Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

MỘT SỐ CHẾ TÀI KHÁC VÀ KHIẾU NẠI

4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng


- Khái niệm: tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa
vụ trong hợp đồng.
- Điều kiện áp dụng: một trong hai điều kiện: (i) xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả
thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (ii) một bên vi phạm cơ bản nghĩa
vụ hợp đồng.
- Cách thức áp dụng: bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia
biết (Điều 315 Luật thương mại). Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt
hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
- Hậu quả pháp lý của việc áp dụng: hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
- Mối quan hệ với các chế tài khác: bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
theo quy định của Luật này.

5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng


- Khái niệm: Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng.
- Điều kiện áp dụng: Một trong hai điều kiện: (i) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả
thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa
vụ hợp đồng..
- Cách thức áp dụng: Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia
biết. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm
đình chỉ thực hiện hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
- Hậu quả pháp lý của việc áp dụng: hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được
thông báo, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có
quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
- Mối quan hệ với các chế tài khác: bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

6. Hủy bỏ hợp đồng


- Khái niệm: (i) Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các
nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; (ii) Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi
bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu
lực.
- Điều kiện áp dụng: một trong hai điều kiện: (i) Xảy ra hành vi vi phạm như thoả thuận; (ii)
Vi phạm cơ bản nghĩa vụ.
- Cách thức áp dụng: Nghĩa vụ thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu không sẽ phải bồi
thường thiệt hại.
- Lưu ý: Điều 313 Luật thương mại quy định về việc huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao
hàng, cung ứng dịch vụ từng phần.
- Hậu quả pháp lý:
o Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 Luật thương mại, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp
đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ
sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
o Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện
đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa
vụ phải hoàn trả bằng tiền.
- Mối quan hệ với các chế tài khác: bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bên cạnh các chế tài trên, Luật thương mại còn có quy định về khiếu nại như một hình
thức để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
- Khái niệm: Khiếu nại là việc bên bị vi phạm thông báo với bên vi phạm về hành vi vi phạm
hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm khắc phục.
- Chức năng: (i) Yêu cầu khắc phục; (ii) bảo đảm quyền khởi kiện.
- Các loại thời hạn khiếu nại:
o Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa.
o Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa; trong trường
hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết bảo hành.
o Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc
trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại
về các vi phạm khác.

Extra question: Phân biệt các vấn đề sau: Hủy bỏ hợp đồng trong Luật thương mại khác gì
hủy bỏ hợp đồng trong Bộ luật dân sự hay hợp đồng vô hiệu?

You might also like