúc và tôi vẫn nhìn thấy phần sôcôla còn lại. Hai câu với hai ý nghĩa trái
ngược như vậy khiến ta có thể bổ sung nghĩa cho chúng như sau:
He has eaten my chocolates. [They are all gone. (Sôcôla đã hết)]
He was eating my chocolates. [But I stopped him. (Nhưng tôi kịp thời ngăn
không cho anh ta ăn nữa.)]
Hãy đối chiếu tiếp hai câu dưới đây:
(250) “Amy and Rudolph are dancing the poka” Gretchen told us.
(251) “Amy and Rudolph dance the poka” Gretchen told us.
RAJ
Trong ví dụ thứ nhất, với cấu trúc của thể tiếp diễn “are dancing”, Gretchen
cho biết điều gì đang diễn ra tại thời điểm phát ngôn. Đó là việc Amy và Rudolph
đang nhảy điệu nhảy pônca. Còn ở câu thứ hai, Gretchen lại muốn nói tới hành
động thói quen của Amy và Rudolph, thể hiện qua việc sử dụng thì hiện tại của
82
động từ “dance”. Có thể lúc ấy, tại thời điểm phát ngôn, Amy và Rudolph không
phải đang nhảy điệu pônca.
Thể tiếp diễn cũng miêu tả những sự việc đang xảy ra, nhưng không nhất
thiết ở ngay thời điểm phát ngôn mà gần thời điểm đó. Ví dụ:
(252) He is teaching French and learning Greek. (Ông ta đang dạy tiếng
Pháp và học tiếng Hy Lạp.)
Sự việc được miêu tả ở đây không hẳn đang xảy ra ngay lúc nói, mà có thể
chủ thể hành động đang trong quá trình hay giai đoạn dạy tiếng Pháp và học tiếng
Hy Lạp.
Khi chúng ta muốn đề cập tới một quãng thời gian lân cận với hiện tại, ví dụ
như today, this season, this week, this evening, v.v…chúng ta cũng có thể sử dụng
thể tiếp diễn. Ví dụ:
(253) Tom isn’t playing football this season. He wants to concentrate on his
studies. (Mùa này Tom không chơi bóng đá. Nó muốn tập trung vào chuyện học
hành.)
(254) I want to lose weight. I’m not eating anything today. (Tôi muốn giảm
cân. Hôm nay tôi không ăn gì cả.)
(255) I’m not working this week. I’m on holiday. (Tuần này tôi không làm
việc. Tôi đi nghỉ.)
Những tình huống đang thay đổi cũng có thể được miêu tả bởi thể tiếp diễn.
ví dụ:
(256) The population of the world is rising very fast. (Dân số thế giới đang
gia tăng rất nhanh.)
(257) Is your English getting better? (Vốn tiếng Anh của bạn có khá lên
chưa?)
Thể tiếp diễn cũng có khi miêu tả những sự việc đang diễn tiến, nhưng
không phải ở ngay thời điểm nói, cũng không phải gần thời điểm phát ngôn, mà
trong sự hồi tưởng lại một thời điểm trong quá khứ. Chẳng hạn,
(258) This time last year I was living in Brazil. (Vào thời gian này năm
ngoái tôi đang sống ở Brazil.)
83
(259) I waved to her but she wasn’t looking. (Tôi vẫy tay gọi nhưng cô ấy
không nhìn thấy.)
Đối lập với những câu trên, sự việc đang trong tiến trình có thể được nhìn từ
khung thời gian trong tương lai. Chẳng hạn như ở các câu dưới đây:
(260) You will be hearing about the new scheme at our next meeting. (Bạn
sẽ được nghe về lịch trình mới ở cuộc họp tới của chúng ta.)
(261) I’ll be seeing her this evening, so I will tell her then. (Tối nay tôi sẽ
gặp cô ấy, vì vậy lúc ấy tôi sẽ báo cho cô ấy biết.)
(262) What time will you be arriving tomorrow? (Ngày mai mấy giờ anh sẽ
đến nơi?)
Thậm chí, có những lúc, chủ thể phát ngôn lại hình dung ra những sự việc
có thể đang diễn ra nhưng chỉ là trong sự giả định chứ không phải đang diễn ra
trong thực tế. Ví dụ như những sự việc được nói tới trong các câu sau:
(263) If my car was working I would drive you to the station. (Nếu chiếc xe
của tôi chạy tốt, tôi có thể lái xe đưa cậu ra ga.)
(264) If I had worked harder at school I would be sitting in a comfortable
office now. I wouldn’t be sweeping the street. (Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn thì
bây giờ tôi đã ngồi trong phòng làm việc thoải mái, tôi sẽ không phải đi quét rác
đường phố.)
Cũng có khi thể tiếp diễn kết hợp với vị từ tình thái should để diễn tả những
sự tình được cho là cần hay nên phải đang diễn ra như các ví dụ sau:
(265) We should be wearing seat belts. (Chúng ta nên thắt dây an toàn chỗ
ngồi.)
(266) The plane should be landing now. (Bây giờ máy bay sẽ hạ cánh.)
(267) The plane should be taking off in a minute. (Máy bay ắt phải cất cánh
trong một phút nữa.)
Như vậy, thể tiếp diễn có thể miêu tả những sự tình đang diễn tiến ở hiện
tại, quá khứ hay tương lai. Những sự tình đó có thể đang diễn ra ngay ở thời điểm
phát ngôn, gần thời điểm phát ngôn hay chỉ là sự giả định cho thực tế hiện tại. Mỗi
ý nghĩa đó sẽ có một hình thức thể tiếp diễn tương đương với nó. Có thể mô tả
84
khái quát mối tương quan giữa hình thức của thể tiếp diễn và những ý nghĩa được
nó diễn đạt ở trên qua bảng sau:
TT Hình thức thể tiếp diễn Ý nghĩa thể hiện tính diễn tiến của
sự tình
1 Am tại thời điểm phát ngôn, hoặc gần
Is + V-ing thời điểm phát ngôn ở hiện tại
Are
2 Was + V-ing ở một thời điểm trong quá khứ
Were (trước thời điểm phát ngôn)
3 Will + be + V-ing ở tương lai

4 If…+ was/were + V-ing, … trong sự giả định ở hiện tại


If …, …would be + V-ing.
5 Core modals (must, may, might, trong sự phỏng đoán, suy luận,…
should,…) + be + V-ing

3.1.2.2. Thể tiếp diễn không miêu tả một sự kiện trọn vẹn
Ý nghĩa này thực chất là hệ quả kéo theo của ý nghĩa thứ nhất được biểu đạt
bởi thể tiếp diễn. Bởi vì khi miêu tả một sự việc đang diễn ra tức là ta chỉ thấy
được thực trạng lúc ấy của sự việc thôi chứ ta không chứng kiến thực tế lúc trước
và sau sự việc ấy. Đối chiếu hai câu dưới đây để thấy rõ điều này:
(268) Jason cooked an omelette.
(269) Jason was cooking an omelette. RAJ
Câu thứ nhất cho chúng ta biết rằng Jason đã hoàn thành việc tráng món
trứng ốp la. Điểm kết thúc của sự kiện đã được chỉ ra một cách rõ ràng, đó là thời
điểm trước thời điểm phát ngôn. Do đó, sự kiện “tráng trứng” ấy được coi là một
quá trình trọn vẹn có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Ngược lại, thể tiếp diễn
trong câu thứ hai không nhất thiết cho ta biết rằng món trứng đó đã được nấu. Nó
không chỉ ra một điểm kết thúc nào cả và ta cũng không biết sự kiện ấy bắt đầu khi
nào. Ở đây cái mà thể tiếp diễn nhấn mạnh là thời lượng, tính trải dài của thời
85
gian. Chính vì thế mà ta chỉ có thể thấy một phần thời gian của sự kiện chứ không
phải một sự kiện trọn vẹn.
Chính đặc tính thời lượng ấy đã khiến thể tiếp diễn trở nên hữu ích trong
việc kết nối hai hoặc hơn hai sự tình được thể hiện ở những mệnh đề riêng biệt và
cho phép một sự tình xuất hiện xen vào khoảng thời gian đang diễn ra một sự tình
khác. Chẳng hạn như đối với ví dụ sau:
(270) Ann was watching television when the phone rang. (Ann đang xem ti
vi thì chuông điện thoại reo.)
(271) While I was working in the garden, I hurt my back. (Trong khi đang
làm việc trong vườn tôi bị đau lưng.)
(272) When Karen arrived, we were having dinner. (Khi Karen đến chúng
tôi đang dùng bữa tối.)
Thể tiếp diễn trong những ví dụ trên cũng chỉ cho biết một phần trong tiến
trình của sự kiện được miêu tả. Cái phần sự kiện được miêu tả ấy trùng với thời
điểm xuất hiện một sự kiện khác. Nhằm làm rõ thêm tác dụng của thể tiếp diễn
trong nét nghĩa này, chúng tôi đưa ra một ví dụ được chuyển đổi từ ví dụ cuối trên
đây để đối chiếu:
When Karen arrived, we had dinner. (Khi Karen đến chúng tôi cùng ăn tối.)
Trong ví dụ này, sự kiện Karen đến và sự kiện ăn tối đều được diễn tả nhờ
thì quá khứ. Do vậy, hai sự kiện được thông báo diễn ra theo trật tự kế tiếp nhau
chứ không đan xen vào nhau như khi có thể tiếp diễn.
Giá trị miêu tả hai sự kiện chồng chéo về thời gian của thể tiếp diễn được
giữ nguyên kể cả khi nó xuất hiện kết hợp với vị từ tình thái. So sánh hai ví dụ:
(273) When Turpin enters the hall, the choir might sing a medieval chant.
(274) When Turpin enters the hall, the choir might be singing a medieval
chant. RAJ
Ở câu đầu, sự kiện hát diễn ra sau khi Turpin đến. trong khi ở câu thứ hai,
sự kiện hát được coi là đã đang diễn ra khi Turpin đến và nó trở thành khung thời
gian cho sự kiện Turpin đến.
3.1.2.3. Thể tiếp diễn đánh dấu tính tạm thời của sự tình
86
Thực ra, ý nghĩa này cũng xuất phát từ ý nghĩa mà chúng tôi nêu ở trên của
thể tiếp diễn. Chính vì thể tiếp diễn tập trung vào tính thời lượng của sự kiện, nên
sự kiện được miêu tả không thể mang tính ổn định, kéo dài mà chỉ có thể là tạm
thời, trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy đối chiếu các cặp câu tương
đương giữa thể tiếp diễn và thì hiện tại trong bảng sau để khẳng định ý nghĩa này:
Thể tiếp diễn với các tình huống Thì hiện tại với các tình huống ổn
tạm thời định
(275) I’m living with some friends (276) My parents live in London. They
until I can find a flat. have been there for 20 years.
(Tôi đang ở chung với một vài người (Cha mẹ tôi sống ở Luân Đôn. Họ đã
bạn cho đến khi tôi tìm được một căn ở đó suốt 20 năm nay.)
hộ.)
(277) That machine is not working. It (278) That machine doesn’t work. It
broke down this morning. hasn’t worked for years.
(Chiếc máy đó không làm việc. nó bị (Chiếc máy đó không làm việc. Nó bị
hỏng vào sáng nay.) hư hàng mấy năm trời rồi.)
(279) “You are working hard today.” (280) John isn’t lazy. He works very
“Yes, I have got a lot to do.” hard most of the time.
(“Hôm nay anh làm việc rất chăm (John không hề lười. Hầu như lúc nào
chỉ.” “Vâng, tôi có nhiều việc phải anh ấy cũng làm việc chăm chỉ.)
làm.”)

Những sự kiện được miêu tả bởi thể tiếp diễn, rõ ràng, chỉ mang tính tạm
thời trong ngữ cảnh đó. Một khi ngữ cảnh thay đổi, sự kiện ấy sẽ chấm dứt. Bên
cạnh đó, những sự kiện tương đương được miêu tả bởi thì hiện tại dường như
mang ý nghĩa khá ổn định.
Chúng tôi sẽ minh chứng tiếp cho ý nghĩa này của thể tiếp diễn bằng hai cặp
ví dụ sau:
(281) Emilio is being tacless.
(282) Emilio is tacless.
87
(283) Emilio is being a reckless idiot.
(284) Emilio is a reckless idiot. RAJ
Thể tiếp diễn thường được ứng dụng với những vị từ mang nghĩa động. Tuy
nhiên, trong ví dụ đầu ở hai trường hợp trên, thể tiếp diễn lại gắn với một vị từ tĩnh
be. Trường hợp như thế rất ít thấy đối với vị từ tĩnh. Trừ phi chúng nhằm diễn đạt
một nét nghĩa khác biệt nào đó. Đối với hai ví dụ trên đây, ý nghĩa mà vị từ be
dưới hình thức thể tiếp diễn thể hiện chính là tính tạm thời của sự tình. Cho dù
thành phần vị ngữ của câu là một tính từ “tacless” hay là một ngữ danh từ như “a
reckless idiot” thì ý nghĩa tạm thời ấy vẫn không thay đổi. Nói một cách cụ thể
hơn, sự thể hiện không tế nhị (tacless) hay việc bị coi là một kẻ ngốc liều lĩnh của
Emilio (a reckless idiot) chỉ mang tính chất tạm thời tại thời điểm phát ngôn mà
thôi. Nếu hai sự tình ấy là ổn định, là bản chất của Emilio thì chúng sẽ được mô tả
bởi thì hiện tại như trong hai câu còn lại.
Vị từ tĩnh have trong ví dụ dưới đây cũng đánh dấu ý nghĩa tạm thời của sự
kiện:
(285) I’m having a terrible day. GY
Ở đây, tính diễn tiến của sự tình vẫn được duy trì, nhưng trạng thái ấy chỉ
mang tính tạm thời. Nói cách khác, trạng thái ấy tiềm ẩn một sự kết thúc bất cứ lúc
nào.
Có thể nói rằng, ba ý nghĩa được nêu trên của thể tiếp diễn có mối liên hệ
móc xích với nhau. Ý nghĩa cơ bản thứ nhất là tính diễn tiến, chưa hoàn tất của sự
kiện. Ý nghĩa này kéo theo sự xuất hiện ý nghĩa thứ hai. Chính vì miêu tả sự kiện
đang trong quá trình diễn tiến nên thể tiếp diễn chỉ cho thấy một phần thời lượng
của sự kiện. Và cũng vì nhấn mạnh đến vấn đề thời lượng nên sự kiện được mô tả
bởi thể tiếp diễn chỉ mang tính tạm thời chứ không phải ổn định. Ba ý nghĩa này
tưởng như là một, nhưng thực chất chúng biểu đạt những sắc thái nghĩa cơ bản
khác nhau.
3.1.2.4. Thể tiếp diễn miêu tả những hành động thói quen, lặp lại

