Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung


TS. Tô Lan Phương
ThS. Phạm Thế Thành
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Hoàng Thu Hoàn
LỚP: QH 2021 E TCNH CLC 3
NGÀNH: Tài chính - Ngân hàng
MÃ SINH VIÊN: 21050434

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2024

1
Danh mục viết tắt

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

CTCP Công ty cổ phần

MCH Công ty cổ phần hàng tiêu dùng


Masan Consumer

DN Doanh nghiệp

2
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em muốn cảm ơn phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Nhung và thạc sĩ
Phạm Thế Thành, em sẽ không thể hoàn thành được bài nghiên cứu này nếu không có
sự hướng dẫn của các thầy cô. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như
những hạn chế về kiến thức, trong bài nghiên cứu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía
thầy/cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chúc thầy cô dồi dào
sức khỏe, gặp nhiều may mắn, thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc
sống.

Hoàng Thu Hoàn

3
MỤC LỤC

1.1 Giới thiệu chung về công ty………………………………………………….…5


1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi………………………………………..….6
1.3 Phân tích môi trường kinh doanh………………………………………….….7
1.3.1 Phân tích 5 FORCE………………………………………………………..…7
1.3.2 Phân tích SWOT…………………………………………………………..….9
1.3.3 Phân tích PEST………………………………………………………….…...10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH……………….……11
2.1 Hoạt động kinh doanh……………………………………………………..…..11
2.1.1 Doanh thu………………………………………………………………….…11
2.1.2 Chi phí……………………………………………………………………..…11
2.1.3 Lợi nhuận………………………………………………………………….…12
2.2 Hoạt động tài chính………………………………………………………..…..14
2.2.1 Khả năng thanh toán………………………………………………………..14
2.2.2 Khả năng sinh lời………………………………………………………….…16
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG VÀ GIẢ ĐỊNH
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY………………………...19
3.1 Triển vọng tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam………..…19
3.2 Dự phóng báo cáo tài chính…………………………………………………...21
3.2.1 Dự phóng bảng kết quả hoạt động kinh doanh……………………………21
3.2.2 Dự phóng bảng cân đối kế toán……………………………………….……22
CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY VÀ KHUYẾN NGHỊ…..….24
4.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF…….……………………………..24
4.2 Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E…….…..………………………….25
TÀI LIỆU THAM KHẢO………..………………………………………………26

4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU
DÙNG MASAN CONSUMER
1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) có tiền thân là Công ty
CP Công nghệ - Kỹ thuật - Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế
biến và các sản phẩm ngành gia vị. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến ngày 10/06/2015,
công ty đổi tên thành Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.

Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện được đánh giá là
một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện đang sản
xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia
vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn
sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước
khoáng). Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển
thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của
mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan
Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu tại Việt
Nam như Chin-su, Omachi, Kokomi, Nam Ngư…

Lịch sử hình thành của CTCP hàng tiêu dùng Masan

Năm Sự kiện hình thành

Năm 2000 Masan là công ty tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu cho
các sản phẩm nước tương và nước mắm.

Năm 2002 Sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường đó là nước
tương Chin-su và trong thời gian ngắn sau, Masan đã chiếm thị phần
dẫn đầu trong các sản phẩm nước chấm và mì gói

Năm 2003 2 công ty trên được sát nhập thành CTCP Công nghiệp Thương
mại Ma San. Trong 4 năm tiếp theo, công ty lần lượt giới thiệu một
loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư

5
và mì ăn liền Omachi và thu hút được chú ý rất lớn của người tiêu
dùng.

Năm 2008 CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm
Masan (Masan Food) và năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan chính
thức đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer)
và giữ nguyên thương hiệu này cho đến bây giờ

Năm 2011 Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD đI mua lại cổ phần chi
phối của Vinacafe Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sH mA rộng
của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.

Năm 2016 Masan Consumer là công ty đứng vị trí thứ 7 trong danh sách Top
50thương hiệu giá trị@ nhất Việt Nam và đứng vị trí thứ 2 trong
ngành hàng tiêu dùng.

1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi


Tầm nhìn của MCH là trở thành một công ty lớn mạnh có thị phần dẫn đầu thị
trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam và mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Quy
mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông ngày càng tăng, trở thành đối tác có tiềm năng
tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích A Việt Nam và khu vực.MCH mong
muốn trở thành biểu tượng hàng đầu châu Á về sản phẩm hàng tiêu dùng phục vụ
cuộc sống con người.
Sứ mệnh của Masan Consumer là tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích
của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.Công ty hướng đến phương châm hoạt động
“Lợi ích của người tiêu dùng là mục tiêu phát triển của Masan Consumer”- Cam kết
mang đến cho cộng đồng nguồn thực phẩm tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự
trân trọng,tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống với con người và xã
hội.
Giá trị cốt lõi của công ty được thể hiện qua mục đích hoạt động “Hội tụ và
nuôi dưỡng khát vọng, tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích của sản
phẩm và dịch vụ cho khách hàng”. Với con người ở Masan, các phẩm chất được mọi

