Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Nhóm:

- Phạm Nguyễn Quế Anh


- Trịnh Thị Mỵ Nương
- Hoàng Thị Mỹ Chi
- Đặng Thị Kim Trang
Câu hỏi bài tập nhóm 1: hãy xác định lãnh thổ, dân cư, Quốc kỳ, quốc ca,
quốc huy, quốc hiệu của Nhà nước mà anh (chị) là công dân.
1. Lãnh thổ
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời

✱Vùng đất Việt Nam : Vùng đất gồm toàn bộ phần đất liền, các hải đảo
của một quốc gia, bao gồm cả phần đảo gần bờ và đảo xa bờ. Đây được xác
định là bộ phận quan trọng nhất, là nơi chủ yếu quốc gia thực hiện chủ quyền
của mình, cũng là nơi xuất phát của chủ quyền quốc gia đối với vùng nước,
vùng trời và vùng lòng đất.
Diện tích gồm: 331.212 km²

+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi,
trong đó đường biên giới chung với:

• Phía Bắc giáp Trung Quốc dài (hơn 1400km).

• Phía Tây giáp Lào (gần 2100km).

• Phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).


- Đường biên giới được xác định theo các dạng địa hình đặc trưng: đỉnh núi,
đường sống núi, đường chia nước, khe, sông, suối, ... Giao thông với các nước
thông qua nhiều cửa khẩu tương đối thuận lợi.

✱Vùng biển: Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km². Đường
bờ biển dài 3260 km chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh)
đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Trong 63 tỉnh thành thì có 29 tỉnh và thành
phố giáp với biển. Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra
ngoài là: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa:

– Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở và là
bộ phận lãnh thổ của Việt Nam ( điều 9 của Luật Biển Việt Nam). Nó bao gồm
toàn bộ các dạng sông, suối và kênh dẫn nước, đôi khi bao gồm cả vùng nước
trong phạm vi các vũng hay vịnh nhỏ.

– Lãnh hải là một bộ phận của vùng biển Việt Nam, là vùng biển nằm giữa vùng
nội thuỷ và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, có chiều
rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển (1 hải lí = 1852 m). ( điều 11
Luật Biển Việt Nam 2012)

– Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam, rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải (điều 13 Luật Biển Việt
Nam 2012)

– Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam
và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở
vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các
nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước
ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như Công ước quốc tế quy định.
( điều 15, 16 Luật Biển Việt Nam )

– Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm
ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất
liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa, nó
nó có thể chỉ nông khoảng 30m mà cũng có thể sâu tới 600m, rộng tối thiểu 200
hải lý và mở rộng đến 350 hải lý kể từ đường cơ sở theo các điều kiện mà Công
ước Luật Biển 1982 quy định. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm
dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt
Nam. ( điều 17,18 Luật Biển Việt Nam ).
✱Vùng trời quốc gia của Việt Nam: là khoảng không gian bao trùm trên
vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Biên giới quốc
gia của vùng trời là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên
giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
2. Dân cư
- Số liệu của Liên hợp quốc, tính đến ngày 8/4/2023, dân số Việt Nam đạt
99.528.083 người. Hiện mật độ dân số của Việt Nam là 321 người/km2
(thống kê năm 2021 là 297 người/km2). 38,77% dân số sống ở thành thị
(năm 2021 là 36,6 triệu người). Đáng chú ý, phân bổ dân số có sự chênh
lệch giữa các vùng miền và tình trạng di dân tự do vẫn tiếp diễn.
- Có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương:
+ Con số thống kê mới cập nhật từ cơ quan chức năng cho thấy,
Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ là hai vùng có mật
độ dân số cao nhất Việt Nam, lần lượt là 1.091 người/km2 và 778
người/km2. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là 2
vùng có mật độ dân số thấp nhất: 136 người/km2 và 111
người/km2.
+ Trong số 63 tỉnh, thành cả nước thì Lai Châu là địa phương có mật
độ dân số thấp nhất: 53 người/km2 (diện tích hơn 9.068 km2; dân
số 478,4 nghìn người). TP HCM là địa phương có mật độ dân số
cao nhất cả nước: 4.375 người/km2 (diện tích hơn 2.095 km2; dân
số 9,17 triệu người). Mật độ dân số của TPHCM cao gấp 14,73 lần
cả nước (nếu tính trung bình 297 người/km2). Còn với Hà Nội, tính
đến hết năm 2022, là thành phố đông dân thứ hai của cả nước (sau
TPHCM) với dân số hơn 8 triệu 400 nghìn người. Mật độ dân số
trung bình của Hà Nội khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so
mật độ dân số cả nước.
3. Quốc kỳ
- Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là Cờ sao mai hoặc
Cờ đỏ sao vàng) là quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một cách
chính thức khi Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa I ngày 05 tháng 01
năm 1946 biểu quyết thông qua và được Hiến pháp năm 1946 ghi nhận từ
ngày 09 tháng 11 năm 1946. Vào ngày 02 tháng 7 năm 1976 Quốc hội
thống nhất sau Hiệp Thương tổng tuyển cử năm 1976 giữa Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam xác định đây là quốc kỳ
chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Nền cờ đỏ tượng trưng cho dòng máu đỏ, màu nhiệt huyết cách
mạng, màu chiến đấu và chiến thắng.
+ Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho màu da vàng, tượng trưng
cho sự sáng ngời linh hồn dân tộc Việt Nam.
+ 5 cánh sao tượng trưng cho sức mạnh đại đoàn kết của các tầng lớp
nhân dân (sĩ, nông, công, thương, binh) cùng nhau chiến đấu giành
độc lập, tự do và xây dựng Tổ quốc.
Cờ đỏ sao vàng, Cờ sao mai (từ 2/9/1945 đến 23/6/1954) Cờ sao béo (cách gọi vui của dư
luận sau này)
Thiết kế bởi Nguyễn Hữu Tiến và Lê Quang Sô
Nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh. Khoảng cách từ tâm lá cờ đến góc lõm của ngôi sao
bằng 1/2 khoảng cách từ tâm lá cờ đến góc lồi của ngôi sao, tạo nên hình tượng ngôi sao
("sao mai") hơi khác với ngôi sao sau này.
- Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập,
tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng
Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất,
đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm
lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước,
đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc
sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

- Thiết kế: Nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Sử dụng ngôi sao 5
cánh với góc nhọn hơn phiên bản trên cờ sao mai tiền nhiệm.
- Theo điều 13, Hiến pháp năm 2013, Quốc kỳ có hình chữ nhật, chiều
rộng bằng hai phần ba chiều dài. Nền màu đỏ, ở giữa có một ngôi sao
vàng năm cánh.
4. Quốc ca
- "Tiến quân ca" là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác
vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam kể từ ngày 2 tháng 7 năm 1976. Trước đó, bài Tiến
quân ca được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ
ngày 13 tháng 8 năm 1945 đến 1 tháng 7 năm 1976.
- Ngày 13/08/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân
ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 17/08/1945: bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước
đông đảo dân chúng.
- Ngày 02/09/1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày
Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng
quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy.
- Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc
ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ:
"Quốc ca là bài Tiến quân ca".
- Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7
năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ
chức thay đổi quốc ca.
- Có 2 lần sửa đổi lời bài Tiến quân ca. (từ năm 1944 - 1955, từ năm 1955
đến nay).
5. Quốc huy
- Tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa đầu của nước ta (họp từ 15 đến
20/9/1955), Quốc hội đã quyết định chọn mẫu Quốc huy do Chính
phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sỹ Trần Văn Cần sáng tác:
+ Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ
+ Ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho lịch sử
cách mạng của dân tộc ta và tiền đồ sáng lạn của nước Việt
Nam
+ Bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp,
bánh xe tượng trưng cho công nghiệp
+ Chính giữa dải lụa phía dưới là dòng chữ tên nước “Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

6. Quốc hiệu
- Quốc hiệu là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.

You might also like