88
Thể tiếp diễn có thể miêu tả những hành động lặp đi lặp lại theo thói quen,
những hành động lặp lại mang tính ngẫu nhiên, hay những hành động xuất hiện
liên tục. Xét các câu sau:
(286) Tom is always going away for weekends. (Tom luôn luôn đi xa những
ngày cuối tuần.)
(287) He is always working. (Anh ta luôn làm việc.)
(288) I’m always losing things. (Tôi luôn làm mất đồ.)
(289) He is always reading. (Anh ta đọc sách luôn.)
Trong trường hợp này, bản thân nghĩa của vị từ dưới hình thức thể tiếp diễn
chưa đủ điều kiện để bộc lộ ý nghĩa lặp lại của sự kiện trong câu. Để thể hiện được
ý nghĩa này, thể tiếp diễn thường cần có một trạng ngữ đi kèm. Trạng ngữ trong
tiếng Anh có hiệu lực cao nhất đối với ý nghĩa này là always. Sau đó có thể nói tới
các trạng từ khác như usually hay often. Cũng có khi hoạt động thói quen được thể
hiện khi thể tiếp diễn kết hợp với trạng ngữ “every day”. Ví dụ:
(290) At that time we were bathing every day.
RQ
Trong tiếng Anh, trạng ngữ always có nghĩa tương đương với cách diễn đạt
“at every time”. Tuy nhiên, không phải sự tình nào được miêu tả cũng đều xảy ra
và lặp lại mọi lúc. Qua câu thứ nhất có thể biết rằng cứ vào cuối tuần là Tom đi xa.
Hay ở câu thứ hai có thể hiểu rằng cứ khi nào chủ thể phát ngôn nhìn thấy chủ thể
hành động “he” lại thấy anh ta đang làm việc. Hai câu này lần lượt có thể được
diễn giải tương đương với các câu có sử dụng thì hiện tại của vị từ như sau:
Tom always goes away at weekends. = Tom goes away every weekend. =
He works the whole time.
Nhưng đối với câu thứ ba, I’m always losing things không có nghĩa I lose
things every time. Việc tôi làm mất đồ được miêu tả như một sự kiện xảy ra quá
thường xuyên, thường xuyên hơn mức bình thường theo suy nghĩ của người phát
ngôn. Và dường như chủ thể phát ngôn không mong đợi điều đó. Chính vì thế,
người nói có thể đưa thêm một mệnh đề bày tỏ sự đánh giá của mình đối với sự
kiện vừa được miêu tả như ví dụ dưới đây:
89
You are always watching television. You should do something more active.
(Anh luôn xem ti vi. Anh nên làm một việc gì đó năng động hơn.)
Những hành động lặp lại như đã nêu trên thường phải được kiểm chứng
trong một khoảng thời gian tương đối dài. Tức là phải trải qua một thời lượng
tương đối thì mới có thể khẳng định những hành động ấy có lặp lại hay không, và
tính lặp ấy có trở thành quy luật hay không. Còn những hành động được nêu lên
trong các ví dụ dưới đây thì không cần yếu tố thời lượng như vậy.
(291) He is kicking the box.
(292) Someone is coughing. GY
Ở đây, thể tiếp diễn không cần kết hợp với một trạng ngữ nào nhưng người
đọc, người nghe vẫn hiểu hành động đang được miêu tả lặp lại nhiều lần. Tại sao
vậy? Lý do chính vì các động từ như kick (có nghĩa “đá”) và cough (có nghĩa
“ho”) là những động từ điểm tính. Mà nghĩa của động từ điểm tính bao giờ cũng
mang tính thời điểm chứ không phải tính thời lượng. Khi chúng được phát ngôn ra
tức là hành động do chúng diễn tả đã được thực hiện và chấm dứt cùng một thời
điểm. Do đó, khi các vị từ điểm tính được dùng với thể tiếp diễn, chắc chắn chúng
sẽ thông báo hành động lặp đi lặp lại. Những hành động kiểu này không phải được
thực hiện lặp lại một cách rời rạc trong một giai đoạn kéo dài, mà chúng được lặp
lại liên tục, kế tiếp nhau trong một khoảnh khắc rất ngắn.
Hai câu trên cũng có thể được chuyển đổi sang hai câu tương đương với thì
hiện tại mà vẫn đảm bảo ý nghĩa lặp lại của hành động. Song khi ấy những vị từ
điểm tính ở thì hiện tại cần phải đi cùng với những cụm từ kiểu như “again and
again”, “over and over”.
He is kicking the box. = He kicks the box again and again.
Someone is coughing. = Someone coughs over and over.
3.1.2.5. Thể tiếp diễn hàm nghĩa tương lai
Với ý nghĩa này, thể tiếp diễn nói về những việc mà đã được lên kế hoạch,
đã được sắp xếp để làm. Lưu ý rằng thời gian của hành động thường được đề cập
tới trong câu. Trước tiên hãy đối chiếu hai câu sau:
(293) I’m seeing Tom tomorrow. (Tôi định ngày mai gặp Tom.)
90
(294) I’ll be seeing Tom tomorrow. (Ngày mai tôi sẽ gặp Tom.)
Câu đầu tiên ám chỉ rằng Tom hoặc người nói đã có chủ ý gặp nhau. Họ đã
có hẹn sẽ gặp nhau vào thời gian nào và ở đâu. Còn câu thứ hai ám chỉ rằng Tom
và người nói sẽ gặp nhau như thường lệ. Có lẽ họ làm việc chung với nhau. Tuy
nhiên điều khác nhau này không quan trọng lắm, và người ta thường có thể sử
dụng thay thế hai câu cho nhau. Chỉ có điều thể tiếp diễn ở hiện tại thường dùng
với một thời gian xác định và cho tương lai gần, trong khi đó thể tiếp diễn với thì
tương lai “will” có thể được dùng với hoặc không với thời gian xác định và cho
tương lai gần hoặc xa.
Nhưng nếu đối chiếu câu thứ nhất với câu I will see Tom tomorrow, ta sẽ
thấy sự khác biệt tương đối rõ. Câu vừa nêu không hề ám chỉ rằng hành động đã
được thu xếp trước đó. Tom chưa hay biết gì về việc này. Bởi vì chủ thể phát ngôn
mới chỉ bộc phát có quyết định sẽ gặp Tom. Khi nói về những quyết định đột ngột,
tại thời điểm phát ngôn và không có dự định từ trước thì không sử dụng thể tiếp
diễn, mà dùng thì tương lai với will để diễn tả.
Thể tiếp diễn với thức nghi vấn cũng được dùng để hỏi về những dự định
cho tương lai.
(295) What time is she arriving? (Thế cô ấy định đến lúc mấy giờ?)
(296) Are you meeting her at the station? (Thế bạn có định đón cô ấy ở nhà
ga không?)
(297) What are you doing this evening? (Tối nay bạn định làm gì?)
Cần chú ý rằng thể tiếp diễn thường không chấp nhận những vị từ tĩnh như
see (thấy), smell (ngửi), feel (cảm thấy), taste (nếm), hear (nghe), think (nghĩ),
v.v…, ngoại trừ nếu chúng thể hiện một nét nghĩa khác, hoặc trong những trường
hợp nhất định như ở những ví dụ sau:
(298) The doctor was feeling her pulse. (Bác sĩ đang bắt mạch bà ta.)
(299) The director is seeing the applicants this morning. (Giám đốc đang
gặp những người nộp đơn sáng nay.)
(300) The court is hearing evidence this afternoon. (Tòa án đang lắng nghe
chứng cứ chiều nay.)
91
Vị từ think có thể được dùng ở thể tiếp diễn khi không có yêu cầu về ý kiến,
quan điểm.
(301) What are you thinking about? – I’m thinking about the play we saw
last night. (Anh đang nghĩ về cái gì? Tôi đang nghĩ về vở kịch mà chúng tôi xem
tối qua.)
Nhưng phải hỏi: What do you think of it? (Anh nghĩ gì về điều đó?)
Thể tiếp diễn không dùng với vị từ smell khi nó mang nghĩa “đánh hơi”
như:
(302) I smell gas. (Tôi ngửi thấy mùi ga.)
Nhưng khi nó mang nghĩa “ngửi” thì có thể:
(303) Why are you smelling the milk? Is it sour? (Tại sao anh ngửi sữa vậy?
Phải nó chua không?)
Chức năng thể hiện những kế hoạch, dự định hành động của thể tiếp diễn
cũng tương đồng với chức năng của cấu trúc vị từ tình thái be going to. Do vậy, ta
có thể thay thế thể tiếp diễn bằng cấu trúc vị từ tình thái be going to để hàm nghĩa
tương lai. Ta có thể nói những cặp câu tương đương như sau:
(304) I’m tired. I’m going to have an early night. (Em mệt lắm. Em sẽ đi
ngủ sớm.) hoặc I’m having an early night.
(305) I’m travelling to Scotland on Monday. (Tôi sẽ đi Scotland vào thứ
hai.) hoặc I’m going to travel to Scotland on Monday.
Tóm lại, ý nghĩa mà thể tiếp diễn trong tiếng Anh thể hiện cũng không kém
phần đa dạng và phong phú so với thể hoàn thành. Ba ý nghĩa đầu của thể tiếp diễn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi xét về sâu sa chúng có điểm gì đó chung,
gắn với bản chất của thể tiếp diễn. Còn hai ý nghĩa sau là ý nghĩa miêu tả hành
động thói quen và ý nghĩa tương lai của thể tiếp diễn thì tương đối độc lập và
không cơ bản.
Vấn đề quan trọng tiếp theo mà chúng tôi quan tâm là ngôn ngữ tiếng Việt
thể hiện hình thức và ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh như thế nào, có
những vấn đề gì đáng chú ý đối với một ngôn ngữ (tiếng Việt) được coi là không
có phạm trù thể nhưng vẫn có những phương tiện truyền đạt ý nghĩa thể tương
92
đương với một số ngôn ngữ khác. Chúng tôi xin trình bày những quan điểm của
mình về vấn đề này ở phần dưới đây.
3.2. Cách thức chuyển dịch thể tiếp diễn của tiếng Anh sang tiếng Việt
3.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đang” của tiếng Việt
3.2.1.1. “Đang” và ý nghĩa của thể tiếp diễn
Phương tiện từ vựng chủ yếu mà ngôn ngữ tiếng Việt sử dụng để chuyển
dịch thể hoàn thành của tiếng Anh sang tiếng Việt đó là phó từ “đã”. Vậy, đối với
thể tiếp diễn, tiếng Việt có những phương tiện chuyển dịch tương đương nào?
Tình huống được diễn đạt bởi thể tiếp diễn luôn được nhìn nhận từ bên
trong, trong sự diễn tiến của nó. Có lẽ vì lý do này mà từ “đang” trong tiếng Việt
thường được vận dụng để chuyển dịch thể tiếp diễn của tiếng Anh. Nó là phương
tiện từ vựng cốt yếu đầu tiên mà người Việt nghĩ tới khi muốn chuyển dịch thể tiếp
diễn trong tiếng Anh. Có những lý do nhất định để đang trong tiếng Việt được lựa
chọn là phương tiện chuyển dịch tương đương với thể tiếp diễn trong tiếng Anh.
Theo “từ điển từ và ngữ Hán Việt”, đang và đương là những hình vị gốc
Hán, có nghĩa là gánh lấy việc, chống lại, gặp lúc, giữa lúc [18, tr.102].
Đang có thể đóng vai trò là một động từ với nghĩa “bằng lòng làm một việc
mà người có tình cảm không thể làm”. Ví dụ:
(306) Nỡ làm việc đó sao đang? [23, tr.102]
Đang có thể là phó từ khi “biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra chưa kết thúc
trong thời điểm được xem là thời điểm mốc”. ví dụ:
(307) Trong bức màn tuyn trắng đứa bé hồng hào đang ngủ yên.
Trong hai chức năng trên của đang, rõ ràng chức năng thứ hai có điểm
giống với ý nghĩa mà thể tiếp diễn của tiếng Anh thể hiện. Vậy, chắc chắn từ
“đang” được sử dụng làm phương tiện chuyển đổi thể tiếp diễn trong tiếng Anh
phải là phó từ chứ không thể là động từ. Với tư cách là một phó từ, đang có thể
đứng trước động từ chính trong câu (như ở ví dụ trên) hoặc trước danh từ như ở
các ví dụ sau:
(308) Đang công việc to này, khó khăn với nó là rách chuyện.
(309) Đang mùa hội Gióng. [20, tr. 88]
93
(310) Đang thời con gái. [20, tr. 89]
(311) Cày bừa đang buổi ban trưa
Mồ hôi thấm đất như mưa ruộng đồng. (Ca dao)
Tuy nhiên, khi đang đóng vai trò là một phương tiện chuyển dịch thể tiếp
diễn của tiếng Anh, chúng tôi chỉ nghiên cứu trường hợp đang là một phó từ đứng
trước vị từ.
Quan trọng hơn, đang được nhiều nhà ngôn ngữ học cho là phương tiện biểu
hiện ý nghĩa thời - thể. Vì, giống như phó từ đã, đang thỏa mãn điều kiện trả lời
câu hỏi đã…chưa? và có khả năng thay thế bằng các phó từ thời - thể khác. Theo
Nguyễn Kim Thản, “những phó từ vừa, mới, đã, đã từng và đang là những phó từ
biểu thị quá khứ hay sự hiện hữu (đã bắt đầu trong quá khứ và kéo dài tới khi nói)”
[19, tr.105]. Cao Xuân Hạo cũng khẳng định, đang không phải chỉ tố của thời hiện
tại mà nó dùng cho cả quá khứ lẫn tương lai. Nó không có chút liên quan nào đến
thì. Ý nghĩa của nó là ý nghĩa thể; nó cho biết rằng cái sự việc hay trạng thái do vị
từ làm bổ ngữ cho nó biểu thị được người nói trình bày như là một sự tình đang
tiếp diễn [18, tr.105]. Còn Bùi Đức Tịnh cho rằng đang nằm trong số những phó từ
chỉ thời gian đặc biệt dùng để biểu diễn các thời của động từ. Đang với tư cách là
chỉ tố của thời hiện tại cũng có thể được dùng với những sự việc xảy ra trong quá
khứ và tương lai [18, tr.104]. Phan Khôi cũng nhận ra rằng từ đang không hẳn chỉ
hiện tại mà chỉ sự thực hữu của hiện tại, lại cũng chỉ sự thực hữu của vị lai nữa. Ví
dụ:
(312) Nhưng kia lồ lộ một vì sao dậy sớm đang rơi nhấp nháy trên mặt
sông. (thực hữu của hiện tại)
(313) Hôm ấy Mưa đang tưới cà chua ở vụng ao đình. (thực hữu ở quá khứ)
(314) Rày về sau, khi tôi đang đọc sách thì các anh đừng có hỏi gì tôi. (thực
hữu của vị lai) [23, tr.104]
Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê thì phân biệt thời tuyệt đối và thời
tương đối. Theo hai ông, phó từ đang có thể được sử dụng ở thời tương đối trong
các trường hợp hiện tại thuộc về quá khứ và tương lai [18, tr.104].