6
người học tập và làm theo đó là: tài năng và sáng tạo, tố chất lãnh đạo, tinh thần làm
chủ công việc, liêm khiết và minh bạch. Ngoài ra đối với MCH, sáu nguyên tắc hoạt
động mà công ty luôn noi theo đó là: lợi ích khách hàng, công ty, nhân viên không
tách rời nhau; làm việc theo nhóm; tôn trọng cá nhân; tổ chức luôn học hỏi đổi mới;
định hướng theo mục tiêu và kết quả cuối cùng; lòng tin, sự cam kết. Những nguyên
tắc này vẫn được công ty thực hiện trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, điều
này càng cho thấy sự đồng nhất, đáng tin cậy của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Masan
cũng là một công ty không ngừng học hỏi và cải tiến sản phẩm phát triển một cách
toàn diện. Có lẽ cũng chính vì những lý do ấy mà Masan được coi là một trong những
doanh nghiệp uy tín nhất trong các công ty hàng tiêu dùng thiết yếu, luôn được khách
hàng tin tưởng và ủng hộ.
1.3 Phân tích môi trường kinh doanh
1.3.1 Phân tích 5 FORCE
Sức mạnh của nguy cơ thay thế: Kinh doanh nhiều loại sản phẩm như mì gói,
cháo…. nước mắm, nước tương, tương ớt…. Ngoài yếu tố chất lượng, giá cả, Masan
còn phải đối mặt với hàng loạt các sản phẩm thay thế.Với nhu cầu ngày càng tăng của
người tiêu dùng, họ mong muốn có được bữa ăn ngon miệng và nhanh gọn. Vì thế các
thức ăn đường phố cũng lên ngôi cùng với phát triển của thức ăn nhanh. Cháo, phở,
bánh mì, bún, miến…. mang lại cho người tiêu dùng những hương vị đậm đà, và hợp
khẩu vị với từng vùng miền. Do đó, thách thức của Masan Consumer là vì có nhiều
sản phẩm thay thế -> Việc cạnh tranh cao, lợi nhuận giảm, chi phí đầu tư nghiên cứu
phát triển khoa học tăng.
Sức mạnh nguy cơ từ nhà cung cấp: Nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu
đầu vào cho quá trình sản xuất nên có tầm ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp.chất
lượng, giá thành của vật tư ảnh hưởng tới chất lượng và giá của sản phẩm. Mối quan
hệ của Masan Consumer với các nhà cung ứng hết sức thuận lợi, hai bên đoàn kết và
cùng hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty luôn được ổn định và
mang tính chủ động cao. Masan Consumer luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên thị
trường nhằm giảm mức tối thiểu nhất về chi phí có thể cạnh tranh được với các doanh
nghiệp khác. Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam, Masan có sức
mạnh mặc cả với các nhà cung ứng và đạt được mức chi phí hiệu quả. Do đó, thách

7
thức của Masan Consumer là do tìm kiếm các nhà cung ứng có mức chi phí thấp - >
Nguyên liệu đầu vào có thể không đạt tiêu chuẩn.
Sức mạnh nguy cơ từ khách hàng: Khách hàng của Masan Consumer bao gồm
cả khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và cả khách hàng là trung gian. Hiện tại
Công ty đang áp dụng phân phối độc quyền do đó hiện tượng cạnh tranh về giá diễn ra
rất ít, các sản phẩm A các vùng miền khác nhau luôn có giá như nhau và giá đó là do
công ty quy định. Với việc tung ra nhiều sản phẩm thuộc nhiều phân khúc khác nhau,
Masan Consumer đã tiếp xúc được nhiều loại khách hàng với thu nhập khác nhau.Tuy
nhiên, Masan luôn phải đề ra các chương trình giữ chân khách hàng, chăm sóc khách
hàng. Bất cứ lúc nào người tiêu dùng cũng có thể từ bỏ sản phẩm của mình và chuyển
qua sử dụng sản phẩm của đối thủ. Đây là một áp lực luôn theo đuổi doanh nghiệp mà
không bao giờ giảm bớt, buộc doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến.
Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Masan
Consumer đến thời điểm hiện tại là Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (Vina
Acecook) và Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu (Asia Foods). Vina Acecook Là
công ty Nhật Bản sản xuất các sản phẩm mì ăn liền chiếm thị phần lớn tại Việt Nam
hiện nay. Sản phẩm của công ty gồm có 5 dòng chính: mì, phở, bún, miến và hủ tiếu
với tất cả 27 sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Ngoài ra, Vina
Acecook còn đưa sản phẩm “Made in Vietnam” giới thiệu với người tiêu dùng rộng
khắp hơn 40 quốc gia trên thế giới. Còn Asia Foods Là công ty cổ phần thực phẩm Á
Châu là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm ăn liền tại Việt Nam. Hiện nay, công ty
đã mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước ra thị trường châu âu. Asia Foods là
nhà cung cấp mì ăn liền lớn nhất tại thị trường Campuchia (chiếm hơn 50% thị phần).
Các nhãn hiệu mì của Asia Foods như Gấu đỏ, cháo Gấu đỏ, phA, hủ tiếu Gấu đỏ, mì
Trứng Vàng, cháo Shang-ha… đã có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng
đón nhận, tin tưởng.
Sức mạnh từ nguy cơ sự thay thế trong ngành: Unilever là một doanh nghiệp đa
quốc gia, được Anh và Hà Lan thành lập, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như
mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, ... hàng đầu trên thế giới.
Unilever ngày càng mở rộng danh mục sản phẩm của mình, dần hướng về các mặt
hàng thức ăn. Hiện nay, Unilever đã gia nhập vào thị trường thực phẩm với các sản

