Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BỘ NHẬN DIỆN
THƯƠNG HIỆU MỚI Ở QUÝ 1 NĂM 2023

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7


Lớp: 222_71RESE30312_13
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Vân

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2023


Cam kết tính minh bạch của bài
Đạo văn là việc trình bày tác phẩm, ý tưởng hoặc sáng tạo của người khác
nhưng không có thông tin về nguồn cụ thể. Đây là một hình thức gian lận và là
một hành vi vi phạm học tập rất nghiêm trọng có thể dẫn đến những hình thức kỷ
luật, chế tài của nhà trường. Tài liệu đạo văn có thể được rút ra và trình bày dưới
dạng văn bản, đồ họa và hình ảnh, bao gồm dữ liệu điện tử và các bài thuyết trình.
Đạo văn xảy ra khi nguồn gốc của tài liệu được sử dụng không được trích dẫn một
cách thích hợp.
1. Chúng tôi đã hiểu về việc đạo văn và cam kết không thực hiện hành vi đạo
văn.
2. Nếu bài làm bị phát hiện lỗi đạo văn, chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách
nhiệmvới lỗi này và chịu mọi hậu quả do hành vi này gây ra.
3. Chúng tôi xin cam đoan đây là tác phẩm gốc của nhóm của tôi.
4. Bài làm này được thực hiện nhằm mục đích để đánh giá cho môn học
chúngtham gia, không nhằm một mục đích thương mại.
5. Các quan điểm trong bài làm (nếu có) thuộc về cá nhân và không nhằm
phỉ báng,bôi nhọ danh dự của một cá nhân hay tổ chức nào.
6. Chúng tôi không cho phép bên thứ ba sử dụng bài này khi chưa có sự
cho phéptừ nhóm của tôi.
7. Mức độ hoàn thành công việc là cơ sở đánh giá điểm các thành viên của
nhóm.

Ký và ghi rõ họ tên các


thành viên
Nhóm trưởng đại diện
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 LỚP 222_71RESE30312_13

MỨC
ĐỘ
STT HỌ TÊN MSSV CHỮ KÝ
ĐÓNG
GÓP

Nguyễn Ngọc
1 2173201080604 100%
Thùy Trang

Lê Thị Ngọc
2 2173201085007 100%
Trâm

Đỗ Ngọc Bảo
3 207KS33549 100%
Trân

Nguyễn An Bảo
4 Trân 2173201085054 100%
(nhóm trưởng)

Vương Nguyễn
5 2173201081839 100%
Thanh Triều

Nguyễn Quốc
6 207QC001CT 100%
Trường

Nguyễn Thị Thanh


7 2173201080327 100%
Văn
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 1


1.1. Vấn đề nghiên cứu và lý do chọn đề tài ............................................................ 1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
1.3. Vai trò của vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 3
2.1.1. Giới thuyết các khái niệm ........................................................................... 3
2.1.2. Tổng quan về Trường Đại học Văn Lang và bộ nhận diện thương hiệu
mới ........................................................................................................................ 6
2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................................. 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .. 11
3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11
3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu ........................................................................ 12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI Ở
QUÝ 1 2023 .......................................................................................................... 13
4.1. Đánh giá về mức độ nhận diện thương hiệu của bộ nhận diện thương hiệu mới
................................................................................................................................ 13
4.2. Đánh giá về khả năng định vị thương hiệu của bộ nhận diện thương hiệu mới
................................................................................................................................ 15
4.3. Đánh giá về sự phát triển bền vững của bộ nhận diện thương hiệu mới ......... 17
4.4. Đánh giá về tính ứng dụng của bộ nhận diện thương hiệu mới ...................... 19
4.5. Đánh giá của sinh viên về bộ nhận diện thương hiệu mới qua hình thức phỏng
vấn .......................................................................................................................... 21
4.6. Áp dụng phương pháp liên ngành ................................................................... 27
4.7. So sánh với bộ nhận diện thương hiệu cũ ....................................................... 31
4.8. Đánh giá tổng quan về bộ nhận diện thương hiệu mới ................................... 32
4.9. Ưu điểm của bộ nhận diện thương hiệu mới ................................................... 34
4.10. Khuyết điểm của bộ nhận diện thương hiệu mới .......................................... 35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 36
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 36
5.2. Khuyến nghị cho ban lãnh đạo nhà trường ..................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 38
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 40
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BỘ NH N DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI Ở
QUÝ 1 NĂM 2023 ................................................................................................. 40
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI
Ở QUÝ 1 NĂM 2023 ............................................................................................. 43
PHỤ LỤC 3: MINH CHỨNG ĐIỀN DÃ THU THẬP KHẢO SÁT VÀ PHỎNG
VẤN ....................................................................................................................... 46
DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Hình Nội dung Trang

1 Hình 2.1 Khuôn viên cơ sở 3 của Đại học Văn Lang 7

2 Hình 2.2 Logo của Trường Đại học Văn Lang từ ngày 7
22/12/2022
Slogan của Trường Đại học Văn Lang từ ngày
3 Hình 2.3 8
22/12/2022
Hệ thống mascot của Trường Đại học Văn Lang
4 Hình 2.4 8
từ ngày 22/12/2022
5 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu 12
6 Hình 4.1 Mức độ nhận diện thương hiệu 13
7 Hình 4.2 Khả năng định vị thương hiệu 15
8 Hình 4.3 Sự phát triển bền vững 17
9 Hình 4.4 Tính ứng dụng 19
Các bạn sinh viên đều biết về sự thay đổi bộ
10 Hình 4.5 nhận diện 21
Bạn Tâm Anh chia sẻ về màu sắc bộ nhận diện
11 Hình 4.6 22
mới
Bạn Xuân Nhi nghĩ slogan phù hợp trong tương
12 Hình 4.7 lai 23
Bạn Duy Khanh cho rằng bộ nhận diện mới sẽ
13 Hình 4.8 thu hút nhà đầu tư nước ngoài 24
Bạn Minh Châu thấy bộ nhận diện giúp trường
14 Hình 4.9 24
có diện mạo quốc tế
15 Hình 4.10 Các bạn bày tỏ mong muốn đổi thẻ sinh viên 25
Bạn Xuân Nhi đề xuất sản xuất văn phòng phẩm
16 Hình 4.11 theo mascot 26

17 Hình 4.12 Phong cách Geometric và Neo-Geometric 27


Bảng màu chủ đạo trong hệ thống bộ nhận diện
18 Hình 4.13 mới 28

Bộ nhận diện của Đại học Văn Lang qua các


19 Hình 4.14 năm 31

20 Hình 4.15 Tổng quan về bộ nhận diện mới theo đánh giá 32
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Bảng Nội dung Trang


1 Bảng 3.1 Câu hỏi phỏng vấn sinh viên về bộ nhận diện mới 11
Đánh giá về mức độ nhận diện thương hiệu của bộ
2 Bảng 4.1 13
nhận diện mới
Đánh giá về khả năng định vị thương hiệu của bộ
3 Bảng 4.2 15
nhận diện mới
Đánh giá về sự phát triển bền vững của bộ nhận
4 Bảng 4.3 17
diện mới
5 Bảng 4.4 Đánh giá về tính ứng dụng của bộ nhận diện mới 19
6 Bảng 4.5 Đánh giá tổng quan về bộ nhận diện mới 32
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 7 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê
Thị Vân, giảng viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã giúp chúng em
tiếp cận dễ dàng với các kiến thức về nghiên cứu khoa học và hướng dẫn tận tình
để đề tài nghiên cứu của nhóm có thể hoàn thiện một cách tốt nhất.

Tiếp theo, nhóm chúng em xin dành lời cảm ơn đến sinh viên Trường Đại
học Văn Lang đã hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình khảo sát để có thể hoàn thành
bài nghiên cứu này.

Cuối cùng, nhóm 7 xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Văn Lang đã
tạo điều kiện học tập và môi trường học tập tốt cho sinh viên.

Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giúp nhóm có kiến thức nền tảng
để áp dụng trong tất cả công trình nghiên cứu, bài tiểu luận sau này. Đồng thời
hiểu sâu hơn và tiếp thu tốt hơn các bộ môn chuyên ngành tiếp theo. Bài báo cáo
thực tế được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 30/03/2023 đến ngày
15/04/2023. Nhóm 7 rất mong đợi vào kết quả của bài báo cáo. Bài báo cáo có thể
còn nhiều hạn chế và sai sót, nhóm rất hy vọng sẽ nhận được sự góp ý, nhận xét
từ cô để có thể khắc phục những điểm chưa hoàn thiện, làm tốt hơn trong những
bài sắp tới, đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của nhóm hơn.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trường, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đã gửi lời nhắn nhủ và giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Văn Lang, đó là góp
phần đào tạo những thế hệ sinh viên hiện thực hóa khát vọng “hóa rồng”, đưa Việt
Nam trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2025. Kế thừa tinh thần đó, Trường Đại
học Văn Lang đang chuyển mình mạnh mẽ để vươn mình trở thành môi trường giáo
dục chuẩn quốc tế, nỗ lực hướng đến tầm nhìn “Trở thành một trong những trường
Đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á vào năm 2030”.
Nhận thức rõ trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước, vươn
tầm thế giới, ngày 22/12/2022, Sự kiện công bố tái định vị thương hiệu với nhận diện
thương hiệu mới của Trường Đại Văn Lang được tổ chức. Theo đó, Ban lãnh đạo nhà
trường đã công bố định vị thương hiệu mới: “Đại học Văn Lang - Đại học Việt Nam
chuẩn Quốc tế” với thông điệp “Hồi trống vang, Văn Lang chuyển mình”.
Tại sự kiện, Trường Đại học Văn Lang giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới,
có sự thay đổi trong logo slogan và ra mắt hệ thống mascot được tái cấu trúc theo các
khoa. Bộ nhận diện thương hiệu là một phần tất yếu trong văn hóa doanh nghiệp mà
yếu tố văn hóa là nền tảng cố định khẳng định bản sắc con người. Vì thế, bộ nhận diện
thương hiệu mới này là bước đầu để trường tự khẳng định định vị thương hiệu mới.
Tính cấp thiết: Quý 1 năm 2023 là quý đầu tiên áp dụng bộ nhận diện thương
hiệu mới này nên đây là thời điểm thích hợp để thu thập ý kiến đánh giá của sinh viên.
Từ đó tìm ra ưu khuyết để tiến hành cải thiện làm tăng độ nhận biết và yêu thích của
sinh viên với bộ nhận diện. Đã có nhiều bài viết viết về sự kiện và các đặc điểm của
bộ nhận diện mới tuy nhiên chưa có bài nào nghiên cứu ý kiến đánh giá của sinh viên
trường về thay đổi này.
Tầm quan trọng: Trường Đại học Văn Lang phát triển theo hướng cá nhân hóa,
đặt ưu tiên và trọng tâm vào con người nên việc nghiên cứu ý kiến sinh viên là rất
quan trọng. Qua bộ nhận diện, sinh viên còn có thể thấu hiểu hơn về văn hóa của
trường. Vì những lí do trên nhóm quyết định chọn “Khảo sát ý kiến đánh giá của
sinh viên trường Đại học Văn Lang về bộ nhận diện thương hiệu mới ở quý 1
năm 2023” làm đề tài nghiên cứu.
1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ý kiến đánh giá của sinh viên trường Đại học Văn Lang
về bộ nhận diện thương hiệu mới ở quý 1 năm 2023
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Khảo sát bằng google forms 200 sinh viên trường Đại học
Văn Lang.
Phạm vi thời gian: Khảo sát sẽ được thực hiện trong 10 ngày từ ngày 01/04/2023
đến 10/04/2023. Quá trình tổng hợp khảo sát và hoàn thành nội dung nghiên cứu sẽ
thực hiện trong 5 ngày từ ngày 11/04/2023 đến 15/04/2023.
1.3. Vai trò của vấn đề nghiên cứu
Vai trò của trường đại học Văn Lang: Đào tạo nguồn nhân lực Văn Lang với hơn
40.000 sinh viên trở thành nguồn nhân lực thế giới. Thông qua các chương trình đào
tạo, chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất đạt chuẩn, trường Đại học Văn Lang mong
muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị đầy đủ Tư duy - Kiến
thức - Kỹ năng hội nhập thế giới, có thể gia nhập nguồn nhân lực làm việc tại nước
ngoài hoặc bước vào môi trường quốc tế ngay tại Việt Nam.
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu mới với trường: Bộ nhận diện thương hiệu
là một phần trong văn hóa doanh nghiệp, góp phần khẳng định định vị thương hiệu.
Trường Đại học Văn Lang có sự thay đổi trong định vị thương hiệu nên rất cần một
bộ nhận diện thương hiệu tương thích hơn - thay đổi diện mạo bên ngoài để khẳng
định sự chuyển mình bên trong.
Vai trò của đề tài nghiên cứu với trường: Đề tài nghiên cứu này mang đến kết
quả là sức ảnh hưởng của bộ nhận diện thương hiệu mới tới sinh viên, thấu hiểu ý kiến
của sinh viên để trường tiếp tục cải thiện cho phù hợp.
Vai trò của đề tài nghiên cứu với nhóm nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu là cơ
hội để nhóm thấu hiểu hơn về bộ nhận diện của trường và được tiếp xúc với nhiều
sinh viên trường thông qua thu thập khảo sát, điền dã, phỏng vấn.
Thông qua nghiên cứu này đưa ra tổng kết về đánh giá của nhóm nhỏ sinh viên
Trường Đại học Văn Lang và đưa ra hướng phát triển trong tương lai của bộ nhận diện
thương hiệu. Nghiên cứu này còn là bài nghiên cứu kết thúc học phần của nhóm nghiên
cứu, giúp nhóm hoàn thành học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học.
2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Giới thuyết các khái niệm
Văn hóa doanh nghiệp:
Từ đầu những năm 1980, thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp” đã được các nhà
nghiên cứu sử dụng trong các bài phát biểu, các tài liệu khoa học, kể từ những năm
2000 trở đi thì “văn hóa doanh nghiệp” đã trở nên phổ biến ở Việt Nam và là tiêu chí
quan trọng để đánh giá doanh nghiệp. “Văn hóa doanh nghiệp” là đề tài nghiên cứu
khá mới nên chưa có một định nghĩa thống nhất. Sau đây là một số định nghĩa về văn
hóa doanh nghiệp của các học giả:
Theo chuyên gia nghiên cứu về văn hóa tổ chức Edgar Schein: “Văn hóa doanh
nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học
được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề môi trường xung
quanh.”
Theo PGS.TS Phạm Xuân Nam: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý
nghĩa, giá trị niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên
của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành
động của từng thành viên.”
Các yếu tố cấu thành của văn hóa doanh nghiệp gồm tầm nhìn, giá trị, thực tiễn,
con người, sức mạnh từ câu chuyện. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua
2 yếu tố chính: Hữu hình (đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công
ty, tập san nội bộ …), Vô hình (thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những
con người trong tổ chức…)
Bộ nhận diện thương hiệu:
Bộ nhận diện thương hiệu dùng để chỉ những yếu tố hữu hình, tượng trưng cho
doanh nghiệp với mục đích truyền tải thông điệp, bản sắc riêng; tạo ấn tượng trong trí
nhớ của khách hàng. Cụ thể, bộ ấn phẩm này bao gồm tên gọi, logo, biểu tượng,
slogan, typo, màu sắc chủ đạo … Hiện nay, các doanh nghiệp muốn có được chỗ đứng
trên thị trường lẫn trong tâm trí khách hàng thì cần phải xây dựng một hình ảnh thương
hiệu nổi bật, khác biệt và độc đáo. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ giúp doanh
nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
3
Logo:
Logo (viết tắt của từ logotype) hay biểu trưng trong tiếng việt là một yếu tố đồ
họa kết hợp với cách thức thể hiện nó để tạo thành một nhãn hiệu hay thương hiệu,
hình ảnh đại diện cho một công ty, tổ chức hoặc hình ảnh biểu trưng chủa một sự kiện,
cuộc thi, phong trào hay một cá nhân nào đó.
Còn theo một định nghĩa khác về logo thì nó còn được hiểu như sau: Logo là tín
hiệu tạo hình thẩm mỹ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc
biểu đạt năng lực hoạt động của một công ty, tổ chức, một hoạt động (cuộc thi, phong
trào...) hay một ban nhóm.
Có thể hiểu logo là một sản phẩm trực quan bao gồm chữ hoặc hình ảnh hoặc cả
2, được sử dụng để nhận dạng thương hiệu cho một công ty, tổ chức, sự kiện hay một
cá nhân nào đó.
Slogan:
Slogan là một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp mang tính mô tả và thuyết
phục về tính chất một thương hiệu. Slogan thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi
hay hướng phát triển sản phẩm của công ty. Thông thường, slogan được áp dụng lối
chơi chữ – sự điệp âm, các kiểu chơi chữ và những từ ngữ có nghĩa mở rộng – điều
gần như là bắt buộc trong các khẩu hiệu quảng cáo.
Cũng như tên thương hiệu, slogan mang tính ngắn gọn, súc tích và hiệu quả trong
việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Nó giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được thương
hiệu đó là gì và sự khác biệt cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
Mascot – Brand mascot:
Mascot có nguồn gốc từ "Mascotte" trong tiếng Pháp có nghĩa là bùa may mắn.
Từ này được dùng cho việc mô tả bất kỳ thứ gì mang lại may mắn cho người khác.
Nói ngắn gọn mascot là linh vật mang tính chất biểu tượng hoặc đại diện.
Brand mascot (linh vật thương hiệu) là một nhân vật đại diện cho thương hiệu,
mang hình dáng và đặc điểm nhận dạng đặc trưng cho thuộc tính của thương hiệu
đó. Đối với thương hiệu hoặc sản phẩm, mascot được xem như đại diện phát ngôn
hoặc đại sứ. Linh vật này thường sẽ xuất hiện trong các ấn phẩm, chiến dịch hoặc sự
kiện truyền thông. Nếu kết hợp với các mục đích marketing mang tính chiến lược,
mascot sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu.
4
Dynamic identity
Dynamic identity (có thể dịch là nhận diện có tính cơ động) là một khái niệm
trong lĩnh vực tâm lý học và xã hội học, nó chỉ việc thay đổi của bản thân một người
trong thời gian và trong các tình huống khác nhau. Dynamic identity cũng được coi là
một phản ứng của con người đối với sự thay đổi liên tục của môi trường xung quanh,
bao gồm cả các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị. Nó thể hiện tính linh hoạt
và động lực của bản thân trong việc thích nghi và thay đổi để phù hợp với những yêu
cầu khác nhau của cuộc sống.
Trong thiết kế cho thương hiệu, dynamic identity thể hiện thuộc tính linh hoạt
của thương hiệu đó. Các thiết kế dynamic là thiết kế có khả năng thay đổi hình dạng,
màu sắc và thiết kế chữ. Đôi khi, chỉ cần tái tạo một vài yếu tố nhỏ trong thiết kế cũ
đã có thể đem lại sự xuất hiện mới mẻ, đúng như yêu cầu của thương hiệu. Thiết kế
dynamic không nhất thiết phải thể hiện ngay lần đầu tiên thương hiệu xuất hiện mà nó
là sự thay đổi chậm rãi qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cho thấy sự thích ứng nhanh
nhạy của thương hiệu đối với xu hướng cũng như tạo kích thích đến người tiêu dùng.

5
2.1.2. Tổng quan về Trường Đại học Văn Lang và bộ nhận diện thương
hiệu mới
Tổng quan về Trường Đại học Văn Lang:
Ngày 27/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 71/TTg cho phép thành
lập Trường Đại học Dân lập Văn Lang. Trong một cuộc họp mở rộng vào tháng
10/1993, các thành viên sáng lập đã nhất trí với đề xuất của ông Nguyễn Đắc Tâm, đặt
tên cho ngôi trường tương lai là Văn Lang. Tên Trường được lấy theo quốc hiệu đầu
tiên của nước ta, và gắn với một lịch sử hào hùng trong quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc. Trải qua hơn 25 năm tồn tại và phát triển, Đại học Văn Lang dần
càng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống nền giáo dục Việt Nam.
Hiện nay, Đại học Văn Lang là một trường đại học tư thục thuộc Tập đoàn giáo
dục Văn Lang tại Việt Nam, là trường đại học đa ngành, đào tạo theo định hướng ứng
dụng. Đại học Văn Lang hiện có hơn 40.000 sinh viên theo học.
Ngành đào tạo: Trường Đại học Văn Lang với 7 khối ngành đào tạo với 66
chuyên ngành khác nhau, trong đó bao gồm nhiều ngành nghề đang được xã hội quan
tâm nhất. Các chương trình học tại Văn Lang được thực hiện theo chuẩn đào tạo quốc
tế, mang lại sự phát triển toàn diện nhất về thể chất lẫn trí tuệ.
Tầm nhìn: Trở thành một trong những trường đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất
châu Á.
Sứ mệnh: Đào tạo những con người mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng
cho xã hội.
Giá trị cốt lõi: Đạo đức - Ý chí - Sáng tạo.
Triết lý giáo dục: Thông qua học tập trải nghiệm, Trường Đại học Văn Lang đào
tạo những con người toàn diện, có khả năng học tập suốt đời, có đạo đức, có sức ảnh
hưởng và mang lại thay đổi tích cực cho cộng đồng.
Khuôn viên & Cơ sở vật chất: Tại ba cơ sở VLU đều sử dụng các công nghệ mới
nhất để nâng cao trải nghiệm giáo dục cho sinh viên và giảng viên. Văn Lang cung
cấp nhiều không gian để học tập, cũng như nhiều phòng thí nghiệm giảng dạy, hội
thảo và hàng trăm không gian trong nhà và ngoài trời đầy cảm hứng cho các hoạt động
khác nhau.

6
Hình 2.1. Khuôn viên cơ sở 3 của Đại học Văn Lang
(Nguồn: vlu.edu.vn)
Tổng quan về bộ nhận diện thương hiệu mới:
Logo chính của Trường Đại học Văn Lang vẫn mang sắc đỏ với hình dáng chiếc
khiên truyền thống, đại diện cho người gác cổng tri thức, cách điệu thành hình dáng
chữ U mềm mại, có thể ứng dụng đa dạng hơn trong đời sống học đường. Chữ U mang
ý nghĩa University, Universe of knowledge, và You, lấy sinh viên, và con người Văn
Lang làm trung tâm, khai phóng tiềm năng của người học. Hình ảnh chim lạc vẫn được
giữ nguyên ở vị trí chính giữa khiên, nhưng được tinh chỉnh để tạo cảm giác vút bay,
vươn lên những tầm cao mới trong sự nghiệp truyền bá tri thức – sản sinh tri thức và
phụng sự xã hội.

