Download as txt, pdf, or txt
Download as txt, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG : NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


*3 LẦN PH N CÔNG LAO ĐỘNG:
Lần 1: chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.
→ Nguyên nhân: con người thuần dưỡng được động vật.
→ Kết quả: sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, kinh tế ngày càng phát triển; xuất hiện
chế độ tư hữu.
Lần 2: thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
→ Nguyên nhân: do con người tìm ra được kim loại.
→ Kết quả: chế độ tư hữu ngày càng phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng cao
dẫn đến mâu thuẫn xã hội ngày càng cao.
Lần 3: thương nghiệp ra đời.
→ Nguyên nhân: nhu cầu trao đổi sản phẩm.
→ Kết quả: sản phẩm làm ra ngày càng nhiều; xuất hiện tầng lớp mới: thương nhân.
*NHỮNG YẾU TỐ XUẤT HIỆN SAU 3 LẦN PH N CÔNG LAO ĐỘNG:
Chế độ tư hữu.
Đồng tiền.
Sự xáo trộn dân cư.
Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp.
*HAI ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC:
Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ.
Thiết lập một loại quyền lực cộng đồng đặc biệt đối với giai cấp thống trị.
*CÁCH THỨC XUẤT HIỆN PHÁP LUẬT:
Giai cấp thống trị thừa nhận những phong tục tập quán lưu truyền trong xã hội phù
hợp với ý chí của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành Pháp Luật.
Giai cấp thống trị sáng tạo ra Pháp luật.
*MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THỊ TỘC:
Thị tộc: là phần lãnh thổ theo yếu tố huyết thống, không có bộ máy, tổ chức quyền
lực công cộng.
Cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động làm
ra.
* MỘT SỐ C U HỎI:
3 lần phân công lao động dẫn đến sự xuất hiện nhà nước là đúng hay sai?
→ 3 lần phân công lao động là diễn biến tất yếu của xã hội.
→ Những kết quả sau 3 lần phân công lao động mang lại mới dẫn đến sự hình thành nhà
nước.

CHƯƠNG : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


*BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC:
Tính giai cấp: Nhà nước là công cụ thống trị xã hội để thể hiện ý chí của giai cấp
cầm quyền; nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp
khác.
Tính xã hội: Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống ; bảo đảm trật tự chung.
*HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC:
Khái niệm: cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.
Nội dung: bao gồm 3 vấn đề:
Hình thức chính thể:
Khái niệm: tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.
Hình thức chính thể: quân chủ (1 cá nhân) - ( tuyệt đối (chuyên chế) và hạn chế
(lập hiến)).
cộng hoà (cơ quan) - (quý
tộc và dân chủ: tư sản và
xã hội chủ nghĩa).
Hình thức cấu trúc:
Khái niệm: là cách thức tổ chức nhà nước theo đơn vị lãnh thổ.
Hình thức cách thể: nhà nước đơn nhất (1 bộ máy nhà nước và 1 hệ thống pháp luật).
nhà nước liên bang (bộ máy nhà nước từng bang - bộ
máy nhà nước liên bang; hệ thống pháp luật từng bang - hệ thống pháp luật liên
bang).
Chế độ chính trị:
Khái niệm: phương pháp mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà
nước.
Chế độ chính trị gồm: phương pháp dân chủ và phương pháp phi dân chủ.
*CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC:
Khái niệm: phương diện hoạt động chính của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ
trọng yếu.
Gồm có: đối nội và đối ngoại.
*CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC:
Khái niệm: kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản đặc thù của nhà nước,
thể hiện bản chất của giai cấp, những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước
trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ: kiểu nhà nước chủ nô.
Hình thái kinh tế xã hội phong kiến: kiểu nhà nước phong kiến.
Hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa: kiểu nhà nước tư sản.
Hình thái kinh tế xã hội xã hội chủ nghĩa: kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
*BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT:
Tính giai cấp
Tính xã hội
*CÁC THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT:
Tính quy phạm phổ biến
Tính cưỡng chế
Tính khách quan
Thể hiện dưới một hình thức nhất/xác định
*CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT:
Điều chỉnh
Bảo vệ
Giáo dục
*CÁC KIỂU PHÁP LUẬT:
Những điều kiện tồn tại và phát triển của Pháp luật trong một hoạt động kinh tế xã
hội nhất định thể hiện bản chất giai cấp.
Nhà nước chủ nô: pháp luật chủ nô.
Nhà nước phong kiến: pháp luật phong kiến.
Nhà nước tư sản: pháp luật tư sản.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa: pháp luật xã hội chủ nghĩa.
*MỘT SỐ C U HỎI:
Các loại quyền lực thể hiện tính giai cấp?
→ kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Đối nội với đối ngoại cái nào quan trọng hơn?