94
Bên cạnh từ “đang” còn có một số từ khác cũng được dùng để chuyển dịch
thể tiếp diễn trong tiếng Anh như “sẽ”, “sắp”, “còn”, “vẫn còn”,…. Sự tương ứng
về ý nghĩa thời - thể giữa các từ kể trên và thể tiếp diễn trong tiếng Anh sẽ được
chúng tôi trình bày kỹ hơn ở phần sau.
3.2.1.2. Cách sử dụng từ “đang” để chuyển dịch thể tiếp diễn
Nghĩa thời và thể như trên đã nêu cho biết “đang” được vận dụng để chuyển
dịch thể tiếp diễn trong cả khung thời gian hiện tại, quá khứ và tương lai. Đối
chiếu các ví dụ sau:
(315) Some of Japan’s largest construction companies are planning
underground cities. (Một số công ty lớn nhất của Nhật đang quy hoạch những
thành phố trong lòng đất.)
(316) Someone was coming from behind, but Kien did not turn around.
(Đằng sau có tiếng chân ai đó đang đi tới, nhưng Kiên không ngoảnh lại.)
(317) You’ll recognise her when you see her. She’ll be wearing a yellow
hat. (Bạn sẽ nhận ra cô ta khi bạn gặp cô ấy. Cô ta sẽ đang đội một chiếc nón màu
vàng.)
Từ đang trong tiếng Việt có thể được thay thế bởi đương mà ý nghĩa không
thay đổi. Chẳng hạn như các câu:
(318) Loan hơi thất vọng vì thấy cái mừng của Dũng có vẻ tự nhiên, chứ
không phải cái mừng kín đáo, e lệ của một người đương yêu.
(319) Nàng mê man như đương ở trong giấc mơ.
(320) Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ
đường.
Nhìn vào cấu trúc hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh cũng đủ cho ta
biết được sự kiện nó diễn tả là ở hiện tại, quá khứ hay tương lai nhờ vào sự biến
đổi hình thái của be. Nhưng từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái. Do đó,
khi đang (cũng như đương) diễn tả một sự kiện trong quá khứ, trong câu thường
xuất hiện thêm một trạng ngữ chỉ thời gian quá khứ như hôm qua, hồi đó, ngày ấy,
v.v… Ví dụ:
(321) Ngày ấy, làng xã đang tiến lên xây dựng hợp tác xã cấp cao.
95
(322) Một lần, chàng đang ngồi làm việc ở bàn giấy thì nghe tiếng vợ tắm
cho đứa bé ở trong buồng.
(323) Một tuần sau, tôi đang qua chợ Cửa Nam, bỗng nghe thấy tiếng gọi.
Thậm chí người Việt còn sử dụng kết hợp cả cấu trúc đã đang để thể hiện sự
kiện đang tiếp diễn trong quá khứ. Ví dụ:
(324) Lúc ấy cây cối đã đương đổi lộc, quanh hồ như vẽ một cảnh tiêu sơ
[24, tr.106].
(325) Tôi đến, nó đã đang ăn cơm rồi [23, tr.107].
Ở khung thời gian tương lai, thể tiếp diễn của tiếng Anh kết hợp với trợ từ
tình thái “will”. Tương tự như vậy, để chuyển dịch hình thức này tiếng Việt sử
dụng kết cấu “sẽ đang” như trong ví dụ (317) ở trên.
Từ đang khi được dùng để chuyển dịch thể tiếp diễn vẫn đảm bảo những ý
nghĩa cơ bản của thể ấy. Tức là ý nghĩa đang trong tiến trình của sự kiện.
Trong tiếng Việt, ý nghĩa tiếp diễn, chưa hoàn thành của đang được coi là ý
nghĩa bất biến thể. Nó hoàn toàn ổn định với mọi trường hợp xuất hiện của đang.
Theo V. X. Panfilov, cách xác định nghĩa bất biến thể của đang là dùng cấu trúc
phủ định có sự tham gia của từ này. Ví dụ: cấu trúc “Nó đang đi” có hai hình thái
phủ định: 1) Nó chưa đi; và 2) Nó không còn đi nữa. Hình thái đầu tiên diễn tả
hành động vẫn chưa bắt đầu, còn hình thái thứ hai diễn tả hành động không còn
tiếp diễn nữa, và như vậy thì nghĩa của từ đang chính là hạn định hành động trong
một đoạn thời gian nào đó. [18, tr.110]
Từ đang cũng có khi thể hiện ý nghĩa hạn định đối với một sự tình. Điều
này có nghĩa sự tình được diễn tả bởi đang chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian
nhất định, chỉ là tạm thời và sẽ có lúc chấm dứt. Nó tương đương với ý nghĩa tạm
thời (temporary) của thể tiếp diễn trong tiếng Anh. Đối chiếu các câu sau:
(326) She is staying with her sister at the moment until she finds somewhere
to live. (Hiện tại, cô ấy đang ở cùng chị gái cho đến khi cô ấy tìm được chỗ ở.)
(327) We usually grow vegetables in our garden but this year we aren’t
growing any. (Chúng tôi thường trồng rau trong vườn nhưng năm nay chúng tôi
không (đang) trồng gì cả.)
96
Cũng có khi đang lại không xuất hiện trong các câu chuyển dịch từ thể tiếp
diễn của tiếng Anh như những trường hợp dưới đây:
(328) The cold and uncaring winds were shaking the tops of the eucalyptus
trees behind the house. (Những ngọn gió lạnh lẽo vô định [đang] làm nghiêng ngả
ngọn phi lao nhô lên sau mái nhà.)
(329) Water was running down noisily from the slopes. (Nước [đang] tràn
từ núi xuống réo ồ ạt.)
(330) It was nearing the end of May. ([đang] Gần cuối tháng năm.)
Trong tiếng Việt, đang thường không được sử dụng nếu người nói không
muốn nhấn mạnh ý nghĩa tiếp diễn của sự kiện; khi hoạt động hay đặc điểm được
miêu tả như những hoạt động, đặc điểm nói chung; hoặc khi biểu thị những sự tình
mang tính toàn thời. Thực ra những ví dụ trên vẫn có thể xuất hiện thêm phó từ
đang mà không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc ngữ pháp cũng như ý nghĩa được
diễn tả. Song có lẽ các tác giả của những câu nói trên lược bỏ từ phụ đang trước
các động từ trung tâm vì muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa diễn tả ở các động từ chính.
Lúc này họ cho rằng nội hàm của các động từ chính là lớn, ý nghĩa của chúng là
mạnh nên dĩ nhiên sự xuất hiện của đang (thành tố phụ đứng trước động từ trung
tâm) là không cần thiết nữa. Có thể nói, ý định của các tác giả là miêu tả đặc điểm
hiện hữu tại thời điểm đang được đề cập. Nếu xét trong cả một văn bản, chúng như
có tác dụng dàn cảnh cho sự xuất hiện của các sự kiện sau đó. Đây là nét tiêu biểu
trong phong cách chuyển dịch những câu chuyện ngụ ngôn từ tiếng Anh sang tiếng
Việt. Những câu sau đây đều xuất hiện ở đầu những câu chuyện ngụ ngôn song
ngữ Anh-Việt.
(331) Two roosters were fighting by a heap of dung. (Hai con gà trống
[đang] đánh nhau ở bãi rác.)
(332) A wholf was choking on a bond and could not cough it up. (Một con
sói [đang] bị hóc xương và không khạc ra được.)
(333) A peacock and a crane were arguing about which of them was the
most important. (Một con công và một con sếu [đang] tranh luận xem ai trong số
họ là quan trọng hơn cả.)
97
Xét tiếp trường hợp phó từ đang trong hai câu sau:
(334) One day, Jack was driving his small, red car through a town when a
very young policeman stopped him. (Một hôm Jack đang lái xe qua thành phố thì
một viên cảnh sát còn rất trẻ ngừng xe của anh ta lại.)
(335) A lean and hungry wolf was roaming around outside a village, when
he met a sleek, well-fed dog. (Một con sói gầy còm và đói ăn đang lang thang ở
ven làng thì gặp một con chó mỡ màng được nuôi dưỡng tốt.)
Chức năng của đang ở đây cũng giống chức năng của thể tiếp diễn trong
tiếng Anh. Nó dùng để kết nối hai sự kiện riêng biệt nằm ở hai mệnh đề khác nhau
trong cùng một câu. Cấu trúc đang…thì cũng thể hiện sự kết hợp của hai sự kiện
với ý nghĩa tương tự. Trong cuốn cách dùng hư từ tiếng Việt, Hoàng Trọng Phiến
có nhận xét: “Đang biểu thị tính đồng thời của hai hành động. Đang luôn đi kèm
với hành động thứ nhất. trường hợp này không quan tâm đến quá khứ hay tương
lai. Tính thời gian có thể được danh từ thời gian biểu hiện.” Ví dụ:
(336) Giữa lúc ba cha con chị đang ăn cơm ở hiên nhà thì thằng giám Tuân
dẫn lính tới.
(337) Nó đang cui cúi leo lên cái dốc chùa thì gặp mẹ con cô Cún đi gánh
nước về.
Tuy nhiên, phó từ đang trong cấu trúc đang…thì trong tiếng Việt có hai nét
khác biệt đối với thể tiếp diễn của tiếng Anh. Thứ nhất, từ đang có thể xuất hiện ở
cả hai mệnh đề. Ví dụ:
(338) Hôm qua Giáp đang đi thì gặp Bích đang đứng bên vệ đường. [20,
tr.88]
Thứ hai, ngoài ý nghĩa thời - thể, cấu trúc đang…thì còn biểu thị ý nghĩa
tình thái. Trần Kim Phượng có nêu rằng: “Ý nghĩa tình thái của đang còn biểu
hiện khá rõ trong cấu trúc đang A thì B, khi đang đứng trước vị ngữ đồng chức
hoặc vị ngữ của một vế của câu ghép. Nếu gọi sự kiện được đánh dấu bằng đang
là A và sự kiện còn lại là B, ta sẽ có A là cái nền chung cho sự xuất hiện của sự
kiện B, và ngược lại, sự kiện B thường làm thay đổi tình trạng nói ở A.”. Tác giả
này có đưa ra một số ví dụ minh họa như sau:
98
(339) Chào bà xã đội! Đang nằm lơ mơ, hùng bật người khỏi võng đứng
dậy.
(340) Cuộc tình đang dâng đễn tột đỉnh thì bỗng một đêm, Hợi phát hiện ra
anh ta đã có vợ. [23, tr. 113]
Cũng như vậy, các cấu trúc đang…bỗng, đang…chợt trong các câu chuyển
dịch dưới đây vừa thể hiện ý nghĩa thời-thể vừa bộc lộ ý nghĩa tình thái:
(341) One day, he was walking near the river with his friends when he
slipped and fell in. (Một hôm, anh ta đang cùng bạn bè đi chơi ven sông bỗng
trượt chân ngã xuống nước.)
(342) While I was walking along the road the other day I happened to
notice a small brown leather purse on the pavement. (Một hôm khi đang đi bộ trên
đường tôi chợt bắt gặp một cái bóp da nhỏ trên lề đường.
Nói chung, phó từ đang trong tiếng Việt thường được vận dụng để chuyển
dịch thể tiếp diễn của tiếng Anh khi nó diễn tả ý nghĩa cơ bản, ý nghĩa diễn
tiến/đang trong quá trình của sự kiện cho dù khung thời gian của sự tình có ở hiện
tại, quá khứ hay tương lai. Tuy nhiên, do sự khác nhau về đặc điểm loại hình cũng
như ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ khiến người ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng từng
trường hợp chuyển dịch cụ thể, không nên áp dụng đang một cách cứng nhắc. Có
những trường hợp bắt buộc phải dùng đang, có những trường hợp có thể lược bỏ,
cũng có trường hợp lại phải vận dụng những cấu trúc với đang để bộc lộ cả ý
nghĩa tình thái. Chẳng hạn những câu chuyển dịch dưới đây, người Việt có thể
lược bỏ đi phó từ đang trước vị từ chính vì những trạng ngữ chỉ thời gian trong
câu đã cho biết ý nghĩa trong quá trình của hành động:
(343) While they were taking photographs of him, he suddenly attacked the
policemen and ran off. (Trong khi [đang] chụp ảnh hắn, bất thần hắn tấn công
cảnh sát và tẩu thoát.)
(344) When you are writing (Khi thầy [đang] viết bảng)
Chalk dust’s falling (Bụi phấn rơi rơi).

99
(345) In the meantime, the bookseller was picking up the books one by one
and examining them. (Trong lúc đó, người bán sách [đang] cầm từng cuốn lên
xem xét cẩn thận.)
3.2.2. Các cách chuyển dịch khác đối với thể tiếp diễn trong tiếng Anh
3.2.2.1. Cách chuyển dịch sử dụng “đã” trong tiếng Việt
Đây là trường hợp ít khi xảy ra trong việc chuyển dịch thể tiếp diễn của
tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhưng chúng tôi cho rằng cần quan tâm đến nó. Trước
hết hãy quan sát các ví dụ sau:
(346) War was coming closer. (Thời gian đó chiến tranh đã ngấp nghé.)
(347) They were finishing off his sheep. (Chúng đã xơi hết con cừu của
anh.)
(348) The woman was already feeling frightened at the thought of the
operation. (Người đàn bà này đã rất sợ hãi khi nghĩ đến chuyện phẫu thuật.)
(349) Now that I was taking one of the risks my heart had urged upon me I
could also feel I was not alone. (Giờ đây khi tôi đã chấp nhận sự liều lĩnh mà trái
tim tôi thúc đẩy thì tôi lại cảm thấy mình không còn cô đơn nữa.)
Tại sao một phó từ tưởng như không liên quan đến ý nghĩa thể tiếp diễn lại
có thể được vận dụng tương đương như vậy? Hoàng Trọng Phiến có khẳng định:
“Trong trường hợp nhất định “đã” có nghĩa như “đang”. Đó là trường hợp hành
động hay sự kiện xảy ra trong một thời gian dài với nghĩa trạng thái di chuyển,
biến chuyển từ từ.” Ví dụ:
(350) Mới ngày nào cây cối đang xanh tươi mà nay đã vàng rực.
(351) Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua. [20, tr. 83]
Ông còn cho rằng đã kết hợp với đang biểu thị ý nghĩa thời và thể của hành
động kéo dài như trong câu:
(352) Hiện nay đã đang mùa gặt. [20, tr. 88]
Trần Kim Phượng cũng có nhận xét: “Trong cách tri nhận thời gian của
người Việt, đang có nhiều điểm chung với đã. Vì vậy đang với đã ở cùng một
nhóm, còn sẽ lại thuộc một nhóm khác.” [18, tr. 108]

100
Như vậy, đối với ba trường hợp chuyển dịch Anh - Việt trên đây, đã không
phải thể hiện ý nghĩa kết thúc của hành động như ở thể hoàn thành. Thực ra nó
diễn tả cái hiện trạng, trạng thái đã rồi của hành động. Cái hiện trạng hay trạng thái
ấy vẫn đang tiếp diễn khi được miêu tả. Chỉ có điều, giai đoạn mà chúng được
nhìn nhận, quan sát trong quá trình vận động có thể khác nhau. Chẳng hạn, sự tình
trong câu đầu tiên được nhìn nhận ở giai đoạn bắt đầu. Sự tình ở câu thứ hai được
nhìn nhận tại thời điểm kết thúc. Chính vì thế, cấu trúc vị từ “đã xơi hết” không có
nghĩa hành động đã chấm dứt mà nó đang đến gần thời điểm kết thúc. Còn các sự
tình ở hai câu cuối cho thấy chúng được nhìn nhận vào thời điểm giữa trong quá
trình vận động. Bởi thế, người Việt vẫn có thể kết hợp đã với đang trong những
câu chuyển dịch trên.
(353) Thời gian đó chiến tranh đã đang ngấp nghé.
(354) Chúng đã đang xơi hết con cừu của anh.
(355) Người đàn bà này đã đang rất sợ hãi khi nghĩ đến chuyện phẫu thuật.
3.2.2.2. Cách chuyển dịch ý nghĩa tương lai của thể tiếp diễn trong tiếng Anh
Việc vận dụng phương tiện từ vựng nào trong tiếng Việt để chuyển dịch thể
tiếp diễn trong tiếng Anh là phụ thuộc vào ý nghĩa mà thể đó biểu đạt. Khi thể này
cho biết rằng hành động đang trong quá trình vận động, nó sẽ được chuyển dịch
sang tiếng Việt bởi phó từ “đang”. Vậy, khi thể tiếp diễn hàm ý tương lai, phương
tiện tương đương để chuyển dịch trong tiếng Việt là gì? Trong tiếng Việt, từ được
coi là chỉ tố đánh dấu thời tương lai là “sẽ”. Đinh Văn Đức có nhận xét: “Khác với
đã, từng, “sẽ” có một nét nghĩa được coi là chỉ tố tình thái và thời gian cho ý
nghĩa trong tương lai” [4, tr.166]. Hoàn Trọng Phiến cũng cho rằng: “sẽ biểu hiện
quá trình hành động trong tương lai” hay “biểu hiện hành động trong phạm vi
tương lai” [17, tr.227]. Trần Kim Phượng đã trình bày những số liệu khảo sát về
hình thức đánh dấu thời tương lai tương đương giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong
cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, những vấn đề về thời-thể. Tác giả đã đi đến kết luận
rằng phó từ “sẽ” trong tiếng Việt chiếm tỉ lệ tương đương cao hơn cả với hai trợ
động từ biểu thị ý nghĩa tương lai will và shall trong tiếng Anh. Điều đó khẳng