Hình 2.2. Logo của Trường Đại học Văn Lang từ ngày 22/12/2022
(Nguồn: vlu.edu.vn)

7
Trường Đại học Văn Lang cũng công bố slogan chính thức: WHERE IMPACT
MATTERS - Lan tỏa tác động tích cực. Văn Lang đề cao tư tưởng mỗi việc bạn làm
đều phải tạo nên sự thay đổi tích cực, mỗi một người đều có khả năng đóng góp vào
sự thay đổi đó để lan tỏa sức mạnh của tri thức, mang những tinh hoa của con người
và đất nước Việt Nam ra thế giới, mang lại những tác động tích cực truyền cảm hứng
cho xã hội.

Hình 2.3. Slogan của Trường Đại học Văn Lang từ ngày 22/12/2022
(Nguồn: vlu.edu.vn)
Hệ thống nhận diện thương hiệu mới của Trường Đại học Văn Lang sử dụng giải
pháp dynamic identity, đem đến sự thể hiện đa dạng và ứng dụng linh hoạt của nhận
diện thương hiệu vào đời sống. Cùng với logo thương hiệu, các đồ họa nhận diện cho
07 khối ngành tại Văn Lang, hệ thống linh vật (mascot) và hệ thống ứng dụng sống
động, bắt mắt đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và yêu thích của cộng đồng sinh viên.

Hình 2.4. Hệ thống mascot của Trường Đại học Văn Lang từ ngày 22/12/2022
(Nguồn: vlu.edu.vn)

8
2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều bài viết nói về sự kiện công bố và các đặc điểm của bộ
nhận diện thương hiệu mới ở các trang thông tin điện tử như: Trang chính thức của
trường “Đại học Văn Lang - Van Lang University”, Trang tin tức Thông tấn Xã Việt
Nam, Doanh Nhân Saigon Online, Giáo dục và Thời đại, Tạp chí điện tử Giáo dục
Việt Nam, … Nhóm nghiên cứu liệt kê một số bài viết nổi bật như sau:
Bài báo “Trường Đại học Văn Lang công bố định vị thương hiệu mới” của trang
báo mạng Công Thương vn đã đề cập đến việc công bố định vị thương hiệu mới, kèm
theo những chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học
Văn Lang về việc cải tiến chất lượng dạy và học cùng đội ngũ giảng viên chuẩn QS 4
sao, với tư duy và góc nhìn mới, Đại học Văn Lang chuyển mình để góp phần kiến tạo
những thế hệ sinh viên mới.
Bài báo “Đại học Văn Lang dự kiến có bảy trường thành viên” của tác giả Minh
Giảng đến từ báo Tuổi Trẻ online cũng đã nói về dự kiến tái cấu trúc các khoa thành
bảy trường thành viên, công bố nhận diện thương hiệu mới: "Đại học Văn Lang - Đại
học Việt Nam chuẩn quốc tế" với logo mới. Đồng thời tờ báo còn đề cập đến một ý
kiến của bà Tôn Nữ Thị Ninh - chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM cho rằng
sinh viên đại học hiện nay biết rất nhiều nhưng chưa coi trọng việc hiểu.
Một bài viết của tạp chí Thương Gia online với tiêu đề “Đại học Văn Lang công
bố nhận diện thương hiệu mới, hướng đến “chuẩn quốc tế”. Tạp chí đã đề cập đến
buổi toạ đàm "Sự chuyển mình của giáo dục đại học để đáp ứng các năng lực cần thiết
của lực lượng lao động tương lai" đồng thời nhấn mạnh một lý do quan trọng. “Đây
không chỉ đơn thuần là sự thay đổi nhận diện mà chính là bước chuyển mình lớn của
Đại học Văn Lang, cả về diện mạo bên ngoài và giá trị cốt lõi bên trong”, TS. Nguyễn
Cao Trí cho biết Đại học Văn Lang đặt mục tiêu lọt top top 500 - 700 trường đại học
tốt nhất thế giới.
Một bài báo đến từ trang Doanh nhân pháp lý với tiêu đề: “Đại học Văn Lang
công bố nhận diện thương hiệu mới, định vị đại học Việt Nam chuẩn quốc tế”, bài báo
đề cập đến thực trạng sinh viên Việt Nam là thiếu tự tin khi bước vào môi trường quốc
tế và truyền đạt thông điệp mạnh mẽ của Đại học Văn Lang là nâng bước sinh viên
thành công trên con đường trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, với tinh thần
9
học tập suốt đời, sống trọn vẹn với tất cả tiềm năng của bản thân. Thông qua đó là một
lời hứa hẹn rằng với tầm nhìn và lộ trình mới, Trường ĐH Văn Lang cũng sẽ công bố
nhiều hoạt động đặc biệt trong năm 2023, với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong
nước và quốc tế.
Nhìn chung các bài viết đều đề cập đến nhiều sự thay đổi trong chương trình
giáo dục của Trường Đại học Văn Lang cùng với đó là các phát biểu của rất nhiều giáo
sư cùng tiến sĩ - những người đứng đầu Văn Lang và thông báo về việc thay đổi bộ
nhận diện thương hiệu. Song, chưa có bài viết nào nghiên cứu ý kiến đánh giá của sinh
viên trường đối với sự chuyển mình này.
Vì thế bài viết của chúng tôi đã thừa hưởng được những khía cạnh, phân tích và
kết quả từ các bài viết trước. Nghiên cứu này đưa ra vấn đề hoàn toàn mới và có giá
trị thực tiễn: Đưa ra những ý kiến và đánh giá của sinh viên đại học Văn Lang về bộ
nhận diện thương hiệu mới ở quí 1 năm 2023.

10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính:
Quan sát sinh viên trường Đại học Văn Lang
Phỏng vấn sinh viên trường Đại học Văn Lang về bộ nhận diện thương hiệu mới
Bảng 3.1. Câu hỏi phỏng vấn sinh viên về bộ nhận diện mới
Đối tượng phỏng vấn: 4 bạn sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Câu hỏi phỏng vấn:
1/ Bạn đã biết về sự thay đổi trong bộ nhận diện thương hiệu của trường Đại
học Văn Lang hay chưa?
2/ Bạn có thể đưa ra nhận xét cá nhân về 3 yếu tố logo slogan mascot không?
3/ Trường Đại học Văn Lang đang định vị thương hiệu “Đại học Việt Nam
chuẩn quốc tế”. Vậy bạn có thấy bộ nhận diện thương hiệu mới này góp phần
định vị điều đó?
4/ Bạn có muốn nhắn gửi một lời đề xuất gì cho quý thầy cô, nhà trường để
cải thiện sự yêu thích/nhận diện của sinh viên với bộ nhận diện thương hiệu
mới, hay xa hơn là trong công tác định vị thương hiệu không?

Phương pháp định lượng:


Sử dụng bảng hỏi trắc nghiệm với hệ thống đánh giá từ 1 đến 5 điểm để sinh
viên trường Đại học Văn Lang đánh giá bộ nhận diện thương hiệu mới. (Bảng câu hỏi
trắc nghiệm được đặt ở mục PHỤ LỤC 1 của bài nghiên cứu.)
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:
Phân tích từ những số liệu khảo sát để đưa ra nhận xét về bộ nhận diện thương
hiệu mới của trường Đại học Văn Lang. (Bảng kết quả khảo sát được đặt ở mục PHỤ
LỤC 2 của bài nghiên cứu)
Tổng hợp mẫu khảo sát và những vấn đề của nghiên cứu trước.
So sánh bộ nhận diện thương hiệu mới và cũ của trường Đại học Văn Lang.
Phương pháp liên ngành: Marketing, Mỹ thuật – Thiết kế.

11
3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu

12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI
Ở QUÝ 1 2023
4.1. Đánh giá về mức độ nhận diện thương hiệu của bộ nhận diện thương
hiệu mới
Bảng 4.1. Đánh giá về mức độ nhận diện thương hiệu của bộ nhận diện mới
ĐÁNH GIÁ
STT CHỈ TIÊU TRUNG
BÌNH
Những từ khóa: “logo” “trắng” “đỏ” “giáo dục”
1 “truyền thống” khiến bạn liên tưởng đến logo mới 3.925
của VLU
Bạn dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa logo cũ và
2 4.035
mới của VLU
3 Bạn dễ nhận biết về 7 Mascot của VLU 3.725
Bạn hiểu rõ ý nghĩa của hệ thống Mascot đại diện
4 3.45
khối ngành của mình
Bạn trả lời được ngay lập tức khi được hỏi về slogan
5 3.52
mới của VLU
Slogan “Where Impact Matters” kiến tạo niềm tự hào
6 3.81
trong bạn
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế sinh viên Đại học Văn Lang của nhóm nghiên cứu)
Thực hiện mô hình hóa kết quả nghiên cứu, với đầu vào là các biến về mức độ
nhận diện thương hiệu của bộ nhận diện thương hiệu mới trường Đại học Văn Lang,
nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu như mô hình 4.1 dưới đây:

Mức độ nhận diện thương hiệu

Những từ khóa liên


tưởng đến logo mới
4.2
4
Slogan “Where Impact 3.8 Dễ dàng nhận ra sự khác
Matters” kiến tạo niềm 3.6 biệt giữa logo cũ và mới
tự hào 3.4
3.2
3
Trả lời được ngay lập
tức khi được hỏi về Dễ nhận biết 7 Mascot
slogan mới

Hiểu rõ ý nghĩa của hệ


thống Mascot đại diện
khối ngành

Hình 4.1. Mức độ nhận diện thương hiệu


13
Đây là mô hình điểm trung bình chung cho 6 yếu tố mà nhóm nghiên cứu đã
chọn để khảo sát. Nhìn vào hình ảnh trên, nhóm nhận thấy có một sự chênh lệch khá
nhiều về điểm số, thấp nhất tại 3.45 và cao nhất tại 4.035. Ta có thể thấy ở yếu tố
“dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa logo cũ và mới” đạt điểm số cao nhất và yếu tố
có điểm số thấp nhất là yếu tố “hiểu rõ ý nghĩa của hệ thống Mascot đại diện khối
ngành”. Sinh viên Văn Lang dễ dàng nhận biết, tìm ra sự khác biệt giữa logo cũ và
logo mới của trường, với hình ảnh chim lạc vẫn được giữ nguyên ở vị trí chính giữa
khiên, nhưng được tinh chỉnh để tạo cảm giác vút bay, vươn lên những tầm cao mới
trong sự nghiệp truyền bá tri thức. Cùng với đó, khiên Văn Lang không còn nhọn
cứng mà tròn, mang trong đó sự linh hoạt, thích ứng, ôm ấp thay đổi của tương lai.
Chiếc khiên trở thành chữ U của University, chữ U của Universe of Knowledge (vũ
trụ tri thức), và chữ U của You (Bạn – Sinh viên). Nhưng trái lại, yếu tố thấp nhất
về việc sinh viên vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của hệ thống Mascot đại diện cho các
khối ngành. Cùng với logo thương hiệu, các đồ họa nhận diện cho 07 khối ngành tại
Văn Lang, hệ thống linh vật (mascot) và hệ thống ứng dụng sống động, bắt mắt đã
nhanh chóng thu hút sự chú ý và yêu thích của cộng đồng sinh viên. Nhưng kết quả
khảo sát cho thấy rằng sinh viên Văn Lang vẫn chưa nắm rõ được ý nghĩa của hệ
thống Mascot này.
Ở mức độ nhận biết slogan “Where Impact Matters”, những từ khoá khiến sinh
viên nghĩ ngay đến logo mới và yếu tố có thể nhận biết rõ 7 nhân vật Mascot có sự
chênh lệch ổn định, còn lại về yếu tố “sinh viên có thể trả lời ngay khi được hỏi
những thông tin về slogan mới” có chênh lệch trên biểu đồ nhưng không đáng kể.
Nhìn chung, bảng điểm của “Mức độ nhận diện thương hiệu” này cho thấy sinh viên
Văn Lang có biết đến và tìm hiểu về nhận diện logo, các nhân vật Mascot nhưng
chưa thật sự hiểu sâu ý nghĩa của nó. Nhưng khảo sát cũng đã cho thấy một kết quả
khả quan và trong tương lai ta có thể định hướng đi đúng đắn để sinh viên Văn Lang
phần nào có thể hiểu rõ hơn về mặt ý nghĩa của thương hiệu.

