Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 64

CHƯƠNG 3

KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁI NIỆM

2. CÁC THAO TÁC LOGIC ĐỐI VỚI KHÁI NIỆM

1
1. KHÁI QUÁT VỀ KHÁI NIỆM

1.1. Khái niệm là gì?

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh


những thuộc tính đặc trưng, những mối liên hệ bản
chất, tất yếu của đối tượng.

2
1.2. Kết cấu của khái niệm

Nội hàm
Thuộc tính đặc trưng của khái niệm

Khái niệm

Ngoại diên
Tập hợp phần tử có chung nội hàm

3
1.3. Phân loại khái niệm
Xét theo nội hàm:
- Khái niệm cụ thể và trừu tượng
- Khái niệm khẳng định và phủ định
- Khái niệm tương quan và không tương quan
Xét theo ngoại diên:
- Khái niệm ảo và hiện thực
- Khái niệm chung và đơn nhất
- Khái niệm tập hợp và không tập hợp
1.3. Phân loại khái niệm
Xét theo nội hàm:
- Khái niệm cụ thể và trừu tượng
+ Khái niệm cụ thể là những khái niệm phản ánh đối
tượng hay lớp đối tượng hiện thực, tồn tại một cách
độc lập tương đối trong tính chỉnh thể.
Ví dụ: Cái cây, mặt trăng, cái bàn, con chó…
+ Khái niệm trừu tượng là những khái niệm phản ánh
thuộc tính, quan hệ của các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Âm - Dương, tốt - xấu, dịu dàng, lịch thiệp…
1.3. Phân loại khái niệm
Xét theo nội hàm:
- Khái niệm khẳng định và phủ định
+ Khái niệm khẳng định sự hiện diện của các đối
tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của chúng.
Ví dụ: cao, thấp, tốt, xấu, có văn hóa, có dân chủ…
+ Khái niệm phủ định sự hiện diện của các đối
tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của chúng ở
phẩm chất đang xem xét.
Ví dụ: Không cao, không tốt, vô văn hóa, phi dân
chủ...
1.3. Phân loại khái niệm
Xét theo nội hàm:

- Khái niệm tương quan và không tương quan

+ Khái niệm tương quan là khái niệm chỉ mang đầy đủ nội dung
khi đứng trong quan hệ với khái niệm khác cùng cặp.

Ví dụ: Cha - con, thầy - trò…

+ Khái niệm không tương quan là khái niệm phản ánh các đối
tượng có thể tồn tại độc lập tương đối, không phụ thuộc vào sự
tồn tài của đối tượng khác.

Ví dụ: Con người, nhà, tường, trời, tàu hoả…


1.3. Phân loại khái niệm
Xét theo ngoại diên:
- Khái niệm ảo và hiện thực

+ Khái niệm ảo không xác định được ngoại diên của nó

Ví dụ: Thiên đường, địa ngục, nàng tiên cá…

+ Khái niệm hiện thực ngoại diên có đối tượng phản ánh

Ví dụ: Con người, sinh viên...


1.3. Phân loại khái niệm
Xét theo ngoại diên:

- Khái niệm chung và đơn nhất


+ Khái niệm chung là khái niệm để chỉ một lớp đối tượng.

Ví dụ: Sinh viên TP. Hồ Chí Minh, Người Châu Á…

+ Khái niệm đơn nhất là khái niệm để chỉ một đối tượng
duy nhất.

Ví dụ: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…


1.3. Phân loại khái niệm
Xét theo ngoại diên:
- Khái niệm tập hợp và không tập hợp
+ Khái niệm tập hợp là khái niệm phản ánh về một lớp đối
tượng đồng nhất được xem như một chỉnh thể thống nhất.

Ví dụ: Rừng, đội bóng, bàn cờ…

+ Khái niệm không tập hợp là khái niệm trong đó mỗi đối
tượng riêng được đề cập đến một cách độc lập.

