BT cá nhân IBC01 - Nguyễn Hoàng Ngọc Hân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Ngọc Hân

MSSV: 31221023296
Mã lớp HP: 23C1POL51002803

Đề bài: Nêu các tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa.
Mỗi tác động cho một ví dụ minh họa.

Nền kinh tế là thước đo quan trọng thể hiện rõ nét các đặc điểm và mức độ phát triển của từng quốc
gia và cũng là động lực để sự phát triển của xã hội được thúc đẩy. Hiện nay có nhiều loại hình kinh tế
tồn tại trên thế giới, bao gồm kinh tế hàng hóa. Đây là nền kinh tế đã xuất hiện từ thời nguyên thủy -
thời con người sinh sống chủ yếu bằng cách săn bắt hái lượm, và dần dần khi xã hội đã tồn tại của cải
dư thừa nhu cầu trao đổi hàng hóa của con người đã xuất hiện, đó cũng chính là sự hình thành của nền
kinh tế hàng hóa. Tương tự như các nền kinh tế khác, nó cũng chịu tác động từ quy luật giá trị - quy
luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Các tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa gồm:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, gồm trong sản xuất và trong lưu thông.
+ Trong điều tiết sản xuất: thông qua giá cả và tình hình thị trường, người sản xuất hàng
hóa sẽ điều chỉnh sản phẩm của mình và chuyển hướng đầu tư vào những ngành,
nghề giúp thu được lợi nhuận cao hơn thay vì sản xuất sản phẩm với lợi nhuận thấp.
Ví dụ: trong đại dịch Covid - 19, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khẩu trang tăng lên, qua
đó tăng giá khẩu trang, vì vậy dẫn đến người sản xuất chuyển hướng sản xuất sang
ngành hàng khẩu trang y tế thay vì những sản phẩm ít được tiêu thụ trong cùng ngành
như quần áo,... để kiếm thêm lợi nhuận, kịp thời cung ứng cho thị trường tại thời
điểm bấy giờ.
+ Trong lưu thông: mệnh lệnh của giá cả thị trường sẽ điều tiết khiến người bán hàng
thông qua sự lên xuống của giá cả điều tiết hàng hóa từ nơi có giá bán thấp sang nơi
giá bán mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Ví dụ: ở Việt Nam có một số loại trái cây, nông sản chỉ thu hoạch được nhiều sản
lượng ở một số vùng nhất định, như dâu Đà Lạt, atiso,... vì vậy, người bán sẽ vận
chuyển chúng đến các thành phố khác - nơi không có điều kiện trồng và thu hoạch để
tiêu thụ, từ đó bán được với mức giá cao và kiếm nhiều lợi nhuận hơn.

- Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động: để có giá trị cá
biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội, người sản xuất hàng hóa bắt buộc phải tiến
hành sự dụng kĩ thuật mới, áp dụng khoa học - công nghệ, thực hiện tiết kiệm và thay đổi
phương pháp quản lí để từ đó giúp kết quả năng suất lao động xã hội tăng lên, cắt giảm chi
phí trong sản xuất hàng hóa.
Ví dụ: giả sử trên thị trường cùng tồn tại 2 nhà sản xuất xe hơi X và Y, ban đầu cả 2
doanh nghiệp cùng tồn tại và cạnh tranh và có cùng một sản lượng đầu ra gần như
tương đương với nhau. Tuy nhiên, sau khi tồn tại trên thị trường một vài năm, vì X
muốn có cạnh tranh với lợi thế cao hơn và có vị thế cao hơn trên thị trường, X đã đẩy
mạnh cải tiến kĩ thuật: tiến hành mua và lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, hiện đại
cũng như tự động hơn so với dây chuyền cũ, đồng thời tăng chất lượng, hình ảnh của
sản phẩm của doanh nghiệp mình. Vì vậy, sau một thời gian, sản phẩm của X có
nhiều uy tín hơn trên thị trường và được tiêu thụ nhiều hơn so với Y - doanh nghiệp
không tiến hành sự cải tiến trong kĩ thuật và sản xuất.
- Phân hóa người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo một cách tự nhiên: trong
cạnh tranh, nhà sản xuất nào có tư duy cao hơn, nhạy bén hơn, có mức hao phí chung của xã
hội cao hơn hao phí cá biệt sẽ thu được nhiều lãi hơn, từ đó dẫn đến thu nhập cao hơn và giàu
có hơn. Ngược lại, người bán sẽ thua lỗ, phá sản nếu giá trị cá biệt cao hơn so với xã hội.
Ví dụ: anh H mở một cửa hàng bán mỹ phẩm ngoại nhập, anh tìm được mặt bằng có
giá cả phải chăng nhưng lại có vị trí tốt, hơn thế nữa, anh có nguồn hàng ổn định,
nhiều ưu đãi và rẻ hơn thị trường có sự thu hút, nhiều người mua chú ý và ủng hộ. Vì
vậy nên cửa hàng của anh càng ngày càng có thêm khách hàng, doanh thu cũng tăng
và anh có nhu cầu mở thêm cửa hàng để mở rộng hơn.

You might also like