14
4.2. Đánh giá về khả năng định vị thương hiệu của bộ nhận diện thương
hiệu mới
Bảng 4.2. Đánh giá về khả năng định vị thương hiệu của bộ nhận diện mới
ĐÁNH GIÁ
STT CHỈ TIÊU TRUNG
BÌNH
Biểu tượng chiếc khiên trong logo cũ và logo mới vẫn
1 3.915
phù hợp với định hướng quốc tế hóa của VLU
Logo với ý nghĩa University, Universe of knowledge
2 3.945
và You thể hiện được định hướng phát triển của trường
Slogan được thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt
3 4.11
thích hợp sử dụng cả trong và ngoài nước
4 Slogan đơn giản giúp nâng cao khả năng tiếp cận 4.08
Đặc điểm riêng biệt của từng Mascot đại diện cho triết
5 3.91
lý và hình ảnh của từng khối ngành
6 Hệ thống Mascot dễ bắt kịp xu hướng quốc tế 3.875
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế sinh viên Đại học Văn Lang của nhóm nghiên cứu)

Thực hiện mô hình hóa kết quả nghiên cứu, với đầu vào là các biến về khả
năng định vị thương hiệu của bộ nhận diện thương hiệu mới trường Đại học Văn
Lang, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu như mô hình 4.2 dưới đây:

Khả năng định vị thương hiệu

Biểu tượng chiếc khiên


phù hợp với định hướng
quốc tế hóa
4.15
4.1
4.05
4 Ý nghĩa logo thể hiện
Hệ thống Mascot dễ bắt
3.95 được định hướng phát
kịp xu hướng quốc tế 3.9 triển của trường
3.85
3.8
3.75

Đặc điểm riêng biệt của Slogan bằng tiếng Anh và


từng Mascot đại diện cho tiếng Việt thích hợp sử
triết lý và hình ảnh của dụng cả trong và ngoài
từng khối ngành nước

Slogan đơn giản giúp nâng


cao khả năng tiếp cận

Hình 4.2. Khả năng định vị thương hiệu

15
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Trường Đại học Văn Lang đã góp phần lớn
vào công tác định vị thương hiệu. Các yếu tố cấu thành nên bộ nhận diện thương hiệu
đã thể hiện được tinh thần, định hướng và hỗ trợ trong việc nâng cao khả năng tiếp
cận thị trường Việt Nam cũng như quốc tế
Tiêu chí có chỉ số thể hiện cao nhất là “Slogan được thể hiện bằng tiếng Anh và
tiếng Việt thích hợp sử dụng cả trong và ngoài nước” - 4.11/5.0 và tiêu chí có chỉ số
thể hiện thấp nhất là “Hệ thống Mascot dễ bắt kịp xu hướng quốc tế” 3.8/5.0
Slogan của Trường Đại học Văn Lang là “Where Impact Matters - Lan tỏa giá
trị tích cực” - Slogan được thể hiện bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt, đại diện cho sự
đồng điệu trong mục tiêu và giá trị cốt lõi mà Văn Lang hướng đến luôn song hành
cùng với sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, việc được thể hiện trong một hình thái
độc đáo, dễ nhớ, ngắn gọn đã tạo ra sự độc đáo, ấn tượng, khiến mỗi sinh viên luôn tự
hào khi nhắc đến slogan của trường kể cả trong nước lẫn môi trường quốc tế.
Hệ thống Mascot của Văn Lang được xây dựng theo mô hình Character Mascot
- linh vật đại diện có câu chuyện liên kết với nhóm khách hàng mục tiêu. Tại Việt
Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều thương hiệu giáo dục thực hiện mascot theo xu hướng
này. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa cũng như chiến lược gắn kết hệ thống
mascot với các xu hướng hiện tại trên thế giới đã tạo thành rào cản cho yếu tố “bắt kịp
xu hướng quốc tế”.
Đối với các yếu tố khác: “Biểu tượng chiếc khiên trong logo cũ và logo mới vẫn
phù hợp với định hướng quốc tế hóa của VLU”, “Logo với ý nghĩa University,
Universe of knowledge và You thể hiện được định hướng phát triển của trường”,
“Slogan đơn giản giúp nâng cao khả năng tiếp cận” và “Đặc điểm riêng biệt của từng
Mascot đại diện cho triết lý và hình ảnh của từng khối ngành” có chỉ số nhận biết duy
trì ở mức độ ổn định với các chênh lệch không quá 0.17 điểm. Điều này thể hiện độ
nhận diện duy trì ở mức độ tốt và hiệu quả của bộ nhận diện mới đối với nhóm công
chúng mục tiêu.

16
4.3. Đánh giá về sự phát triển bền vững của bộ nhận diện thương hiệu mới
Bảng 4.3. Đánh giá về sự phát triển bền vững của bộ nhận diện mới
ĐÁNH GIÁ
STT CHỈ TIÊU TRUNG
BÌNH
Logo phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu hóa, tự động
1 3.76
hóa, trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm
Ý nghĩa của logo (University - Universe of knowledge
2 3.825
- You) sâu sắc và sẽ không lỗi thời
Slogan phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu hóa, tự
3 3.8
động hóa, trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm
Slogan “Where Impact Matters” được xem là kim chỉ
4 3.91
nam của sinh viên trong mọi sự thay đổi của VLU
Hệ thống mascot phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu
5 hóa, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 3.745
năm
Hệ thống Mascot tân tiến, thay đổi linh hoạt các chi
6 3.835
tiết để phù hợp trong tương lai
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế sinh viên Đại học Văn Lang của nhóm nghiên cứu)

Thực hiện mô hình hóa kết quả nghiên cứu, với đầu vào là các biến về sự
phát triển bền vững của bộ nhận diện thương hiệu mới trường Đại học Văn Lang,
nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu như mô hình 4.3 dưới đây:

Sự phát triển bền vững

Logo phù hợp xu hướng


xã hội ít nhất trong 5 năm
3.95
3.9
Hệ thống Mascot tân tiến,
3.85
thay đổi linh hoạt các chi Ý nghĩa của logo sâu sắc
tiết để phù hợp trong 3.8 và sẽ không lỗi thời
tương lai 3.75
3.7
3.65

Hệ thống mascot phù hợp


Slogan phù hợp xu hướng
xu hướng xã hội ít nhất
xã hội ít nhất trong 5 năm
trong 5 năm

Slogan là kim chỉ nam


của sinh viên trong mọi
sự thay đổi

Hình 4.3. Sự phát triển bền vững


17
Nhìn vào biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy các yếu tố để đánh giá sự
phát triển bền vững không có sự chênh lệch nhiều, chênh lệch dao động rất nhỏ, từ
dưới 0.1 đến khoảng 0.2. Tuy nhiên, xét tổng quan thì sự phát triển bền vững của bộ
nhận diện thương hiệu mới chưa được sinh viên đánh giá cao, các yếu tố đều ở điểm
3. Yếu tố được đánh giá thấp nhất là “Hệ thống mascot phù hợp xu hướng xã hội (toàn
cầu hóa, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm”, đây là xu hướng có thể
dự đoán được vì dựa vào các biểu đồ còn lại thì độ nhận diện và khả năng định vị
thương hiệu của hệ thống mascot cũng được sinh viên đánh giá chưa cao. Hệ thống
mascot là một yếu tố hoàn toàn mới với trường Đại học Văn Lang, nên việc truyền
thông để sinh viên thấu hiểu về mascot cần thời gian, đồng thời trường cũng cần cập
nhật các xu hướng xã hội kèm với thể hiện khả năng biến chuyển linh hoạt của mascot
trong tương lai.
“Slogan “Where Impact Matters” được xem là kim chỉ nam của sinh viên trong
mọi sự thay đổi của VLU” là yếu tố được sinh viên đánh giá cao nhất trong bảng.
Điểm số này là điểm số khả quan với một câu slogan hoàn toàn mới, cũng cho biết
rằng sinh viên trường cảm thấy slogan mới thiết thực và sẽ luôn thích ứng với mọi sự
thay đổi – đây cũng là đặc tính là một sinh viên “chuẩn quốc tế” cần phải có. Các yếu
tố còn lại không có sự chênh lệch nào quá khắc biệt.
Nhìn chung, bảng điểm của “Sự phát triển bền vững” này cho thấy sinh viên
trường Đại học Văn Lang đánh giá slogan là có tiềm năng bền vững nhất, sau đó là
logo và mascot. Tuy tất cả đều ở điểm trung bình tiệm cận khá, nhưng đây đã là một
kết quả khả quan cho bộ nhận diện thương hiệu mới ở quý 1 năm 2023, vì “Sự phát
triển bền vững” là yếu tố cần được quan sát lâu dài.

18
4.4. Đánh giá về tính ứng dụng của bộ nhận diện thương hiệu mới
Bảng 4.4. Đánh giá về tính ứng dụng của bộ nhận diện mới
ĐÁNH GIÁ
STT CHỈ TIÊU TRUNG
BÌNH
Sự đổi mới về logo của VLU thể hiện được tính cách
1 3.97
của thương hiệu
Bạn sẽ cảm thấy thích thú khi sở hữu balo, móc khóa,
2 4.055
sổ tay... có logo mới của VLU
Hệ thống Mascot thể hiện thuộc tính của thương hiệu
3 3.46
(uyển chuyển, linh hoạt...)
Hệ thống Mascot giúp quảng bá hình ảnh của VLU tốt
4 3.96
hơn
Bạn thường thấy slogan của VLU xuất hiện trên các
5 3.925
báo chí, tạp san, ấn phẩm truyền thông của trường,...
Ý nghĩa slogan mới của VLU thể hiện năng lực của
6 4.035
thương hiệu
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế sinh viên Đại học Văn Lang của nhóm nghiên cứu)

Thực hiện mô hình hóa kết quả nghiên cứu, với đầu vào là các biến về tính
ứng dụng của bộ nhận diện thương hiệu mới trường Đại học Văn Lang, nhóm
nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu như mô hình 4.4 dưới đây:

Tính ứng dụng

Sự đổi mới về logo thể


hiện được tính cách của
thương hiệu
4.2
4
Ý nghĩa slogan mới thể 3.8 Thích thú khi sở hữu balo,
hiện năng lực của thương 3.6 móc khóa, sổ tay... có logo
hiệu 3.4 mới
3.2
3