101
định thêm rằng khi thể tiếp diễn của tiếng Anh có xuất hiện will hay shall thì việc
chuyển dịch sang tiếng Việt dùng “sẽ” là phổ biến. Ví dụ:
(356) I’ll be seeing her this evening, so I’ll tell her then. (Tối nay tôi sẽ gặp
cô ấy, vì vậy đến lúc ấy tôi sẽ nói cho cô ấy biết.)
(357) What time will you be arriving tomorrow? (Ngày mai mấy giờ anh sẽ
đến nơi?)
(358) In a few days, I shall be returning to my native land. (Vài ngày nữa
tôi sẽ trở lại quê hương.)
(359) In a couple of years she would be having her own. (Chỉ vài năm sau,
nó sẽ lại có con.)
Will và shall trong tiếng Anh được coi là những trợ từ tình thái. Chúng thiên
về biểu thị ý nghĩa thời tương lai và ý nghĩa tình thái. Từ “sẽ” trong tiếng Việt
cũng được đánh giá tương tự. Ý nghĩa tương lai của sẽ đã được nhiều nhà ngôn
ngữ học công nhận. Đại diện trong số đó có G. Aubaret, Trương Vĩnh Kí, Phan
Khôi, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết, V. X. Panphilov,…
Ý nghĩa tình thái của sẽ liên quan chặt chẽ đến đối lập thực hữu và phi thực hữu
(hiện thực / phi hiện thực). Đây là một sự đối lập thuộc phạm vi của tình thái
khách quan. Trần Kim Phượng có nhận xét: “Nếu chúng ta quan niệm thực hữu là
đã và đang diễn ra ở hiện tại thì sẽ luôn luôn biểu hiện ý nghĩa phi thực hữu”.
Nguyễn Tuấn Đăng cũng cho rằng sẽ luôn biểu hiện thức phi hiện thực trong mọi
khung thời gian. [18, tr. 151]
Có thể nói rằng, ý nghĩa thể của phó từ sẽ là hết sức mờ nhạt. Tuy nhiên,
nếu hiểu thể chưa hoàn thành biểu thị hành động (quá trình) trong diễn biến của nó
mà không chỉ định giới hạn, nghĩa là hành động (quá trình) không bị hạn định,
không có giới hạn thì có thể xem như sẽ có ý nghĩa chưa hoàn thành [18, tr. 151].
Ý nghĩa tương lai trong tiếng Anh không chỉ được thể hiện bằng các trợ từ
will, shall mà nó có thể được diễn tả thông qua cấu trúc hình thức thể tiếp diễn
không với will hoặc shall. Điều này chúng tôi đã nêu ở mục một khi nói về ý nghĩa
của thể tiếp diễn. Vậy, khi will và shall không xuất hiện, sẽ có được dùng để
chuyển dịch không? Hãy đối chiếu các câu sau:
102
(360) She was spending the morning at Luxembourg. (Nàng sẽ bay qua buổi
sáng ở Luxembourg.)
(361) I’m leaving in two weeks. (Tôi sẽ đi trong hai tuần nữa.)
(362) What are you doing Tommy? (Em sắp làm trò gì vậy Tommy?)
Rõ ràng, cho dù hình thức biểu hiện thể tiếp diễn có thay đổi, nhưng nếu
chúng diễn tả ý nghĩa tương lai thì người ta vẫn dùng phó từ sẽ trong tiếng Việt để
chuyển dịch. Bên cạnh đó, một phó từ tương đương với “sẽ” và trong một vài
trường hợp cụ thể có thể thay thế cho sẽ là “sắp” cũng được áp dụng để chuyển
dịch ý nghĩa tương lai như ở ví dụ (362).
Về cơ bản sẽ và sắp đều là hai phó từ diễn đạt ý nghĩa tương lai. Tuy nhiên
giữa chúng có sự khác biệt nhất định. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “cũng như
sẽ, từ sắp biểu thị thời tương lai của tất cả các thuật từ, ngoại trừ toan, định, dự
định… Nhưng khác với sẽ, từ sắp ngụ ý hành động, trạng thái nêu ở thuật từ chắc
chắn diễn ra trong một tương lai gần và đó là những hành động, trạng thái không
có tính chất thường xuyên hay lặp đi lặp lại” [25, tr.5].
Trần Kim Phượng cũng phân tích rõ sự khác nhau giữa sẽ và sắp như sau:
sự khác nhau cơ bản giữa sẽ và sắp là sự khác nhau trong cách tri nhận thời gian
của người Việt. Cả sẽ và sắp đều liên quan đến một thời điểm mốc. Nhưng chúng
khác nhau ở chỗ sắp chỉ quan tâm tới khoảng thời gian giữa thời điểm mốc với
thời điểm diễn ra sự tình, khoảng thời gian này tuy không xuất hiện trong phát
ngôn nhưng luôn được người nói đánh giá là ngắn (độ ngắn hay dài được quan
niệm hoàn toàn chủ quan). Còn sẽ quan tâm tới chính thời điểm mốc ấy: là ngày
mai hay sang năm, là dăm hôm nữa hay vài tháng tới. Khoảng thời gian này có
thể ngắn, có thể dài, có thể hiện diện trong câu nhờ thành phần trạng ngữ, cũng
có thể vắng mặt. Nói chung, phạm vi sử dụng của sẽ trong việc biểu hiện một sự
tình diễn ra ở tương lai rộng hơn so với sắp” [18, tr. 163].
Như vậy, sắp biểu hiện một sự kiện diễn ra trong một tương lai gần. Sự kiện
này được đánh giá là chắc chắn, chỉ diễn ra một lần, và diễn ra ngay sát với thời
điểm phát ngôn. Ý nghĩa tương lai của sắp là một tương lai cụ thể. Nói cách khác,
ý nghĩa thể của sắp mạnh hơn sẽ.
103
Có lẽ, ý nghĩa tương lai gần và chắc chắn của sắp tương đương với hình
thức thể tiếp diễn thông qua cấu trúc be going to trong tiếng Anh nhiều hơn.
Chúng tôi xin trích dẫn tiếp một số câu tiếng Anh có chứa hình thức thể tiếp diễn
như vậy để xem có những phương tiện từ nào trong tiếng Việt được sử dụng để
chuyển dịch.
(363) I was going to ask him what he meant because I did not understand.
(Tôi định hỏi ông ta muốn nói gì bởi vì tôi không hiểu.)
(364) On Friday, we are all going to get on a bus and go to Conway. (Đến
thứ sáu tất cả chúng ta sẽ đi Conway.)
(365) Do you know what I’m going to talk to you about? (Các vị có biết tôi
sắp sửa nói điều gì với các vị không?)
(366) Our school is going to adopt many students this year. (Trường ta sắp
thu nhận nhiều sinh viên mới năm nay.)
Quả thực, có những trường hợp chuyển dịch mà ở đó sắp có thể thay thế cho
sẽ. Tuy nhiên, những trường hợp như thế không nhiều. Hoàng Trọng Phiến có nêu:
“tính chất phiếm định của tương lai do sẽ thể hiện không thể thay thế sắp được”
[17, tr. 227]. Không những thế, chúng tôi còn thấy cả trường hợp sử dụng “sắp
sửa” để chuyển dịch như ở ví dụ (365). Sắp và sắp sửa có khác gì nhau không?
Không, về cơ bản chúng đều diễn tả ý nghĩa tương lai của sự tình. Trong hầu hết
các phát ngôn có sắp, người Việt có thể thay thế bằng sắp sửa. Cũng như đối chiếu
giữa sẽ và sắp, nếu gắn ý nghĩa tương lai do sắp và sắp sửa biểu hiện với thời
điểm nói thì sắp sửa biểu hiện thời tương lai gần nhất, sát với lúc nói [17, tr. 227].
Những sự tình được miêu tả trong các câu dưới đây đều rất gần với thời điểm nói:
(367) Tôi sắp sửa ra đi thì điện thoại gọi.
(368) Thưa các bạn, cuộc họp sắp sửa bắt đầu.
Đôi khi thể tiếp diễn trong tiếng Anh còn được chuyển dịch tương đương
với phó từ “suýt” trong tiếng Việt. ví dụ:
(369) When I was a child, I was planning to enter a seminary. (Thế mà hồi
nhỏ tôi đã suýt thi đỗ vào trường dòng đấy.)

104
Cũng như “sắp”, suýt dùng để biểu thị khúc đoạn thời gian trong tương lai.
“Suýt” được xem là biểu hiện trạng thái, thể của hành động. Hơn nữa, nó còn có
thể kết hợp với “đã, đang”.
Nhìn lại ví dụ (363) ở trên, thể tiếp diễn với be going to còn được chuyển
dịch bởi phó từ định trong tiếng Việt. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên
soạn năm 2008, định có nghĩa là tự đặt cho mình việc gì đó sẽ làm trong thời gian
sắp tới. Chẳng hạn như:
Mưa rợn người, cô định kêu rú lên thì giọng cái thân hình đen trùi trũi ấy
tràn ra bên sông mát dịu.
(370) Cháu định vào nhưng con chó vện nó cứ hực lên.
(371) Con định gọi anh ấy băng đỡ nhưng nghĩ xấu hổ lại thôi.
Như vậy, những sự tình do định diễn tả đều chưa xảy ra. Nói một cách chính
xác, những sự tình do định diễn tả có thể xảy ra trong thời gian tương lai hoặc
không xảy ra. Tính chắc chắn của sự tình do định miêu tả là thấp hơn so với sắp
hay sắp sửa. Nhưng định lại có phần gần gũi hơn với ý nghĩa của thể tiếp diễn với
be going to. Chúng đều diễn tả những sự việc đã được lên kế hoạch hay được định
trước. Trong tiếng Việt, từ định có ý nghĩa gần giống với toan. Chỉ có điều, những
sự tình do toan diễn đạt thường không xảy ra trong thực tế. Trong từ điển tiếng
Việt, toan được định nghĩa là có ý định thực hiện ngay điều gì đó (nhưng đã không
làm được). ví dụ:
(372) Nàng toan mắng cho Thân mấy câu, nhưng cố nén, giữ ngay được.
(373) Trai 30 tuổi đang xoan.
Gái 30 tuổi đã toan về già. (ca dao)
(374) Mấy lần toan nói nhưng lại thôi. [20, tr. 1243]
Đến đây có thể tạm thời kết luận, thể tiếp diễn trong tiếng Anh có những
hình thức thể hiện ý nghĩa tương lai khác nhau. Hình thức ấy có khi có will, shall
có khi không, cũng có khi là cấu trúc be going to. Ý nghĩa tương lai mà chúng thể
hiện có thể gần, có thể xa thời điểm phát ngôn, cũng có thể không xảy ra. Tương
ứng với những hình thức và ý nghĩa ấy là các phó từ chuyển dịch tương đương
sang tiếng Việt như sẽ, sắp (sắp sửa), suýt, định.
105
3.2.2.3. Cách chuyển dịch sử dụng “vẫn, còn” trong tiếng Việt
Tại sao vẫn và còn lại được sử dụng để chuyển dịch thể tiếp diễn trong tiếng
Anh? Chúng có điểm gì liên quan đến thể tiếp diễn? Từ điển tiếng Việt có định
nghĩa: “vẫn là phó từ biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn như trước của hành động,
trạng thái, tính chất nào đó mà không có gì thay đổi vào thời điểm nói” [16, tr.
1364]. Hoàng Trọng Phiến cũng đồng tình với quan điểm “vẫn biểu hiện nghĩa
tiếp tục, tiếp diễn của hành độg, trạng thái, tính chất” [17, tr. 279]. Ví dụ:
(375) Ngoài đường người vẫn đi lại nườm nượp.
(376) Ngôi nhà im phăng phắc, hai cánh cửa liếp vẫn mở toang hoác.
Như vậy, rõ ràng ý nghĩa mà vẫn diễn tả có điểm rất giống với ý nghĩa cơ
bản của thể tiếp diễn trong tiếng Anh. Sự tình mà nó diễn tả được coi là đang tiếp
diễn. Có điểm khác là thể tiếp diễn trong tiếng Anh chỉ cho biết giai đoạn diễn
biến của sự tình tại thời điểm phát ngôn hoặc gần thời điểm ấy. Còn vẫn trong
tiếng Việt cho biết cả giai đoạn trước thời điểm phát ngôn của hành động, trạng
thái cũng đang ở trong quá trình tiếp diễn. Cái sự tình được diễn tả bởi vẫn chính
là sự duy trì tính tiếp diễn của giai đoạn trước đó. Chính vì vẫn có nét giống với
thể tiếp diễn như vậy, nên nó có thể được sử dụng kết hợp với đang. Đối chiếu các
ví dụ chuyển dịch sau:
(377) Under the trenches and individual shelters, the infantry were trying to
enjoy their last moments of sleeping. (Dưới các ngách hào và hố cá nhân, bộ binh
vẫn đang cố tận hưởng những hớp cuối cùng của giấc ngủ.)
(378) As for me, I’m always longing for an opportunity. (Còn tôi thì bấy lâu
vẫn ngóng một cơ hội.)
(379) The two men were still shouting and struggling. (Hai tên kia vẫn vừa
hét vừa đánh.)
Tương tự với vẫn, còn cũng được đánh giá là có điểm chung với ý nghĩa của
thể tiếp diễn. Từ điển tiếng Việt định nghĩa còn là một phó từ biểu thị sự tiếp tục,
tiếp diễn của hành động, trạng thái cho đến một lúc nào đó. Hoàng Trọng Phiến
cũng định nghĩa còn biểu hiện nghĩa một hành động chưa kết thúc, còn tiếp tục tồn
tại. Đồng thời, ông khẳng định còn tương đương nghĩa với vẫn, đang…để biểu
106
hiện nghĩa tiếp diễn. chúng tạo thành cặp: vẫn còn, đang còn, còn đang, sẽ
còn…nữa [17, tr. 66, 67]. Ví dụ:
(380) Ông ta còn đang sống.
(381) Bà hai còn ngồi bên mâm cơm chờ con.
(382) Chơi trăng từ thủa trăng tròn.
Chơi hoa từ thủa hoa còn trên cây. (ca dao)
Tiếng Việt thật phong phú. Có khi người ta dùng cả cấu trúc hãy còn thay
thế cho vẫn còn. Ví dụ:
(383) Chúng tôi nghĩ đến, rồi thương hại những người lữ khách vào giờ này
hãy còn đi trên con đường vắng, ướt như chuột lột và run như cầy sấy.
Do đó, không có gì lạ khi bắt gặp những câu chuyển dịch thể tiếp diễn của
tiếng Anh như sau:
(384) When he turned back, Lan was standing there, watching him. (Khi
ngoảnh lại, Lan còn đứng đó trông theo.)
(385) David was delighted when he discovered that his old professor was
still teaching there. (David rất mừng khi thấy ông thầy cũ của mình còn dạy ở đó.)
(386) The dog was still sleeping. (Con chó vẫn còn đang ngủ.)
Một điểm đáng chú ý đối với hình thức thể tiếp diễn trong tiếng Anh khi
được chuyển dịch tương đương với vẫn và còn trong tiếng Việt là nó thường xuất
hiện thêm từ still ở giữa yếu tố be và V-ing. Có thể coi đó là dấu hiệu nhận biết để
sử dụng vẫn hay còn khi chuyển dịch thể tiếp diễn sang tiếng Việt, vì bản thân từ
still trong tiếng Anh đã có nghĩa “vẫn”.
Tóm lại, tùy theo từng hình thức và ý nghĩa cụ thể của thể tiếp diễn mà khi
chuyển dịch sang tiếng Việt, người ta phải lựa chọn từ, ngữ sao cho tương ứng.
Từ, ngữ ấy không được làm sai lệch ý nghĩa mà thể tiếp diễn biểu hiện. Hệ thống
các từ, ngữ thường được dùng để chuyển đổi thể tiếp diễn gồm: đang, sẽ, sắp, còn,
vẫn, vẫn còn, đã,…
3.3. Hình thức, ý nghĩa của sự kết hợp thể hoàn thành - tiếp diễn và cách
chuyển dịch sang tiếng Việt
3.3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn
107
3.3.1.1. Hình thức của thể hoàn thành - tiếp diễn
Lần lượt nhìn lại hai cấu trúc hình thức của thể hoàn thành và thể tiếp diễn
trong chương hai và ba như sau:
Have (thể hoàn thành)
<-en>
Be (thể tiếp diễn)
<-ing>
Hai hình thức cơ bản trên có những thay đổi nhất định khi kết hợp với các
yếu tố thời, tình thái, dạng, thức. Khi kết hợp với nhau, chúng vẫn không lọai bỏ
các yếu tố này. Lược đồ tổng quát của sự kết hợp thể hoàn thành - tiếp diễn được
hình dung gồm 5 thành phần theo thứ tự như sau:
TENSE have (be) (be) V…
MODAL <-en> <-ing> <-en>
to 1 2 3 4 5
Trong đó, những yếu tố được để trong ngoặc là những yếu tố không bắt
buộc. Do đó, mỗi câu không nhất thiết phải xuất hiện cả năm thành tố trên. Mối
quan hệ giữa các thành tố tuân theo quy luật tác động từ trái sang phải. Nói cách
khác, mỗi thành tố chỉ tác động trực tiếp tới sự biến đổi hình thái của thành tố
đứng ngay sau nó. Trong thực tế sử dụng tiếng Anh, số lượng các thành phần tham
gia cấu tạo câu hay việc phạm trù thể kết hợp với phạm trù ngữ pháp nào khác sẽ
cho ta những mô hình câu cụ thể. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các kiểu câu có
thể có khi sử dụng kết hợp hai thể hoàn thành và tiếp diễn theo trật tự các thành tố
ở lược đồ trên.
Khi thể hoàn thành - tiếp diễn chịu tác động của yếu tố thời hiện tại, thức
trần thuật và dạng chủ động, ta sẽ có các câu như sau:
(387) I have been hearing all about his operation. (Tôi đã nghe tất cả về ca
mổ của ông ta.)
(388) George hasn’t been feeling well recently. (Gần đây George cảm thấy
không khoẻ.)