CHƯƠNG : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ


*KHÁI NIỆM CHÍNH TRỊ: gồm hoạt động chính trị và quan hệ chính trị. Trong đó hoạt
động chính trị gắn với việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước

*HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ:


Khái niệm: đề cập đến các chủ thể có mối liên hệ trực tiếp/gián tiếp đến quyền lực
chính trị.
Hệ thống chính trị (3 bộ phận/ 3 thiết chế) :
Đảng cộng sản Việt Nam.
Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Đảng cộng sản Việt Nam:
Đề ra chủ trương.
Kiểm tra, giám sát.
Giới thiệu đảng viên ưu tú và giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
Tính tiên phong, gương mẫu của từng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng.
Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: giữ vị trí trung tâm:
Toàn bộ hệ thống chính trị phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Phải có mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với nhân dân.
Thông báo cụ thể trong lãnh đạo quản lý.
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: giữ vai trò thực hiện và phát
huy dân chủ.
*ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC:
Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt và đại diện cho toàn
thể nhân dân.
Nhà nước thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện pháp luật.
Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc.
Nhà nước là chủ thể duy nhất được phát hành tiền.
*MỘT SỐ C U HỎI:
Các tổ chức của MTTQVN?

CHƯƠNG: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NN CHXHCN VIỆT NAM


*BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC:
Tính giai cấp.
Tính xã hội:
Tính dân tộc: đoàn kết bởi 54 dân tộc.
Tính nhân dân: của dân, do dân, vì dân.
Tính thời đại: vì thời cuộc.
*HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC:
Hình thức chính thể: Cộng hòa → Dân chủ XHCN.
Hình thức cấu trúc: nhà nước đơn nhất.
Chế độ chính trị: phương pháp dân chủ.
*HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN Ở VIỆT NAM:
Bộ máy chính quyền tương đương, gồm có:
Trung ương.
Cấp tỉnh, tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
Cấp huyện, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cấp xã, xã, phường, thị trấn.

*BỘ MÁY NHÀ NƯỚC: (câu hỏi?)


Bộ máy nhà nước:
Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước.
Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước.
Chủ tịch nước.
Hệ thống cơ quan giám sát. (4)
Hệ thống cơ quan xét xử. (5)
(4), (5): Cơ quan tư pháp.
*CHỦ TỊCH NƯỚC:
Chủ tịch nước: là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt cho cả
nước trong việc đối nội, đối ngoại (thực hiện nhiệm vụ cho đến khi quốc hội bầu chủ
tịch mới).
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước: (câu hỏi?)
Công bố hiến pháp, luật, pháp luật.
Đề nghị quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các thành viên trong chính
phủ và thành viên cơ quan tư pháp.
Thống lĩnh vũ trang nhân dân.
Có quyền trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp.
Giữ chủ tịch bộ quốc phòng và an ninh.
Có quyền quyết định đại xá.
*HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC:
Hệ thống cơ quan:
Trung ương: quốc hội.
Địa phương: Hội đồng nhân dân.
*QUỐC HỘI: (câu hỏi?)
Cơ quan quyền lực nhất của nhân dân.
Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.
Quốc hội có cơ quan uỷ ban thường vụ quốc hội, hội đồng dân tộc nhân dân.
Quốc hội ban hành, sửa đổi Hiến pháp và Luật.
Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, nhiệm vụ phát triển
kinh tế nhà nước.
*CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI: (câu hỏi?)
Thông qua đại diện quốc hội.
Thông qua các kỳ họp Quốc hội.
Thông qua hoạt động của ủy ban thường vụ quốc hội và các ủy ban khác.
Thông qua hội đồng dân tộc.
NOTE: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân
do các cử tri ở địa phương bầu ra là cơ quan quyền lực nhất ở địa phương đại diện
cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân
dân và cơ quan cấp trên.
*HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: (câu hỏi?)
Đảng cộng sản, cơ quan lập pháp, hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan hành pháp.
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của NN CHXHCN Việt Nam, chính phủ là cơ
quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm của Quốc hội.
*QUỐC HỘI CHÍNH PHỦ
HĐND cấp tỉnh → (bầu) UBND cấp tỉnh
HĐND cấp huyện → (bầu) UBND cấp huyện
HĐND cấp xã → (bầu) UBND cấp xã
Trong đó:
UBND là cơ quan hành chính ở địa phương.
UBND là hệ thống song trùng trực thuộc.
UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước nói chung.
Hình thức hoạt động của ủy ban nhân dân được thực hiện thông qua các hình thức hoạt
động của nhân dân:
Phiên họp.
Hoạt động của chủ tịch uỷ ban nhân dân.
Hoạt động của phó chủ tịch và các thành viên khác.