Ví dụ: Cây, cầu thủ, quân cờ…


1.4. Quá trình hình thành khái niệm

Tiếp biến từ
Tự phát theo ngôn ngữ KHÁI NIỆM
bên ngoài

Từ nghiên cứu kh
1.5. So sánh khái niệm với từ
• Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ còn khái niệm là
hình thức cơ bản của tư duy;

• Khái niệm được chuyển tải bời từ nhưng không phải từ


nào cũng là khái niệm;

• Một từ có thể chuyển tải được nhiều khái niệm;

• Một khái niệm có thể được chuyển tải bằng nhiều từ.

12
1.6. Quan hệ giữa các khái niệm

XÉT THEO NỘI HÀM:


- Quan hệ so sánh được
- Quan hệ không so sánh được
XÉT THEO NGOẠI DIÊN:
- Quan hệ trùng lặp
- Quan hệ không trùng lặp
1.6. Quan hệ giữa các khái niệm
XÉT THEO NỘI HÀM:
- Quan hệ so sánh được
Là khi giữa các khái niệm có chung một số dấu hiệu
hay thuộc tính.
Ví dụ: Sinh viên và đoàn viên
- Quan hệ không so sánh được
Là khi giữa các khái niệm không có chung một dấu
hiệu hay thuộc tính nào.
Ví dụ: Cái bàn và mặt trăng
XÉT THEO NGOẠI DIÊN

QUAN HỆ TRÙNG LẶP:


- Quan hệ đồng nhất
- Quan hệ bao hàm - lệ thuộc
- Quan hệ giao nhau
XÉT THEO NGOẠI DIÊN

QUAN HỆ KHÔNG TRÙNG LẶP:


- Quan hệ ngang hàng
- Quan hệ mâu thuẫn
- Quan hệ đối chọi
1.6. Quan hệ giữa các khái niệm

QUAN HỆ ĐỒNG NHẤT

Là quan hệ giữa những khái


niệm mà ngoại diên của
chúng đồng nhất nhau và nội A B
hàm phù hợp nhau.
vd: mặt trời – trung tâm thái Sơ đồ Venn
dương hệ

17
1.6. Quan hệ giữa các khái niệm

Quan hệ bao hàm - lệ thuộc


Là quan hệ mà ngoại diên của
khái niệm này chỉ là bộ phận
thuộc ngoại diên của khái niệm
kia hoặc ngoại diên của khái
A B
niệm này chỉ là bộ phận thuộc
ngoại diên của khái niệm kia. Sơ đồ Venn
Vd: vận động – vận động sinh
học
1.6. Quan hệ giữa các khái niệm
QUAN HỆ GIAO NHAU

Là quan hệ giữa những


khái niệm mà ngoại diên
của chúng có phần tử
trùng nhau
A B
Vd: nhà thơ – nhà chính Sơ đồ Venn
trị
1.6. Quan hệ giữa các khái niệm
QUAN HỆ NGANG HÀNG

Là quan hệ giữa những A2


khái niệm mà ngoại diên A1 A
của chúng chỉ là những bộ A3
phận thuộc ngoại diên của
cùng một khái niệm.
Sơ đồ Venn
Vd: Sinh viên giỏi – sinh
viên khá – sinh viên trung
bình
1.6. QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM

QUAN HỆ MÂU THUẪN


C
Là quan hệ giữa hai khái
niệm có nội hàm phủ định
nhau, tổng ngoại diên của
chúng bằng ngoại diên của
A B
khái niệm bao hàm.
Vd: sáng – tối
Sơ đồ Venn
1.6. Quan hệ giữa các khái niệm

QUAN HỆ ĐỐI CHỌI C

Là quan hệ mà nội hàm


giữa hai khái niệm là hai K

cực đối lập nhau và tổng


ngoại diên của chúng nhỏ A Z
Y
hơn ngoại diên của khái X H
niệm bao hàm.
Vd: yêu - ghét R