108
(389) It has been snowing for a long time. (Trời đã có tuyết được một lúc
lâu.)
(390) Have you been working hard today? (Có phải hôm nay bạn làm việc
mệt lắm không?)
Nếu cũng với trường hợp trên, thì hiện tại được thay thế bởi thì quá khứ, khi
đó yếu tố have sẽ thay đổi thành had như ở các câu sau:
(391) She had been crying but she said nothing about the dog. (Nàng khóc
suốt, nhưng không đề cập gì đến con chó.)
(392) During part of that time, Mr Darcy had been standing near enough
for her to overhear a conversation between him and Mr Bingley. (Trong thời gian
ấy Darcy nói chuyện với anh Bingley khi đứng khá gần cô, nên cô nghe lỏm
được.)
Khi kiểu thể trên kết hợp với trợ từ tình thái thì trợ từ tình thái sẽ đứng trước
have. Ví dụ:
(393) We must have been waiting under different clocks. (Chúng ta chắc đã
đợi dưới những cái đồng hồ khác nhau.)
(394) He must have been accelerating his pace back and forth on the other
side of the fence like a crazy animal, watching for sherry on this side. (Chắc nó
đang rảo tới rảo lui bên kia hàng rào giống như thằng điên, chốc chốc nhảy cẫng
lên khụt khịt đánh hơi Sherry bên này.)
(395) A potato farmer was sent to prison just at the time when he should
have been digging the ground for planting the new crop of potatoes. (Anh nông
dân trồng khoai bị bắt giam đúng vào dịp anh tính đào đất để trồng một vụ khoai
mới.)
Xét về hình thức, thể hoàn thành - tiếp diễn có điểm rất khác với hai thể khi
được tách bạch. Nó không tồn tại cấu trúc hình thức ở dạng bị động. Nếu có dạng
bị động của nó sẽ có hình thức của thể hoàn thành. Chính vì thế, dạng thụ động
của hai câu:
(396) They have been repairing the road. (Họ đã đang sửa con đường.)
(397) They had been picking apples. (Họ đã hái táo.)
109
Lần lượt sẽ là:
The road has been repaired lately. (Gần đây con đường đã đang được sửa
chữa.)
Apples had been picked. (Táo đã được hái.)
3.3.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn
Ý nghĩa cơ bản của thể hoàn thành - tiếp diễn ít hay nhiều cũng xuất phát từ
ý nghĩa của từng thể ấy. Thử đối chiếu ba câu sau:
(398) a. Eric had cooked an omellete. (Eric đã nấu xong món trứng ốp la.)
b. Eric was cooking an omellete. (Eric đang tráng trứng ốp la.)
c. Eric had been cooking an omellete. (Eric đã đang tráng trứng ốp la.)
R. A. J
Trong câu (a), sự xuất hiện của thể hoàn thành cho biết món trứng ốp la đã
được thực hiện xong tại thời điểm quy chiếu. Tức là hoạt động nấu ăn đã kết thúc.
Thể tiếp diễn trong câu (b) lại chỉ ra rằng công việc nấu ăn đó vẫn đang diễn ra.
Còn sự kết hợp giữa thể hoàn thành và tiếp diễn trong câu (c) thì thể hiện ý nghĩa
gì? Liệu ý nghĩa hoàn tất của thể hoàn thành có áp đảo ý nghĩa diễn tiến của thể
tiếp diễn hay không? Thực chất, câu thứ ba có thể được hiểu là: tại thời điểm quy
chiếu của phát ngôn, Eric đã ngừng việc tráng món trứng ốp la, nhưng chúng ta
không thể khẳng định rằng công việc nấu ăn đó đã hoàn tất. Có thể sau đó Eric sẽ
lại trở lại bếp và tiếp tục công việc ấy. Ở đây, chỉ có thể hiểu rằng ý nghĩa hoàn tất
của thể hoàn thành được áp dụng cho ý nghĩa thời lượng của thể tiếp diễn, chứ
không phải đối với nghĩa của động từ chính. Hay nói cách khác, thời lượng của
hoạt động ấy đã hết. Còn hành động thì có thể tiếp tục. Ý nghĩa này còn thể hiện ở
những câu sau:
(399) I’ve been waiting for an hour and he still hasn’t turned up. (Tôi đã
đợi được một giờ và anh ta vẫn còn chưa xuất hiện.)
(400) He has been sleeping for ten hours. (Anh ta đã ngủ được mười tiếng.)
(401) By the end of this year he’ll have been acting for thirty years. (Cuối
năm nay ông ấy sẽ làm diễn viên được gần ba mươi năm.)

110
Cho dù thể ấy có kết hợp với thì hiện tại, quá khứ hay tương lai thì nó vẫn
nhấn mạnh tới sự hoàn tất của thời lượng chứ không phải của hành động.
Đối với những phát ngôn như:
(402) The football match had to be stopped. They had been playing for half
an hour when there was a terrible storm. (Trận đá bóng đã phải dừng lại. Họ đã
chơi được nửa tiếng khi trận bão lớn ập đến.)
(403) Kien had been smoking for thirty years when he finally gave it up.
(Kiên đã hút thuốc suốt 30 năm cho đến khi nó bỏ thuốc.)
Chúng ta chỉ biết hai hoạt động đá bóng và hút thuốc đã chấm dứt nhờ vào
mệnh đề được thể hiện bởi thì quá khứ (thông qua hình thức của động từ “had” và
“gave”), chứ không bởi thể hoàn thành - tiếp diễn. Thể này chỉ cho biết hoạt động
đã diễn ra trong bao lâu trước khi một việc khác xảy ra.
Chính vì tính chất không rõ ràng trong việc thể hiện ý nghĩa hoàn tất của
hành động, mà thể hoàn thành - tiếp diễn có khi miêu tả những hoạt động đã chấm
dứt, có khi chưa. Chẳng hạn, những câu dưới đây miêu tả những hoạt động bắt đầu
trong quá khứ và đã kết thúc gần đây hoặc vừa mới chấm dứt.
(404) You are out of breath. Have you been running? (Bạn trông như hết
hơi. Có phải bạn vừa chạy không?)
(405) I’ve been talking to Tom about your problem. (Tôi vừa mới nói
chuyện với Tom về vấn đề của bạn.)
Đối chiếu với những câu sau:
(406) How long have you been learning English? (Bạn đang học tiếng Anh
được bao lâu rồi?)
(407) I’ve been watching television since two o’clock. (Tôi đã xem ti vi từ
lúc hai giờ.)
(408) George hasn’t been feeling very well recently. (Gần đây George cảm
thấy không được khoẻ lắm.)
Không thể khẳng định chắc chắn những hoạt động như học tiếng Anh, xem
ti vi hay trạng thái không khoẻ của George là đã chấm dứt. Rất có thể sau thời
điểm phát ngôn, những hành động, trạng thái ấy vẫn diễn tiến.
111
Những hoạt động được thể hiện bởi thể hoàn thành - tiếp diễn cũng có khi
được hiểu là diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong trường hợp này, thể hoàn thành - tiếp diễn thường kết hợp với những từ chỉ
thời lượng như “since”, “for”, “how long”. Ví dụ:
(409) She has been playing tennis since she was eight. (Cô ấy đã chơi quần
vợt từ khi lên 8.)
(410) How long have you been smoking? (Bạn hút thuốc được bao lâu rồi?)
(411) The boy was delighted with his new knife. He had been wanting it for
a long time. (Thằng bé khoái trá với con dao mới. Nó đã mong muốn lâu lắm rồi.)
Nhìn chung, về hình thức, thể hoàn thành - tiếp diễn là sự kết hợp hình thức
của thể hoàn thành thể hiện bởi yếu tố have và hình thức của thể tiếp diễn thể hiện
bởi be. Do đó, ý nghĩa mà nó diễn tả vừa mang tính chất của thể hoàn thành vừa
mang tính chất của thể tiếp diễn. Ý nghĩa hoàn tất được áp dụng đối với thời lượng
của thể tiếp diễn. Còn hành động được miêu tả có khi đã hoàn tất có khi vẫn trong
quá trình diễn tiến. Đó chính là nét đặc thù của loại thể này.
3.3.2. Cách chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn sang tiếng Việt
Ở phần trên, chúng tôi có nhấn mạnh tới đặc điểm hình thức của thể hoàn
thành - tiếp diễn là sự kết hợp yếu tố hình thức của cả thể hoàn thành và thể tiếp
diễn. Vậy, khi được chuyển dịch sang tiếng Việt, thể hoàn thành - tiếp diễn có
được vận dụng những từ, ngữ tương đương như khi chuyển dịch thể hoàn thành và
tiếp diễn hay không? Qua nghiên cứu những tư liệu trích dẫn, chúng tôi khẳng
định là có. Hầu hết những từ, ngữ được dùng để chuyển đổi thể hoàn thành và thể
tiếp diễn đều xuất hiện trong các câu chuyển đổi đối với thể hoàn thành - tiếp diễn.
Chẳng hạn, những từ như đã, mới, vừa mới điển hình trong cách chuyển đổi thể
hoàn thành cũng thường được vận dụng ở thể hoàn thành - tiếp diễn. Ví dụ:
(412) During the past few years he had been living without looking back.
(Có thể nói rằng trong nhiều năm qua anh đã sống mà chẳng hề ngoái nhìn lại.)
(413) We have been looking for you forever, everywhere. (Chúng tôi đã tìm
anh bấy lâu nay khắp nơi.)

112
(414) That man overthere is bright red. I think he has been sunbathing.
(Người đàn ông đứng đằng kia da bị đỏ rần lên. Tôi nghĩ rằng anh ta vừa mới tắm
nắng xong.)
(415) My hands are very dirty. I’ve been repairing the car. (Tay tôi rất bẩn.
Tôi vừa sửa xe ô tô.)
Cũng giống như cách chuyển đổi đối với thể tiếp diễn, thể hoàn thành - tiếp
diễn cũng được vận dụng các từ như đang, còn, vẫn. Những dẫn chứng chúng tôi
tìm được như sau:
(416) The children had been studying the growth of plants. (Các em đang
học trồng cây.)
(417) I have been meditating on the very great pleasure which a pair of fine
eyes in the face of a pretty woman can bestow. (Tôi đang suy tư với cả niềm vui
mà một đôi mắt đẹp trên gương mặt của một phụ nữ đẹp có thể ban phát cho tôi.)
(418) Last year if my family had been living in Da Lat, we would have been
running a bookstore. (Năm ngoái, nếu gia đình tôi vẫn còn sống ở Đà Lạt thì
chúng tôi rất có thể còn đang điều hành một cửa hàng sách.)
(419) In the past few days she had been eating what I had left. (Mấy hôm
nay nàng vẫn chực ăn những gì tôi bỏ mứa.)
Cũng có khi cả đã và đang được sử dụng kết hợp với nhau.
(420) Last year if you had been working in Da Lat, we would have been
visiting you during the summer vacation. (Năm ngoái, nếu anh đã còn làm việc ở
Đà Lạt, chúng tôi rất có thể đã đang thăm anh trong kỳ nghỉ hè.)
Tóm lại, những từ, ngữ được dùng để chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn
như trên vẫn giữ nguyên những nét nghĩa cơ bản của chúng như khi chuyển dịch
thể hoàn thành và tiếp diễn. Do đó, chúng tôi sẽ không nêu lại vấn đề về nghĩa của
những phó từ thời - thể ấy.

113
KẾT LUẬN

Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ (được mã hóa vào hình thái của
động từ), diễn tả cách nhì n nhận cấu trúc thời gian nội tại của một s ự tình với các
đặc tính như: tính thời lượng , tính lặp lại và tính hoàn tất của sự tình . Với cách
hiểu như vậy không phải ngôn ngữ nào cũng có phạm trù thể, chẳng hạn như tiếng
Việt. Trong khi ở tiếng Anh, thể được coi là một phạm trù ngữ pháp đặc biệt của
động từ thể hiện qua sự biến đổi hình thái của động từ thì tiếng Việt chỉ có một số
phương tiện từ vựng (được gọi là phó từ) biểu đạt ý nghĩa thể mà thôi. Trong luận
văn này, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu và đối chiếu cách thức chuyển dịch hình
thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh sang tiếng Việt. Hình thức thể của tiếng Anh
được diễn tả bởi các cấu trúc ngữ pháp của động từ, gắn liền với những ý nghĩa thể
nhất định. Khác với tiếng Anh, tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ biến hình,
do đó hình thức và ý nghĩa thể của nó được đảm nhiệm bởi một số phương tiện từ
vựng gọi là những phó từ thời - thể.
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm
cơ bản về hình thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh và các cách chuyển dịch
tương đương ở tiếng Việt như sau:
- Về hình thức, thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh được miêu tả
bởi hai cấu trúc động ngữ: V-en và V-ing. Hai cấu trúc này đều có sự biến đổi cả
về mặt hình thái học và cú pháp học khi chúng kết hợp với những phạm trù ngữ
pháp như thời, thức, dạng, tình thái. Song mỗi loại thể đều có những nét hình thức
riêng biệt, đáng chú ý. Tương đương với hình thức thể hoàn thành của tiếng Anh,
tiếng Việt sử dụng các phó từ thời - thể như đã, vừa, mới, từng, chưa,… và một số
kết cấu như đã từng, đã…rồi/xong/hết, vừa mới, chưa từng, chưa hề,… Đồng thời,
tiếng Việt sử dụng các từ đang, đương, vẫn, còn, sẽ, sắp,…để chuyển dịch thể tiếp
diễn của tiếng Anh. Có thể nói, cấu trúc hình thức thể trong tiếng Anh là ổn định,
luôn có mặt đầy đủ các thành phần diễn tả thể cho dù ở khung thời gian hiện tại,
quá khứ hay tương lai. Còn kết cấu hình thức thể của tiếng Việt có vẻ không chặt