*HỆ THỐNG CƠ QUAN KIỂM SÁT (VIỆN KIỂM SÁT):


VKSND tối cao ← (trực thuộc) VKSQS trung ương
VKSND cấp cao ← (không liên quan) VKSQS quân khu (9)
VKSND cấp tỉnh ← (không liên quan) VKSQS khu vực (3)
VKSND cấp huyện
*CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN KIỂM SÁT:
Thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước CHXHCN Việt Nam.
(Trong đó, tư pháp là hoạt động từ khâu quản lý, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án)
*HỆ THỐNG CƠ QUAN XÉT XỬ:
TAND tối cao ← (trực thuộc) TAQS trung ương
TAND cấp cao ← TAQS cấp cao
TAND cấp tỉnh ← TAQS cấp tỉnh
TAND cấp huyện ← TAQS cấp huyện
NOTE: hệ thống tham gia trong TAND là HỆ THỐNG NH N D N; hệ thống tham gia trong
TAQS là HỆ THỐNG QU N NH N.
*NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN (?) VÀ MỘT SỐ LƯU Ý VỀ XÉT XỬ:
Nhiệm vụ:
Bảo vệ công lý;
Bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
Bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, trong đó, nhiệm vụ bao trùm là “bảo vệ công lý”.
Cấp xét xử:
Sơ thẩm (số người thường là số lẻ, bình thường là 3 người: 2 hội thẩm, 1 thẩm
phán).
Phúc thẩm (có hiệu lực ngay).
Thủ tục xét xử đặc biệt:
Tái phẩm.
Giám đốc thẩm.
Quy tắc xét xử của toà án:
Toà án xét xử độc lập, tuân thủ theo pháp luật.
Toà án xét xử công khai, quyết định theo đa số.
*MỘT SỐ LƯU Ý:
1.
Quốc hội: hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.
Uỷ ban thường vụ quốc hội: pháp lệnh, nghị quyết liên tịch (với đoàn chủ tịch uỷ
ban mặt trận tổ quốc).
Chủ tịch nước: lệnh, quyết định.
Chính phủ: nghị định, nghị quyết liên tịch.
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao: nghị quyết.
Chánh án TAND tối cao: thông tư.
Viện trưởng VKSND tối cao: thông tư.
Bộ trưởng: thông tư.
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: thông tư.
Tổng kiểm toán nhà nước: thông tư.
UBND cấp tỉnh: quyết định.
HĐND cấp tỉnh: nghị quyết.
UBND cấp huyện: quyết định.
HĐND cấp xã: nghị quyết.
UBND cấp xã: quyết định.
2.
Quốc hội: kỳ họp.
Chính phủ: phiên họp.
Cơ quan quản lý: chính phủ.
Cơ quan quyền lực: quốc hội.
Cơ quan có quyền công tố: tòa án, VKS và cơ quan thi hành án dân sự.
*MỘT SỐ C U HỎI:
Những vụ việc liên quan đến con người, tài sản của quân đội do ai giải quyết?
→ Toà án

