Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG CHỦ ĐỀ 4

BẢNG PHÂN CÔNG


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước, mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế thị
trường đang phải đối mặt với nhiều biến đổi kinh tế - xã hội to lớn. Bên cạnh những thành tựu
đạt được có ý nghĩa lịch sử, cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự phân hóa, phân tầng mạnh mẽ.
Một xã hội có “cấu trúc tầng bậc” xuất hiện ngày càng rõ ràng, hình thành nên những giai - tầng
xã hội khác nhau về thu nhập, mức sống, địa vị kinh tế, hưởng thụ văn hóa, quyền lực chính trị
và uy tín xã hội... Do đó rất cần rà soát và điều chỉnh các chính sách kinh tế - xã hội, góp phần
tạo dựng những chuyển biến tích cực trong cơ cấu giai - tầng xã hội trong bối cảnh hiện nay.
Để đạt được kết quả mong muốn, quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giúp ta
từng bước xóa bỏ cơ bản các quan hệ đối kháng giai cấp, hình thành một cơ cấu xã hội - giai cấp
mới, trong đó liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức là nền tảng của xã hội
mới, chế độ mới. Trước khi xem xét vấn đề liên minh giai cấp, chúng ta cần phải nghiên cứu vấn
đề rộng hơn, có tính chất hệ thống bao trùm hơn, đó là cơ cấu xã hội - giai cấp. Việt Nam hiện
nay đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, việc làm rõ cơ cấu xã hội - giai cấp
trong thời kì này trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.
MỤC LỤC
I/ KHÁI NIỆM VÀ VỊ TRÍ CƠ CẤU XH-GIAI CẤP
1. KHÁI NIỆM
2. VỊ TRÍ CƠ CẤU XH-GIAI CẤP
II/ SỰ BIẾN ĐỔI CÓ TÍNH QUY LUẬT CỦA CƠ CẤU XH GC…
III/ CƠ CẤU XH-GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN
1. CƠ CẤU XH-GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN
2. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG CƠ CẤU XH-GIAI CẤP
KẾT LUẬN
Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và các mối quan hệ về ở
hữu, quản lý, địa vị chính trị - xã hội giữa chúng. Cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí quan trọng,
liên quan trực tiếp đến các đảng phái chính trị và nhà nước, quyền sở hữu tư liệu sản xuất…
trong một hệ thống sản xuất nhất định. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội mang tính quy luật, trong đó, sự biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ
cấu kinh tế của thời kỳ quá độ này. Bên cạnh đó, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi phức tạp, đa
dạng và làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới. Đồng thời, cơ cấu xã hội - giai cập biến đổi trong
mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh và dần xích lại gần nhau. Là một phần tử của chủ
nghĩa xã hội, Việt Nam cũng đang từng bước phát triển trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với sự phát triển của thời đại và đặc trưng của đất nước, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp
ở Việt Nam vừa mang tính quy luật, vừa mang tính đặc thù. Vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng
lớp xã hội khác nhau đang ngày được khẳng định. Trong quá trình này, cần phải có những
phương hướng cơ bản phù hợp, có tác động tích cực để các giai cấp, tầng lớp có thể khẳng định
vị trí xứng đáng và phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của mình trong cơ cấu xã hội và trong sự
nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

You might also like