114
chẽ lắm. Điều này thể hiện ở chỗ các phó từ đã và đang, nhiều khi, được ẩn đi
trong cấu trúc hình thái thể, cũng có khi đã và đang lại có thể thay thế cho nhau,
hay đang được thay thế bởi sẽ, sắp,…ở khung thời gian tương lai.
- Về ý nghĩa, cơ bản cả hai ngôn ngữ đều phân biệt hai ý nghĩa thể: hoàn
thành và phi hoàn thành. Thể hoàn thành của tiếng Anh chủ yếu diễn tả ý nghĩa
hoàn tất, cũng có khi là chưa hoàn tất của sự tình. Ngược lại, thể tiếp diễn của
ngôn ngữ này cho biết ý nghĩa diễn tiến, tạm thời, không trọn vẹn,…của sự tình
được miêu tả. Các phó từ thời - thể tương đương trong tiếng Việt, nhìn chung,
cũng đảm bảo những nét nghĩa cần yếu của hai loại thể trên trong tiếng Anh. Tuy
nhiên, có điểm khác là ý nghĩa thể của “đã”, “đang” trong tiếng Việt còn phụ thuộc
phần nào vào nhân tố vị từ, chủ thể, bổ ngữ, hay ngữ cảnh. Hơn thế, thể tiếp diễn
trong tiếng Anh có thể miêu tả ý nghĩa thói quen của hành động, nhưng đang của
tiếng Việt thì không. Để miêu tả thói quen của hành động tiếng Việt phải sử dụng
những từ ngữ khác như thường, luôn,…
Một điểm đáng chú ý nữa là vì những phương tiện biểu thị ý nghĩa thể trong
tiếng Việt đều là những phương tiện từ vựng nên ít nhiều chúng còn có thêm nét
nghĩa tình thái nhất định.
- Về chức năng, qua các ví dụ khảo sát, chúng tôi nhận thấy thể ở cả hai
ngôn ngữ, ngoài những chức năng ngữ nghĩa cơ bản, đều có chức năng quy chiếu
về thời gian. Thời gian được quy chiếu có thể ở hiện tại, quá khứ hoặc tương lai.
Thời gian quy chiếu giúp xác định tính hoàn thành hay phi hoàn thành của sự kiện
liên quan. Ở tiếng Việt, căn cứ vào chức năng ngữ nghĩa và chức năng quy chiếu,
các phó từ thời - thể phải tuân theo quy tắc rõ ràng đối với việc được phép hay
không được phép xuất hiện trong một số trường hợp cụ thể. Nắm được những quy
tắc này sẽ khiến việc chuyển dịch thể tiếng Anh sang tiếng Việt dễ dàng hơn,
khiến những câu chuyển dịch nghe phù hợp với văn phong của tiếng Việt và văn
hóa của người Việt.
Với kết quả nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về cách thức
chuyển dịch hình thức và ý nghĩa thể giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt, chúng tôi hy
vọng luận văn sẽ có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu, đối chiếu các
115
hình thức thể hiện ý nghĩa thể trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Anh,
tiếng Việt nói riêng. Đặc biệt, những phát hiện mới trong luận văn có thể là những
đóng góp hiệu quả cho việc học tập, nghiên cứu dịch thuật tiếng Anh của những
đối tượng quan tâm tới ngôn ngữ này.
Do hạn chế về khả năng và trình độ, nhất định còn nhiều vấn đề liên quan
đến đề tài chưa được chúng tôi đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa được giải quyết
một cách triệt để trong luận văn này. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại khảo sát
sâu hơn những vấn đề này trong các công trình nghiên cứu khác.

116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Hồng Cổn . Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiế ng Việt .
Ngôn ngữ số 7/2004.
2. Nguyễn Hồng Cổn. Về vấn đề tương đương trong dịch thuật. Ngôn ngữ số
11/2001.
3. Nguyễn Đức Dương. Nghĩa của “đều”, “cũng” và “vẫn”. Ngôn ngữ số
2/2000.
4. Đinh Văn Đức . 2001. Ngữ pháp tiếng Việt về từ loại. Nxb ĐHQG Hà Nội.
5. Nguyễn Thiện Giáp . 2005. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục.
6. Cao Xuân Hạo . 1991. Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng . Nxb Khoa
học Xã hội.
7. Cao Xuân Hạo . Về ý nghĩ a “ thì” và “thể ” trong tiếng Việt . Ngôn ngữ số
5/1998.
8. Cao Xuân Hạo . 1999. Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ
nghĩa. Nxb Giáo Dục.
9. Nguyễn Văn Hiệp . 2007. Cơ sở ngữ nghĩ a phân tí ch cú pháp. Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Chí Hòa . 2004. Ngữ pháp tiếng Việt thực hành . Nxb ĐHQG Hà
Nội.
11. Nguyễn Quốc Hùng , M.A. 2007. Hướng Dẫn Kỹ Thuật Biên Dị ch Anh -Việt,
Việt - Anh. Nxb Văn hóa Sài Gòn.
12. Jeremy Munday, 2009. Nhập môn nghiên cứu dịch thuật. Nxb Tri thức.
13. Lyons, John. 1995. Ngữ nghĩ a học . Nguyễn Văn Hiệp dị ch . Cambridge
University Press.
14. Halliday, Mak. 2004. Dẫn luận ngữ pháp chức năng . Hoàng Văn Vân dịch .
Nxb ĐHQGHN.
15. V.X. Panfilof. Các cấp thể và các chỉ tố tình thái - thể trong tiếng Việt.
Ngôn ngữ số 2/1979.
16. Hoàng Phê. 2008. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
17. Hoàng Trọng Phiến. 2003. Cách dùng hư từ tiếng Việt. Nxb Nghệ An.
117
18. Trần Kim Phượng . 2008. Ngữ pháp tiếng Việt - Những vấn đề về thời , thể.
Nxb Giáo dục.
19. Nguyễn Kim Thản . 1977. Động từ tiếng Việt. Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Thành. Hệ thống các từ chỉ thời-thể và phạm trù ngữ pháp của
các cấu trúc thời-thể của động từ tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1992.
21. Trịnh Xuân Thành . 1981. Bàn thêm về các từ ĐÃ , ĐANG, SẼ. Trong “Giữ
gìn sự trong sáng của ti ếng Việt về mặt từ ngữ ” (t.2) KHXH. H.
22. Lê Quang Thiêm. 2008. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Nxb ĐHQG
Hà Nội.
23. Huỳnh Văn Thông . Mấy nhận xét về vị từ t ình thái và ý nghĩa thể (aspect)
trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 8/2000.
24. Huỳnh Văn Thông . Mấy nhận xét về vị từ tì nh thái v à ý nghĩa thể (aspect)
trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 10/2000.
25. Nguyễn Minh Thuyết . Các tiền phó từ chỉ thời - thể trong tiếng Việt . Ngôn
ngữ số 2/1995.
26. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp . 2004. Thành phần câu tiếng
Việt. Nxb Giáo Dục.
27. Hoàng Tuệ . 1988. Nhận xét về thời , thể, và tình thái trong tiếng Việt . Trong
“Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á ”. Nxb KHXH. H.
28. Vị từ tình thái tiếng Việt . Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp
Bộ. Đại học Đà Lạt, 2001.
29. Vị từ và vị từ trạng thái trong tiếng Việt . Thông báo khoa học . Đại học Đà
Lạt, 1995.

118
SÁCH TIẾNG ANH

30. Frank Palmer. 2004. English modality in perspective: genre analysis and
contrastive studies. Peter Lang.
31. Yule, George. 1998. Explaining English Grammar. Oxford University Press.
32. Gerald P. Delahunty and James J. Garvey. 1994. Language, Grammar And
Communication - A Course for Teachers of English. McGRAW-HILL, INC.
33. Givón, T. 1984. Syntax: A Functional - Typological Introduction. John
Benjamins Publishing House.
34. Horner, W.B. 1990. Harbrace College Handbook. Harcourt Brace College
Publishers.
35. Jacobs, R. A. 1993. English syntax: A grammar for English language
professionals. Library of Congress Cataloging-in-Publication Data.
36. Leech, G. 1989. An A-Z English Grammar and Usage. Great Britain.
37. Lewis, M. 1986. The English verb: an exploration of structure and meaning.
Hove.
38. Quirk, R and Greenbaum, S. 1973. A University English Grammar. Longman.
Essex.
39. Ramsay, Orrington C. 1972. English Grammar: structures and processes.
California.
39. A.J. Thomson. 1996. Văn phạm Anh ngữ thực hành. Nxb Trẻ.

119
NGUỒN TƢ LIỆU TRÍ CH DẪN

TƢ LIỆU TIẾNG ANH


1. ALG L.G. Alexander. 1971. New Concept English. Longman Group
Ltd.
2. GPD Gerald P. Delahunty and James J. Garvey. 1994. Language,
Grammar and Communication - A Course for Teachers of
English. McGRAW-HILL, INC.
3. GY George Yule. 1998. Explaining English Grammar. Oxford
University Press.
4. JA Jane Austen. 1999. Pride and Prejudice. Great Britain. Clays
Ltd, St Ives plc.
5. QR Quirk, R and Greenbaum, S. 1973. A University English
Grammar. Longman. Essex.
6. RAJ Roderick A. Jacobs. 1993. English syntax: A grammar for
English language professionals
7. RM Raymond Murphy. 2003. English Grammar In Use. Nxb Thống
Kê.
8. RM Raymond Murphy. 2000. English Grammar In Use. Nxb Trẻ .
9. AJT A.J. Thomson. 1996. Văn phạm Anh ngữ thực hành. Nxb Trẻ.

120
TƢ LIỆU TIẾNG VIỆT

10. LNC Lê Nguyễn Cẩn . 2006. Tác gia tác phẩm văn học trong nhà
trường - Anh em Grimm. Nxb ĐHSP.
11. ĐVĐ Đinh Văn Đức . 2001. Ngữ pháp tiếng Việt về từ loại. Nxb ĐHQG
Hà Nội.
12. CXH Cao Xuân Hạo. 1998. Về ý nghĩ a “thì” và “thể” trong tiếng Việt.
“Ngôn ngữ ”, số 5.
13. NTH Nguyễn Trí Huân. 2007. Chim én bay. Nxb Văn học.
14. TL Thạch Lam. 2008. Hai đứa trẻ. Nxb Văn học.
15. NL Nhất Linh. 2001. Đoạn tuyệt. Nxb Văn học.
16. PTL Phan Trọng Luận (tổng chủ biên). 2009. Ngữ văn 11 (tập 1). Nxb
Giáo dục.
17. PTL Phan Trọng Luận (tổng chủ biên). 2009. Ngữ văn 11 (tập 2). Nxb
Giáo dục.
18. NTG Nhiều tác giả . 2008. Hạt giống tâm hồn - Những câu chuyện cuộc
sống. Nxb Tổng hợp TP . HCM.
19. HP Hoàng Phê. 2008. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
20. HTP Hoàn Trọng Phiến. 2003. Cách dùng hư từ tiếng Việt. Nxb Nghệ
An.
21. TTP Trịnh Thanh Phon g. 2007. Ma làng (tiểu thuyết). Nxb Văn học.
22. VTP Vũ Trọng Phụng . 2001. Số đỏ. Nxb Đồng Nai.
23. TKP Trần Kim Phượng . 2008. Ngữ pháp tiếng Việt - Những vấn đề
về thời, thể. Nxb Giáo dục.
24. HVT Huỳnh Văn Thông . Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa thể
(aspect) trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 8/2000.
25. HVT Huỳnh Văn Thông . Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa thể
(aspect) trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 10/2000.
26. QT Quỳnh Trang - Lê Hà (tuyển soạn). 2006. 101 truyện mẹ kể con
nghe. Nxb Văn hóa - Thông tin.
121
TƢ LIỆU SONG NGƢ̃

27. LTG Lê Thu Giang (biên tập ). 4Today English February 2008. Nxb
Tổng hợp TP. HCM.
28. NTH Nguyễn Thuần Hậu . 2002. 109 bài luyện dịch Việt - Anh. Nxb
Trẻ TP HCM.
29. HI Henrik Ibsen. 2006. Peer Gynt. Nxb Thế giới.
30. MT Minh Thu , Nguyễn Hòa . 2006. Luyện dị ch Việt - Anh. Nxb ĐH
QGHN.
31. HLA L.A.Hill. 2007. Nụ cười nước Anh. Nxb Từ Điển Bách Khoa .
32. NQH Nguyễn Quốc Hùng. 2007. Hướng dẫn kỹ thuật biên dịch Anh-
Việt, Việt-Anh. Nxb Văn hóa Sài Gòn.
33. LH Lan Hương , Quốc Ánh , Thu Hà và Hương Lan (Nhóm EIL -
HANOI). 2006. Learn English through fairy tale (Học tiếng Anh
qua truyện cổ tí ch). Nxb Thanh Niên.
34. JA Jane Austen. 1999. Pride and Prejudice. Great Britain. Clays
Ltd, St Ives plc.
35. KH Knut Hamsun. 2006. Growth of the Soil (Sự sinh trưởng của đất).
Thế giới Publishers.
36. NAN Nguyễn Thị Ái Nguyệt. 2009. 20 truyện ngắn trọn lọc Anh-Việt.
Nxb Tổng hợp TP HCM.
37. BN Bảo Ninh. 2005. The sorrow of war (Nỗi buồn chiến tranh). Nxb
Phụ nữ.
38. LVS Lê Văn Sự . 2003. Cẩm nang luyện dị ch và ngữ pháp tiếng Anh .
Nxb Văn hóa Thông tin .
39. ĐTT Đào Tuyết Thảo . 2001. A selection of the world fairy tales
(Truyện cổ thế giới tinh tuyển). Thế giới Publishers.
40. TS Tô San, Kim Thi. 2007. Học tiếng Anh qua truyện ngụ ngôn. Nxb
Từ điển BK.
41. NTT Nguyễn Thị Tu. 2009.Trên nền tuyết trắng xóa. Nxb Hội nhà văn.
122
PHỤ LỤC
TƢ LIỆU TIẾNG ANH
THỂ HOÀN THÀNH
1. He has lost his key. (RM, 14)
2. When we got home last night, we found that somebody had broken into the flat.
(RM, 30)
3. Jonathan has visited his cousins daily. (RAJ, 203)
4. Jane Austen had written her greatest novel. (RAJ, 201)
5. Maureen Duffy has now written a novel about two friends. (RAJ, 201)
6. He may have missed the train. (QR, 58)
7. The guests will have arrived by now. (QR, 58)
8. There may have been some errors then in that computer program.
(RAJ,220)
9. She can’t have seen me. (RM, 89)
10. You must have heard me. (RM, 88)
11. Has it stopped raining yet? (RM, 49)
12. If I had seen you, I would have said hello. (RM, 118)
13. I feel sick. I wish I hadn’t eaten so much. (RM, 118)
14. Have you been shown the new machine? (RM, 136)
15. I have written some notes. (GY)
16. Tom has had a bad car crash. (AJT, 286)
17. Next year they will have been married for 25 years. (RM, 48)
18. He should have helped her. (AJT, 85)
19. He might have phoned her. (AJT, 391)
20. He must have come this way, here are his footprints. (AJT, 392)
21. She might could jump over that fence. (RAJ, 210)
22. I haven not seen Tom this afternoon. (AJT, 288)
23. The man sitting next to me on the plane was very nervous. He hadn’t flown
before. (RM, 30)
24. Jill hasn’t written to me for nearly a month. (RM, 47)
25. She might not have known about the meeting. (RM, 91)
26. I shouldn’t have lied to him. (AJT, 391)
123
27. He can’t have moved the piano himself. (AJT, 392)
28. Had Tom gone home when you arrived at the party? (RM, 70)
29. Has Ann had a holiday this year? (RM, 49)
30. He has eaten lunch. (GY)
31. I have washed the car. (AJT, 287)
32. I have been ill. (GY)
33. He has had the flu. (GY)
34. He has been in the army for two years. (AJT, 291)
35. We have waited all day. (AJT, 291)
36. I have smoked since I left school. (AJT, 291)
37. He has drown and then we have saved him. (GY)
38. The two schools have merged. (RAJ, 203)
39. The owners have agreed to sell the property. (RAJ, 203)
40. Kirsten has been chosen as the new director. (RAJ, 203)
41. I have visited China four times. (RM, 46)
42. They‟ve always answered my letters. (AJT, 290)
43. I have never been late for work. (AJT, 290)
44. I have read the instructions but I don‟t understand them. (AJT, 286)
45. By the end of the month he will have trained 600 horses. (AJT, 335)
46. I have £50 a month and I started in January. So by the end of the year I will have
saved £600. (AJT, 334)
47. I drink eight bottles a week. I’ll have drank all these by the end of this year.
(AJT, 334)
48. He may/might have gone. (AJT, 230)
49. Tom could have taken the money, he was here alone yesterday. (AJT, 237)
50. He came home alone. You shouldn’t have let him do that; he might have got lost.
(AJT, 230)
51. You should have turned his omelette, he likes it turned. (AJT, 241)
52. If I had known that you were coming I would have met you at the airport.
(AJT, 346)
53. If we had found him earlier we could have saved his life. (AJT, 346)
54. She believes that Clarissa was born at midnight on March 25. (RAJ)