Thường thấy slogan xuất


Hệ thống mascot thể hiện
hiện trên các báo chí, tạp
thuộc tính của thương hiệu
san, ấn phẩm truyền thông
(uyển chuyển, linh hoạt...)
của trường

Hệ thống mascot giúp


quảng bá hình ảnh tốt hơn

Hình 4.4. Tính ứng dụng

19
Nhìn vào biểu đồ điểm trung bình chung cho 6 ý kiến về tính ứng dụng của bộ
nhận diện thương hiệu mới trường Đại học Văn Lang, nhóm nhận thấy các ý kiến
không có sự chệnh lệch quá nhiều về điểm số, thấp nhất là 3.46 và cao nhất là 4.055
(chênh lệch nhau 0.595).
“Hệ thống Mascot thể hiện thuộc tính của thương hiệu (uyển chuyển, linh
hoạt...)” là ý kiến được đánh giá thấp nhất. Đây là yếu tố được đánh giá thấp nhất vì
hệ thống Mascot gồm 7 linh vật đại diện cho 7 khối ngành khác nhau, chính vì vậy
việc cả hệ thống mascot thể hiện được thuộc tính của thương hiệu sẽ không được rõ
ràng mà phải cần thêm nhiều yếu tố mang tính đặc trưng và tổng quan hơn.
“Bạn sẽ cảm thấy thích thú khi sở hữu balo, móc khóa, sổ tay... có logo mới của
VLU” là ý kiến được đánh giá cao nhất vì logo sau khi được thay đổi đã thể hiện rõ
được định hướng phát triển của Đại học Văn Lang nên sẽ mang lại hiệu quả cao cho
việc quảng bá hình ảnh thương hiệu tốt hơn. Hơn hết, việc logo mới được in trên balo,
móc khóa… khiến sinh viên thích thú vì những điểm nhấn riêng và sự nhận diện
thương hiệu.
Ngoài ra, những ý kiến còn lại không có quá nhiều sự chênh lệch về điểm số,
mức đánh giá của những ý kiến vẫn trong mức ổn định. Với mô hình khảo sát về tính
ứng dụng của bộ nhận diện thương hiệu mới này, thương hiệu vẫn đang nhận được
những phản hồi tích cực từ sinh viên.

20
4.5. Đánh giá của sinh viên về bộ nhận diện thương hiệu mới qua hình
thức phỏng vấn
Thông tin sinh viên được phỏng vấn:
1/ Dương Tâm Anh - Khóa 27 - Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông
2/ Bùi Phạm Minh Châu - Khóa 27 - Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông
3/ Nguyễn Duy Khanh – Khóa 27 - Khoa Công nghệ thông tin
4/ Trần Xuân Nhi - Khóa 27 - Khoa Quan hệ công chúng – Truyền thông
Kết quả phỏng vấn:
Câu 1: Bạn đã biết về sự thay đổi trong bộ nhận diện thương hiệu của trường
Đại học Văn Lang hay chưa?
Nhóm đã đưa ra câu hỏi đầu tiên, và nhận được các câu trả lời tương đồng với
nhau, hầu hết tất cả các bạn đều cho rằng bản thân có biết tới và có tìm hiểu về bộ
nhận diện mới của trường.

Hình 4.5. Các bạn sinh viên đều biết về sự thay đổi bộ nhận diện
(Nguồn: Video phỏng vấn của nhóm nghiên cứu)
“Mình nghe bảo thời gian vừa rồi, trường mình mới đổi logo và cả slogan luôn. Mình
cũng biết sơ sơ là vậy” - bạn Xuân Nhi cho biết.

21
Câu 2: Bạn có thể đưa ra nhận xét cá nhân về 3 yếu tố logo slogan mascot không?
Ở câu hỏi thứ 2 được nhóm đề cập đến 3 yếu tố chính: Logo, slogan, Mascot và
phỏng vấn ý kiến cá nhân của các bạn, thu thập các nhận xét về suy nghĩ và cách nhìn
nhận của các bạn.
Như bạn Tâm Anh nói về phần màu sắc, bạn nhận thấy trường đã làm rất chỉn
chu, sáng tạo và mang xu hướng hiện đại. Còn về phần slogan bạn không để ý lắm và
có cái nhìn khá hời hợt. “Nhìn chung thì do đây là bộ nhận diện mới nên độ nhận diện
với các bạn trường khác sẽ không cao, còn với sinh viên Văn Lang sẽ có sự quen thuộc
hơn.” - bạn Tâm Anh chia sẻ trong phỏng vấn.

Hình 4.6. Bạn Tâm Anh chia sẻ về màu sắc bộ nhận diện mới
(Nguồn: Video phỏng vấn của nhóm nghiên cứu)
Trái ngược với ý kiến của Tâm Anh, bạn Xuân Nhi chia sẻ: “Về logo trường,
mình cảm giác không thích logo này lắm khi so với logo cũ thì mình thấy logo cũ vẫn
đẹp hơn. Những cái mascot khá là dễ thương. Còn về slogan thì mình nghĩ là trong
tương lai nó sẽ phù hợp với Văn Lang trong cái định vị mới mà Văn Lang đang hướng
tới.” Xuân Nhi cho rằng logo cũ vẫn đẹp hơn là logo mới, đồng thời đưa ra lời khen
dành cho các nhân vật mascot đại diện các nhóm ngành, nói về slogan mới, bạn nghĩ
nó hoàn toàn phù hợp với định vị quốc tế mà trường hướng tới trong tương lai.

22
Hình 4.7. Bạn Xuân Nhi nghĩ slogan phù hợp trong tương lai
(Nguồn: Video phỏng vấn của nhóm nghiên cứu)
Nhìn chung các bạn sinh viên đều có cái nhìn khá khách quan về các yếu tố trong
bộ nhận diện thương hiệu mới, có nhiều phản ứng tích cực, cũng có tiêu cực nhưng
không đáng kể.
Câu 3: Trường Đại học Văn Lang đang định vị thương hiệu “Đại học Việt Nam
chuẩn quốc tế”. Vậy bạn có thấy bộ nhận diện thương hiệu mới này góp phần định vị
điều đó không?
Thông qua phần phỏng vấn của 2 bạn Duy Khanh và Minh Châu, nhóm nhận
thấy: Về phần bạn Duy Khanh, bạn cho rằng “Bộ nhận diện thương hiệu thể hiện sự
sáng tạo của trường”, điều này sẽ giúp trường thu hút được nhiều sinh viên hơn trong
tương lai và nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế.

23
Hình 4.8. Bạn Duy Khanh cho rằng bộ nhận diện mới sẽ thu hút nhà đầu tư
nước ngoài
(Nguồn: Video phỏng vấn của nhóm nghiên cứu)
Về phần bạn Minh Châu, bạn cho rằng “Bộ nhận diện thương hiệu giúp trường
có diện mạo quốc tế hơn”, điều này sẽ giúp trường định vị được vị trí của mình theo
định hướng quốc tế hóa.

Hình 4.9. Bạn Minh Châu thấy bộ nhận diện giúp trường có diện mạo quốc tế
(Nguồn: Video phỏng vấn của nhóm nghiên cứu)
Qua phần phỏng vấn này, nhóm nhận thấy rằng đa phần các bạn sinh viên đều
hiểu được mục đích, định hướng của Văn Lang khi thay đổi bộ nhận diện thương hiệu
24
mới. Các bạn sinh viên đều nhận biết được Văn Lang đang hướng đến thị trường quốc
tế nhiều hơn. Từ đó, nhóm thấy được Văn Lang đang đẩy mạnh việc truyền thông về
việc định vị thương hiệu quốc tế cho sinh viên. Với bộ nhận diện thương hiệu lần này,
Văn Lang sử dụng những thiết kế mang hơi hướng quốc tế để có thể dễ dàng tiếp cận
thị trường này hơn.
Câu 4: Bạn có muốn nhắn gửi một lời đề xuất gì cho quý thầy cô nhà trường để
cải thiện sự yêu thích/nhận diện của sinh viên với bộ nhận diện thương hiệu mới hay
xa hơn là trong công tác định vị thương hiệu không?
Qua phần phỏng vấn với 4 bạn sinh viên, nhóm thu thập được kết quả như sau:
3 bạn đề xuất vấn đề thay đổi thẻ sinh viên theo bộ nhận diện thương hiệu mới, 1 bạn
đề xuất đẩy mạnh công tác truyền thông, sản xuất ấn phẩm để nâng cao độ nhận diện
về bộ nhận diện thương hiệu cho sinh viên.

Hình 4.10. Các bạn bày tỏ mong muốn đổi thẻ sinh viên
(Nguồn: Video phỏng vấn của nhóm nghiên cứu)
Các bạn Tâm Anh, Duy Khanh, Minh Châu đều mong muốn được cập nhật thẻ
sinh viên thiết kế dựa vào bộ nhận diện thương hiệu mới. Các bạn bày tỏ suy nghĩ rằng
trường cần đẩy nhanh tiến độ và chủ động trong việc thay đổi thẻ sinh viên cho tất cả
các khóa, chứ không chỉ khóa 28. Qua phần phỏng vấn một nhóm đối tượng nhỏ này
và quá trình quan sát sinh viên trường, nhóm nghiên cứu nhận thấy phần lớn sinh viên
Đại học Văn Lang đều có mong muốn thay đổi thẻ sinh viên. Từ đây, nhà trường cần

25
chú ý hơn đến việc đồng nhất giữa các khóa với nhau để tạo sự công bằng, cũng như
góp phần đưa bộ nhận diện thương hiệu mới lan tỏa mạnh mẽ hơn đến sinh viên.

Hình 4.11. Bạn Xuân Nhi đề xuất sản xuất văn phòng phẩm theo mascot
(Nguồn: Video phỏng vấn của nhóm nghiên cứu)
Bạn Xuân Nhi đưa ra ý kiến rằng công tác truyền thông của trường nên được đẩy
mạnh hơn. Tham chiếu với các kết quả của bảng hỏi trắc nghiệm, nhóm nghiên cứu
đưa ra nhận xét tương tự với Xuân Nhi, rằng Đại học Văn Lang cần truyền thông mạnh
mẽ hơn nữa các giá trị của bộ nhận diện thương hiệu mới để trước tiên là sinh viên -
có sự nhận diện và yêu thích nhiều hơn. Bạn Xuân Nhi cũng bày tỏ mong muốn những
mascot của trường sẽ được đưa vào các ấn phẩm truyền thông như sổ tay và phát cho
toàn thể sinh viên. Các ấn phẩm truyền thông như sổ tay, bút, balo, túi tote... là cách
mà trường Đại học Văn Lang đã từng thực hiện để lan tỏa bộ nhận diện thương hiệu
cũ, và nhóm nghiên cứu đề xuất công tác sản xuất ấn phẩm này cũng nên được tiếp
diễn để không chỉ sinh viên trường mà các đối tượng ngoài trường đều có thể nhận
diện trường Đại học Văn Lang trong một hình thái mới.