Sơ đồ Venn
Quan hệ giữa các khái niệm

QUAN HỆ TRÙNG LẶP QUAN HỆ KHÔNG TRÙNG LẶP

ĐỒNG NHẤT BAO HÀM GIAO NHAU NGANG HÀNG MÂU THUẪN ĐỐI CHỌI

B
A B B A B A B
A A B A

23
2. THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM

2.1. Chuyển dịch khái niệm


2.2. Định nghĩa khái niệm
2.3. Phân chia khái niệm

24
2. THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM
2.1. Chuyển dịch khái niệm
- Mở rộng khái niệm
Là thao tác logic đi từ khái niệm có
ngoại diên hẹp, nội hàm phong phú đến
khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm
nghèo nàn.

25
Sinh vật
Động vật
Con người

Giới trí thức

Sv
2. THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM

2.1. Chuyển dịch khái niệm

Thu hẹp khái niệm

Là thao tác logic đi từ khái niệm có


ngoại diên rộng, nội hàm nghèo nàn đến
khái niệm có ngoại diên hẹp, nội hàm
phong phú.
27
Động vật 2 chân
Con người
Người VN
Người Tp HCM
Diễm Anh
2.2. Định nghĩa khái niệm
2.2.1. Định nghĩa và cấu trúc
Là thao tác logic xác định nội hàm,
giới hạn ngoại diên của khái niệm,
xác định ý nghĩa của thuật ngữ
nhằm giúp con người hiểu được đối
tượng phản ánh của khái niệm.
Definidum = Definiens (Dfd = Dfn )
29
2.2.1. Định nghĩa và cấu trúc

Dfd = Dfn (A = B + a)

A: Khái niệm cần định nghĩa

B: Khái niệm dùng để giới hạn ngoại diên

a: Một hoặc nhiều khái niệm chỉ đặc trưng cơ bản


hoặc liệt kê các phần tử của khái niệm cần định
nghĩa
2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa chính thức

- Định nghĩa không chính thức


2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa chính thức:

+ Định nghĩa nguồn gốc

+ Định nghĩa quan hệ

+ Định nghĩa chức năng

+ Định nghĩa thuộc tính

+ Định nghĩa ngoại diên


2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm

- Định nghĩa chính thức


+ Định nghĩa nguồn gốc

Là hình thức chỉ ra nguồn gốc của đối tượng cần định
nghĩa.

Vd: Muối ăn là hợp chất được kết hợp từ nguyên tố Natri


và Clo

Sida là bệnh do vi rút HIV gây nên


2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm

- Định nghĩa chính thức

+ Định nghĩa quan hệ

Chỉ ra quan hệ hoặc các dấu hiệu đặc trưng của đối
tượng cần định nghĩa với một đối tượng khác.

Vd: Chồng là người đàn ông có mối quan hệ hôn nhân


với người phụ nữ
2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa chính thức

+ Định nghĩa chức năng

Là định nghĩa chỉ ra những chức năng đặc trưng của khái
niệm cần định nghĩa.

Vd: Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục học

sinh dưới sự giám sát của giáo viên.


2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa chính thức

+ Định nghĩa thuộc tính

Là kiểu định nghĩa trong đó phải chỉ ra khái niệm


loại gần nhất chứa khai niệm cần định nghĩa, rồi
sau đó chỉ ra những thuộc tính khác biệt của khái
niệm cần định nghĩa so với khai niệm loại.

Vd: Con người là loài động vật có tư duy


2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa chính thức
+ Định nghĩa ngoại diên

Là hình thức chỉ ra ngoại diên của đối tượng cần được

định nghĩa.

Vd: Khối ASEAN là tổ chức gồm các nước......

❖ Chỉ định nghĩa được khái niệm có ngoại diên hẹp


2.2.2. Các hình thức định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa không chính thức

+ Định nghĩa bằng một từ tương đương

+ Định nghĩa bằng phép mô tả

+ Định nghĩa bằng phép so sánh

38
- Định nghĩa không chính thức

+ Định nghĩa bằng một từ tương đương

Sử dụng một từ mang tính phổ thông, dễ hiểu thay cho một từ

mang tính đặc thù, khó hiểu, tối nghĩa.

