Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1:

- Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại
một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người.
- Lịch sử là:
+ Toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ xã hội loài người.
+ là hiểu biết, nhận thức của con người về quá khứ, được phản ánh qua
những chuyện kể hay tác phẩm ghi chép về quá khứ.
+ Là một khoa học ( hay còn gọi là Sử học ) nghiên cứu về quá khứ của
con người.

Câu 2
- Hiện thực lịch sử:
Ví dụ: Trận chiến giữa quân Tây Sơn và nhà Thanh.
- Lịch sử được con người nhận thức:
Nghiên cứu về nhà Tây Sơn của George Dutton.

Câu 3:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện,
gồm toàn bộ những hoạt động của con người ( tổ chức, tập thể, cộng
đồng, quốc gia hay khu vực ) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực
như ngoại giao, kinh tế, giáo dục, văn hoá, quân đội, chính trị, xã hội,
khoa học…

Câu 4:
- Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác,
khách quan
+ Chức năng xã hội: phục vụ cho đời sống con người.
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Cung cấp tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.

Câu 5:
- Chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời vì:
+ Tri thức lịch sử là vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và cộng
đồng, giúp con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học
kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lập lại sai lầm trong quá khứ.
+ Tri thức về lịch sử luôn phát triển và biến đổi không ngừng theo thời
gian ( do sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, phương pháp nghiên
cứu và quan điểm tiếp cận mới,… )
+ Việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời giúp con người mở rộng
kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết và cập nhật thông tin, từ đó đưa lại
những cơ hội việc làm mới.

Câu 6:
SGK trang 10

Câu 7:
- Kiến thức, bài học lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ với cuộc sống hiện
tại vì:
+ Kiến thức, bài học lịch sử giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn các
vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, các vấn đề liên quan trong cuộc
sống.
+ Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một
cách ngẫu nhiên mà đều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là
kết quả của của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi theo thời
gian.
+ Kiến thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối
liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống như chính trị, kinh tế,
văn hoá, giáo dục, môi trường,…

Câu 8:
Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản đóng vai trò quan trọng đặc biệt
đối với sự tồn tại và phát triển của khoa học lịch sử.

Câu 9:
Trên cơ sở làm sáng tỏ lịch sử hình thành, phát triển và những điểm độc
đáo, đặc sắc của di sản, Sử học góp phần quảng bá hình ảnh di sản , gắn
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản với phát triển kinh tế , văn hoá
và du lịch.

Câu 10:
- Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn
hóa:
+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa
+ Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp
bảo tồn và phát triển bền vững
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao
vị thế của các ngành du lịch, sử học

Câu 11:
- Di sản văn hoá phi vật thể:
+ Nhã nhạc cung đình Huế
+ Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
+ Dân ca quan họ Bắc Ninh.
+ Ca trù
+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.
+ Hát xoan
+ Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ
+ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
+ Nghi lễ và trò chơi kéo co
+ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt
-Di sản văn hoá vật thể:

+Quần thể di tích Cố đô Huế

+Phố cổ Hội An.

+Thánh địa Mỹ Sơn.

+Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

+Thành nhà Hồ.


-Theo Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
-Theo khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hoá 2001 (sửa đổi 2009) thì di
sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái
tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Câu 12:
Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản bằng các biện pháp như
nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản, giáo dục
ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc
bảo vệ di sản.

- Đầu tư cho cơ sở vật chất: Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di
sản,... Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có
hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó,... Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.

- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản: Cần tăng cường năng lực tổ chức,
quản lý nhà nước đối với di sản, xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua
phát huy vai trò của cộng đồng địa phương, giải quyết hài hoà giữa bảo
tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội và xử lí kịp thời những vi phạm
trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

You might also like