26
4.6. Áp dụng phương pháp liên ngành
Mỹ thuật - Thiết kế:
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Trường Đại học Văn Lang chính là thành
phẩm của một quá trình lao động nghệ thuật tỉ mỉ và chỉn chu trong lĩnh vực Mỹ thuật
- Thiết kế.
Các hình ảnh chủ đạo của bộ nhận diện thương hiệu mới được xây dựng theo
phong cách chủ đạo là Geometric và Neo-Geometric. Geometric là kiểu họa tiết được
làm từ các hình học cơ bản như tam giác, hình vuông, đường thẳng, vòng tròn và các
hình khác. Neo-Geometric là Là kiểu họa tiết được cải tiến và phát triển từ geometric.
Neo-geometric thường có những đường nét độc đáo, khác biệt bằng cách kết hợp các
hình học cơ bản để tạo ra một họa tiết mới và độc đáo hơn. Đây là xu hướng thiết kế
xuất hiện từ những năm 2010. Ngày nay, có thể dễ dàng nhận sự xuất hiện của phong
cách này trong các ấn phẩm, sản phẩm hiện đại, đặc biệt là trang trí nội thất, quảng
cáo và thiết kế đồ họa. Với việc sử dụng nền tảng màu sắc tối giản, các tông màu đơn
sắc kết hợp với sắc thái màu tương phản cùng sự tinh tế, sắc nét trong từng chi tiết đã
tạo ra bộ nhận diện thương hiệu tinh tế, tối giản nhưng vẫn truyền tải được thông điệp
cốt lõi của nhà trường một cách sáng tạo, hiệu quả.

Hình 4.12. Phong cách Geometric và Neo-Geometric


(Nguồn: Pinterest)

27
Việc sử dụng lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp đã góp phần hỗ trợ thương
hiệu tiếp cận hiệu quả hơn với tệp đối tượng mục tiêu - người trẻ tại Việt Nam và thế
giới. Vẻ hiện đại, kết hợp với màu sắc hiện đại, tươi sáng, đậm nét, hình ảnh cứng cáp,
sự tinh tế tối giản và kích thích suy nghĩ, sáng tạo của bộ nhận diện đã tăng tính thẩm
mỹ của sản phẩm, giúp hút sự chú ý của đông đảo công chúng.

Hình 4.13. Bảng màu chủ đạo trong hệ thống bộ nhận diện mới
(Nguồn: nhóm nghiên cứu)
Bên cạnh việc lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp, bộ nhận diện thương hiệu
mới của Trường Đại học Văn Lang còn gây ấn tượng bởi phông chữ và màu sắc tối
giản nhưng mang lại hơi thở thời đại, sự năng động và sáng tạo. Thỏa mãn thị hiếu
của giới trẻ đối với thương hiệu.
Đặc biệt, hệ thống mascot - linh vật thương hiệu của Văn Lang được thiết kế
theo mô hình 3D hiện đại, mỗi nhân vật có một đặc trưng riêng gắn liền với khối ngành
đại diện và câu chuyện liên kết với nhóm sinh viên khối ngành đã tạo ra sự kết nối
không chỉ trong nhu cầu thẩm mỹ của giới trẻ mà còn là tinh thần, định hướng của
ngành học với khát vọng cống hiến và mục tiêu học tập của sinh viên. Từng nhân vật
mascot không chỉ đảm bảo về độ nhận diện thương hiệu mà còn được đảm bảo về yếu
tố thẩm mỹ, truyền cảm hứng cho sinh viên thông qua những sản phẩm kết hợp đầy
sáng tạo. Mỗi nhân vật có một màu sắc chủ đạo: cam, hồng đất, xanh lá, xanh dương,
vàng nghệ, xanh dương, mang đến cảm giác vui nhộn và tràn đầy năng lượng. Với
một môi trường đề cao sự sáng tạo và tính cá nhân như Trường Đại học Văn Lang,

28
những màu sắc này góp phần truyền cảm hứng, khơi gợi những điều mới và khuyến
khích sinh viên thể hiện ý tưởng, bước chân ra khỏi vùng an toàn để phiêu lưu với thế
giới muôn màu muôn vẻ.
Mỹ thuật - Thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các yếu tố phù hợp
với thông điệp và giá trị của thương hiệu - ở đây là bộ nhận diện thương hiệu mới của
Trường Đại học Văn Lang. Việc kết hợp hài hòa các yếu tố: phong cách, hình ảnh,
màu sắc, phông chữ đã tạo ra bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, ấn tượng, giúp
Văn Lang phù hợp với thị hiếu công chúng và nổi bật trong thị trường.

Marketing:
Bộ nhận diện thương hiệu mới là một phần quan trọng trong kế hoạch marketing
tổng hợp của Trường Đại học Văn Lang. Nó giúp xác định và tạo ra một hình ảnh
thương hiệu độc đáo, nhận diện được với khách hàng và phát triển thêm các chiến
lược tiếp thị hiệu quả trên các công cụ marketing khác nhau. Trong đó, có thể kể đến
việc:
Tạo dựng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ: Với những điểm nhấn, sự sáng tạo
trong thiết kế của bộ nhận diện mới: slogan được kết hợp giữa Tiếng Anh và Tiếng
Việt, logo được điều chỉnh phù hợp với định hướng của trường, hệ thống mascot sử
dụng 7 linh vật tượng trưng cho 7 khối ngành sẽ thương hiệu xây dựng một hình ảnh
độc đáo, từ đó thương hiệu được nhận diện một cách dễ dàng hơn và để lại những ấn
tượng trong lòng sinh viên. So với bộ nhận diện thương hiệu, đa phần sinh viên đều
ấn tượng với bộ nhận diện thương hiệu mới hơn vì sự sáng tạo và đặc trưng trong thiết
kế của bộ nhận diện mới. Văn Lang không thay đổi hoàn toàn những thiết kế cũ mà
phát triển cái bộ nhận diện mới từ những nền tảng có sẵn. Chính vì vậy, hình ảnh nhận
diện của thương hiệu không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ được hình ảnh nhận diện
rõ ràng và để lại ấn tượng với công chúng.
Xác định vị trí thương hiệu: Với bộ nhận diện thương hiệu mới này, Văn Lang
muốn phát triển theo định hướng quốc tế hóa, trở thành trường đại học quốc tế nên
việc thay đổi bộ nhận diện sao cho phù hợp với xu hướng quốc tế là một trong những
chiến lược quan trọng giúp Văn Lang xác định vị trí của mình trong thị trường này.
Hơn hết, với sự khác biệt đến từ hệ thống mascot đại diện cho 7 khối ngành cũng

29
khiến Văn Lang trở nên khác biệt hơn so với các trường khác. Bên cạnh đó, việc slogan
vừa có sự kết hợp giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt cũng giúp Văn Lang tiếp cận được
với nhiều người hơn và phù hợp hơn với định hướng phát triển quốc tế như hiện tại.
Tăng độ tin cậy của thương hiệu: Khi Văn Lang sử dụng bộ nhận diện thương
hiệu mới chuyên nghiệp và tỉ mỉ hơn, công chúng sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng đào
tạo của trường. Chính vì vậy, với bộ nhận diện thương hiệu mới lần này, Văn Lang
dành rất nhiều sự đầu tư để có thể giúp tăng độ tin cậy của trường hơn và dễ dàng tiếp
cận thị trường quốc tế hơn. Bên cạnh đó, ngoài việc công chúng nhìn vào bộ nhận diện
sẽ giúp gia tăng độ tin cậy thì lời những lời khen của sinh viên về bộ nhận diện của
trường cũng giúp Văn Lang gia tăng độ tin cậy của mình đối với công chúng.
Tổng quan, bộ nhận diện thương hiệu là một phần quan trọng trong việc xác định
và quản lý thương hiệu của Đại học Văn Lang. Nó giúp xây dựng vị trí đặc biệt cho
thương hiệu, tăng sự nhận diện của khách hàng với thương hiệu và cải thiện hiệu quả
marketing, mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến marketing của thương hiệu, giúp
Văn Lang trở thành thương hiệu nổi tiếng và để lại nhiều ấn tượng đối với công chúng.

30
4.7. So sánh với bộ nhận diện thương hiệu cũ

Hình 4.14. Bộ nhận diện của Đại học Văn Lang qua các năm
(Nguồn: vlu.edu.vn)
Khi thành lập trường Đại học Dân lập Văn Lang vào năm 1995, biểu tượng là
trống đồng màu xanh dương thể hiện rõ như tên của trường là Văn Lang, khi được
nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh trống đồng - nét truyền thống lâu đời
của dân tộc ta. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là nhà nước Văn Lang trên cơ sở phát
triển văn hóa Đông Sơn và trống đồng Đông Sơn là tiêu biểu cho nền văn hóa đó. Nói
theo cách khác, logo đầu tiên của Đại học Văn Lang là hình ảnh trống đồng là đại diện
cho sự thành lập, khai sinh ra một trường Đại học với những giá trị tinh túy, sản sinh
ra một thế hệ tri thức và tích cực cho xã hội.
Sau đó là logo tấm khiên chim lạc của giai đoạn chuyển giao.
Hiện nay, logo mới của trường vẫn kế thừa từ hình dáng của logo cũ nhưng được
nhấn mạnh hơn về giá trị cốt lõi truyền thống và ý tưởng hiện đại phù hợp với sự phát
triển của xã hội. Tổng thể logo vẫn là chiếc khiên, hàm ý rằng đây người gác cổng tri
thức, tạo ra môi trường tích cực cho sinh viên và cộng đồng. Hàm ý về cuốn sách được
làm rõ hơn khi được tách hẳn ra và đặt lên trên cùng của khiên, được hiểu rằng tri thức
là cánh cửa chào đón tất cả mọi người, không phân biệt, không bài xích và được quyền
tự do. Hình ảnh chim lạc sau 2 lần thay đổi vẫn giữ nguyên vị trí chính giữa khiên,
nhưng được tinh chỉnh tạo cảm giác vút bay, vươn lên tầm cao mới, sản sinh tri thức
và phụng sự xã hội. Bên cạnh đó, khiên không còn nhọn cứng mà tròn, thể hiện được
sự linh hoạt, khéo leo, khả năng thích nghi đối với sự thay đổi trong tương lai. Hình
dáng của khiên trở thành chữ U là University, Universe of Knowledge (vũ trụ tri thức),
và U của You (tức là nói về sinh viên).

