Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Phân biệt giải thể với phá sản

Thứ nhất, có nhiếu lý do dẫn đến giải thể (hết thời hạn hoạt động mà không gia
hạn; vi phạm pháp luật dẫn đến bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, do
chính doanh nghiệp, hợp tác xã tự nguyện xin giải thể …). Trong khi đó nguyên nhân
duy nhất dẫn đến phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn.
Thứ hai, điều kiện giải thể là doanh nghiệp, hợp tác xã bảo đảm thanh toán hết các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Trong khi đó, nguyên nhân dẫn đến phá sản là
mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nên khả năng thanh toán hết các
khoản nợ là rất thấp.
Thứ ba, việc giải thể do doanh nghiệp, hợp tác tự quyết định hoặc cơ quan quản lý
nhà nước quyết định và được thực hiện theo thủ tục hành chính, trong khi đó phá sản
được thực hiện theo thủ tục tư pháp, tức do toà án quyết định.
Thứ tư, việc giải thể bao giờ cũng dẫn tới chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp,
hợp tác xã, trong khi đó doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vẫn tiếp tục
hoạt động nếu có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thứ năm, Sau khi giải thể, chủ doanh nghiệp, hoặc những người quản lý điều hành
doanh nghiệp, hợp tác xã không bị hạn chế thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mới.
Trong khi với phá sản thì những người này không được thành lập mới hoặc làm
người quản lý trong doanh nghiệp, hợp tác xã khác trong thời hạn từ một đến ba năm.

Việc phân chia tài sản phải được thực hiện theo thứ tự ưu tiên vì:
Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản là
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, vì vậy giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp,
hợp tác xã phổ biến là không đủ thanh toán các khoản nợ.
Thứ hai, xét nguồn gốc và tính chất hình thành các khoản nợ Phí phá phá sản là
phí tổn phát sinh từ quá trình Tòa án tiến hành thủ tục phá sản. Và tất nhiên không có
quá trình này thì yêu cầu mở thủ tục phá sản không đựơc giải quyết.
Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội phát sinh trong quá trinh kinh doanh.
Nó đe dọa trực tiếp đời sống của người lao động và khả năng tìm việc làm mới của
họ.
Nợ không có bảo đảm phát sinh từ mục đích kinh doanh; từ sự bất cẩn và mạo
hiểm của các chủ nợ.

You might also like