124
55. She believes Clarissa to have been born at midnight on March 25. (RAJ)
56. Ackroyd was surprised when he checked the records in April 1993. A
supercomputer had written the novel about Silicon Valley on December 20,
1992. (RAJ)
57. She saw empty glasses and cups realized that three peoples had been in the room.
(AJT, 304)
58. When I arrived Ann had left. (AJT, 301)
59. When she had sung her song she sat down. (AJT, 305)
60. I had just poured myself a glass of beer when the phone rang. (AJT, 303)
61. I have just moved to a house in Bridge Street. (ALG, 23)
62. He’s had a lot of bad luck lately/recently? (AJT, 289)
63. He told me his name but I have forgotten it. (RM, 14)
64. Karen didn‟t want to come to the cinema with us because she had already seen
the film. (RM, 30)
65. We‟re late. I expect the film will already have started by the time we get to the
cinema. (RM, 35)
66. I’ve forgotten her name. (RM, 43)
67. Suzanne has had a baby. (RM, 44)
68. Tom has rung up three times this morning already. (AJT, 288)
69. “Don‟t forget to post the letter, will you?” “I’ve already posted it”.
(AJT, 289)
70. “When is Tom going to start his new job?” “He has already started”.
(AJT, 289)
71. He refused to go till he had seen all the pictures. (JAT, 306)
72. Have you read Hamlet? (RM, 46)
73. Hello, have you just arrived? (RM, 44)
74. I have just had lunch. (RM, 44)
75. I have written the letter but I haven’t posted it yet. (RM, 14)

THỂ TIẾP DIỄN


76. He is tearing up a ₤5 note. (AJT, 267)
77. At eight he was having breakfast. (AJT, 282)

125
78. I am reading a play by Shaw. (AJT, 267)
79. This time next week I’ll be lying on a beach or swimming in the sea. (RM, 34)
80. At 10 o‟clock tomorrow, she will be working in her office. (RM, 48)
81. I was walking home when I met Dane. (RM, 12)
82. I will be helping Mary tomorrow. (AJT, 330)
83. Alan is going to take me to the airport. (RM, 30)
84. Let‟s go out now. It isn’t raining any more. (RM, 2)
85. I shouldn’t be telling you this. It‟s supposed to be a secret. (AJT, 241)
86. He couldn’t still be reading the book. I lent it to him ages ago and it‟s quite a
short book. (AJT, 258)
87. Hello, Jane. Are you enjoying the party? (RM, 2)
88. Is Susan working this week? (RM, 2)
89. They are repairing the bridge. (AJT, 453)
90. They were carrying the injured player off the field. (AJT, 453)
91. We are going to paint the room next week. (AJT, 453)
92. He is teaching French and learning Greek. (AJT, 267)
93. Tom isn’t playing football this season. He wants to concentrate on his studies.
(RM, 8)
94. I want to lose weight. I’m not eating anything today. (RM, 8)
95. I’m not working this week. I‟m on holiday. (RM, 8)
96. The population of the world is rising very fast. (RM, 2)
97. Is your English getting better? (RM, 2)
98. This time last year I was living in Brazil. (RM, 12)
99. I waved to her but she wasn’t looking. (RM, 12)
100. You will be hearing about the new scheme at our next meeting. (AJT, 273)
101. I’ll be seeing her this evening, so I will tell her then. (RM, 48)
102. What time will you be arriving tomorrow? (RM, 48)
103. If my car was working I would drive you to the station. (AJT, 345)
104. If I had worked harder at school I would be sitting in a comfortable office now. I
wouldn’t be sweeping the street. (AJT, 347)
105. We should be wearing seat belts. (AJT, 241)
106. The plane should be landing now. (AJT, 259)

126
107. The plane should be taking off in a minute. (AJT, 260)
108. I’m living with some friends until I can find a flat. (RM, 8)
109. That machine is not working. It broke down this morning. (RM, 13)
110. “You are working hard today.” “Yes, I have got a lot to do.” (RM, 2)
111. Tom is always going away for weekends. (AJT, 268)
112. He is always working. (AJT, 268)
113. I’m always losing things. (RM, 6)
114. He is always reading. (AJT, 269)
115. I’m seeing Tom tomorrow. (AJT, 330)
116. I’ll be seeing Tom tomorrow. (AJT, 332)
117. What time is she arriving? (RM, 16)
118. Are you meeting her at the station? (RM, 16)
119. What are you doing this evening? (RM, 17)
120. The doctor was feeling her pulse. (AJT, 271)
121. The director is seeing the applicants this morning. (AJT, 272)
122. The court is hearing evidence this afternoon. (AJT, 272)
123. What are you thinking about? – I’m thinking about the play we saw last night.
(AJT, 273)
124. Why are you smelling the milk? Is it sour? (AJT, 271)
125. I‟m tired. I’m going to have an early night. (RM, 19)
126. I’m travelling to Scotland on Monday. (RM, 19)
127. She is staying with her sister at the moment until she finds somewhere to live.
(RM, 15)
128. We usually grow vegetables in our garden but this year we aren’t growing any.
(RM, 15)

THỂ HOÀN THÀNH - TIẾP DIỄN


129. I have been hearing all about his operation. (AJT, 298)
130. George hasn’t been feeling well recently. (RM, 18)
131. It has been snowing for a long time. (AJT, 299)
132. Have you been working hard today? (RM, 53)
133. We must have been waiting under different clocks. (AJT, 256)

127
134. They have been repairing the road. (AJT, 298)
135. They had been picking apples. (AJT, 309)
136. I’ve been waiting for an hour and he still hasn‟t turned up. (AJT, 298)
137. He has been sleeping for ten hours. (AJT, 298)
138. By the end of this year he’ll have been acting for thirty years. (AJT, 335)
139. The football match had to be stopped. They had been playing for half an hour
when there was a terrible storm. (RM, 73)
140. Kien had been smoking for thirty years when he finally gave it up. (RM, 73)
141. You are out of breath. Have you been running? (RM, 52)
142. I’ve been talking to Tom about your problem. (RM, 52)
143. How long have you been learning English? (RM, 52)
144. I’ve been watching television since two o‟clock. (RM, 53)
145. She has been playing tennis since she was eight. (RM, 53)
146. How long have you been smoking? (RM, 53)
147. The boy was delighted with his new knife. He had been wanting it for a long
time. (AJT, 309)
148. That man overthere is bright red. I think he has been sunbathing. (RM, 52)
149. My hands are very dirty. I’ve been repairing the car. (RM, 20)

128
TƢ LIỆU TIẾNG VIỆT
CÁC PHÓ TỪ VỚI Ý NGHĨA THỂ HOÀN THÀNH
150. Nam đã đọc hết cuốn tiểu thuyết ấy. (HVT, 52)
151. Nam ăn đƣợc hai cái bánh. (HVT, 52)
152. Thằng bé ăn hết một đĩ a xôi to. (HVT, 52)
153. Bao nhiêu năm đã trôi qua mà cô ấy vẫn đợi tôi. (HVT, 52)
154. Dũng đã đi lẫn vào trong bóng tối đen mà Loan còn bâng quơ đứng lặng nhìn
theo. (NL, 153)
155. Hôm ấy, chị đã bám sát thằng Dũng không rời một bước. (NTH, 36)
156. Là con thú nhỏ, chó rừng chỉ chốc lát đã ễnh bụng, trong khi lạc đà mới vớ được
có vài miếng. (QT, 99)
157. Tôi có thể nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chƣa chắc đã có một
kẻ thù riêng nào cả. (PTL2, 94)
158. Trong góc phòng có chiếc giường sắt cũ đã ọp ẹp. (PTL2, 79)
159. Nước láng giềng ở cạnh ta, không có mưa đã nhiều tháng nay. (QT, 86)
160. Thực ra đã lâu lắm rồi, ngài chưa có dịp đọ sức với một kẻ thù nào đáng kể.
(QT, 97)
161. Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến.
(PTL2, 86)
162. Khi ánh đèn pin vừa nhòe vào cổng, lão Tòng đã đon đả chạy ra. (TTP, 30)
163. Vẫn chưa tới giờ đâu. Đi mua đồ ăn đã. (NTH, 37)
164. Thì cô Ló cứ ngồi đây đã. (TTP, 64)
165. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả, gian truân trong cuộc đời, nhƣng bà lại có niềm
hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương
yêu, trân trọng của chồng. (PTL1, 29)

CÁC PHÓ TỪ VỚI Ý NGHĨA THỂ TIẾP DIỄN


166. Loan về đến nhà thì ông Hai, bà Hai còn ngồi bên mâm cơm chờ con. (NL, 31)
167. Lờ mờ trong khối pháo , nàng thấy Thân đang mặc áo thụng xanh đƣơng cúi rạp
trước bàn thờ. (NL, 76)
168. Trong bức màn tuyn trắng đứa bé hồng hào đang ngủ yên. (NL, 153)
169. Đang công việc to này, khó khăn với nó là rách chuyện. (TTP, 87)
129
170. Nhưng kia lồ lộ một vì sao dậy sớm đang rơi nhấp nháy trên mặt sông.
(TTP, 7)
171. Hôm ấy Mưa đang tưới cà chua ở vụng ao đình. (TTP, 15)
172. Loan hơi thất vọng vì thấy cái mừng của Dũng có vẻ tự nhiên, chứ không phải cái
mừng kín đáo, e lệ của một người đƣơng yêu. (NL, 18)
173. Nàng mê man như đƣơng ở trong giấc mơ. (NL, 152)
174. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đƣơng chơi khăng ở vệ đường.
(TL, 20)
175. Ngày ấy, làng xã đang tiến lên xây dựng hợp tác xã cấp cao. (TTP, 49)
176. Một lần, chàng đang ngồi làm việc ở bàn giấy thì nghe tiếng vợ tắm cho đứa bé ở
trong buồng. (TL, 7)
177. Một tuần sau, tôi đang qua chợ Cửa Nam, bỗng nghe thấy tiếng gọi. (TL, 41)
178. Giữa lúc ba cha con chị đang ăn cơm ở hiên nhà thì thằng giám Tuân dẫn lính tới.
(NTH, 11)
179. Nó đang cui cúi leo lên cái dốc chùa thì gặp mẹ con cô Cún đi gánh nước về.
(TTP, 15)
180. Chào bà xã đội! Đang nằm lơ mơ, hùng bật người khỏi võng đứng dậy.
(TKP, 113)
181. Tôi sắp sửa ra đi thì điện thoại gọi. (HTP, 227)
182. Thưa các bạn, cuộc họp sắp sửa bắt đầu. (HTP, 227)
183. Cháu định vào nhưng con chó vện nó cứ hực lên. (TTP, 23)
184. Con định gọi anh ấy băng đỡ nhưng nghĩ xấu hổ lại thôi. (TTP, 25)
185. Nàng toan mắng cho Thân mấy câu, nhưng cố nén, giữ ngay được. (NL, 165)
186. Ngoài đường người vẫn đi lại nườm nượp. (NTH, 38)
187. Ngôi nhà im phăng phắc, hai cánh cửa liếp vẫn mở toang hoác. (TTP, 28)
188. Ông ta còn đang sống. (HTP, 67)
189. Bà hai còn ngồi bên mâm cơm chờ con. (NL, 31)
190. Chúng tôi nghĩ đến, rồi thương hại những người lữ khách vào giờ này hãy còn đi
trên con đường vắng, ướt như chuột lột và run như cầy sấy. (TL, 33)

130
TƢ LIỆU SONG NGỮ

TT Tiếng Anh Tiếng Việt Nguồn


TT
191 - Kiên had crossed almost all the - Kiên đã đi qua hầu suốt miền BN, 31
North Wing area. cánh Bắc.
192 - Such devil flowers, Kien had seen - Cái thứ hao quỷ hao ma này BN, 15
them in the jungles along the western Kiên đã gặp ở các cánh rừng trên
ridge of the Ngoc Linh mountain. sườn tây Ngọc Linh.
193 - Until recently, experts have thought - Cho đến gần đây, các chuyên LTG, 12
the brain stem could not be developed gia đã nghĩ rằng thân não không
or changed. thể được phát triển hay thay đổi.
194 - Spiritually, we have not kept pace - Về mặt tinh thần, chúng ta chưa LVS, 133
with our progress in the realm of theo kịp tiến bộ trong lĩnh vực
science and invention. khoa học và phát minh.
195 - He nods, to say that he has found - Anh gật đầu nói rằng đã tìm KH, 18
himself a place to stay and live. được một mảnh đất để sinh sống.
196 - Petroleum has been important - Dầu mỏ đã có vai trò quan trọng LTG, 62
since ancient times từ xa xưa.
197 - I have found some treasures in the - Tôi đã tìm thấy kho báu trong TS, 33
forest. rừng

198 - Today, women have proved - Ngày nay, phụ nữ đã chứng LVS, 121
themselves of being capable to do the minh họ có khả năng làm việc
same kind of work and as well as tương tự và tốt như nam giới.
men.
199 - Some crops have been modified to - Một số cây trồng được biến đổi NQH, 148
be pest resistant. để có khả năng chống vật gây hại.
200 - A cotton crop has been developed - Cây bông được phát triển với NQH, 148
with built-in protection against yếu tố tự bảo vệ chống lại côn
insects trùng.
201 - After the lesson, the two instructors - Sau bài học, hai huấn luyện viên HLA, 7

131
asked them a number of questions to hỏi các chú lính một số câu hỏi để
see how well they had understood xem họ hiểu tới mức nào những
what they had been shown. thế võ mà họ được huấn luyện.
202 - In agriculture, we have built many - Về nông nghiệp, chúng ta đã LVS, 88
irrigation works, large and small. xây dựng nhiều công trình thủy
lợi lớn nhỏ.
203 - He missed the first class. He must - Anh ấy vắng buổi học đầu tiên. LVS, 167
have got sick. Chắc hẳn là anh ấy bệnh.
204 - “Farm 3” had lived a moment of - “Nông trường 3” đã sống một BN, 32
love which was strange and thuở yêu đương say đắm lạ lùng.
fascinating.
205 - Oh, Isak, […] where have you been - Ồ, Isak, anh đã đi đâu suốt thời KH, 102
all this time? gian qua?
206 - Secretary-General Ban Ki-moon - Tổng thư ký Ban Ki-moon đã LTG, 72
has made climate change a priority at nêu vấn đề thay đổi khí hậu là ưu
the United Nations. tiên hàng đầu tại Liên Hợp Quốc.
207 - The farmer had tied his table - Bác nông dân đã lấy khăn bàn HLA, 157
napkin round his neck. buộc choàng quanh cổ mình.
208 - She had read a book of mine and - Nàng đã đọc một cuốn sách của LVS, 80
had written to me about it. tôi và đã viết thư cho tôi về cuốn
sách đó.
209 - Bobby Martin had already stuffed - Bobby Martin đã nhét đá đầy LVS, 98
his pockets full of stones. túi.
210 - He went on, telling how he had - Cậu thao thao bất tuyệt chuyện HI, 12
shot the buck… mình đã bắn một con sơn dương
thế nào…
211 - When the people had gone, the - Khi bọn người đã đi rồi, con TS, 72
monkey went to look for her unloved khỉ quay lại tìm đứa con ghét bỏ
child, but could not find him. nhưng chẳng tìm thấy.
212 - You have bought the wrong shirt. - Anh đã mua nhầm áo sơ mi rồi. NTH, 11
213 - He tried to say, Forgive me, and - Cha cố nói, “hãy tha thứ cho NQH, 51
saw she had forgotten him long ago. anh”, nhưng lại cảm thấy nàng đã