31
4.8. Đánh giá tổng quan về bộ nhận diện thương hiệu mới
Bảng 4.5. Đánh giá tổng quan về bộ nhận diện mới
ĐÁNH GIÁ
STT CHỈ TIÊU
TRUNG BÌNH
1 Mức độ nhận diện thương hiệu 3.75
2 Khả năng định vị thương hiệu 3.97
3 Sự phát triển bền vững 3.81
4 Tính ứng dụng 3.9
(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế sinh viên Đại học Văn Lang của nhóm nghiên cứu)

Thực hiện mô hình hóa kết quả nghiên cứu, với đầu vào là các biến về các
yếu tố đánh giá tổng quan bộ nhận diện thương hiệu mới trường Đại học Văn
Lang, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu như mô hình 4.5 dưới đây:

Yếu tố đánh giá

Mức độ nhận diện


thương hiệu
4

3.9

3.8

3.7
Khả năng định vị
Tính ứng dụng 3.6
thương hiệu

Sự phát triển bền vững

Hình 4.15. Tổng quan về bộ nhận diện mới theo đánh giá

Qua kết quả khảo sát cũng như phỏng vấn thực tế sinh viên trường Đại học Văn
Lang chúng ta có thể thấy rằng khả năng định vị thương hiệu chiếm chỉ số cao nhất là
3.97, tính ứng dụng là 3,9, sự phát triển bền vững là 3.81, thấp nhất là mức độ nhận
diện thương hiệu chiếm chỉ số là 3.75. Điều đó cho thấy rằng bộ nhận diện thương
hiệu mới của trường Đại học Văn Lang đang góp phần lớn vào công tác định vị thương
hiệu tuy nhiên mức độ nhận diện thương hiệu đang còn thấp.
32
Về “mức độ nhận diện thương hiệu” sinh viên Văn Lang có biết đến và tìm hiểu
nhận diện được logo, các nhân vật Mascot tuy nhiên chưa thật sự hiểu sâu về ý nghĩa
của nó. Nhưng thông qua kết quả khảo sát chúng ta có thể thấy rằng trong tương lai ta
có thể định hướng cho sinh viên những hướng đi đúng đắn để sinh viên Văn Lang có
thể tiếp thu và hiểu hơn về ý nghĩa cũng như giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Theo bảng kết quả khảo sát, nhìn chung “sự phát triển bền vững” cho thấy sinh
viên đánh giá cao slogan sau đó là logo và cuối cũng là mascot. Tuy chiếm chỉ số là
3.81 không cao nhưng đây là một kết quả khả quan cho bộ nhận diện thương hiệu mới
ở quý 1 năm 2023, vì sự phát triển bền vững là yếu tố cần được quan sát lâu dài.
Về “tính ứng dụng” của bộ nhận diện thương hiệu mới của trường Đại Học Văn
Lang, nhóm nhận thấy những ý kiến không có sự chênh lệch vẫn trong mức ổn định.
Với tính ứng dụng của bộ nhận diện thương hiệu này, thương hiệu vẫn đang nhận được
những phản hồi tích cực của sinh viên.
Về “khả năng định vị thương hiệu” đây là yếu tố chiếm nhiều chỉ số và duy trì ở
mức độ tốt nhất với thời điểm hiện tại. Các yêu tố cầu thành nên bộ nhận diện đã thể
hiện được tinh thần và định hướng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường
Việt Nam cũng như Quốc tế.
Tóm lại, qua bảng kết quả khảo sát ta thấy được sức ảnh hưởng cũng như sự
hưởng ứng của bộ nhận diện thương hiệu mới tới sinh viên, thấu hiểu được cảm nhận
và sự đóng góp ý kiến của sinh viên để tiếp tục cải thiện và hoàn thiện tốt hơn.

33
4.9. Ưu điểm của bộ nhận diện thương hiệu mới
Thông qua đánh giá về mức độ nhận diện thương hiệu, khả năng định vị thương
hiệu, sự phát triển bền vững, tính ứng dụng và đánh giá của sinh viên về bộ nhận diện
thương hiệu mới qua hình thức phỏng vấn thu được những ưu điểm nổi bật:
- Dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa logo cũ và mới của VLU, Văn Lang thành
công trong việc thiết kế cũng như tiếp cận được nhiều với sinh viên Văn Lang.
- Slogan được thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt thích hợp sử dụng cả trong
và ngoài nước, cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ từ những giá trị lõi bên trong
của Văn Lang, hướng đến định vị Đại học Việt Nam chuẩn quốc tế.
- Slogan “Where Impact Matters” được xem là kim chỉ nam của sinh viên trong
mọi sự thay đổi của VLU, câu slogan hoàn toàn mới nhưng Văn Lang đã thành
công trong việc truyền bá đến sinh viên và được hưởng ứng tích cực.
- Cảm thấy thích thú khi sở hữu balo, móc khóa, sổ tay... có logo mới của VLU,
thấy được logo có những điểm nhấn riêng đem lại sự thích thú cho sinh viên.
- Bộ nhận diện thương hiệu mới phù hợp hơn, diện mạo quốc tế hơn giúp thu hút
nhiều sinh viên cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
- Câu slogan đơn giản ngắn gọn giúp nâng cao khả năng tiếp cận đối với sinh
viên dễ hiểu, dễ nhớ qua đó thể hiện lý tưởng và những mục tiêu sắp tới của
trường.

34
4.10. Khuyết điểm của bộ nhận diện thương hiệu mới
Qua những ưu điểm mà bộ nhận diện thương hiệu mới của Văn Lang mang lại
cũng sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế sau đây sẽ là những khuyết điểm:
- Sinh viên chưa hiểu rõ ý nghĩa của hệ thống Mascot đại diện khối ngành của
mình, chưa đem đến được sự thu hút cho sinh viên qua đồ họa nhận diện.
- Hệ thống Mascot khó bắt kịp xu hướng quốc tế qua đánh giá của sinh.
- Hệ thống Mascot chưa thể hiện thuộc tính của thương hiệu (uyển chuyển, linh
hoạt...), thấy được sinh viên chỉ quan tâm đến thương hiệu qua những cái mà
dễ thấy khi nhắc đến trường như logo.
- Ngoài khoá K28 thì các khoá còn lại vẫn chưa được cập nhật thẻ sinh viên thiết
kế dựa vào bộ nhận diện thương hiệu mới.
Những mặt hạn chế của bộ nhận diện thương hiệu mới đều có liên quan đến hệ
thống Mascot, nhưng hệ thống Mascot khá mới nên đây đã là một kết quả khả quan
cho bộ nhận diện thương hiệu mới ở quý 1 năm 2023

35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Để làm nổi bật vấn đề ý kiến đánh giá của sinh viên Đại học Văn Lang về bộ
nhận diện thương hiệu mới, nhóm nghiên cứu đã đi thu thập thông tin khảo sát (điền
dã), sử dụng các phương pháp nghiên cứu (3 phương pháp chính) để đưa ra được kết
quả nghiên cứu như sau: nhóm nhận thấy rằng bộ nhận diện thương hiệu tấm khiên là
hình ảnh quen thuộc đối với các bạn sinh viên những khoá năm 2018 đến nay. Sau khi
Đại học Văn Lang công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, có nhiều quan điểm trái
chiều nhưng cũng có các quan điểm đồng thuận, đón nhận sự đổi mới lần này. Trong
đó, nhiều ý kiến cho rằng logo tấm khiên có tính thẩm mỹ dễ hình dung và dễ nhớ lâu,
mặt khác có ý kiến ngược lại nhận định logo mới có sự linh hoạt, phá cách những vẫn
không làm mất đi sáng vẻ của logo trước đó. Nếu logo cũ của năm 2018 được xem là
sự chuyển giao từ hình ảnh logo trống đồng màu xanh dương thì logo mới hiện nay
thể hiện được sự sáng tạo, phù hợp với định hướng mang tầm quốc tế mà Đại học Văn
Lang hướng đến. Mỗi sự thay đổi đều cần thời gian để thích nghi và định hình rõ ràng
trong việc tiếp cận đến với công chúng.
Từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp ban lãnh đạo nhà trường phát triển các
hoạt động truyền thông để nâng cao độ nhận biết của sinh viên về bộ nhận diện thương
hiệu mới. Để phát triển và lan rộng giá trị tích cực đến với cộng đồng thông qua bộ
nhận diện thương hiệu mới, Ban Lãnh đạo Đại học Văn Lang cần có các hoạt động
truyền thông tích cực, sôi nổi nhằm tiếp cận công chúng biết đến được những giá trị
mà Đại học Văn Lang hướng đến trong tương lai. Vì xã hội ngày nay, tốc độ phát triển
truyền thông rất lớn, Đại học Văn Lang sẽ càng được biết đến nhiều hơn nếu như có
kế hoạch truyền thông rõ ràng và lâu dài cho bộ nhận diện thương hiệu mới lần này.
Đề tài khảo sát chỉ là bước đầu, còn nhiều hướng mở ra để nghiên cứu về bộ
nhận diện thương hiệu mới: các hoạt động truyền thông, giá trị thẩm mỹ, ứng dụng…

36
5.2. Khuyến nghị cho ban lãnh đạo nhà trường
Thông qua quá trình thu thập khảo sát và hoàn thành bài nghiên cứu, nhóm đã
chỉ ra các ưu và nhược của bộ nhận diện thương hiệu mới, qua đó nhóm đề xuất một
số khuyến nghị cho nhà trường để hoàn thiện công tác lan tỏa bộ nhận diện mới đến
sinh viên:
- Tổ chức các buổi workshop giữa ban lãnh đạo nhà trường với sinh viên để chia
sẻ cũng như giải thích rõ hơn về ý nghĩa của hệ thống Mascot đại diện cho từng
khối ngành của mình.
- Lắng nghe ý kiến cũng như mong muốn của sinh viên để từ đó có thể điều chỉnh
cho phù hợp.
- Trước mắt cần đẩy mạnh công tác truyền thông để giá trị của bộ nhận diện
thương hiệu mới có thể tiếp cận được đến tất cả các sinh viên.
- Cần cập nhật đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thẻ sinh viên thiết kế dựa vào bộ
nhận diện thương hiệu mới.
- Trường cần chủ động trong việc thay đổi thẻ sinh viên cho tất cả sinh viên các
khoá chứ không chỉ khoá 28.
- Nhà trường cần chú ý hơn đến việc đồng nhất giữa các khóa với nhau để tạo sự
công bằng, cũng như góp phần đưa bộ nhận diện thương hiệu mới lan tỏa mạnh
mẽ hơn đến sinh viên.
- Đưa những mascot của trường vào các ấn phẩm truyền thông như: sổ tay, bút,
balo, túi tote, bình nước … để lan toả bộ nhận diện.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Edgar H. Schein, Peter Schein (2020). Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp. Nhà
xuất bản Thế giới (Bản dịch của Lê Đào Anh Khương)
[2] TS. Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên) (2015), PR lý luận và ứng dụng: Chiến lược
PR chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ, Nxb Lao Động
[3] Don Sexton (2018), Marketing căn bản: Tất cả các thông tin và chiến lược cần
thiết để marketing thành công sản phẩm hoặc dịch vụ, NXB Lao Động. (Bản dịch của
Hà Minh Hoàng và Huyền Trang)
[4] Vũ Cao Đàm (2018), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà
Nội
[5] Quốc Anh (2022). Trường Đại học Văn Lang công bố định vị thương hiệu mới.
Congthuong.vn.
https://congthuong.vn/truong-dai-hoc-van-lang-cong-bo-dinh-vi-thuong-hieu-moi-
231950.html
[6] Vũ Tuấn Anh (2022). Đại học Văn Lang công bố nhận diện thương hiệu mới, định
vị đại học Việt Nam chuẩn quốc tế. doanhnhanphaply.vn.
https://doanhnhanphaply.vn/news/dai-hoc-van-lang-cong-bo-nhan-dien-thuong-hieu-
moi-dinh-vi-dai-hoc-viet-nam-chuan-quoc-te-d33247.amp
[7] Minh Giảng (2022). Đại học Văn Lang dự kiến có bảy trường thành viên.
tuoitre.vn.
https://tuoitre.vn/dai-hoc-van-lang-du-kien-co-bay-truong-thanh-vien-
20221222120116389.htm
[8] Lương Hạnh (2021). Slogan là gì? Yếu tố tạo nên 1 slogan không thể tuyệt vời
hơn. marketingai.vn.
https://marketingai.vn/slogan-la-gi/
[9] Hoàng Luân (2021). Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Vai trò và quy trình thiết kế.
cet.edu.vn
https://www.cet.edu.vn/bo-nhan-dien-thuong-hieu