CHƯƠNG: HÌNH THỨC PHÁP LUẬT


*KHÁI NIỆM:
Những dạng tồn tại thực tế của pháp luật trong các kiểu nhà nước.
*PH N LOẠI:
Hình thức bên trong (hình thức cấu trúc):
Các yếu tố nội tại, kết cấu nên toàn bộ hình thức pháp luật.
Hình thức pháp luật → ngành luật → chế định pháp luật → quy phạm pháp luật. (từ lớn
đến nhỏ)
Hình thức bên ngoài (nguồn):
Căn cứ để dẫn chiếu khi giải quyết các quan hệ phát sinh trong đời sống.
Luật tục (tập quán pháp) → án lệ (tiền lệ pháp) → văn bản quy phạm pháp luật.
*HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa
Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính –
kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
*CẤU THÀNH QUY PHẠM PHÁP LUẬT:
Gồm:
Giả định.
Quy định: xét xử.
Chế tài: hệ quả.
*MỘT SỐ VÍ DỤ:
Quy định (chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ → giả định) (có quyền
phạt cảnh cáo, phạt tiền tối đa ….với lĩnh vực tương ứng quy định nhưng không quá
500.000 đồng → quy định).
(Người nào vô ý làm chết người → giả định) (thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
3 năm hoặc bị phạt tù đến 5 năm → chế tài).
*MỘT SỐ C U HỎI:
Nghị quyết của chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật?
Ai ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Văn bản liên tịch với văn bản không liên tịch khác gì nhau?
Vì sao quyết định của thủ tướng chính phủ không phải lúc nào cũng là văn bản quy
phạm pháp luật?
CHƯƠNG: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
*KHÁI NIỆM:
Là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật.
*CẤU THÀNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT:
Chủ thể quan hệ pháp luật.
Khách thể.
Nội dung quan hệ pháp luật là tổng thể quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.

CHƯƠNG: HIẾN PHÁP VÀ CÁC NGÀNH LUẬT


*MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG HIẾN PHÁP: (2013)
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
Điều 15.
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc
gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội.
Điều 17.
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
bảo hộ.
Điều 18.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân
tộc Việt Nam.
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để
người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê
hương, đất nước.
Điều 19.
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị
tước đoạt tính mạng trái luật.
Điều 26.
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và
cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát
huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do
luật định.
*CÁC HIẾN PHÁP:
1946
1959
1980
1992
2013
*BỘ LUẬT D N SỰ (2015):
*ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH LUẬT D N SỰ:
2 nhóm quan hệ cơ bản:
quan hệ nhân thân.
quan hệ tài sản.
*CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT:
Cá nhân;
Pháp nhân: một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sao đây:
Được thành lập theo quy định.
Có cơ cấu tổ chức theo quy định.
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình.
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hộ gia đình: (2 thành viên trở lên, tài sản chung, hoạt động kinh tế chung) khác
với gia đình (hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng).
Tổ hợp tác.
Nhà nước.
*NĂNG LỰC CHỦ THỂ:
Muốn trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật thì điều kiện đầu tiên là phải có
năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể:
Năng lực pháp luật: là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự; mọi
cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau; năng lực pháp luật dân sự có từ
khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi.
Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự. NLHVDS phụ thuộc vào hai yếu tố: độ tuổi, khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi.
*MỨC ĐỘ NLHVDS:
Không có năng lực hành vi dân sự: dưới 6t, mọi giao dịch dân sự do người đại diện
theo pháp luật xác lập thực hiện.
Năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ:
Đủ 6t đến dưới 18t: được tham gia giao dịch dân sự phù hợp với lứa tuổi phục vụ
cuộc sống hằng ngày, giao dịch khác do người đại diện theo pháp luật xác lập thực
hiện.
Đủ 15t đến dưới 18t: được thoải mái tham gia giao dịch dân sự, trừ những giao dịch
bắt buộc phải do người đại diện xác lập thực hiện.
Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: đủ 18t trở lên, có đủ khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi, tự chịu trách nhiệm khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
Mất năng lực hành vi dân sự: người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình,
mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập,
thực hiện.
Hạn chế năng lực hành vi dân sự: (?)
Người thành niên: đủ 18t trở lên.
*TÀI SẢN VÀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU:
Tài sản: là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài
sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Nội dung quyền sở hữu:
Quyền chiếm hữu.
Quyền sử dụng.
Quyền định đoạt.
*QUAN HỆ THỪA KẾ:
Tài sản người chết để lại: di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
*DI CHÚC MIỆNG:
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng
văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh
mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
*NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ
không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Con thành niên mà không có khả năng lao động.
*THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT:
Những người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản.
*MỘT SỐ C U HỎI:
Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đúng hay sai?
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên đúng hay sai?
Người bệnh tâm thần và người mất năng lực hành vi dân sự đúng hay sai?
Thành viên gia đình là thành viên hộ gia đình đúng hay sai?
Thành viên hộ gia đình là thành viên gia đình đúng hay sai?
Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
do ai xác lập thực hiện? → do người được tòa án quyết định là người đại diện theo
pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
CHƯƠNG: BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
*HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:
Gồm:
Hợp đồng không xác định thời hạn.
Hợp đồng xác định thời hạn.
*MỘT SỐ LUẬT CHÚ Ý:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc
tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền
lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương
ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền
lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày
làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương
tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của
ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ
trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần
nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm
việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với
người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp
xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
pháp luật có liên quan.
Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật
này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên
tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian
nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố
trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Điều 110. Nghỉ chuyển ca
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca
làm việc khác.
Điều 111. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc
biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04
ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày
Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều
112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày
làm việc kế tiếp.
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết
sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết m lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc
sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy
định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01
ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể
ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
*LƯƠNG:

Vùng
Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I
4.680.000
22.500
Vùng II
4.160.000
20.000
Vùng III
3.640.000
17.500
Vùng IV
3.250.000
15.600

Mức lương cơ sở: 1490000 đồng.


Lương ngày= lương tháng : số ngày làm việc trong tháng (max là 26 ngày).
Lương giờ= lương ngày: số giờ làm việc trong ngày (max là 8h).
Tiền lương làm thêm giờ= tiền lương x 150%, 200%, 300% x số giờ làm thêm.
19h đến 23h:
19h đến 22h: làm việc vào ban ngày.
22h đến 23h: làm việc vào ban đêm.
*CHƯƠNG: LUẬT HÌNH SỰ
(BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 - SỬA BỔ SUNG 2017)
*KHÁI NIỆM:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều
này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ
luật này.
*CÁC LOẠI HÌNH PHẠT:
ĐỐI VỚI CÁ NH N:
Hình phạt chính :
Cảnh cáo
Phạt tiền
Cải tạo không giam giữ
Trục xuất
Tù có thời hạn
Tù chung thân
Tử hình
Hình phạt bổ sung:
Cấm cư trú
Quản chế
Tước một số quyền công dân
Tịch thu tài sản
Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính
Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính
ĐỐI VỚI PHÁP NH N:
Hình phạt chính:
Phạt tiền
Đình chỉ hoạt động có thời hạn
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Hình phạt bổ sung:
Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
Cấm huy động vốn
Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính
*THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng: tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm
có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không
giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng: tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng: tội phạm rất nghiêm trọng là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15
năm tù.
Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức
cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15
năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
*NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ:
Sự kiện bất ngờ.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Phòng vệ chính đáng.
Tình thế cấp thiết.
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công
nghiệp.
Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.
CHƯƠNG: NGÀNH LUẬT HÔN NH N - GIA ĐÌNH:
*ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN:
Điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy việc
kết hôn chỉ được thừa nhận khi hai bên không cùng giới tính trong giấy khai sinh.
Vậy hôn nhân đồng giới tại Việt Nam chưa được pháp luật công nhận.
Các hành vi kết hôn bị cấm:
Điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 (Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình) của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014, các hành vi kết hôn bị cấm:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con
rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Cách đăng kí kết hôn:

You might also like