132
tha thứ cho mình từ lâu rồi.
214 - How long have you been in my - Anh nhập ngũ được bao lâu HLA, 126
army? rồi?
215 - Solveig! Oh, it is well you have - Solveig! Em đến rồi, hay quá! HI, 74
come. - Cô ta đã lấy cắp của tôi một
216 - She has already stolen my pearl vòng đeo cổ bằng hạt trai rồi mà NAN, 138
necklace and just now she want to do bây giờ còn muốn gây ra những
something terrible to me. điều kinh khủng cho tôi nữa.
217 - We had already told the class - Chúng tôi đã kể cho lớp trưởng LVS, 159
leader about that problem. về vấn đề đó.
218 - By the autumn he had built a house - Đến mùa thu anh đã làm xong KH, 22
for himself. căn nhà cho mình.
219 - “Sign in this,” he said when he had - “Hãy ký vào đây,” ông nói khi NAN, 92
finished writing. đã viết xong.
220 - […] but they hadn’t expected to - … thế mà có ngờ đâu sức sống NTH, 21
eliminate the Northern Men out of mãnh liệt của họ đã gạt đƣợc bọn
their territory. phương Bắc ra ngoài lãnh thổ.
221 - At the end of August, he had saved - Vào cuối tháng Tám, anh đã NAN, 86
a dollar. dành dụm đƣợc một đô la.
222 - He himself had lost all hope. - Chính bản thân anh ta đã mất NAN, 66
hết hy vọng.
223 - After the house owner had read the - Chàng chủ nhà coi xong tấm HLA, 37
advertisement through, he hastened to quảng cáo vội vã điện thoại cho
telephone the estate agent. ông mối nhà.
224 -When they had finished, they walked - Sau khi chơi xong, hai người HLA, 46
part of the way home together. cùng nhau trở về nhà.
225 - To tell the truth, he had half thought - Nói đúng ra, anh đã từng nghĩ KH, 96
of getting rid of his trouble in a sorry tới chuyện loại bỏ vấn đề rắc rối
way. của mình bằng một cách thức
đáng buồn.
226 - He had had his fun, he told himself, - Ông tự nhủ, mình đã từng chọc HI, 26
but he‟d ended up by getting trời khuấy nước, thế mà cuối

133
“plucked” just like a cock. cùng để nó “vặt lông” mình như
con gà trống vậy.
227 - Some young soldiers who had - Có một số lính mới nhập ngũ HLA, 7
recently joined the army were being đang được huấn luyện chiến đấu
trained in modern ways of fighting. theo phương pháp hiện đại.
228 - Maybe the man has been in prison, - Cũng có thể anh ta vừa ngồi tù KH, 12
and is looking for a place to hide. xong và giờ đang tìm nơi ẩn náu.
229 - The police had still not managed - Ba tuần sau cảnh sát vẫn chƣa HLA, 93
to catch the thief three weeks later. làm sao tóm được tên trộm.
230 - He had never seen them before. - Từ trước tới giờ ông chƣa hề HLA, 195
gặp họ.
231 - He had corresponded with her for - Chàng đã thư từ cho nàng hơn LVS, 123
over a year, but he had never met năm nay, nhưng chƣa bao giờ
her or seen her picture. gặp mặt hay nhìn thấy ảnh.
232 - In his whole life, Kien had never - Cả đời Kiên chƣa khi nào máu BN, 11
had such a passion for gambling as mê cờ bạc như là hồi đó, ở đây.
he had here.
233 - Have you got the famous dress yet? - Thế em đã mua chiếc áo đó HLA, 16
chƣa?
234 - Have you thought better on‟t? - Em đã nghĩ kỹ chƣa? HI, 78
235 - Bingley had never met with - Bingley trong đời chƣa từng JA, 12
pleasanter people or prettier girls in gặp những người con gái dễ
his life. thương và xinh xắn như thế.
236 - Monica, bless her, has never spoken - Monica, cầu Chúa, chẳng bao NQH, 206
to me like that. giờ nói với tôi như thế.
237 - To tell the truth, I’ve always - Thú thực là tôi vẫn mơ đợt học BN, 25
dreamed of this officer - training sĩ quan này.
course.
238 - As you see, the heart has always - Như bạn biết đấy, trái tim luôn LTG, 29
been seen as one of the most đƣợc xem là cơ quan quan trọng
important organs in the body. nhất trong cơ thể.
239 - The Chinese authorities have often - Nhà chức trách Trung Quốc LTG, 55

134
used the vague charge of “revealing thƣờng sử dụng tội danh mập
state secrets” to silence dissidents. mờ “lộ bí mật quốc gia” để âm
thầm bắt những người bất đồng
quan điểm.
240 - They had also invited another - Họ cũng mời một người nữa, LVS, 101
person, a young woman, so that there một thiếu nữ, thế là bàn ăn có bốn
would be four people at table. người.
241 - For a long time Dr. Jackson had - Đã từ rất lâu rồi, bác sĩ Jackson HLA, 202
wanted to get a permanent job in a luôn mong muốn có được công
certain big modern hospital. việc ổn định trong bệnh viện lớn.
242 - She began to declare that it was - Bà cho rằng đây là việc bà vẫn JA, 6
what she had expected all the while. hằng mong đợi.
243 - Merrill has had the largest losses so - Merrill đang đƣơng đầu với LTG, 76
far of any American bank with những thua lỗ lớn nhất từ trước
investments tied to subprime loans. đến nay so với bất kỳ ngân hàng
Mỹ nào có đầu tư bị dính líu với
những khoản vay rủi ro cao.
244 - Red flags and stars light the way we - Cờ sao quyết thắng lấp lánh soi LVS, 239
are going. sáng đường cháu đi.
245 - Two friends were traveling on the - Hai người bạn đang đi cùng một LVS, 66
same road when they met with a bear. con đường thì gặp một con gấu.
246 - The tutor was debating about the - Giáo viên chủ nhiệm đang thảo LVS, 81
imulation problem with the class luận về vấn đề thi đua với lớp
leader in the meeting room. trưởng trong phòng họp.
247 - I think he may be writing a letter to - Tôi nghĩ có lẽ anh ta đang viết LVS, 157
his family. thư cho gia đình anh ta.
248 - I think he must be taking his - Tôi nghĩ chắc hẳn anh ta đang LVS, 157
summer vacation in the countryside. nghỉ hè ở miền quê.
- I shall be packing all the charming - Tôi sẽ gói gém tất cả những nụ LVS, 84
smiles of the Vietnamese students. cười quyến rũ của sinh viên Việt
Nam.
249 - I am going to fly to New York next - Anh sẽ bay sang New York vào HLA, 79

135
week, because I‟ve got some work tuần tới, bởi anh có một vài công
there. việc ở đó.
250 - The college professors are going to - Các giáo sư đại học sắp thảo LVS, 173
discuss the examination problems in luận về vấn đề thi ở phòng họp.
the conference room.
251 - Now he was going to hear her real - Giờ đây chàng sắp được nghe LVS, 124
voice. giọng thật của nàng.
252 - Now, more and more, Kien felt as - Càng ngày Kiên càng có cảm BN, 101
though he wasn’t living, but rather giác rằng không phải mình đang
had gotten stuck on earth. sống mà là đang bị mắc kẹt lại
trên cõi đời này.
253 - What were they fighting about? - Họ đánh nhau vì cái gì đấy? HLA, 101
254 - Could she be making it all up, and - Liệu cô ấy có bịa đặt và nói ra KH, 58
coming out with it so pat? những điều đó nhanh đến như vậy
không?
255 - What could he be waiting for? - Anh ấy còn chờ gì nữa? KH, 64
256 - What will you be bringing up next? - Lần sau anh sẽ mang gì về nữa? KH, 82
257 - Some of Japan‟s largest - Một số công ty lớn nhất của NQH, 131
construction companies are planning Nhật đang quy hoạch những
underground cities. thành phố trong lòng đất.
258 - Someone was coming from behind, - Đằng sau có tiếng chân ai đó BN, 23
but Kien did not turn around. đang đi tới, nhưng Kiên không
ngoảnh lại.
259 - The cold and uncaring winds were - Những ngọn gió lạnh lẽo vô BN, 72
shaking the tops of the eucalyptus định [đang] làm nghiêng ngả
trees behind the house. ngọn phi lao nhô lên sau mái nhà.
260 - Water was running down noisily - Nước [đang] tràn từ núi xuống BN, 115
from the slopes. réo ồ ạt.
261 -It was nearing the end of May. - [đang] Gần cuối tháng năm. KH, 100
262 - Two roosters were fighting by a - Hai con gà trống [đang] đánh TS, 11
heap of dung. nhau ở bãi rác.
263 - A wholf was choking on a bond - Một con sói [đang] bị hóc TS, 65

136
and could not cough it up. xương và không khạc ra được.
264 - A peacock and a crane were - Một con công và một con sếu TS, 78
arguing about which of them was the [đang] tranh luận xem ai trong số
most important. họ là quan trọng hơn cả.
265 - One day, Jack was driving his - Một hôm Jack đang lái xe qua HLA, 35
small, red car through a town when a thành phố thì một viên cảnh sát
very young policeman stopped him. còn rất trẻ ngừng xe của anh ta
lại.
266 - A lean and hungry wolf was - Một con sói gầy còm và đói ăn TS, 21
roaming around outside a village, đang lang thang ở ven làng thì
when he met a sleek, well-fed dog. gặp một con chó mỡ màng được
nuôi dưỡng tốt.
267 - One day, he was walking near the - Một hôm, anh ta đang cùng bạn HLA, 88
river with his friends when he slipped bè đi chơi ven sông bỗng trượt
and fell in. chân ngã xuống nước.
268 - While I was walking along the road - Một hôm khi đang đi bộ trên LVS, 101
the other day I happened to notice a đường tôi chợt bắt gặp một cái
small brown leather purse on the bóp da nhỏ trên lề đường.
pavement.
269 - While they were taking - Trong khi [đang] chụp ảnh hắn, HLA, 90
photographs of him, he suddenly bất thần hắn tấn công cảnh sát và
attacked the policemen and ran off. tẩu thoát.
270 - When you are writing - Khi thầy [đang] viết bảng LVS, 240
Chalk dust‟s falling. Bụi phấn rơi rơi.
271 - In the meantime, the bookseller - Trong lúc đó, người bán sách LVS, 120
was picking up the books one by one [đang] cầm từng cuốn lên xem xét
and examining them. cẩn thận.
272 - War was coming closer. - Thời gian đó chiến tranh đã BN, 79
ngấp nghé.
273 - They were finishing off his sheep. - Chúng đã xơi hết con cừu của TS, 92
anh.
274 - The woman was already feeling - Người đàn bà này đã rất sợ hãi HLA, 189

137
frightened at the thought of the khi nghĩ đến chuyện phẫu thuật.
operation.
275 - Now that I was taking one of the - Giờ đây khi tôi đã chấp nhận sự NQH, 192
risks my heart had urged upon me I liều lĩnh mà trái tim tôi thúc đẩy
could also feel I was not alone. thì tôi lại cảm thấy mình không
còn cô đơn nữa.
276 - In a few days, I shall be returning - Vài ngày nữa tôi sẽ trở lại quê LVS, 84
to my native land. hương.
277 - In a couple of years she would be - Chỉ vài năm sau, nó sẽ lại có KH, 80
having her own. con.
278 - She was spending the morning at - Nàng sẽ bay qua buổi sáng ở LVS, 80
Luxembourg. Luxembourg.
279 - I’m leaving in two weeks. - Tôi sẽ đi trong hai tuần nữa. NAN, 88
280 - What are you doing Tommy? - Em sắp làm trò gì vậy Tommy? HLA, 142
281 - I was going to ask him what he - Tôi định hỏi ông ta muốn nói gì NAN, 126
meant because I did not understand. bởi vì tôi không hiểu.
282 - On Friday, we are all going to get - Đến thứ sáu tất cả chúng ta sẽ đi HLA, 149
on a bus and go to Conway. Conway.
283 - Do you know what I’m going to - Các vị có biết tôi sắp sửa nói HLA, 186
talk to you about? điều gì với các vị không?
284 - Our school is going to adopt many - Trường ta sắp thu nhận nhiều LVS, 173
students this year. sinh viên mới năm nay.
285 - When I was a child, I was planning - Thế mà hồi nhỏ tôi đã suýt thi BN, 25
to enter a seminary. đỗ vào trường dòng đấy.
286 -Under the trenches and individual - Dưới các ngách hào và hố cá BN, 12
shelters, the infantry were trying to nhân, bộ binh vẫn đang cố tận
enjoy their last moments of sleeping. hưởng những hớp cuối cùng của
giấc ngủ.
287 - As for me, I’m always longing for - Còn tôi thì bấy lâu vẫn ngóng BN, 25
an opportunity. một cơ hội.
288 - The two men were still shouting - Hai tên kia vẫn vừa hét vừa HLA, 100
and struggling. đánh.

138
289 - When he turned back, Lan was - Khi ngoảnh lại, Lan còn đứng BN, 69
standing there, watching him. đó trông theo.
290 - David was delighted when he - David rất mừng khi thấy ông HLA, 153
discovered that his old professor was thầy cũ của mình còn dạy ở đó.
still teaching there.
291 - The dog was still sleeping. - Con chó vẫn còn đang ngủ. NAN, 26
292 - During part of that time, Mr Darcy - Trong thời gian ấy Darcy nói JA, 8
had been standing near enough for chuyện với anh Bingley khi đứng
her to overhear a conversation khá gần cô, nên cô nghe lỏm
between him and Mr Bingley. được.
293 - He must have been accelerating - Chắc nó đang rảo tới rảo lui bên NTT, 37
his pace back and forth on the other kia hàng rào giống như thằng
side of the fence like a crazy animal, điên, chốc chốc nhảy cẫng lên
watching for sherry on this side. khụt khịt đánh hơi Sherry bên
này.
294 - A potato farmer was sent to prison - Anh nông dân trồng khoai bị bắt HLA, 51
just at the time when he should have giam đúng vào dịp anh tính đào
been digging the ground for planting đất để trồng một vụ khoai mới.
the new crop of potatoes.
295 - During the past few years he had - Có thể nói rằng trong nhiều năm BN, 69
been living without looking back. qua anh đã sống mà chẳng hề
ngoái nhìn lại.
296 - We have been looking for you - Chúng tôi đã tìm anh bấy lâu BN, 122
forever, everywhere. nay khắp nơi.
297 - The children had been studying the - Các em đang học trồng cây. HLA, 122
growth of plants.
298 - I have been meditating on the very - Tôi đang suy tư với cả niềm vui JA, 19
great pleasure which a pair of fine mà một đôi mắt đẹp trên gương
eyes in the face of a pretty woman mặt của một phụ nữ đẹp có thể
can bestow. ban phát cho tôi.
299 - Last year if my family had been - Năm ngoái, nếu gia đình tôi vẫn LVS, 167
living in Da Lat, we would have còn sống ở Đà Lạt thì chúng tôi

139
been running a bookstore. rất có thể còn đang điều hành
một cửa hàng sách.
300 - In the past few days she had been - Mấy hôm nay nàng vẫn chực ăn NTT, 38
eating what I had left. những gì tôi bỏ mứa.
301 - Last year if you had been working - Năm ngoái, nếu anh đã còn làm LVS, 167
in Da Lat, we would have been việc ở Đà Lạt, chúng tôi rất có thể
visiting you during the summer đã đang thăm anh trong kỳ nghỉ
vacation. hè.

140
141
142
143
144

You might also like