38
[10] Ngọc Tân (2022). Đại học Văn Lang công bố nhận diện thương hiệu mới, hướng
đến “chuẩn quốc tế”. thuonggiaonline.vn.
https://thuonggiaonline.vn/dai-hoc-van-lang-cong-bo-nhan-dien-thuong-hieu-moi-
huong-den-chuan-quoc-te-53509.htm
[11] Tất Thành (2023). Logo thể hiện điều gì và có tầm quan trọng như thế nào?
tatthanh.com.vn.
https://tatthanh.com.vn/amp/logo-la-gi
[12] Telos (2023). Brand mascot và xu hướng Character Marketing “lên ngôi”.
telos.vn
https://telos.vn/brand-mascot-va-xu-huong-character-maketing/#:~
[13] Tin Tin, Nam Vương (2022). Trường Đại học Văn Lang công bố nhận diện
thương hiệu và định vị mới. Vlu.edu.vn
https://www.vlu.edu.vn/vi/news/truong-dai-hoc-van-lang-cong-bo-nhan-dien-
thuong-hieu-va-dinh-vi-moi
[14] Nguyễn Trang (2023). Mascot là gì? Quy trình để thiết kế mascot thương hiệu
nhanh chóng. marketingai.vn
https://marketingai.vn/mascot-la-gi-quy-trinh-de-thiet-ke-mascot-thuong-hieu-
nhanh-chong/
[14] Trọng Văn (2022). Trường Đại học Văn Lang công bố định vị thương hiệu mới:
đại học Việt Nam chuẩn quốc tế. Nguoidothi.net.vn
https://nguoidothi.net.vn/truong-dai-hoc-van-lang-cong-bo-dinh-vi-thuong-hieu-
moi-dai-hoc-viet-nam-chuan-quoc-te-37831.html#:~
[15] Quyền Vũ (2020). Thiết kế logo dynamic – sự lựa chọn tạm thời mang tính quyết
định cho hướng đi của thương hiệu. Brandsvietnam.com
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/26839-Thiet-ke-logo-dynamic-su-
lua-chon-tam-thoi-mang-tinh-quyet-dinh-cho-huong-di-cua-thuong-hieu

39
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BỘ NH N DIỆN THƯƠNG HIỆU
MỚI Ở QUÝ 1 NĂM 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
- TRUYỀN THÔNG
LHP: 222_71RESE30312_13

PHIẾU KHẢO SÁT


Mến chào Anh/Chị/Bạn,
Nhóm thực hiện khảo sát đến từ nhóm 7 lớp Phương pháp Nghiên cứu Khoa học 13.
Nhóm thực hiện khảo sát này nhằm mục đích khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên
Trường Đại học Văn Lang về bộ nhận diện thương hiệu mới để phục vụ cho bài
nghiên cứu cuối kỳ. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ
Anh/Chị/Bạn.
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Trường Đại học Văn Lang được ra mắt vào quý 1
năm 2023 đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với sinh viên đang thực học. Chính vì
vậy, với sự tác động lớn của bộ nhận diện mới, nhóm mong muốn được hiểu hơn về
những ý kiến đánh giá của sinh viên đối với bộ nhận diện này.
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn Anh/Chị/Bạn đã tham gia thực hiện khảo sát.

PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG


1. Giới tính:

Nam Nữ
2. Khóa

Khóa 24 Khóa 25 Khóa 26 Khóa 27

Khóa 28
3. Khoa: ………………………………………….

40
PHẦN B: NỘI DUNG KHẢO SÁT
Chú thích cách đánh khảo sát:
Các câu hỏi được trả lời bằng cách cho điểm số từ thấp nhất (1) đến cao
nhất (5) tương ứng với các mức độ như sau:
Hoàn toàn không đồng tình: 1
Chưa đồng tình: 2
Tương đối đồng tình 3
Đồng tình: 4
Hoàn toàn đồng tình: 5

Anh/Chị/Bạn vui lòng đánh ký tự X vào 1 trong 5 ô của mỗi nội dung.
Chú thích từ ngữ viết tắt:
VLU – Van Lang University – Trường Đại học Văn Lang

1. MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU


STT Nội dung 1 2 3 4 5
Những từ khóa: “logo” “trắng” “đỏ” “giáo dục” “truyền
1.
thống” khiến bạn liên tưởng đến logo mới của VLU
Bạn dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa logo cũ và mới của
2.
VLU
3. Bạn dễ nhận biết về 7 Mascot của VLU
4. Bạn hiểu rõ ý nghĩa của hệ thống Mascot đại diện khối
ngành của mình
5. Bạn trả lời được ngay lập tức khi được hỏi về slogan mới
của VLU
6. Slogan “Where Impact Matters” kiến tạo niềm tự hào
trong bạn
2. KHẢ NĂNG ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
STT Nội dung 1 2 3 4 5
1. Biểu tượng chiếc khiên trong logo cũ và logo mới vẫn phù
hợp với định hướng quốc tế hóa của VLU
Logo với ý nghĩa University, Universe of knowledge và
2.
You thể hiện được định hướng phát triển của trường
Slogan được thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt thích
3.
hợp sử dụng cả trong và ngoài nước
Slogan đơn giản giúp nâng cao khả năng tiếp cận
4.
5. Đặc điểm riêng biệt của từng Mascot đại diện cho triết lý
và hình ảnh của từng khối ngành
6. Hệ thống Mascot dễ bắt kịp xu hướng quốc tế
41
3. SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
STT Nội dung 1 2 3 4 5
Logo phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu hóa, tự động hóa,
1.
trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm
Ý nghĩa của logo (University - Universe of knowledge -
2.
You) sâu sắc và sẽ không lỗi thời
Slogan phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu hóa, tự động
3.
hóa, trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm
Slogan “Where Impact Matters” được xem là kim chỉ
4.
nam của sinh viên trong mọi sự thay đổi của VLU
Hệ thống mascot phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu hóa,
5.
tự động hóa, trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm
Hệ thống Mascot tân tiến, thay đổi linh hoạt các chi tiết để
6.
phù hợp trong tương lai

4. TÍNH ỨNG DỤNG

STT Nội dung 1 2 3 4 5


Sự đổi mới về logo của VLU thể hiện được tính cách của
1.
thương hiệu
Bạn sẽ cảm thấy thích thú khi sở hữu balo, móc khóa, sổ
2.
tay... có logo mới của VLU
Hệ thống Mascot thể hiện thuộc tính của thương hiệu
3.
(uyển chuyển, linh hoạt...)
Hệ thống Mascot giúp quảng bá hình ảnh của VLU tốt
4.
hơn
Bạn thường thấy Slogan của VLU xuất hiện trên các báo
5.
chí, tạp san, ấn phẩm truyền thông của trường,...
Ý nghĩa slogan mới của VLU thể hiện năng lực của
6.
thương hiệu

42
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG
HIỆU MỚI Ở QUÝ 1 NĂM 2023
PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG (200 sinh viên)

CƠ SỐ TỶ LỆ
STT
CẤU LƯỢNG (%)
1 Giới tính
Nữ 131 65.5
Nam 69 34.5
2 Khóa
Khóa 24 12 6
Khóa 25 13 6.5
Khóa 26 30 15
Khóa 27 129 64.5
Khóa 28 16 8
3 Khối ngành
Du lịch 7 3.5
Kiến trúc 5 2.5
Kinh doanh - Quản lý 18 9
Khoa học – Sức khỏe 9 4.5
Xã hội nhân văn - Luật - 135 67.5
Truyền thông
Nghệ thuật – Thiết kế 15 7.5
Công nghệ - Kỹ thuật 11 5.5

43
PHẦN B: NỘI DUNG KHẢO SÁT (200 sinh viên)
1. MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
STT Nội dung 1 2 3 4 5
Những từ khóa: “logo” “trắng” “đỏ” “giáo dục” “truyền
1. 7 8 44 75 66
thống” khiến bạn liên tưởng đến logo mới của VLU
Bạn dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa logo cũ và mới của
2. 5 11 38 64 82
VLU
3. Bạn dễ nhận biết về 7 Mascot của VLU 9 19 56 50 66
4. Bạn hiểu rõ ý nghĩa của hệ thống Mascot đại diện khối
19 31 44 53 53
ngành của mình
5. Bạn trả lời được ngay lập tức khi được hỏi về slogan mới
16 33 39 55 57
của VLU
6. Slogan “Where Impact Matters” kiến tạo niềm tự hào
10 14 40 76 60
trong bạn
2. KHẢ NĂNG ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
STT Nội dung 1 2 3 4 5
1. Biểu tượng chiếc khiên trong logo cũ và logo mới vẫn phù
9 1 44 90 56
hợp với định hướng quốc tế hóa của VLU
Logo với ý nghĩa University, Universe of knowledge và
2. 8 6 37 82 66
You thể hiện được định hướng phát triển của trường
Slogan được thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt thích
3. 9 3 33 67 88
hợp sử dụng cả trong và ngoài nước
Slogan đơn giản giúp nâng cao khả năng tiếp cận 8 4 36 68 84
4.
5. Đặc điểm riêng biệt của từng Mascot đại diện cho triết lý
6 11 45 71 67
và hình ảnh của từng khối ngành
Hệ thống Mascot dễ bắt kịp xu hướng quốc tế 8 12 42 73 65
6.

44
3. SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
STT Nội dung 1 2 3 4 5
Logo phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu hóa, tự động hóa,
1. 7 9 53 87 44
trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm
Ý nghĩa của logo (University - Universe of knowledge -
2. 7 10 49 79 55
You) sâu sắc và sẽ không lỗi thời
Slogan phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu hóa, tự động
3. 8 12 45 82 53
hóa, trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm
Slogan “Where Impact Matters” được xem là kim chỉ
4. 7 9 41 81 62
nam của sinh viên trong mọi sự thay đổi của VLU
Hệ thống mascot phù hợp xu hướng xã hội (toàn cầu hóa,
5. 9 13 51 74 53
tự động hóa, trí tuệ nhân tạo...) ít nhất trong 5 năm
Hệ thống Mascot tân tiến, thay đổi linh hoạt các chi tiết để
6. 10 8 43 83 56
phù hợp trong tương lai

4. TÍNH ỨNG DỤNG

STT Nội dung 1 2 3 4 5


Sự đổi mới về logo của VLU thể hiện được tính cách của
1. 6 6 34 96 58
thương hiệu
Bạn sẽ cảm thấy thích thú khi sở hữu balo, móc khóa, sổ
2. 7 6 32 79 76
tay... có logo mới của VLU
Hệ thống Mascot thể hiện thuộc tính của thương hiệu
3. 5 10 38 82 45
(uyển chuyển, linh hoạt...)
Hệ thống Mascot giúp quảng bá hình ảnh của VLU tốt
4. 7 10 33 79 70
hơn
Bạn thường thấy Slogan của VLU xuất hiện trên các báo
5. 4 12 47 69 68
chí, tạp san, ấn phẩm truyền thông của trường,...
Ý nghĩa slogan mới của VLU thể hiện năng lực của
6. 5 8 29 86 71
thương hiệu

45
PHỤ LỤC 3: MINH CHỨNG ĐIỀN DÃ THU THẬP KHẢO SÁT VÀ
PHỎNG VẤN

Nhóm nghiên cứu – Nhóm 7 lớp Phương pháp nghiên cứu khoa học 13

Khảo sát thực tế tại cơ sở 3

46
Bạn sinh viên thực hiện form khảo sát

Video phỏng vấn 4 bạn sinh viên


Thông tin video:
Tựa đề: Phỏng vấn sinh viên Đại học Văn Lang về bộ nhận diện thương hiệu mới ở quý
1 năm 2023
Người đăng tải: Trâm Lê
Thời gian đăng tải: 14/04/2023
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=isJKUycPv-s&feature=youtu.be

47

You might also like