8
phẩm nổi tiếng: unilever là một doanh nghiệp đa quốc gia, được Anh và Hà Lan thành
lập, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem
đánh răng, dầu gội, thực phẩm... hàng đầu trên thế giới. Bằng việc sở hữu nhiều
thương hiệu công với việc tiếp tục mua lại nhiều thương hiệu khác, không loại trừ khả
năng doanh nghiệp này sẽ đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh mì ăn liền, dầu ăn và
nước mắm.
1.3.2 Phân tích SWOT
Điểm mạnh
+ Nhà máy sản xuất mới, tiên tiến hiện đại với tổng công suất 12.000 tấn/ năm.
+ Chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm đảm bảo.
+ Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
+ Nguồn nhân lực đông đảo, có kĩ năng
+ Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên
+ Xây dựng phân phối trải khắp ở các địa điểm chiến lược
+ Mảng marketing truyền thông sản phẩm phát triển
Điểm yếu
+ Hàng tồn kho chậm luân chuyển
+ Rủi ro hình ảnh thương hiệu ảnh hưởng mạnh đến doanh thu: Nhật thu hồi
18000 chai Chinsu
+ Sự biến động trong chi phí sản xuất ( giá nguyên liệu thay đổi theo môi trường
thiên nhiên, theo chính sách Nhà nước, … )
+ Sự cạnh tranh thị phần gay gắt giữa các đối thủ trong ngành
+ Thiếu chính sách đồng bộ, quảng bá một vài sản phẩm chưa được chú trọng và
đầu tư đúng mức
+ Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp còn rất cao
Cơ hội
+ Việt Nam tiếp tục hội nhập thương mại (EVFTA)
+ Tiềm năng phát triển của điều kiện tự nhiên Việt Nam cho ngành thực phẩm
chế biến
+ Việt Nam diễn ra quá trình đô thị hóa, công nghệ hóa mạnh mẽ và sự gia tăng
của tầng lớp trung lưu

9
+ Sự gắn kết và trung thành của khách hàng với các thương hiệu tiêu dùng Việt
Nam
+ Nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào đông đúc dễ dàng so sánh, thương lượng
+ Việt Nam bước vào kỷ nguyên “ Lợi tức dân số”, gia tăng về lực lượng lao
động
+ Mức thu nhập khả dụng của người tiêu dùng đang tăng lên
+ Ngành hàng tiêu dùng Việt Nam được biết đến rộng rãi và tăng trưởng 2 con số
Thách thức
+ Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
+ Nhà nước ban hành những quy định khắt khe về an toàn thực phẩm, bảo vệ
người tiêu dùng
+ Dịch bệnh làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
+ Cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ cùng ngành trong nước và ngoài nước
+ Áp lực cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình đối mới công nghệ sản xuất

10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY

2..1 Hoạt động kinh doanh


2.1.1 Doanh thu

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2018 đến quý 3 năm 2023, doanh thu trong
trạng thái ổn định và có sự tăng trưởng theo từng năm. Ta có thể nhận thấy rằng trong
năm 2021, doanh thu đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất nhờ nhóm sản phẩm
chính là đồ tiện lợi và gia vị chiếm ưu thế trên toàn thị trường và đây còn là giai đoạn
Covid 19, năm đại dịch khiến người ta tập trung vào những sản phẩm thiết yếu cho
cuộc sống. Còn sang năm 2022, DOanh thu có sự sụt giảm nhẹ do sự ảnh hưởng của
tình hình lạm phát bắt đầu tăng cao và bắt nguồn cho sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Còn lại vào các giai đoạn khác trong vòng 5 năm trở lại đây thì doanh thu ở mức khá
ổn định.
2.1.2 Chi phí

Đặc trưng của ngành sản xuất thực phẩm là sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Trong giai đoạn từ năm 2018 đến quý 3 năm 2023, giá vốn hàng bán của MCH có xu
hướng ổn định qua các năm nhưng vào năm 2022, tỉ trọng giá vốn hàng bán tăng lên
tới 73,07%. Điều này là do sau đại dịch Covid 19, nền kinh tế được thúc đẩy phục hồi,
doanh nghiệp đã đầu tư lượng vốn lớn để có thể mở rộng sản xuất, cung cấp đầy đủ

11
nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra thì giá nguyên liệu đầu vào của Masan
Consumer cũng tăng cao. Cụ thể như giá đường, sữa,.. đã tăng từ 10 đến 30% so với
cùng kì năm trước. Điều này đã dẫn sseens chi phí sản xuất củ MCH tăng theo.
Ngoài ra, Masan Consumer cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các sản phẩm mới,
bao gồm các sản phẩm thịt chế biến, thực phẩm dinh dưỡng,... Các sản phẩm này
thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm truyền thống, do đó cũng góp phần
làm tăng giá vốn hàng bán của Masan Consumer.
Cụ thể, giá vốn hàng bán của Masan Consumer trong năm 2022 tăng 10,6% so
với năm 2021, lên 29.100 tỷ đồng. Trong đó, giá vốn hàng bán của mảng thực phẩm
tăng 10,7%, giá vốn hàng bán của mảng đồ uống tăng 10,5%.

