Bài 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI 4

(1) CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI


Trung Quốc có một truyền thống, chính là nuôi dạy con cái để chăm sóc lúc
tuổi già. Lúc còn trẻ thì nuôi nhiều con, khi tuổi tác đã cao, không thể làm việc
được nữa, thì các con sẽ tự chăm lo cho cuộc sống của bản thân. Vậy nên, người
cao tuổi ở Trung Quốc đều thường sống với con trai, được con trai và con dâu
chăm sóc. Nếu không có con trai, thì sống cùng với con gái. Nhưng mà, cùng với
sự phát triển của xã hội, càng ngày càng nhiều bạn trẻ rời quê hương đi làm ăn ở
nơi khác. Mặc dù một số người sống cùng thành phố với ba mẹ, nhưng vì công
việc quá bận rộn nên không thể chăm sóc bố mẹ. Đương nhiên cũng có số ít con
cái không chịu chăm sóc cha mẹ của mình. Những người già như vậy sẽ sống như
thế nào đây?
Viện dưỡng lão là cơ sở phúc lợi được chính phủ đặc biệt thành lập dành
cho người gia không có người chăm sóc, còn gọi là viện dưỡng lão. Trong viện
dưỡng lão, cuộc sống hằng ngày của người cao tuổi được chăm sóc rất tốt, người
cao tuổi còn có thể trò chuyện, chơi cờ, xem TV,…cùng nhau, điều này rất quan
trọng đối với sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi.
Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số già những năm gần đây cho đến nay đã
vượt xa tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc, vậy nên những viện dưỡng lão
hiện có đã không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội nữa. Làm thế nào để
mỗi người cao tuổi đều có thể được chăm sóc, trải qua tuổi già một cách vui vẻ
đây? Chính phủ các nơi đã nỗ lực rất nhiều và đưa ra nhiều phương pháp mới. Ví
dụ như là: Ở Thượng Hải, một số cộng đồng đã thiết lập “bữa ăn cho người cao
tuổi”, giải quyết vấn đề ăn uống cho những người già sống một mình; ở Thiên
Tân, đã xuất hiện “trạm trò chuyện người già” dành một trung tâm hoạt động cho
người cao tuổi cô đơn.
(2) BẬC THẦY SƯỜN XÁM
Đây là một ngôi nhà rộng 20m2, một bức tường chia nó thành hai phòng,
bên trong và bên ngoài. Phòng trong là phòng ngủ, phòng ngoài là phòng làm việc.
Ở cổng hướng ra đường có dựng một tấm biển dài khoảng ba thước: “Chuyên làm
sườn xám”. Chủ nhân của ngôi nhà vì thế được mệnh danh là “Bậc thầy sườn
xám”.
“Bậc thầy sườn xám” thực chất là một cặp vợ chồng. Chồng là họ Tào, từ
năm 10 tuổi bắt đầu học nghề may, đến nay đã làm nghề được 60 năm rồi. Vì lúc
còn trẻ làm việc cực khổ, hiện tại eo và chân của anh ấy đều có vấn đề. Vợ họ Lý,
năm nay đã 68 tuổi. Năm 22 tuổi được gả cho nhà họ Cao, và cứ thế làm quen với
sườn xám từ đó. Cả đời làm nghề may vá, những ngón tay cầm kim không thể
duỗi thẳng được nữa.
Hai vợ chồng đối xử với người khác vô cùng hoà nhã, sườn xám họ làm ra
không chê vào đâu được, vậy nên cừa hàng nhỏ này ngày nào cũng đều chật kín
khách. Một số khách hàng đặc biệt từ xa đến, mời bậc thầy Tào may sườn xám cho
họ.
Sườn xám thường đều được cắt may thủ công. Để làm một chiếc sườn xám
đẹp không chỉ đòi hỏi kỹ thuật tuyệt vời mà còn phải bỏ ra rất nhiều thời gian, vậy
nên hiện nay có rất ít thợ may sườn xám, và việc tìm được một người thợ may
sườn xám giỏi như thầy Tào lại càng khó hơn. Hai ông bà thường lo lắng kỹ thuật/
bí kíp này sẽ bị thất truyền. Tuy nhiên, điều làm cho đôi vợ chồng già cảm thấy an
ủi là, trong số năm người con của họ, cô con gái út thích may sườn xám. Ông lão
nói, có vẻ như kỹ thuật/ bí kíp của chúng ta sẽ được truyền lại cho con gái.

You might also like