Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP CHƯƠNG 3 – CHƯƠNG 4

1. Tất cả mọi tư bản đều vận động theo công thức H – T – H’


Sai. Bởi vì công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản
2. Tất cả tiền đều là tư bản
Sai. Không phải tiền nào cũng là tư bản, tư bản chính là tiền vốn đầu tư
3. Sự vận động của tư bản là một sự vận động không có giới hạn
Đúng. Bởi vì sự vận động tư bản có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và mở rộng ra
4. Lao động là một loại hàng hóa đặc biệt
Sai. Sức lao động mới là loại hàng hóa đặc biệt
5. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt vì khi sử dụng nó có thể tạo ra
giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động (tiền công)
Đúng. Sức lao động alf một loại hàng hóa đặc biệt mà trong quá trình sử dụng
nó, giá trị không những được bảo tồn mà không ngừng lớn lên, tạo ra giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân nó.
6. Tiền công là giá cả của lao động
Sai. Tiền công là giá cả của sức lao động chứ không phải của lao động
7. Giá trị của sức lao động được tính thông qua giá trị của các tư liệu sinh hoạt
mà người lao động tiêu dung để phục hồi sức lao động (cả vật chất lẫn tinh
thần)
Sai. Giá trị của sức lao động được tính gián tiếp qua giá trị của toàn bộ tư liệu
sinh hoạt phục vụ cho quá trình tái sản xuất SLĐ
8. Sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt vì giá trị sử dụng của nó có đặc điểm
đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị.
Đúng. Sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt vì giá trị sử dụng của nó có đặc
điểm đặc biệt là nguồn gốc tạo ra giá trị của hàng hóa sức lao động nhưng
không phải tạo ra ngang bằng mà giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó.
9. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản sẽ tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất và
tiền lương
Sai. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản sẽ tồn tại dưới dạng giá trị của tư liệu sản
xuất
10.Căn cứ phân chia tư bản thành bất biến và khả biến là căn cứ vào vai trò của
các bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư
Đúng. Vì căn cứ vào vai trò tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư thì tư bản
được phân chia thành tbbb và tbkb

1
11.Tư bản khả biến là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư nên tư bản bất biến
không có vai trò gì trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
Sai. Tư bản bất biến chỉ đóng vai trò gián tiếp trong việc tạo ra GTTD nhưng
không có nghĩa là không có vai trò gì
12.Căn cứ phân chia tư bản thành bất biến và khả biến là căn cứ vào giá trị của
các loại tư bản.
Sai. Căn cứ phân chia tư bản thành bất biến và khả biến là căn cứ vào vai trò
của các loại tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư
13.Tư bản bất biến và tư bản khả biến có vai trò như nhau trong việc tạo ra giá
trị thặng dư
Sai. TBKB nắm vai trò trực tiếp trong khi đó TBBB nắm vai trò gián tiếp trong
việc tạo ra giá trị thặng dư
14.Tuần hoàn của tư bản thể hiện mặt lượng và chất của sự vận động của tư bản
Sai. THTB chỉ thể hiện mặt chất của sự vận động của tư bản
15.Chu chuyển tư bản thể hiện cả mặt lượng và chất của quá trình vận động của
tư bản
Sai. Chu chuyển TB chỉ thể hiện mặt lượng của sự vận động tư bản
16.Trong quá trình tuần hoàn, tư bản lần lượt xuất hiện dưới các dạng: TBSX,
TBHH, TBTT
Sai. Trong quá trình tuần hoàn, tư bản lần lượt xuất hiện dưới các dạng: TBTT,
TBSX, TBHH
17.Thứ tự các giai đoạn tuần hoàn của tư bản là: mua các yếu tố sản xuất, thực
hiện giá trị thặng dư và sản xuất ra giá trị thặng dư
Sai. Thứ tự các giai đoạn tuần hoàn của tư bản là: chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để sản xuất gttd, thực hiện giá trị thặng dư và thu được giá trị thặng dư
18.Mọi tư bản đều có thể phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
Sai. Chỉ có tư bản sản xuất mới có thể phân chia thành tư bản cố định và tư bản
lưu động
19.Tư bản cố định bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất và tiền lương
Sai. TBCĐ chỉ bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất ngoại trừ nguyên nhiên phụ
liệu
20.Tư bản cố định và tư bản lưu động đều bị hao mòn tròn quá trình sử dụng
Sai. Chỉ có TBCĐ mới bị hao mòn và sự hao mòn trong quá trình sử dụng
// này cả về vật chất lẫn giá trị
21.Tư bản cố định và tư bản lưu động đều có sự chu chuyển giống nhau.
2
Sai. TBCĐ chu chuyển nhiều lần trong khi TBLĐ chu chuyển một lần
22.Tư bản cố định chỉ bị hao mòn vật chất trong quá trình sử dụng
Sai. TBCĐ bị hao mòn cả về vật chất lẫn giá trị
23.Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối giống nhau ở chỗ đều làm cho thời
gian lao động thặng dư tăng lên
Đúng. Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối đều làm cho thời gian lao động
thặng dư tăng lên
24.Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối đều được tạo ra nhờ tăng năng suất
lao động xã hội
Sai. Chỉ có giá trị thặng dư tương đối được tạo ra nhờ tăng năng suất lao động
xã hội
25.Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
tương đối
Đúng. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
tương đối (được tạo ra dựa trên năng suất lao động, trong đó m tương đối dựa
trên năng suất lao động xã hội và m siêu ngạch dựa trên năng suất lao động cá
biệt)
26.Bằng cách tăng cường độ lao động, nhà đầu tư có thể thu được giá trị thặng
dư tuyệt đối.
Đúng. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động nên
nhà đầu tư có thể thu được giá trị thặng dư tuyệt đối
27.Tư bản chu chuyển càng nhanh thì lượng giá trị thặng dư thu được càng ít
Sai. Tư bản chu chuyển càng nhanh thì số lần chu chuyển tư bản trong một năm
nhiều hơn, do đó lượng giá trị thặng dư thu được càng nhiều
28.Chi phí sản xuất TBCN thường lớn hơn tư bản ứng trước
Sai. Bởi vì tư bản cố định chu chuyển giá trị nhiều lần nên chi phí sản xuất
TBCN luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước
29.Cấu tạo hữu cơ tăng lên trong điều kiện tổng tư bản không đổi thì làm cho tỷ
suất giá trị thặng dư không đổi.
Sai. Vì cấu tạo hữu cơ tăng lên trong điều kiện tổng tư bản không đổi tức tư bản
bất biến tăng và tư bản khả biến giảm dẫn đến tỷ suất giá trị thặng dư cũng tăng
lên do tỷ lệ nghịch với tư bản khả biến
30.Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm cho quy mô tư bản cá biệt tăng
lên, do đó quy mô tư bản xã hội cũng tăng