2.1.3 Lợi nhuận

Từ bảng biên lợi nhuận gộp, ta có


thể thấy từ năm 2018 đến quý 3
năm 2023, biên lợi nhuận tăng
trưởng ổn định qua từng kì. Điều
này là do 2 nguyên nhân chính :
Thứ nhất, Masan Consumer đã
thực hiện thành công chiến lược tập trung vào các sản phẩm mang lại biên lợi nhuận
cao. Cụ thể, công ty đã đẩy mạnh đầu tư vào các thương hiệu mạnh như Omachi,
Chin-su, Kokomi,... Đây đều là các thương hiệu có thị phần lớn và được người tiêu
dùng ưa chuộng, mang lại biên lợi nhuận cao cho Masan Consumer. Thứ hai, Masan
Consumer đã áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty
đã đầu tư vào công nghệ hiện đại, tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất
lao động,... Điều này đã giúp giảm chi phí sản xuất và gia tăng biên lợi nhuận gộp. Để
duy trì đà tăng trưởng của biên lợi nhuận gộp, trong thời gian tới, Masan Consumer

12
cần tiếp tục tập trung vào các sản phẩm mang lại biên lợi nhuận cao và áp dụng các
biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Masan Consumer cũng có
thể cân nhắc mở rộng thị trường sang các nước khác để tiếp cận nguồn nguyên liệu
mới với giá thành hợp lý hơn.

Từ năm 2018 đến quý 3 năm 2023, biên lợi nhuận ròng nằm trong khoảng 16
đến 20%. Đây là chỉ số khá tốt bởi nó thể hiện rằng công ty đang hoạt động hiệu quả
và tạo ra lợi nhuận cao trên mỗi đồng doanh thu. Điều này đến từ mô hình kinh doanh
hiệu quả khi Masan Consumer tập trung vào các sản phẩm mang lại biên lợi nhuận
cao như các thực phẩm thiết yếu và đồ uống. Chin-su, Omachi, .. là những thương
hiệu có thị phần lớn và được ưa chuộng rộng rãi là 1 điển hình bởi những sản phẩm
này có nhu cầu ổn định và ít chịu tác động của biến động kinh tế. Ngoài mô hình kinh
doanh hiệu quả thì Masan Consumer đã kiểm soát chi phí tốt bằng cách tối ưu hóa quá
trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, … Mức doanh thu tăng trưởng ổn định
cũng giúp công ty đạt được quy mô lớn hơn và giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Biên lợi nhuận gộp tăng trưởng theo từng năm cũng là nguyên nhân dẫn đến
chỉ số EBIT của Masan Consumer tăng theo từng năm trong giai đoạn từ 2018 đến
quý 3 năm 2023. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của công ty ở mức khá tốt,

13
đảm bảo được khả năng thanh toán nợ và quản lí các chi phí trogn hoạt động kinh
doanh của công ty.
2.2 Hoạt động tài chính
2.2.1 Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành của MCH tăng mạnh trong giai đoạn 2018 -
quý 3 năm 2023. Từ năm 2021 đến nay, hệ số thanh toán đều trên 1, cho thấy mức khả
năng thanh toán được duy trì tốt, có khả năng thanh toán các khoản nợ 1 cách ngắn
hạn. Đặc biệt, ta có thể thấy vào năm 2021, hệ số khả năng thanh toán hiện hành tăng
vọt lên mức 1.90, điều này đến từ sự chuyển biến rõ rệt trong máng kinh doanh hàng
tiêu dùng và thịt của Masan Consumer và những sản phẩm mới cũng xuất hiện ở thời
điểm này. Dòng sản phẩm gia vị vẫn chiếm ưu thế lớn nhất với doanh số đứng đầu
nhờ trong khoảng thời gian đại dịch Covid 19 vừa qua, mọi người ưu tiên việc nấu ăn
tại nhà. Tới năm 2022 đến nay, công ty vẫn giữ được mức ổn định nhờ cá hoạt động
sản xuất và thương mại gia vị và nước uống đóng chai. Nhìn chung, so sánh với tỉ lệ

14
trung bình ngành là 1,3 thì hầu hết công ty cho thấy được khả năng hoàn trả các khoản
nợ của mình là cao ở các năm được nhận định trên.

Theo bảng số liệu, t thấy được hệ số khả năng thanh toán nhanh của Masan
Consumer có xu hướng tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn từ 2018 đến quý 3 năm
2023. Trong 3 năm gần đây, hệ số khả năng thanh toán nhanh đều trên 1, đây là tín
hiệu tích cực của MCH bởi điều này thể hiện khả năng thanh toán của công ty đó rất
tốt, chứng tỏ năng lực tài chính của công ty trong thời gian này rất vững chắc. Trong
năm 2021, khả năng thanh toán nhanh cũng tăng vọt lên 1,69 và tiếp tục tăng tưởng
cao trong 2 năm tiếp theo.