Vd: Quá độ là chuyển tiếp

Tư duy là suy nghĩ

Viên tịch là chết

Đại diện là thay mặt


39
- Định nghĩa không chính thức

+ Định nghĩa bằng phép mô tả

Mô tả hình thức bên ngoài của đối tượng (do

không hiểu rõ đặc trưng của đối tượng)

Vd: Phụ nữ đẹp là người phụ nữ có khuôn mặt trái

xoan, đôi mắt bồ câu, sóng mũi dọc dừa....

40
- Định nghĩa không chính thức

+ Định nghĩa bằng phép so sánh

Là định nghĩa đưa khái niệm cần định nghĩa so sánh với một

khái niệm khác có thuộc tính tương đồng với khái niệm cần

được định nghĩa

VD: Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

41
2.2.3. Các quy tắc định nghĩa (chính thức)

Quy tắc 1. Định nghĩa phải cân đối

Quy tắc 2. Định nghĩa phải rõ ràng

Quy tắc 3. Định nghĩa phải súc tích

42
2.2.3. Các quy tắc định nghĩa (chính thức)
Quy tắc 1. Định nghĩa phải cân đối: A= B + a
Khi định nghĩa phải cân đối về ngoại diên của
hai vế
Vd: nông dân là người trực tiếp tạo ra nông sản
- Tránh định nghĩa quá rộng:
A<B+a
- Tránh định nghĩa quá hẹp:
43
Định nghĩa quá rộng:

Là ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa


chỉ là 1 bộ phận của ngoại diên vế dùng để
định nghĩa.

Vd: Người lao động là người có khả năng lao


động sản xuất.

44
Định nghĩa quá hẹp:

Là định nghĩa mà ngoại diên của khái niệm


cần định nghĩa rộng hơn của ngoại diên vế
dùng để định nghĩa.

Vd: Người lao động là người tạo ra của cải


vật chất

45
Quy tắc 2. Định nghĩa phải rõ ràng
Là xác định được nội hàm và ngọai
diên của khái niệm cần định nghĩa
- Tránh định nghĩa lẩn quẩn
- Tránh dùng định nghĩa mơ hồ, tối nghĩa
- Tránh sử dụng định nghĩa phủ định (trừ
trường hợp khái niệm cần định nghĩa
mâu thuẫn với khái niệm khác)
- Tránh dùng định nghĩa so sánh
46
Định nghĩa lẩn quẩn:

Là lấy khái niệm cần định nghĩa để

định nghĩa cho khái niệm cần định

nghĩa.

Vd: Châu Á là Á Châu 47


Định nghĩa mơ hồ, tối nghĩa

Là định nghĩa không rõ ràng dẫn đến

sự khó hiểu, phức tạp

VD: Tình yêu là một thứ ngoài nó ra

thế gian chẳng còn gì 48


Định nghĩa phủ định

Là sử dụng một khái niệm phủ định


khác thay cho khái niệm cần định
nghĩa

Vd: Chính trị gia không phải là nhà khoa


học cũng chẳng là nhà đạo đức
49
Tránh dung định nghĩa so sánh

Định nghĩa nếu so sánh, ví von có thể


khiến người khác hiểu nhầm về đối
tượng được định nghĩa

Vd: Tiền là tiên là phật, là sức bật của lò


so…...
50
Quy tắc 3. Định nghĩa phải súc tích

Chỉ nêu những thuộc tính đặc trưng

VD: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh


bằng nhau

51
2.3. Phân chia khái niệm
2.3.1. Phân chia khái niệm là gì?

2.3.2. Cấu trúc của một phép phân chia

2.3.3. Quy tắc của phân chia

52
2.3. Phân chia khái niệm
2.3.1. Phân chia khái niệm là gì?