3
Sai. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm cho quy mô tư bản cá biệt tăng
lên nhưng chỉ có tích tụ tư bản mới có thể làm gia tăng quy mô tư bản xã hội
31.Tích tụ tư bản là dùng tư bản để mở rộng quy mô tư bản.
Sai. Tích tụ tư bản là dùng giá trị thặng dư để mở rộng quy mô tư bản
32.Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên hay giảm xuống cũng không ảnh hưởng đến
tỷ suất lợi nhuận
Sai. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư cho nên nếu tỷ suất
giá trị thặng dư tăng lên hay giảm xuống cũng ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
(tăng hoặc giảm)
33.Cấu tạo hữu cơ tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
(tỷ suất giá trị thặng dư không đổi)
Sai. Cấu tạo hữu cơ tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi nhuận cho nên cấu tạo hữu cơ
tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận (giảm hoặc tăng)
34.Trong giai đoạn CNTB tư do cạnh tranh, quy luật giá trị và quy luật giá trị
thặng dư không còn tồn tại nữa
Sai. Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành
quy luật giá cả sản xuất còn quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ
suất lợi nhuận bình quân.
35. Bất kỳ nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp nào cũng phải nộp địa tô chênh
lệch
Sai. Ngoài địa tô chênh lệch còn có địa tô tuyệt đối và địa tô độc quyền
36. Bất kỳ nhà tư bản kinh doanh nông nhiệp nào cũng phải nộp địa tô tuyệt đối
Sai. Ngoài địa tô tuyệt đối còn có địa tô chênh lệch và địa tô độc quyền
37. Đất xấu là đất cũng thu được địa tô chênh lệch
Sai. Chỉ có đất tốt và trung bình mới có lợi nhuận siêu ngạch. Phần lợi nhuận
siêu ngạch này tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và chuyển hóa thành địa
tô chênh lệch
38.Địa tô là một phần của lợi nhuận bình quân
Sai. Địa tô là phần còn lại của giá trị thặng dư sau khi trừ đi phần lợi nhuận
bình quân
// Sai. Địa tô là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư
bản đầu tư trong nông nghiệp
39. Địa tô là một phần của giá trị thặng dư mà địa chủ phải trả cho nhà tư bản
kinh doanh nông nghiệp

4
Sai. Địa tô là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp phải trả cho địa chủ
40. Địa tô là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp trả cho địa chủ
Đúng. Địa tô là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp phải nộp cho địa chủ
41.Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài để bán nhằm thu được
lợi nhuận cao hơn
Sai. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài
42.Tư bản tài chính là loại tư bản xuất hiện cùng với sự hình thành của CNTB
Sai. Tư bản tài chính chỉ xuất hiện khi có độc quyền, là sự kết hợp giữa độc
quyền trong công nghiệp và độc quyền trong ngân hàng
43.Tư bản tài chính là sự kết hợp của tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng
Sai. Tư bản tài chính là sự kết hợp giữa độc quyền trong công nghiệp và độc
quyền trong ngân hàng
44.Xanh đi ca là dạng tổ chức độc quyền mà chỉ kiểm soát giá bán hàng mà
thôi.
Sai. Xanh đi ca là dạng tổ chức độc quyền chỉ kiểm soát lưu thông
45.Khi độc quyền xuất hiện sẽ không còn cạnh tranh nữa
Sai. Độc quyền không làm triệt tiêu cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh gay gắt
hơn, tàn phá nặng nề hơn.
46.Khi độc quyền xuất hiện thì trong nền kinh tế lúc này chỉ tồn tại sự cạnh
tranh giữa các tổ chức độc quyền mà thôi
Sai. Khi độc quyền xuất hiện thì trong nền kinh tế tồn tại 3 dạng cạnh tranh:
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
với ngoài độc quyền, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
47.Trong giai đoạn CNTBĐQ, quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư
không còn tồn tại nữa
Sai. Trong giai đoạn CNTBĐQ, quy luật giá trị biểu hiện là quy luật giá cả độc
quyền, quy luật giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận độc quyền

You might also like