Khả năng thanh toán tức thời là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, phản ánh khả
năng của doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các
khoản tương đương tiền. Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng tốt,
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào và ít phụ thuộc vào các khoản
vay ngắn hạn. Trong 5 năm trở lại đây, những chỉ số thanh toán tức thời của MCH

15
đang ngày càng được cải thiện rõ rệt qua những con số tăng lên từng năm. Điều này
chứng tỏ dòng tiền của Masan Consumer ngày càng ổn định, ít phụ thuộc vào các
khoản vay bên ngoài và dễ dàng mở rộng đầu tư.

2.2.2. Khả năng sinh lời

Phân tích khả năng sinh lời


Năm Năm Năm Năm Năm Quý
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 3/2023
ROS = Lợi nhuận
sau thuế/Doanh
thu thuần 16.03% 20.47% 20.11% 21.57% 21,45% 21.54%
ROA = Lợi nhuận
trước thuế/Tổng
tài sản 19.41% 21.46% 19.65% 19.53% 17.11% 18.53%
ROE = Lợi nhuận
sau thuế/Vốn chủ
sở hữu 31.29% 35.29% 34.97% 36.15% 28.44% 28.45%

ROS là một trong những chỉ số cơ bản được quan tâm nhất khi phân tích tình
hình doanh nghiệp. đặc biệt là khi đầu tư chứng khoán. Chỉ số này cho thấy khả năng
sinh lời của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư đánh giá xem doanh nghiệp có đang tạo ra
lợi nhuận tốt hay không. Chỉ số ROS có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc so sánh hiệu quả hoạt động của

16
doanh nghiệp theo thời gian. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, chỉ số ROS của MCH
giữ ở mức ổn định, trung bình khoảng 21%. Điều này đến từ sự ổn định từ doanh thu
tăng trưởng cùng với sự mở rộng thị trường sang các khu vực mới và áp dụng những
công nghệ mới trong sản xuất và phân phối , giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt
động.

Chỉ số ROA của MCH trong vòng 5 năm trở lại đây có xu hướng ổn định qua
từng giai đoạn. Sự ổn định này đến từ mảng sản phẩm thiết yếu là ngành hàng gia vị,
thực phẩm tiện lợi và đặt biệt là thịt chế biến đã giúp cho Masan Consumer tăng
trưởng ổn định dù trải qua đại dịch Covid 19. Bằng nỗ lực phát triển chuỗi bán lẻ
WinMart, cung cấp những mặt hàng chất lượng cao với chi phí hợp lí để phù hợp với
đã số phân khúc khách hàng và đặc biệt là hộ gia đình. Ngoài bán lẻ qua các cửa hàng,
đại lí của MCH, Masan Consumer còn triển khai kết hợp bán hàng trên cái sàn thương
mai điện tử để tăng độ phủ sóng cũng như thích nghi với sự thay đổi cách mua sắm
hiện nay. Tuy nhiên, vào năm 2022, chỉ số này giảm nhẹ so với cùng kỳ. Doanh
nghiệp đã đưa ra nguyên nhân bởi khoản thu nhập chuyển giao mảng thức ăn chăn
nuôi và lợi nhuận sau thuế của ngành thịt MEATLife thấp hơn cùng kì năm trước. Vấn
đề lạm phát và sự ảnh hưởng tới tâm lí mua hàng cũng làm cho chỉ số ROA suy giảm.
Nhưng sự suy giảm này không ảnh hưởng quá lớn đến MCH, hoạt động kinh doanh
vẫn diễn ra bình thường.

17
ROE là một chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp, giúp nhà
đầu tư đánh giá xem doanh nghiệp có đang tạo ra lợi nhuận tốt hay không. Chỉ số
ROE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và tạo ra lợi nhuận
cao trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu. ROE của MCH dao động ổn định qua các thời kì.
Đặc biệt, vào năm 2021, chỉ số ROE tăng cao đột biến lên tới

18
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG VÀ GIẢ ĐỊNH
ĐỂ DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
3.1 Triển vọng tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành hàng tiêu dùng đang trên đà tăng trưởng
mạnh theo từng năm. Bởi đây là những sản phẩm cần thiết không thể thiếu trong cuộc
sống thường ngày. Những phát triển đột phá của công nghệ và ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 cùng các biến động kinh tế toàn cầu đã và đang thúc đẩy sự phát triển của
ngành hàng tiêu dùng lên một tầm cao mới, mang đến nhiều giá trị hơn, sự cá nhân
hóa cao hơn, kết nối nhiều hơn và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Theo báo cáo “Triển vọng thị trường lao động ngành hàng tiêu dùng 2023” của
ManpowerGroup, nhằm thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, nâng cao trải nghiệm
số cho người tiêu dùng và xây dựng lợi thế cạnh tranh, các thương hiệu đang đồng
thời hướng tới mô hình kinh doanh đa kênh và bán hàng trực tiếp.
Theo báo cáo từ KPMG, mô hình bán hàng trực tiếp có lợi nhuận biên được kỳ
vọng tăng tới 40% khi bỏ qua các đại lý bán hàng truyền thống, và dự kiến đạt mốc
tăng trưởng trên 20% cho đến năm 2025, mở ra nhiều triển vọng phát triển tích cực và
cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, doanh
nghiệp cần chủ động tối ưu và đa dạng hóa hình thức tiếp cận khách hàng, đặc biệt là
cải thiện trải nghiệm số trong mua sắm.
Trong bối cảnh nhiều thách thức từ vĩ mô trong và ngoài nước kéo theo hệ quả
là nhu cầu tiêu dùng trong nước suy yếu, ngành bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu tại
Việt Nam vẫn vững vàng, đón nhận nhiều tin tích cực. Đơn cử như Masan Consumer
(Công ty thành viên của Tập đoàn Masan) vẫn đạt được chỉ số kinh doanh ấn tượng.
Đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa, theo báo cáo tài
chính MSN, quý 3-2023 tiếp tục là 1 quý bùng nổ của Masan Consumer. Công ty đã
đạt mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng 10,5% trong 9 tháng đầu năm 2023, và 8,7%
trong quý 3 năm 2023 so với cùng kỳ. Masan Consumer ghi nhận tăng trưởng hầu hết
tại các ngành hàng, đặc biệt là các ngành hàng gia vị, sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia
đình (HPC), và thực phẩm tiện lợi ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 21%, 8,3%, và
39,4% trong 9 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ.