Là thao tác logic tách các khái niệm có ngoại diên

hẹp ra khỏi ngoại diên có khái niệm rộng hơn

Vd: Nguyên tố hóa học chia thành kim loại và phi

kim

53
2.3.2. Các hình thức phân chia khái niệm

Phân đôi khái niệm

Phân loại khái niệm

54
Phân đôi khái niệm
Là thao tác logic phân chia một khái niệm thành

hai khái niệm mâu thuẫn

Vd: học giỏi và học không giỏi

55
Phân loại khái niệm

Là thao tác logic nhằm phân chia liên tiếp một


lớp các đối tượng cho trước thành những lớp nhỏ
dần cho đến đơn vị cuối cùng, sao cho mỗi lớp
chiếm một vị trí xác định.

- Phân loại tự nhiên

- Phân loại không tự nhiên

56
-Phân loại tự nhiên

Là phân loại dựa trên những dấu hiệu cơ bản,


trên sự nhận thức các quy luật về mối liên hệ giữa
các loài, chuyển từ loài này sang loài khác trong
quá trình phát triển của đối tượng.

Vd: cách phân loại các nguyên tố hóa học của

D.I.Mendeleev

57
-Phân loại không tự nhiên

Là phân loại dự trên những dấu hiệu thuận tiện


chứ không phải là những dấu hiệu quan trọng
của đối tượng.

Vd: Phân loại người theo mẫu tự đầu của tên

58
2.3.2. Cấu trúc của một phép phân chia
- Khái niệm cần phân chia: A
- Tiêu chí phân chia
- Khái niệm thành phần: a1, a2, a3…
Nguyên tố hóa học: A
Nguyên kim loại: a1
Nguyên tố phi kim: a2
59
2.3.3. Các Quy tắc phân chia khái niệm

1. Phân chia phải cân đối: A =a1 +a2 + a3...

2. Phân chia phải nhất quán một tiêu chí

3. Phân chia ngoại diên các khái niệm thành phần


không được giao nhau

4. Phân chia phải liên tục và không vượt cấp


60
2.3.3. Quy tắc của phân chia
Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối: A =a1 +a2 + a3...
Ngoại diên của khái niệm được phân chia phải bằng
tổng ngoại diên của các khái niệm thành phần

Ví dụ: Con người (A) theo tiêu chí địa lý = a1 (phương


Đông) + a2 (phương Tây)

61
2.3.3. Quy tắc của phân chia
Quy tắc 2. Phân chia phải nhất quán một tiêu chí
- Khi phân chia một khái niệm nhất định phải xác định
được tiêu chí, cơ sở để phân chia
Vd: Phân loại người theo địa lý thì có người phương
Đông và phương Tây
- Không được dùng nhiều tiêu chí phân chia trong một
phép phân chia
Vd: Sinh viên giỏi, sinh viên khá, sinh viên ngoan..
62
2.3.3. Quy tắc của phân chia
Quy tắc 3. Phân chia ngoại diên các khái niệm
thành phần không được giao nhau
Ngoại diên của các khái niệm thành phần phải hoàn
toàn độc lập nhau.
Vd: Học sinh phổ thông (A) = học sinh cấp 1 (a1),
học sinh cấp 2 (a2), học sinh cấp 3 (a3)
A1, a2, a3 không giao nhau
63
2.3.3. Quy tắc của phân chia
Quy tắc 4. Phân chia phải liên tục và không vượt cấp
Phân chia hết lớp này đến lớp kia theo tuần tự theo
từng cấp loại rồi đến hạng rồi đến loại, hạng tiếp theo.
Vd: Đơn vị hành chính thành phố Hồ Chí Minh gồm:
thành phố Thủ Đức, quận 1, quận 2,…. quận 12,
phường Linh Trung, phường Hiệp Bình Chánh, …. Là
vi phạm Quy tắc này.
64

You might also like