19
Trong Đại hội đồng Cổ đông tháng 4-2023, ông Trương Công Thắng - Tổng
Giám đốc Masan Consumer cho biết, mục tiêu của Masan trong 5 năm tới
(2023-2027) là đạt doanh thu từ 80.000-100.000 tỷ đồng, trong đó 85% từ nội địa và
15% xuất khẩu.
Trong lộ trình lâu dài đưa ẩm thực Việt Nam ra với thế giới, Masan Consumer
sẽ theo đuổi các tiêu chuẩn cao nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe người
tiêu dùng. "Nếu một công ty có thể đưa thực phẩm Việt Nam ra ngoài thế giới thì
chúng ta có thể làm điều đó tốt nhất", ông Trương Công Thắng tự tin nói.
Theo ghi nhận, Masan Consumer hiện đang đẩy mạnh chiến lược “Go Global -
mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới”, hướng đến hai mục tiêu quan trọng. Một là
năm 2027, đóng góp 15% doanh số đến từ hoạt động kinh doanh quốc tế. Hai là phát
triển Chin-Su, thương hiệu gia vị hàng đầu Việt Nam, trở thành thương hiệu quốc tế
mang gia vị Việt ra thế giới.
Chỉ hơn 1 tháng kể từ sự kiện, bộ gia vị đã chính thức lên kệ các siêu thị Nhật
và nhận được sự chào đón nhiệt tình của người dân cùng những đánh giá cao từ các
chuyên gia ẩm thực. Sau Nhật Bản, tháng 5-2023, “cơn bão” mang tên gia vị Chin-Su
cũng tiếp tục “càn quét” Seoul Food và được người dân Hàn Quốc hết lời khen ngợi.
Đối với thị trường nội địa, mới đây, Masan Consumer đã “trình làng” lẩu tự sôi
bắp bò riêu cua Omachi. Song song với đó, doanh nghiệp này còn bắt tay với Phở
Thìn Bờ Hồ - hàng phở gia truyền có tuổi đời gần 70 năm, phát triển dòng sản phẩm
ăn liền mới mang tên Phở Story. Lần đầu tiên trên thị trường, một thương hiệu tiêu
dùng hàng đầu kết hợp với một hàng phở gia truyền để ra mắt sản phẩm tiện lợi mới.
Việc liên tục ra mắt thành công sản phẩm mới tại thị trường nội địa cũng như
quốc tế không chỉ đánh dấu một bước tiến mới của Masan Consumer, mà còn góp
phần khẳng định vị thế hương vị Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới. Ngoài ra,
cùng với những tích cực từ vĩ mô giúp cho tâm lý tiêu dùng tích cực hơn trong thời
gian tới, đơn vị này sẽ tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa, bứt phá các mục tiêu đề ra trong
năm 2023 và xa hơn nữa là năm 2024, 2025.

20
3.2 Dự phóng báo cáo tài chính
3.2.1 Dự phóng bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh


doanh 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Doanh thu thuần 28.098. 31.762. 37.424.
về bán hàng và 17.290. 19.112. 23.988. 885.08 27.178. 396.60 161.88 44.958.
cung cấp dịch vụ 253.758 348.417 058.548 5 348.373 6 7 229.199
15.982. 18.544. 22.245.
9.388.0 10.529. 13.423. 695.70 15.845. 439.07 808.32 27.311.
Giá vốn hàng bán 82.264 868.314 520.341 4 758.614 4 7 604.083
Lợi nhuận gộp 11.790. 12.941. 15.220.
về bán hàng và 7.618.3 7.957.6 9.919.2 939.51 11.131. 399.53 049.23 18.076.
cung cấp dịch vụ 93.349 73.523 14.140 4 514.556 8 2 688.501
Doanh thu hoạt 550.227 619.847 754.808 720.07 934.533 976.54 1.158.4 1.440.7
động tài chính .206 .831 .423 1.574 .482 8.592 12.613 17.635
Lãi lỗ trong công 5.318.4 7.977.6 13.296. 13.296. 13.296. 17.018. 20.210. 24.198.
ty liên kết 34 51 085 085 085 989 049 875
182.528 240.140 315.433 258.011 385.172 403.20 478.73 604.014
Chi phí tài chính .190 .907 .248 .430 .203 4.760 9.174 .755
Trong đó :Chi phí 180.421 235.821 286.495 226.15 307.330 320.49 351.32 410.361
lãi vay .924 .679 .735 9.179 .036 1.828 9.531 .382
3.284.8 3.015.1 4.071.0 4.780.1 4.527.1 5.210.5 6.259.5 7.373.3
Chi phí bán hàng 79.799 80.961 91.999 44.883 42.746 35.022 22.670 13.205
Chi phí quản lý 793.223 817.391 893.881 1.072.9 900.917 1.036.9 1.122.8 1.216.4
doanh nghiệp .584 .574 .876 06.794 .486 35.170 55.701 87.418
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh 3.913.3 4.512.7 5.406.9 6.413.2 6.266.1 7.284.2 8.537.5 10.347.
doanh 07.417 85.563 11.526 44.066 11.689 92.166 54.350 789.633
-18.902. -21.006. -15.883. -2.677. -22.750. -13.05 -11.460 -13.930.
Lợi nhuận khác 199 250 740 689 778 4.710 .217 414
Tổng lợi nhuận
kế toán trước 3.894.4 4.491.7 5.391.0 6.410.5 6.243.3 7.271.2 8.526.0 10.333.
thuế 05.218 79.313 27.786 66.377 60.911 37.456 94.133 859.219
Chi phí thuế 565.570 410.452 877.546 979.17 669.373 933.32 1.108.9 1.122.2
TNDN hiện hành .609 .845 .843 4.067 .615 1.766 99.673 09.872
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập 3.397.4 4.061.6 4.597.5 5.526.1 5.532.8 6.343.6 7.412.0 9.105.7
doanh nghiệp 79.418 78.096 71.255 76.999 07.109 88.861 87.418 38.422
685.883 683.647 784.557 839.20 814.270 885.21 974.51 1.072.5
Khấu hao .153 .896 .566 4.263 .400 1.914 4.756 12.795

21
-2.916.7 -2.758.1 -219.04 -263.82 -113.97 1.175.6 2.753.1 4.358.2
Cổ tức 27.251 35.382 0.640 4.044 3.664 05.357 45.707 83.591
Tỷ lệ chia cổ tức 85.85% 67.91% 4.76% 4.77% 2.06% 2.00% 2.00% 2.00%
-205.13 619.894 3.593.9 4.423.1 4.604.5 6.634.0 9.190.7 12.391.
Lợi nhuận giữ lại 0.986 .818 73.049 48.692 63.045 82.304 18.369 509.218

3.2.2 Dự phóng bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối


kế toán 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
9.510.2 22.575.1 26.092.4 32.009. 46.673. 69.253.
A. Tài sản 3.633.45 6.006.83 48.114,0 15.089,0 49.023,0 500.302 842.04 017.447
ngắn hạn 6.430,00 5.116,00 0 0 0 ,10 1,30 ,73
Tiền và các 3.818.4 13.013.1 10.854. 14.731. 19.434.
khoản tương 1.669.11 2.191.36 94.310, 25.963,0 5.588.27 100.508 177.28 205.555
đương tiền 9.983,00 1.039,00 00 0 8.453,00 ,80 7,80 ,22
Đầu tư tài 1.130.3 1.848.1 3.069.1
chính ngắn 251.200. 193.304. 212.300 169.375. 1.403.81 88.863, 10.228, 14.921,
hạn 000,00 110,00 .000,00 000,00 4.718,00 40 20 82
3.515.0 16.526.6 17.037. 26.221. 41.762.
Khoản phải 458.279. 2.406.60 86.732, 7.074.16 09.662,0 415.497 233.30 673.553
thu 878,00 6.412,00 00 6.027,00 0 ,10 6,10 ,99
1.841.6 2.894.1 3.777.0 4.908.9
1.215.42 1.168.10 26.812, 2.254.89 2.501.74 87.921, 26.158, 43.071,
Hàng tồn kho 9.353,00 6.287,00 00 3.287,00 7.857,00 60 60 14
Tài sản ngằn 39.427.2 47.457.2 122.740 63.554.8 71.998.3 93.407. 96.295. 78.080.
hạn khác 16,00 68,00 .260,00 12,00 33,00 511,20 060,60 345,56
13.132.4 14.244.6 15.686. 2.041.1 -6.748. -20.960
B. Tài sản dài 14.021,0 38.196,0 541.992 7.380.42 2.363.78 18.737, 617.59 .163.40
hạn 0 0 ,00 7.669,00 2.416,00 70 4,90 8,59
Các khoản 8.785.4 -2.156. -9.116. -19.503
phải thu dài 8.205.00 8.935.01 36.802, 215.103. 192.573. 804.316 335.08 .730.91
hạn 2.665,00 3.934,00 00 634,00 707,00 ,40 6,20 5,32
5.273.8 1.951.5 -366.03 -4.927.
Tài sản cố 4.077.18 4.156.80 09.928, 5.578.57 192.573. 49.849, 9.294,6 266.549
định 8.360,00 9.070,00 00 0.298,00 707,00 20 0 ,48
884.98 1.299.3
Tài sản dở 230.563. 561.015. 441.990 335.804. 810.614. 756.465 7.821,8 00.051,
dang dài hạn 818,00 382,00 .679,00 948,00 752,00 .346,00 0 16
Đầu tư tài 249.391. 249.391. 249.391 249.391. 249.391. 249.391 249.39 249.391
chính dài hạn 859,00 859,00 .859,00 859,00 859,00 .859,00 1.859,0 .859,00

22
0
1.240.5 1.599.3 1.922.1
Tài sản dài 370.267. 342.407. 935.912 1.001.55 918.628. 15.999, 77.105, 42.146,
hạn khác 319,00 951,00 .724,00 6.930,00 391,00 90 10 05
16.765.8 20.251.4 25.196. 29.955.5 28.456.2 34.050. 39.925. 48.292.
70.451,0 73.312,0 790.106 42.758,0 31.439,0 619.039 224.44 854.039
Tổng tài sản 0 0 ,00 0 0 ,80 6,40 ,14
11.250.4 13.198.4 11.070.9 14.431. 16.625. 19.307.
Tổng Nợ phải 6.171.59 8.062.64 21.794, 56.221,0 97.879,0 209.653 831.10 169.360
trả 2.732,00 0.264,00 00 0 0 ,30 7,70 ,85
10.195. 11.883.0 10.061.2 12.888. 14.615. 16.851.
5.917.94 7.743.86 795.173 95.769,0 28.331,0 122.929 999.52 566.279
Nợ ngắn hạn 9.751,00 7.536,00 ,00 0 0 ,90 6,10 ,35
1.054.6 1.543.0 2.009.8 2.455.6
253.642. 318.772. 26.621, 1.315.36 1.009.76 86.723, 31.581, 03.081,
Nợ dài hạn 981,00 728,00 00 0.452,00 9.548,00 40 60 50
10.881.2 12.406.9 14.282. 17.005.6 22.445.6 23.722. 30.290. 40.915.
Vốn chủ sở 12.472,0 67.048,0 984.760 93.937,0 45.207,0 778.392 527.12 610.475
hữu 0 0 ,00 0 0 ,50 3,30 ,01
Vốn đầu tư 10.881.2 12.406.9 14.282. 17.005.6 22.445.6 23.722. 30.290. 40.915.
của chủ sở 12.472,0 67.048,0 984.760 93.937,0 45.207,0 778.392 527.12 610.475
hữu 0 0 ,00 0 0 ,50 3,30 ,01
3.710.7 3.338.0 3.340.6 3.030.7
4.292.50 3.555.99 67.705, 3.560.55 3.610.32 93.317, 48.427, 28.762,
Thặng dư vốn 1.205,00 9.145,00 00 4.241,00 8.816,00 80 60 48
-1.640.2 -1.640.2 -1.640.2 -800.99 -284.52
52.631,0 52.631,0 52.631, -994.666. -994.666 0.435,8 1.392,6 509.549
Cổ phiếu quỹ 0 0 00 327,00 .327,00 0 0 .761,32
Lợi nhuận sau 4.583.8 12.263.4 13.026. 18.884. 28.520.
thuế chưa 1.962.58 3.244.39 57.862, 6.816.95 23.092,0 516.135 553.61 536.443
phân phối 4.223,00 4.137,00 00 8.384,00 0 ,10 2,50 ,17
17.052.8 20.469.6 25.533.4 29.955.5 28.456.2 33.981. 46.916. 56.364.
Tổng nợ và 05.204,0 07.312,0 06.554,0 42.758,0 31.439,0 355.028 358.23 436.614
vốn CSH 0 0 0 0 0 ,20 1,00 ,14

23
CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF:

4.2 Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

24
Khuyến nghị:
+ Bất chấp những biến động của thị trường, Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng
Masan có khả năng tăng trưởng nhanh hơn trong tương lai. Phần lớn các nhà
đầu tư dự đoán doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh hơn nữa sau khi xem xét các
số liệu trong báo cáo tài chính. Các ngành hàng của MCH sẽ tiếp tục tăng
trưởng mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt là ngành hàng gia vị, nước sốt của
MCH được dự đoán sẽ luôn giữ thị phần lớn.
+ Việc đánh giá tiếp tục sau khi đưa ra dự báo hiệu suất và báo cáo tài chính, tùy
theo điều kiện thị trường chung và dự đoán về sự phát triển trong tương lai của
ngành hàng tiêu dùng. Cả hai kết quả đều cho thấy giá trị cao hơn so với động
lực tăng trưởng hiện tại và kỳ vọng của nhà đầu tư. Điều này cho thấy kỳ vọng
của nhà đầu tư đối với cổ phiếu MCH vẫn rất lạc quan bất chấp giai đoạn thị
trường có nhiều biến động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25
Báo cáo tài chính của công ty CP Hàng tiêu dùng Masan năm 2018, 2019, 2020, 2021,
2022 và quý 3 2023
https://finance.vietstock.vn/MCH/tai-chinh.htm?tab=KQKD

26

You might also like